1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUAN điểm vật CHẤT và vận ĐỘNG TRONG tác PHẨM BIỆN CHỨNG của tự NHIÊN ý NGHĨA TRONG CUỘC đấu TRANH TRÊN mặt TRẬN tư TƯỞNG lý LUẬN ở nước TA HIỆN NAY

25 529 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 326,5 KB

Nội dung

Ph. Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 ở Bácmen thuộc tỉnh Ranh của nước Phổ. Năm 1834 học ở trường trung học Enbơphenđơ, ngay từ khi còn trẻ đã tỏ ra có năng khiếu đặc biệt và nghị lực nghiên cứu, học tập phi thường; năm 1837 làm việc cho hãng buôn của bố ở Bácmen. Năm 1841 Ăngghen đi làm nghĩa vụ quân sự ở Béclin, năm 1841 nghiên cứu tác phẩm “Bản chất đạo Thiên chúa” của Phoiơbắc, năm 1842 ông bắt đầu cộng tác với tờ nhật báo của tỉnh Ranh

Trang 1

“BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA PH ĂNGGHEN Ý NGHĨA KHI NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG

LÝ LUẬN HIỆN NAY

1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

1.1 Vài nét sơ lược về thân thế sự nghiệp của Ph Ăngghen

Ph Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 ở Bácmen thuộc tỉnhRanh của nước Phổ Năm 1834 học ở trường trung học Enbơphenđơ, ngay từkhi còn trẻ đã tỏ ra có năng khiếu đặc biệt và nghị lực nghiên cứu, học tập phithường; năm 1837 làm việc cho hãng buôn của bố ở Bácmen Năm 1841Ăngghen đi làm nghĩa vụ quân sự ở Béclin, năm 1841 nghiên cứu tác phẩm

“Bản chất đạo Thiên chúa” của Phoiơbắc, năm 1842 ông bắt đầu cộng tác với

tờ nhật báo của tỉnh Ranh; cuối tháng 10 năm 1842 hoàn thành nghĩa vụ quân

sự trở về Bácmen Khi trở về Bác men ông bắt đầu hoạt động, tham gia viếtbài năm 1844 ông viết “Tình cảnh nước Anh” gửi cho tạp chí “Niên giámPháp- Đức”, khoảng tháng 8- 1844 sang Pari, ở đây Ăngghen đã gặp Mác Ông đã viết rất nhiều tác phẩm, trong đó có tác phẩm “Biện chứng của tựnhiên” Ông cùng với Mác đấu tranh phát triển triết học Mác và trực tiếp lãnhđạo phong trào công nhân cho đến năm 1895 khi qua đời

Đánh giá về tình bạn của Mác và Ăngghen Lênin viết: “Giai cấp vô sảnchâu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai báchọc kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhấttrong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”1

Vài nét sơ lược về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” là một trong những tác phẩm chínhcủa Ăngghen được viết sau Công xã Pari (1873- 1886) Sự phát triển của triếthọc Mác thời kỳ này đòi hỏi hỏi xem xét toàn diện mọi cơ sở của nó Sự thấtbại của Công xã Pari (1871), một mặt, giúp giai cấp vô sản rút ra những bài

1 V.I.Lênin, To n tàn t ập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 2, tr 12.

Trang 2

học kinh nghiệm quý báu, mặt khác, là cơ sở thực tiễn xã hội giúp Mác vàĂngghen khái quát và phát triển lý luận của mình.

Thời kỳ này, khoa học tự nhiên có bước phát triển mới với việc xuất hiệnhàng loạt các phát minh quan trọng đòi hỏi phải đánh giá ý nghĩa triết học củachúng Hơn nữa, cuộc đấu tranh tư tuởng trong lĩnh vực khoa học tự nhiênđang diễn ra gay gắt Đa số các nhà khoa học tự nhiên còn bị ảnh hưởng bởithế giới quan siêu hình và không biết tới phép biện chứng Đó là một trở ngạicần phải khắc phục trên con đường của nhận thức khoa học

Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm dưới mọi mầu sắc trongkhoa học tự nhiên thời kỳ này có ý nghĩa to lớn, bảo vệ các nguyên lý triếthọc cơ bản của chủ nghĩa Mác Ăngghen viết tác phẩm “Biện chứng của tựnhiên” một mặt nhằm chứng minh sự đúng đắn của quan niệm duy vật biệnchứng và dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng để khái quát nhữngthành tựu quan trọng nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX; phê phán nhữngquan niệm siêu hình, CNDV tầm thường, CNDV cơ giới; đấu tranh chống cácquan điểm sai lầm của chủ nghĩa Đácuyn xã hội, chủ nghĩa cơ hội Đức, chủnghĩa duy tâm sinh lý học, chủ nghĩa tiên nghiệm trong toán học, “thuyết cơgiới về nhiệt” và tình trạng mê tín dị đoan đang lan tràn lúc đó, v.v Mặt khác,chống lại sự phản kích của kẻ thù đối với chủ nghĩa Mác sau thất bại của Công xãPari

Quá trình viết tác phẩm được chia thành hai thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất (từ tháng 5/1873 đến tháng 5/1876): Ăngghen chủ yếutập hợp tư liệu, viết các bài báo riêng và “Lời nói đầu”;

Từ tháng 5/1876 đến tháng 5/1878: theo đề nghị của Mác, Ăngghen tạmdừng lại để viết tác phẩm “Chống Đuyrinh”;

Thời kỳ thứ hai (từ tháng 7/1878 đến tháng 3/1883): Ăngghen hoànthiện đề cương cụ thể của tác phẩm và viết tác phẩm

Trang 3

Sau khi Mác mất (ngày 24/03/1883), Ăngghen dừng hẳn công trình này

để chuyển sang hoàn thành việc xuất bản tập I và tập II của bộ “Tư bản” màMác viết còn dang dở, và lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế

Vì thế, “Biện chứng của tự nhiên” viết kéo dài, gián đoạn và chưa thực sựhoàn chỉnh, nhiều phần vẫn còn là những đoạn ngắn mới tập hợp lại

2 Kết cấu và tư tưởng chính của tác phẩm

Tác phẩm được kết cấu gồm 4 phần: Những sơ thảo đề cương; Cácchương; Bút ký và đoạn ngắn; Tên và mục lục các xấp bản thảo

Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” gồm 10 bài và chương, 169 bút ký

và đoạn ngắn và 2 sơ thảo đề cương Tổng cộng gồm 181 bộ phận hợp thành.Trong đó, phần “Các chương” và phần “Bút ký và đoạn ngắn” chứa đựngtoàn bộ tư tưởng của tác phẩm

Tư tưởng chính của tác phẩm là thông qua việc tổng kết những thành tựumới nhất của khoa học tự nhiên, Ăngghen giải quyết mối quan hệ giữa triếthọc với khoa học tự nhiên và mối quan hệ giữa khoa học với chính trị Đồngthời, Ăngghen cũng trình bày phép biện chứng duy vật trên cơ sở những thànhtựu của khoa học tự nhiên, đánh giá phép siêu hình trong khoa học tự nhiên;phân tích và hệ thống hoá các hình thức vận động; khẳng định quan điểm duyvật biện chứng trong giải thích các quan hệ xã hội và chứng minh tính tất yếu

sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản

Năm 1925, sau 30 năm, kể từ khi Ph Ăngghen qua đời, lần đầu tiên “Biệnchứng của tự nhiên” được xuất bản ở Liên Xô bằng tiếng Đức và tiếng Nga

Tác phẩm " Biện chứng của tự nhiên" Đức được in trong bộ C Mác và Ph Ănghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995 (tr 451- tr 826).

Trong tác phẩm Ăngghen đề cập tới các lĩnh vực của triết học như: tưtưởng về tính thống nhất vật chất của thế giới; học thuyết về vận động và cáchình thức của vận động; về sự phát triển của giới tự nhiên, nguồn gốc sự sống,con người và ý thức; phép biện chứng duy vật- phương pháp luận của khoa

Trang 4

học tự nhiên.v.v Phạm vi bài thu hoạch đi sâu nghiên cứu quan điểm củaĂngghen về vật chất và vận động của vật chất trong tác phẩm.

3 Nội dung: Quan điểm về vật chất và vận động của Ăngghen trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên".

3.1 Về phạm trù vật chất

Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen, trong khi phê phánquan điểm siêu hình của Nêgơli (Nêgơli là nhà thực vật học người Đức, theothuyết bất khả tri, mang quan điểm siêu hình), đã đưa ra những tư tưởng thiêntài về phạm trù vật chất và các hình thức tồn tại của nó

Theo Ăngghen, cần phải phân biệt phạm trù vật chất với vật thể cụ thể.Ăngghen viết: “Vật chất, với tính cách là vật chất, là một sự sáng tạo thuần tuýcủa tư duy và là một sự trừu tượng Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chấtcủa những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữuhình, vào khái niệm vật chất Do đó, khác với những vật chất nhất định và đangtồn tại, vật chất, với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính”2 Nhưvậy theo Ăngghen thì vật chất với tính cách là vật chất chỉ là sự sáng tạo thuầntuý của tư duy, là sản phẩm của tư duy, thông qua sự khái quát hoá, trừu tượnghoá các thuộc tính chung của tất cả các sự vật hiện tượng cụ thể đang tồn tại hữuhình cảm tính mà thông qua các giác quan chúng ta cảm biết được Vật chất vớitính cách là vật chất, nó là phạm trù triết học, nó khác với vật thể cụ thể là nókhông tồn tại cảm tính, không ai nhìn thấy nó tồn tại như thế nào Ăngghen viết:

“Từ những vật hữu hình, người ta tạo nên những trừu tượng, rồi lại muốn nhậnthức những trừu tượng ấy bằng cảm tính, muốn nhìn thấy thời gian và ngửi thấykhông gian Chưa có ai nhìn được và cảm thấy vật chất với tính cách là vật chất

và vận động với tính cách là vận động bằng con đường cảm tính nào khác; người

ta chỉ tiếp xúc với những vật thể khác nhau, và những hình thức khác nhau tồntại thật sự của vận động”3 Chúng ta chỉ nhìn thấy con người cụ thể chứ không thể

2 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 751.

3 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 726.

Trang 5

nhìn thấy con người (với tính cách là khái niệm người), chúng ta chỉ có thể ănđược quả táo, quả ổi chứ tuyệt nhiên không ăn được quả (với tính cách là kháiniệm quả)

Phạm trù vật chất phải bao quát được những thuộc tính chung của các sựvật, hiện tượng Nghĩa là phải bằng sự trừu tượng hoá rút ra từ những sự vật cảmtính đặc tính chung nhất của chúng và đưa vào phạm trù vật chất Ông viết:

“Thực thể, vật chất không phải là cái gì khác hơn là tổng số những vật thể từ đóngười ta rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hoá; vận động với tínhcách là vận động không phải là cái gì khác hơn là tổng số những hình thức vậnđộng có thể cảm biết được bằng các giác quan; những từ như “vật chất ” và “vậnđộng” chỉ là những sự tóm tắt trong đó chúng ta tập hợp những thuộc tính chungcủa chúng, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng các giácquan”4

Ăngghen phê phán Nêgơli khi ông ta cho rằng con người không nhận thứcđược vật chất và vận động Trái lại Ăngghen đã khẳng định con người có thểnhận thức được thế giới vật chất thông qua sự phản ánh của giác quan về các sựvật, hiện tượng cụ thể Ăngghen viết: “Vì thế chỉ có thể nhận thức được vật chất

và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thứcriêng lẻ của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng tacũng nhận thức được cả vật chất và vận động với tính cách là vật chất và vậnđộng”5

4 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 726- tr 727.

5 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 727.

Trang 6

Ăngghen tiếp tục khẳng định đặc tính tồn tại khác quan vốn có của vật chấtkhông ai có thể sáng tạo ra vật chất: vật chất có tính vô hạn, vô cùng, vô tận vàtính không thể sáng tạo, không thể tiêu diệt được Ăngghen viết: “Khi chúng tanói rằng vật chất và vận động là không thể sáng tạo ra được và không thể bị tiêudiệt được tức là chúng ta nói rằng thế giới như một sự tiến lên vô hạn, xemnhững chu trình ấy có những nhánh đi lên và nhánh đi xuống”6.

Nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế giới Tiếp nối tư tưởng về tínhthống nhất vật chất của thế giới trong “Chống Đuyrinh”, Ăngghen đã khẳng địnhvai trò của khoa học tự nhiên trong việc chứng minh cho nguyên lý về sự thốngnhất vật chất của thế giới Những phát minh của khoa học tự nhiên của conngười đã đem lại cho con người quan niệm tổng quát về thế giới như là mộtchỉnh thể toàn vẹn

Sự thống nhất của thế giới không phải là sự thống nhất tuyệt đối, mà là sựthống nhất bao hàm cái khác biệt, cái đa dạng về chất lượng Ăngghen viết: “Tất

cả những sự khác nhau về chất trong giới tự nhiên đều dựa hoặc là trên thànhphần hoá học khác nhau, hoặc là trên những số lượng hay hình thức vận động(năng lượng) khác nhau, hoặc như trong hầu hết mọi trường hợp, đều dựa trên cảhai cái đó Như thế nếu không thêm vào hoặc bớt đi một số vật chất hay vậnđộng, nghĩa là nếu không thay đổi một vật thể về mặt số lượng, thì không thểthay đổi được chất lượng của vật thể ấy”7 Như vậy trong tất cả các trường hợp

ấy, Ăngghen chú ý nhiều đến sự khác biệt cơ bản giữa các dạng vật chất cụ thể

là do sự khác nhau của các hình thức vận động của vật chất quy định Quan niệmsiêu hình không thừa nhận điều này, nên đã đồng nhất sự đa dạng chất lượng củacác hình thức vận động với vận động cơ giới Đó là do hạn chế của sự nhận thứckhoa học thế kỷ XVIII

Mặc dù Ăngghen chưa đưa ra một định nghĩa đầy đủ về vật chất, nhưng ông

đã có những kết luận, lý giải tương đối rõ ràng về phạm trù vật chất đó là:

6 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 728.

7 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 511.

Trang 7

Ông đã chỉ ra vật chất với tính cách là vật chất, là khái niệm được rút ra từnhững sự vật cụ thể cảm tính bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hoá,

là sản phẩm của tư duy, bao quát được đặc tính chung nhất của các sự vật;Ông cũng chỉ ra được đặc tính chung nhất của các sự vật cụ thể của vậtchất là tồn tại khách quan;

Ông cũng khẳng định con người có thể nhận thức được vật chất thông qua

sự phản ánh của các giác quan về các vật thể riêng biệt

Những vấn đề đó là các kết luận quan trọng có tính chất nền tảng, là cơ sởtrực tiếp để Lênin phát triển và đưa ra định nghĩa một cách hoàn chỉnh vềphạm trù vật chất, mà cho tới nay nó vẫn còn nguyên giá trị Lênin đã địnhnghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quanđược đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chéplại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”8

3.2 Về vận động và các hình thức cơ bản của vận động

Như chúng ta đã biết phạm trù vận động xuất hiện từ rất sớm trong lịch sửtriết học Phạm trù này không ngừng được bổ sung hoàn thiện trong sự pháttriển của tư tưởng triết học, nhờ vào sự phát triển của khoa học tự nhiên Ăngghen đã phê phán quan điểm siêu hình đã quy mọi vận động vào hìnhthức vận động cơ giới Ông đã khẳng định đối tượng nghiên cứu của khoa học

tự nhiên chính là vật chất đang vận động và các hình thức vận động của nó.Theo Ăngghen, vận động và vật chất không tách rời nhau, vận động là mọi

sự biến đổi nói chung, vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữucủa vật chất

Ông viết: “Vận động đem ứng dụng vào vật chất, thì có nghĩa là sự biếnhoá nói chung”9 Từ đó ông đưa ra quan điểm biện chứng về vận động: “Vậnđộng, hiểu theo nghĩa chung nhất,- tức được hiểu là một phương thức tồn tạicủa vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất,- thì bao gồm tất cả mọi sựthay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả từ sự thay đổi vị trí đơn

8 V.I.Lênin, To n tàn t ập, Nxb Tiến bộ, M.1980, tập 18, tr 151.

9 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 724.

Trang 8

giản cho đến tư duy”10 Không có vật chất nào không vận động, cũng nhưkhông có vận động nàolại không có vật chất, vật chất là tự thân vận động.Như vậy khác với các quan niệm trước đó, Ăngghen cho rằng vận độngkhông chỉ là thay đổi vị trí trong không gian, sự thay đổi vị trí không gian chỉ

là hình thức vận động thấp, đơn giản của vật chất Với sự tồn tại đa dạng,phong phú của vật chất, nó còn có những hình thức vận động khác phức tạphơn nhiều

Khi nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất, ông chỉ ra các hìnhthức vận động cơ bản, tương ứng với các dạng cụ thể của vật chất TheoĂngghen, có năm hình thức vận động cơ bản: Vận động cơ giới (vận động cơhọc, đó là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian); Vận động vật

lý (vận động của các phân tử); Vận động hoá học (vận động của các nguyêntử); Vận động sinh học (vận động của các phân tử anbumin); Vận động xãhội

Trong các hình thức vận động ấy, vận động cơ học là hình thức vậnđộng thấp nhất, đơn giản nhất, vận động xã hội là hình thức vận động caonhất, phức tạp nhất Việc phân chia các hình thức vận động có ý nghĩa choviệc phân ngành khoa học Hiện nay cách phân loại phổ biến nhất trong khoahọc vẫn là năm hình thức cơ bản như Ăngghen đã phân chia Trong vận động

xã hội, Ăngghen chú ý hoạt động sản xuất vật chất là hình thái hoạt động cơbản nhất của con người, ông đã giải quyết vấn đề nguồn gốc của ý thức

Trên cơ sở tư tưởng về sự chuyển hoá các hình thức vận động cơ bản,Ăngghen phê phán “Thuyết cơ giới về nhiệt” của Claudiút Theo thuyết này,nhiệt lượng được truyền từ vật thể nóng sang vật thể ít nóng hơn Đến một lúcnào đó nhiệt lượng sẽ đạt tới trạng thái cân bằng trong vũ trụ, làm cho các vìsao nguội lạnh và dẫn tới sự chết nhiệt của vũ trụ Theo đó, các hình thức caocủa vận động, trước hết là sự sống sẽ bị tiêu diệt Và như vậy, vũ trụ là một hệthống có hạn Ăngghen cho đây là điều vô lý, vì nó trái với định luật bảo toàn

10 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 519.

Trang 9

và chuyển hoá năng lượng Theo Ăngghen sự vận động của vật chất là do sựtác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố trong bản thân thế giới vật chất, vậnđộng của vật chất là cái vốn có của vật chất, không ai có thể sáng tạo ra vàkhông thể tiêu diệt được vận động Ông viết: “vật chất đối diện với chúng ta,như một cái gì đã có sẵn, một cái gì không thể sáng tạo ra, cũng không thểtiêu diệt đi được, thì do đó có thể kết luận rằng bản thân sự vận động cũngkhông thể sáng tạo ra và tiêu diệt được”11

Nếu thừa nhận sự tồn tại vĩnh cửu của vật chất trên thực tế cũng có nghĩa

là thừa nhận tính vô sinh, vô diệt của vận động Ăngghen còn chỉ ra rằng, vậnđộng của vật chất được bảo toàn cả về số lượng và chất lượng Ông viết: “Cầnphải hiểu tính bất diệt của vận động không chỉ đơn thuần về mặt số lượng màcần phải hiểu cả về mặt chất lượng nữa”12 Nếu một hình thức vận động nào

đó của sự vật nhất định mất đi thì tất yếu sẽ nảy sinh một hình thức vận độngkhác thay thế nó Nghĩa là các hình thức vận động chỉ chuyển hoá lẫn nhau,chứ vận động của vật chất nói chung thì vĩnh viễn vô tận, tồn tại cùng với sựtồn tại vĩnh viễn vô tận như vật chất vậy Điều đó đã được định luật bảo toànchuyển hoá năng lượng chứng minh Các hình thức vận động tuy khác nhaunhưng có thể chuyển hoá lẫn nhau Trong những điều kiện nhất định chúng cóthể chuyển hoá từ một hình thái này sang một hình thái khác Ăngghen viết:

“Vận động cơ giới của các khối lượng chuyển hoá thành nhiệt, thành điện,thành từ, nhiệt và điện chuyển hoá thành phân giải hoá học; và ngược lại, quátrình hoá hợp hoá học lại sinh ra nhiệt và điện và thông qua điện mà sinh ratừ; cuối cùng nhiệt và điện lại sinh ra vận động cơ giới của các khối lượng

Và sự chuyển hoá đó diễn ra như sau: một số lượng nhất định của một hìnhthái vận động bao giờ cũng tương ứng với một lượng nhất định của một hìnhthái vận động khác”13 Như vậy, tính bất diệt của vận động phải hiểu theo hainghĩa; bất diệt cả về mặt số lượng, lẫn về mặt chất lượng Vật chất vận động

11 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 520.

12 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 479.

13 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 530.

Trang 10

theo quy luật và có chu trình Thuộc tính của các vật thể chỉ bộc lộ ra thôngqua vận động Hình thức vận động như thế nào là do bản chất của vật thểđang vận động sinh ra

Khi phân tích Ăngghen cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa cáchình thức vận động Hình thức vận động cao không thể tách rời hình thức vậnđộng thấp, nhưng giữa chúng lại khác nhau về chất Vận động thấp không thểbao quát được bản chất của vận động chủ yếu của sự vật Giữa các hình thứcvận động đó có thể chuyển hoá cho nhau trong điều kiện nhất định Việc phânbiệt các hình thức vận động- theo Ăngghen là vạch ra mối liên hệ lẫn nhaugiữa chúng và là cơ sở để phân loại các ngành khoa học cũng như vạch ra mốiquan hệ lẫn nhau giữa các ngành khoa học

Trong khi khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửucủa nó, Ăngghen còn chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa vận động và đứngim- sự đứng im tương đối của vật chất, đó là hiện tượng cân bằng xác địnhcủa vật chất Ông viết: “Cân bằng không thể tách khỏi vận động Trong vậnđộng của các thiên thể, có vân động trong cân bằng và có cân bằng trong vậnđộng (một cách tương đối) Nhưng bất kỳ vận động tương đối riêng biệt nào,

ở đây tức là bất kỳ vận động riêng biệt nào của những vật riêng biệt trên mộtthiên thể đang vận động, cũng đều có xu hướng khôi phục lại sự đứng imtương đối, sự cân bằng Khả năng đứng yên tương đối của các vật thể, khảnăng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự phân hoá của vậtchất”14 Như vậy giữa vận động và cân bằng không tách rời nhau Có vậnđộng trong cân bằng và có cân bằng trong vận động Ăngghen còn chỉ ra rằngvận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, ngược lại vận độngtoàn bộ lại phá hoại sự cân bằng Ông viết: “Vận động riêng biệt có xu hướngchuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ lại phá hoại sự cân bằng riêngbiệt”15 Cuối cùng ông rút ra kết luận: “Mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và

14 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 740.

15 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 740.

Trang 11

tạm thời”16 Trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới vật chất.Kết luận này hiện nay vẫn còn nguyên giá trị của nó Thực tế cho thấy, hiệntượng đứng im tương đối hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật trongquá trình vận động của nó chỉ xảy ra khi được xem xét trong một quan hệ xácđịnh nào đó.

Về không gian, thời gian

Khi nghiên cứu về không gian và thời gian, Ăngghen đã phê phán Nêgơliquan niệm về không gian và thời gian Thông qua khái quát hoá, trừu tượnghoá, ông khẳng định rằng: “Chúng ta biết thế nào là một giờ, một mét, nhưngkhông biết thế nào là thời gian và không gian! Làm như thể là thời gian là cái

gì khác chứ không phải là tổng số những giờ, còn không gian là cái gì chứkhông phải là tổng số những mét khối! Tất nhiên là không có vật chất thì cảhai hình thức tồn tại đó của vật chất đều chẳng là cái gì cả, đều chỉ là nhữngkhái niệm rỗng tuếch, những sự trừu tượng, chỉ tồn tại trong đầu óc chúng tathôi”17 Như vậy theo Ăngghen không gian và thời gian là hai hình thức tồntại của vật chất; không gian và thời gian cũng chỉ là những phạm trù đặc trưngcho phương thức tồn tại của vật chất, không có vật chất tồn tại ngoài khônggian và thời gian Sau này khi bàn đến không gian và thời gian, Lênin đã nhậnxét rằng: “Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chấtđang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”18.Ăngghen còn chỉ ra tính vô cùng, vô tận của không gian và thời gian,ông viết: “Sự kế tiếp nhau lặp đi lặp lại mãi mãi của các thế giới trong thờigian vô tận chỉ là cái bổ sung lôgích cho sự đồng thời tồn tại bên cạnh nhaucủa hằng hà sa số thế giới trong không gian vô tận”19 Rõ ràng theo Ăngghenkhông gian vô tận tức là không có tận cùng về phía nào cả, cả phía trước lẫnphía sau, cả bên trên và bên dưới, cả bên phải và bên trái

16 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 741.

17 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 726.

18 V.I.Lênin, To n tàn t ập, Nxb Tiến bộ, M.1980, tập 18, tr 209- tr 210.

19 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 482.

Trang 12

Như vậy bằng việc phê phán các nhà tư tưởng triết học, với tư duy biệnchứng duy vật, Ăngghen đã chứng minh và đưa ra các kết luận thiên tài về phạmtrù vật chất, vận động, không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất;mặc dù ông chưa đưa ra được một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất.

3.3 Một số nội dung triết học khác như: sự phát triển của giới tự nhiên, nguồn gốc sự sống, con người, ý thức; phép biện chứng duy vật

Về sự phát triển của giới tự nhiên

Ăngghen chống lại quan điểm siêu hình về tính chất bất di bất dịch củagiới tự nhiên Ông đã dẫn các ví dụ của khoa học tự nhiên để bác bỏ tính chất

vô căn cứ của quan điểm siêu hình, và khẳng định thế giới tự nhiên luôn luônbiến đổi, bản thân nó cũng có một lịch sử Ăng ghen viết: “Mục đích luận cũ

đã đi đời nhà ma rồi, và bây giờ người ta đã xác định vững vàng rằng vật chất,trong vòng tuần hoàn vĩnh viễn của nó, vận động theo những quy luật, nhữngquy luật này đến một giai đoạn nhất định- hoặc ở chỗ này, hoặc ở chỗ kia- tấtnhiên sinh ra tinh thần có tư duy trong các vật hữu cơ”20.Theo Ăng ghen, nhờ

có những phát minh khoa học, nhất là ba phát minh khoa học vĩ đại lúc đó, đãchỉ rõ tính chất biện chứng của thế giới, là cơ sở để phác hoạ ra bức tranh tiếnhoá của thế giới vật chất Ông viết: “Nhờ ba phát minh vĩ đại ấy, người ta đãgiải thích được những quá trình chủ yếu của giới tự nhiên, tìm ra được nhữngnguyên nhân tự nhiên của những quá trình ấy”21

Ở thời đại của Ăng ghen, tuy khoa học tự nhiên đã có những bước tiếnvượt bậc, nhưng ông cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề khoa học tự nhiên chưagiải đáp đựơc Chẳng hạn, giải thích sự phát sinh ra sự sống từ giới vô cơ

Từ thời đó cho đến nay, mặc dù bức tranh chung về sự phát triển của giới

tự nhiên đã được khoa học tự nhiên làm rõ hơn về chi tiết, song về cơ bản bứctranh tiến hoá tổng quát của Ăng ghen vẫn được bảo toàn

Về nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người

20 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 673.

21 C Mác v Ph àn t Ănghen, To n t àn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N àn t ội1994, tập 20, tr 676.

Ngày đăng: 02/12/2016, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w