1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

31 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2NGUYỄN HOÀNG LAN ANH NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN HOÀNG LAN ANH

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN HOÀNG LAN ANH

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

Chuyên ngành: Toán giải tích

Mã số: 60 46 01 02

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS Vi Thái Lang

HÀ NỘI - 2013

Trang 4

Để hoàn thiện tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đoàn thể và cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả các tập thể và

cá nhân đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vi Thái Lang người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận Tôi xin trân trọng cảm ơn Thư viện, phòng sau đại học, tập thể K16 TGT, các đơn vị liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2 những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thiện bài tiểu luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp

đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện tiểu luận này

Hà Nội, tháng 1 năm 2013

TÁC GIẢ

Nguyễn Hoàng Lan Anh

Trang 5

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luậnnày là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong tiểu luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 01 năm 2013

TÁC GIẢ

Nguyễn Hoàng Lan Anh

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC……….1

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 7

Chương 1: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin……….7

1.1 Một số khái niệm cơ bản……….7

1.1.1 Lý luận……….7

1.1.2 Thực tiễn……… 8

1.2 Sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn………….10

1.2.1 Vai trò của thực tiễn đối với lý luận……….10

1.2.2 Vai trò của lý luận đối với thực tiễn……….11

1.2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin ……… 13

Chương 2: Lựa chọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nước ta hiện nay phù hợp với nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin …….……… 15

2.1 Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam là một tất yếu……… 15

2.2 Thực chất của con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam……….21

Trang 7

KẾT LUẬN………25

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản, quan trọngcủa chủ nghĩa Mác- Lênin Nguyên tắc này yêu cầu trong nhận thức cũngnhư trong thực tiễn phải đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức

là phải thấy được giữa lý luận và thực tiễn có sự tác động qua lại, có sự liên

hệ ràng buộc lẫn nhau Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận,đồng thời nó cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý của lý luận Và đếnlượt mình lý luận giúp xác định mục tiêu, phương hướng và là kim chỉ namcho hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từngchỉ ra mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn như sau: “Thống nhất giữa lýluận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin Thựctiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận màkhông liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” Như vậy, ta thấy thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc có ý nghĩa rất to lớn Nước ta hiệnnay đang tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dựa trên nề tảng lýluận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Chính vì vậy, việc quán triệtnguyên tắc này cần phải được coi trọng

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: con đường đi lên của nước ta là

sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.Đây là một nhận thức đúng đắn, nó là sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế-

xã hội của triết học Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Nó đảmbảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa, có phải là phủ định hoàn toàn chủ nghĩa tư bản không?

Và bỏ qua là bỏ qua cái gì? Thì không phải ai cũng nắm rõ và hiểu sâu sắc

về vấn đề này Bản thân Đảng ta cũng đã từng có nhận thức sai lầm về vấn

đề này, đã từng phủ định sạch trơn chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên Đảng ta đã

Trang 9

kịp thời phát hiện và tiến hành sửa sai, nhận thức lại con đường quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa một cách đúngđắn và sâu sắc hơn Điều đó được thể hiện rõ trong cương lĩnh xây dựng đấtnước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Nguyên tắc thống

nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin với con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Việc lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độTBCN có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với cách mạng Việt Nam nên đã córất nhiều công trình, rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu dưới nhiều góc độkhác nhau Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:

- “Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở ViệtNam”, tác giả: Dương Phú Hiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, HàNội, 2001

- “Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam”, tác giả: GS Nguyễn Đức Bình, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, HàNội, 2003

Những công trình nghiên cứu đó là nguồn tài liệu tham khảo rất bổ íchcho việc tiếp tục tìm hiểu về con đường quá độ lên CNXH ở nước ta bỏ quachế độ TBCN

Tiểu luận triết học Nguyễn Hoàng Lan Anh K16 – TGT

Trang 10

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

3.1 Mục đích: trên cơ sở quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin Đề tài đưa lại nhận thức đúng đắn vàsâu sắc về con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ: Đề tài sẽ lần lượt đi giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủnghĩa Mác- Lênin

- Khẳng định việc lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏqua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phù hợp với nguyên tắc thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lenin

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Quá độ lên CNXH là một lĩnh vực rất rộng đã được Đảng và Hồ ChíMinh đề cập từ rất sớm Tuy nhiên, do nhiều yếu tố cả khách quan và chủquan, đã có một thời kì chúng ta nhận thức chưa đầy đủ, máy móc, thậm chí

là sai lầm về con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN Trongphạm vi bài tiểu luận này, tôi chỉ tập trung chứng minh cho việc lựa chọncon đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam phù hợp vớinguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin,bằng việc chỉ ra tính tất yếu và thực chất con đường quá độ lên CNXH bỏqua chế độ TBCN ở nước ta hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:

5.1 Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu được dựa trên những quan điểm lý

luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh Đồng thời, cũng dựa trên các quan điểm của Đảng về con đường quá

độ lên chủ nghĩa xã hội Để từ đó, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực

Trang 11

tiễn của con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta hiệnnay.

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng một số phương pháp

6 Giả thuyết khoa học:

Tiểu luận góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và thựctiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin với con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế

độ TBCN ở Việt Nam

Tiểu luận triết học Nguyễn Hoàng Lan Anh K16 – TGT

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ

nghĩa Mác-Lênin 1.1 Một số khái niệm cơ bản:

1.1.1 Lý luận:

- Khái niệm lý luận:

Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sángtạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn

Lý luận là hệ thống tri thức chung, đáng tin cậy về một lĩnh vực nào đótrong thế giới Nói cách khác lý luận là hệ thống các luận điểm nhất địnhgắn bó chặt chẽ với nhau về mặt lôgic và phản ánh bản chất, các quy luật,hoạt động và phát triển của khách thể nghiên cứu

Lý luận khác với giả thuyết ở chỗ, giả thuyết là những hiểu biết mangtính giả định chưa được kiểm định Lý luận khác với thực tiễn ở chỗ nóthuộc lĩnh vực ý thức, tư duy, là sự phản ánh, tái hiện khách quan Lý luận

có chức năng phản ánh hiện thực khách quan và phục vụ thực tiễn

- Sự hình thành và phát triển của lý luận:

Để tồn tại và phát triển, con người luôn tìm mọi cách để thỏa mãn nhucầu hiểu biết của mình về thế giới trên cơ sở đó nhằm cải biến thế giới Ởđây ta thấy rằng nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp,

nó đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng đến bảnchất và từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn

Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạnđầu của quá trình nhận thức Đó là giai đoạn con người sử dụng những giác

Trang 13

quan để tác động trực tiếp vào các sự vật trong thế giới khách quan nhằmnắm bắt các sự vật ấy Đây là giai đoạn đầu của qua trình nhận thức nó baogồm 3 hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng Trong nhận thức cảmtính đã tồn tại cả cái bản chất lẫn cái không bản chất, cả cái tất nhiên vàngẫu nhiên, cả cái bên trong lẫn bên ngoài về sự vật Vì vậy, chúng ta khôngthể dừng lại ở hình thức nhận thức cảm tính, mà nhận thức phải ở một trình

độ mới cao hơn về chất, đó chính là trình độ nhận thức lý tính hay còn gọi làgiai đoạn tư duy trừu tượng

Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và kháiquát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng Đây là giaiđoạn thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất

có tính quy luật của các sự vật hiện tượng

Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có những trithức về đối tượng, con người mới chỉ có khả năng giải thích được thế giới,tuy nhiên cuộc sống đòi hỏi con người không những giải thích được thế giới

mà còn phải cải tạo được thế giới đó Chính vì vậy, những tri thức ấy phảiđược quay trở lại thực tiễn, giúp con người cải tạo thế giới

Như vậy ta thấy rằng lý luận được hình thành từ thực tiễn thông quahoạt động cụ thể của con người, nhờ khả năng tư duy, nhận thức của mìnhcon người đã khái quát được lý luận từ thực tiễn, từ đó bản thân lý luận cũng

có tác động tích cực để cải tạo thực tiễn

1.1.2 Thực tiễn:

- Khái niệm thực tiễn:

Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin thì hoạt động thực tiễn chỉ cóthể có ở xã hội loại người; nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của

Tiểu luận triết học Nguyễn Hoàng Lan Anh K16 – TGT

Trang 14

xã hội loài người Thực tiễn là phạm trù trung tâm nền tảng của triết học duyvật biện chứng.

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử

- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội Nói cụ thể hơn,thực tiễn là hoạt động có suy nghĩ, có ý thức, có tính toán, hoạt động có đốitượng cảm tính của con người

- Các dạng hoạt động thực tiễn:

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và phong phú, có ba dạng cơ bản: hoạtđộng sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệmkhoa học

Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên cơ bản, nền tảng củađời sống xã hội Hoạt động này có ý nghĩa quyết định đối với tất cả các dạnghoạt động khác, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động nhằm cải biến xã hội, pháttriển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội Hoạt động chính trị - xã hội là mộtdạng đặc biệt - dạng cao nhất của hoạt động thực tiễn

Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động được tiến hành trongnhững điều kiện do con người tạo ra gần giống, hoặc lặp lại những trạng tháicủa tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển củađối tượng nghiên cứu

Ba dạng hoạt động thực tiễn trên có chức năng, vai trò khác nhau songchúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó,hoạt động sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định

Trang 15

1.2 Sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn:

Nội dung của nguyên tắc này là sự tác động qua lại, sự liên hệ ràngbuộc lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn

1.2.1 Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:

Thực tiễn có vai trò rất quan trọng Trước hết nó cung cấp tài liệu chonhận thức để hình thành nên lý luận Mọi tri thức suy cho đến cùng đều bắtnguồn từ thực tiễn

Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của nhậnthức Nghiên cứu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng tổng kếtkinh nghiệm và khái quát lý luận Từ đó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của

lý luận, của khoa học Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được thể hiện

ở chỗ thực tiễn là cơ sở, động lực và là mục đích của lý luận Như chúng ta

đã biết, các ngành khoa học ra đời vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễncủa con người Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cầnphải đo đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tínhtoán thời gian và sự chế tạo cơ khí Mà toán học đã ra đời và phát triển Hay

sự xuất hiện học thuyết Mác vào những năm 40 của thế kỉ XIX cũng bắtnguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ… Có thể nói, suy cho cùng không

có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, khôngnhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn Do đó, nếu thoát ly thực tiễn,không dựa vào thực tiễn thì lý luận sẽ xa dời hiện thực nuôi dưỡng sự phátsinh, tồn tại và phát triển của mình Vì vậy, chủ thể nhận thức không thể cónhững tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận còn là vì nhờ có hoạtđộng thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện; năng

Tiểu luận triết học Nguyễn Hoàng Lan Anh K16 – TGT

Trang 16

lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiệnnhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng nối dài các giác quan củacon người trong việc nhận thức thế giới.

Thực tiễn không những là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận mà nócòn đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Bởi vì, thực tiễn là nhữnghoạt động vật chất mang tính khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức

Nó luôn vận động và phát triển nhờ đó thúc đẩy lý luận cũng phải vận động

và phát triển Chính thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị củanhững tri thức đã đạt được trong nhận thức Đồng thời bổ sung, điều chỉnh,sửa chữa, phát triển và hoàn thiện lý luận

Trên đây ta đã thấy được vai trò rất quan trọng của thực tiễn đối với lýluận Nó vừa là cơ sở, động lực mục đích của lý luận, vừa là tiêu chuẩn đểkiểm tra chân lý Khi nhấn mạnh vat trò của thực tiễn Lênin đã viết: quanđiểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lýluận về nhận thức

1.2.2 Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:

Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là mối quan hệ biện chứng, trong

đó, thực tiễn giữ vai trò quyết định lý luậnđiều đó được thể hiện ở chỗ, thựctiễn là cơ sở, động lực, mục đích và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Tuynhiên, lý luận có tính độc lập tương đối, nó tác động tới thực tiễn theo haihướng tích cực và tiêu cực

- Về mặt tích cực: lý luận khoa học phản ánh đúng hiện thực kháchquan Nó góp phần hạn chế tính mò mẫm, tự phát, tăng cường tính tự giác,chủ động tích cực trong hoạt động của con người Tức là lý luận góp phầnxác định mục tiêu, khuynh hướng, là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễnđạt hiệu quả cao hơn

Ngày đăng: 14/04/2016, 15:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: “ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: Nxb. Sự thật
[5] Chu Văn Cấp ( chủ biên): “ giáo trình kinh tế- chính trị Mác- Lênin”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kinh tế- chính trị Mác- Lênin
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
[6] Nguyễn Hữu Vui ( chủ biên): “ Giáo trình triết học Mác- Lênin”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác- Lênin
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
[3] C.Mác và PH.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993-1996 Khác
[4] V.I.Lênin : Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1981 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w