Sự vận động của vật chất trong tác phẩm “biện chứng của tự nhiên” của ph ăngghen

58 1.8K 11
Sự vận động của vật chất trong tác phẩm “biện chứng của tự nhiên” của ph ăngghen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lý luận chính trị - trường Đại học Khoa Học Huế. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã động viên, tạo điều kiện cho tôi những lúc tôi gặp khó khăn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hồ Minh Đồng, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận đạt kết quả tốt hơn. Huế, tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Phạm Thu Phương Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang1  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………………………………………4 3. Mục đích và nhiệm vụ……………………………………………………… 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ……………………………… .6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………… …………….6 6. Đóng góp của đề tài………………………………………………………… 6 7. Kết cấu của đề tài ………………………………………………………… 6 NỘI DUNG Chương 1: Lý luận chung về sự vận động của vật chất…………………… 8 1.1. Khái niệm vận động và đứng im…………………………………………8 1.2. Vấn đề vận động của vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen……………………………………………………………… 14 1.2.1. Vài nét về tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen…… .14 1.2.2. Vị trí vấn đề vận động vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen.……… .22 Chương 2: Nội dung căn bản về sự vận động của vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen……………………………….27 2.1. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất………………………………27 2.2. Vận động diễn ra dưới nhiều hình thái……………………………………36 2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề “vận động vật chất” của Ph.Ăngghen……………………………………………………………………46 KẾT LUẬN………………………………………………………………… .53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………56 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việc khám phá bản chất và cấu trúc của sự tồn tại của thế giới xung quanh ta, mà trước hết là thế giới những vật thể hữu hình, từ xưa đến nay luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Hầu hết các trường phái triết học đều bằng cách này hay cách khác tìm cách giải quyết vấn đề này. Từ những năm cuối thế kỉ XIX, khi những phát minh mới trong Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang2  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 khoa học tự nhiên ra đời, con người có được những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về khoa học tự nhiên đối với đời sống xã hội và hơn hết là việc loại bỏ những quan điểm siêu hình về vật chất. Ăngghen giải thích về phép biện chứng rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của duy” [2;201]. Rõ ràng phép biện chứng vừa là lý luận về sự phát triển của thế giới tự nhiên, vừa là phương pháp duy chính xác; là chìa khóa để con người kiến giải tình hình phát triển phong phú, đa dạng của thế giới và trang bị cho mình sự hiểu biết về sự vận động của vật chất trong tự nhiên, xã hội và duy. Không chỉ riêng Mác, Ăngghen luôn có tham vọng xâm nhập vào lĩnh vực tự nhiên để làm rõ hơn nữa sự vận động và phát triển của vật chất trong thế giới hữu hình. Điều này được ông đúc kết trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” (1873 - 1886), với tác phẩm này Ăngghen đã vạch rõ bản chất của thế giới, chứng minh rõ sự chuyển hóa, vận động của vật chất nhằm chống lại sự xuyên tạc của nhiều trường phái triết học phản động khác. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học tự nhiên trong quá trình phát triển của mình gặp không ít các vấn đề biện chứng của chính sự phát triển. Giờ đây, sự tiến hóa của giới tự nhiên đang được nghiên cứu ở mọi cấp độ vi mô và vĩ mô. Sự phát triển của sinh học trong những năm gần đây đã thâm nhập sâu hơn vào cấu trúc, sự phát triển của thế giới vật chất sống, bí mật của sự tự phát triển của cơ thể sống, cơ sở phân tử… đang được mở ra. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng bộc lộ những mâu thuẫn của sự tiến hóa mà trong quá khứ được xem như là sự làm chủ của con người đối với lực lượng tự nhiên thì giờ đây con người không kiểm soát được nó. Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nghiên cứu sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên một cách có hệ thống mang lại ý nghĩa hết sức to Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang3  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 lớn.Tiếp tục vận dụng sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin, tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới là công cụ duy sắc bén đưa nước ta dành thắng lợi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, vấn đề chủ đạo mà Ăngghen đưa ra là sự vận động và các hình thức vận động khác nhau của vật chất. Đồng thời đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc phản biện chứng để đưa ra một phép biện chứng mới - phép biện chứng duy vật. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Sự vận động của vật chất trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen” làm đề tài khóa luận cho mình. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sự vận động của vật chất không phải là vấn đề mới bởi từ trước tới nay không ít người đào sâu tìm hạt nhân hợp lý trong lịch sử phép biện chứng nói chungtrong hệ thống tác phẩm của C.Mác, Ăngghen nói riêng. Đã có không ít chương sách, bài báo viết về vấn đề này từ phía các nhà nghiên cứu triết học ở Liên Xô như Ilencov, Rôđentan, Leon Trotsky . Ở Việt Nam, trong những năm qua, vấn đề này cũng được bàn đến với nhiều trắc diện khác nhau: - PGS. Nguyễn Bằng Tường trong Giới thiệu tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên" của Ăngghen, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 đã khái quát được những mục đích lớn mà Ăngghen đề cập đến trong tác phẩm là: vấn đề khoa học tự nhiên, vấn đề xây dựng quan niệm duy vật về giới tự nhiên, cung cấp cho khao học phương pháp nhận thức khoa học đúng đắn (phép biện chứng duy vật), đồng thời phê phán những trào lưu chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình đang chi phối khoa học tự nhiên và đang tấn công chủ nghĩa Mác. Với tác phẩm này PGS. Nguyễn Bằng Tường đã góp phần phát triển hơn nữa triết học Mác và góp Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang4  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 phần trong việc tìm hiểu, vận dụng triết học Mác - Lênin trong hoạt động thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước ta. - GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” và ý nghĩa hiện thời của nó, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã trình bày quá trình hình thành, số phận tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên"; phân tích những luận điểm, tưởng trung tâm của tác phẩm; giá trị, ý nghĩa mang tính thời đại về lý luận và thực tiễn của tác phẩm này. - TS. Phạm Văn Chung, bài viết Lại nói về phạm trù vật chất của V.I.Lênin (tạp chí Triết học, số 7, 2007, tr 49 - 57) đã trình bày thêm những luận giải của mình về phạm trù vật chất của V.I.Lênin để trao đổi với tác giả Nguyễn Huy Canh nhằm làm sáng tỏ thêm những luận điểm, suy nghĩ của mình về phạm trù này. Qua đó, tác giả cũng đã chỉ ra ý nghĩa và giá trị của phương pháp duy lịch sử. Nội dung về sự vận động của vật chất trong giới tự nhiên là hết sức phong phú nên việc dừng lại nghiên cứu, xem xét một trong các khía cạnh củatrong tác phẩm là chưa đầy đủ. Vì vậy, qua việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, tác giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lênin. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Mục đích: Nghiên cứu sự vận động của vật chất của Ph.Ăngghen thể hiện trong tác phẩm “Biện chứng tự nhiên”. Nhiệm vụ: - Làm rõ được nội dung của sự vận động vật chất nói chung. - Phân tích tưởng của Ph.Ăngghen về sự vận động của vật chất từ đó rút ra ý nghĩa nghiên cứu tác phẩm trong giai đoạn hiện nay. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang5  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đối tượng nghiên cứu: sự vận động của vật chất trong tác phẩm “Biện chứng tự nhiên” của Ph.Ăngghen. - Phạm vi nghiên cứu: một số nội dung của sự vận động của vật chất trong triết học Mác - Lênin từ đó nghiên cứu sự vận động của vật chất trong tác phẩm. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xét về mặt phương pháp luận, dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin Đề tài là sự kết hợp những nguyên tắc nhận thức duy vật biện chứng với phương pháp diễn dịch, logic - lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, chú giải… 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống tác phẩm kinh điển không phải là tập hợp đơn giản những ý tưởng, những suy nghĩ cụ thể của các nhà kinh điển trong những hoàn cảnh cụ thể mà là một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về những vấn đề cơ bản của thời đại. Vì vậy khi đi vào nghiên cứu tác giả đã cố gắng tìm hiểu, phân tích một cách có hệ thống phạm trù vật chấtsự vận động của vật chấtĂngghen đã vạch ra trong tác phẩm, đồng thời chỉ ra giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tác phẩm. Điều này mang lại ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu tác phẩm kinh điển cho sinh viên chuyên ngành triết. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Khóa luận gồm 2 chương, 5 tiết CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT 1.1. Một số quan niệm về vận động 1.2. Về tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CĂN BẢN VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT TRONG TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA ĂNGGHEN Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang6  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 2.1. Vận độngtự thân, là thuộc tính cố hữu của vật chất 2.2. Vận động là cơ sở của phân loại khoa học 2.3. Ý nghĩa của những quan điểm của Ph.Ăngghen về sự vận động của vật chất NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT 1.1. Một số quan niệm về vận động Khi chúng ta suy nghĩ, xem xét về giới tự nhiên, về lịch sử loài người hay về sự hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta, thì trước hết chúng ta thấy hiện ra vô tận những sợi dây liên hệ và những tác động qua lại lẫn nhau, trong đó không có cái gì là vẫn y nguyên như cũ và đứng yên một chỗ như cũ và là y nguyên cái cũ, mà tất cả đều vận động, sinh thành, biến hóa và tiêu vong. Như vậy là trước hết chúng ta thấy bức tranh tổng quát, trong đó những chi tiết vẫn còn mờ nhạt ít nhiều; chũng ta chú ý đến sự vận động, đến sự quá độ từ cái này sang cái khác, đến những mối liên hệ nhiều hơn là chú ý đến cái đang vận động, đang quá độ và đang liên hệ với nhau. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang7  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 Một câu chuyện dí dỏm giữa hai nhà thông thái bàn về sự vận động của vật chất đã giải quyết cuộc tranh luận hàng thế kỉ về thuộc tính của vận động rằng: “Không có sự vận động, một nhà thông thái râu dài nói vậy. Một ông khác chẳng nói chẳng rằng bắt đầu đi đi lại lại trước mặt nhà thông thái nọ. Chỉ với cử trỉ như vậy cũng đủ để phản bác lại khẳng định trên; còn mọi người lại khen cách đối đáp thâm ý đó”. Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử triết học trước Mác, ở phương Đông cũng như phương Tây, vấn đề về sự vận động của vật chất được xem là trung tâm và được thảo luận hết sức rộng rãi. Các nhà triết học duy tâm xem xét sự vận động của vật chất là phụ thuộc vào lực lượng siêu nhiên - cái đầu tiên sinh ra thế giới vật chất. Trái lại các nhà triết học duy vật lại cho rằng, thế giới vật chất tồn tại tự nó: tự vận động biến đổi, tự phát triển; nó là nguyên nhân của chính nó và là nguyên nhân của mọi cái khác. Theo trường phái Lokayata, những yếu tố vật chất cụ thể, cảm tính như: đất, nước, lửa, gió tự vận động, tự sinh thành và do vậy chúng tạo nên thế giới vật chất phong phú, đa dạng. Còn triết học Phật giáo cho rằng, thế giới từ thuở ban đầu vốn là “không”. “Không” có hai thuộc tính cơ bản gắn bó nhau (vừa trống rỗng, vừa tĩnh lặng, lại luôn xao động), tác động lẫn nhau làm nảy sinh ra thế giới và con người. Các triết gia cổ đại Hy Lạp như Heraclite, Democrite, Epiquya và sau đó là Aristote nhận thấy nguồn gốc của sự vận động trong mâu thuẫn nội tại của các quá trình. Heraclite (544 - 483 TCN) cho rằng “lửa” là căn nguyên của vạn vật, mọi thứ đều trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả. Heraclite xem lửa như là thực thể của mọi sự biến đổi, ông đưa ra tưởng cho rằng, cơ sở vật chất đầu tiên luôn đồng nhất với chính nó và đồng thời nằm trong trạng thái biến đổi thường xuyên. Democrite(460 - 370 TCN) lại xây dựng “học thuyết nguyên tử” dựa trên phạm trù tồn tại. Theo ông, cái hữu hình là cái tồn tại, nó được xác định và vận động. Nguyên tử là cái tồn tại đầu tiên của vạn vật. Chính những nguyên Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang8  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 tử đa dạng kết hợp với nhau tạo thành những sự vật đa dạng của thế giới thậm chí cả linh hồn con người được cấu tạo từ những nguyên tử hình cầu. “Những nguyên tử hình cầu về bản chất không bao giờ đứng im, mà trong khi chuyển động chúng tạo ra kết quả làm cho tất cả cơ thể chuyển động” [13;71]. Aristote (384 - 322 TCN) trong khi bàn về thế giới tự nhiên đã cho rằng: đất, nước, lửa, không khí và ête là những tồn tại đầu tiên, chúngsự vận động biến đổi tạo nên vạn vật. Có thể nói việc nghiên cứu sự vận động vào thời cổ đại được các nhà triết học nhận thức rất quan trọng. Các ông đã cố gắng giải thích vạn vật hình thành trong giới tự nhiên là có thật, là tự thân không do thần thánh nào tạo ra cả. Từ những cái tồn tại đầu tiên sinh sôi ra cái tồn tại muôn hình muôn vẻ của thế giới. Đến thời kỳ Phục hưng, các nhà tưởng thời kỳ này tin rằng, mọi tồn tại từ Thiên hà thể đến những phân tử nhỏ bé nhất đều tham gia vận động bằng linh hồn vốn có của nó. Họ xuất phát từ phương châm của chủ nghĩa linh hồn - toàn bộ Thiên hà (vũ trụ) thể đều có linh hồn. Triết học duy vật không thừa nhận sự hiện diện của linh hồn trong vật chất và giải thích tính tích cực bằng sự tương tác của vật chất và trường (điện trường, từ trường…). Bất kỳ sự tương tác nào cũng như sự biến đổi trạng thái các khách thể diễn ra trong quá trình tương tác đó, trong triết học đều dùng chỉ khái niệm “vận động”. Trong triết học, sự vận động này được gọi là cơ học và được liệt vào hình thức đơn giản nhất. Cơ học thời Cận đại đã chỉ ra chỗ yếu kém của quan niệm về sự vận động của linh hồn, bởi vì theo quan điểm cơ học, để đưa vật thể vào vận động, cần phải tác động vào nó một lực nào đó từ bên ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của cơ học thế kỉ XVII - XVIII, những thành tựu mà nó đạt được trong việc giải thích một số hiện tượng phi cơ học (chẳng hạn các hiện tượng nhiệt và thậm chí cả hiện tượng sinh lý), đã dẫn người ta đến chỗ hiểu vận động theo nghĩa hẹp của từ này, xem nó như là vận động cơ học, tức là sự chuyển dịch cơ bản (đơn thuần Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang9  Khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học - năm 2011 về mặt vị trí) trong không gian. Như vậy, hạn chế lớn nhất của các quan niệm siêu hình thời cận đại là ở chỗ đã đồng nhất giữa sự vận động nói chung và một hình thức đặc thù của nó là chuyển dời về mặt vị trí, với mối quan hệ với sự vận động không phải như một thuộc tính. Nền triết học cận đại Đức này được hoàn thành trong hệ thống triết học của Hêghen: mà trong đó công lớn của Hêghen là ở chỗ ông là người đầu tiên coi toàn giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần như một quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, thay đổi, biến hóa và phát triển và trong đó ông đã cố tìm ra mối liên hệ nội tại của sự vận độngsự phát triển ấy. Dựa vào quan điểm đó mà xét theo Ăngghen nhận định lịch sử nhân loại sẽ giống như một mớ bòng bong hỗn độn gồm những hành vi bạo lực vô nghĩa và nó được hiện ra như một quá trình tiến hóa của bản thân nhân loại. Và Ăngghen còn đặt ra nhiệm vụ cho nhân loại rằng: “nhiệm vụ của duy hiện nay là phải theo dõi bước tiến tuần tự lâu dài của quá trình ấy qua tất cả những khúc quanh co của nó và chứng minh những quy luật bên trong của nó qua tất cả những cái ngẫu nhiên bên ngoài” [18;121]. Dù Hêghen chưa giải quyết được vấn đề này, nhưng Ăngghen cũng thừa nhận công lao của Hêghen là đặt ra được vấn đề vận động của giới tự nhiên. Vấn đề này đúng là một trong những vấn đề mà không một cá nhân nào một mình có thể giải quyết nổi. Và hơn thế nữa, Hêghen lại là một nhà duy tâm, nghĩa là Hêghen đã coi một cách lôn ngược các sự vậtsự phát triển của các sự vật đó như là bản sao chép thể hiện cái “ý niệm” tồn tại không biết ở đâu, từ trước khi có thế giới. Như vậy là tất cả đều bị xáo trộn và mối liên hệ thực của thế giới bị hoàn toàn đảo ngược lại. Chỉ đến triết học hiện đại, khái niệm vận động được giải thích theo nghĩa hoàn chỉnh nhất, theo nghĩa rộng như là quan niệm về bất kỳ sự vận động nói chung nào. Ăngghen viết rằng: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong Thiên hà, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến duy” [7;519]. Nhận thức sự vận độngsự biến đổi Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Phương Trang10

Ngày đăng: 01/01/2014, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan