Trong đời sống xã hội, kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản nhất. Mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triển giữa kinh tế và chính trị đã được Triết học Mác Lênin luận giải một cách khoa học. Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị ở mỗi quốc gia dân tộc là cơ sở, là điều kiện cơ bản nhất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển xã hội
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản nhất Mốiquan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triểngiữa kinh tế và chính trị đã được Triết học Mác - Lênin luận giải một cách khoa học.Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế vàchính trị ở mỗi quốc gia dân tộc là cơ sở, là điều kiện cơ bản nhất đảm bảo cho sựtồn tại và phát triển xã hội
Thực tế cho thấy, sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu donhiều nguyên nhân, trong đó việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị chưa đúng đắn là một nguyên nhân quan trọng Có lúc, có nơi đã nhấn mạnhthái quá đến yếu tố chính trị, coi nhẹ yếu tố kinh tế, dẫn đến chủ quan, duy ý chí hoặccoi trọng yếu tố kinh tế, xem nhẹ yếu tố chính trị, làm cho kinh tế phát triển tự phát, vôchính phủ Ở nước ta, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng vàlãnh đạo, đã từng bước nhận thức và vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, nhờ vậy đã đem lại những thành tựu tolớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, có những thời điểm, chúng tachưa thực sự hiểu một cách thấu đáo, đầy đủ về mối quan hệ này, do vậy đã vấp phảinhững sai lầm, khuyết điểm, làm nảy sinh những yếu tố tiêu cực
Hiện nay, dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầuhóa, tình hình thế giới diễn biến mau lẹ, bất trắc, khó lường, tạo ra nhiều thời cơ,vận hội phát triển nhưng cũng đã và đang đặt ra cho sự nghiệp đổi mới ở nước tahàng loạt những thách thức, nguy cơ đan xen, trong đó có nhiều thách thức nảysinh từ quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Do đó, nhận thức và vậndụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trịđang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với Đảng, Nhà nước và cả hệ thống
chính trị Từ suy nghĩ đó, tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Vận dụng quan điểm triết
Trang 2học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”
NỘI DUNG
1 QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ
1.1 Khái niệm kinh tế và chính trị
Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thànhquả của những nhà tư tưởng trước đó, dựa trên những cứ liệu được rút ra từthực tiễn lịch sử nói chung, thực tiễn của CNTB đương thời nói riêng, các nhàsáng lập ra chủ nghĩa Mác đã vạch ra bí mật của các quá trình kinh tế, giảithích bản chất và động lực của sự phát triển kinh tế một cách khoa học dựa trênlập trường của CNDVBC và CNDVLS
C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” đã khẳngđịnh: “Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người do đó cũng là củalịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã, rồi mới có thể làm ra lịch
sử Nhưng muốn sống được trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở,quần áo và một vài thứ khác nữa”1 Muốn có những thứ đó, người ta phải tiếnhành sản xuất, đời sống, sự tồn tại của con người sẽ chấm dứt, sẽ tiêu tan nếuhoạt động đó ngưng lại
Trong quá trình lao động, con người một mặt tác động vào tự nhiên, mặtkhác lại tác động lẫn nhau, có quan hệ với nhau để sản xuất ra của cải vật chất Vìthế quá trình sản xuất ra của cải vật chất sẽ làm nảy sinh “quan hệ kép”: quan hệgiữa người với người và quan hệ giữa người với tự nhiên Hai loại quan hệ đó tạothành hai mặt của phương thức sản xuất: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
Sự tương tác qua lại giữa chúng chính là nguồn gốc căn bản nhất của mọi tiến trìnhlịch sử, nó quyết định sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hìnhthái kinh tế xã hội khác cao hơn
Trang 3Kế thừa những tư tưởng trên, có thể hiểu: Kinh tế là tổng thể các quan hệ sản
xuất trong lịch sử phù hợp với mỗi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là cơ
sở hiện thực trên đó người ta dựng nên kiến trúc thượng tầng tương ứng với cơ sở hiện thực đó.
Nhân tố có vai trò lớn nhất trong “kinh tế” là quan hệ sở hữu về tư liệu sảnxuất, ngoài ra còn phải kể đến quan hệ giữa người với người trong quá trình tổ chức,quản lý sản xuất và tái sản xuất, trong phân phối và tiêu dùng sản phẩm được làm ratrên cơ sở tính chất của chế độ sở hữu đó
Khái niệm chính trị
Chính trị theo nguyên nghĩa gốc Hy lạp là “Politica” có nghĩa là những công
việc có liên quan đến nhà nước, là nghệ thuật cai trị nhà nước, tức là phương thức nhấtđịnh để thực hiện các mục đích của quốc gia ở bên trong và bên ngoài lãnh thổ của nó
Thuật ngữ “Politica” có nghĩa là một tổ chức xã hội nằm dưới một quyền lực nhất định
trước hết là quyền lực Nhà nước Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó xuấthiện cùng với sự ra đời của giai cấp và nhà nước
Trong các tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã xem chính trị là mộthiện tượng của đời sống xã hội có liên quan tới các đảng phái và nhà nước, các ông
đã vạch ra bản chất chính trị của các giai cấp cầm quyền trong xã hội bóc lột.C.Mác gắn chính trị với Nhà nước, C.Mác cũng chỉ rõ: “Linh hồn chính trị củacách mạng là nguyện vọng của giai cấp không có ảnh hưởng chính trị muốn thủtiêu sự cô lập của mình với Nhà nước và với quyền thống trị”2 Khi vạch ra tínhchất phản động của chính trị tư sản đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấnmạnh tầm quan trọng của việc giai cấp công nhân và đảng cộng sản soạn thảo ramột đường lối chính trị độc lập
V.I.Lênin đưa ra định nghĩa nổi tiếng: “Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp”3.Chính trị là cuộc đấu tranh giai cấp, là chuyên chính của giai cấp này với giai cấpkhác, là sự tập trung vào nhiệm vụ phá hoại di sản của xã hội cũ hay xây dựng một xã
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.615
3 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.87
Trang 4hội mới Nói tóm lại, chính trị là quan điểm, nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành vi,hoạt động của giai cấp này với giai cấp khác
Do đó, V.I.Lênin chỉ ra rằng, chính trị của giai cấp vô sản sau khi giành đượcchính quyền về tay mình là xây dựng xã hội mới đem lại cơm ăn, áo mặc, ấm no hạnhphúc cho đại đa số nhân dân V.I.Lênin vạch rõ: “Chính trị chủ yếu của chúng ta lúcnày là xây dựng Nhà nước về mặt kinh tế để tích góp được nhiều lúa mì hơn và than
đá hơn sao cho không còn có người đói nữa Chính trị của chúng ta phải là như vậy”4
Từ những tư tưởng đó, có thể hiểu: Chính trị là mối quan hệ giữa các giai
cấp, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước, là những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của các giai cấp, của đảng phái, là hoạt động thực tiễn chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện đường lối đã lựa chọn nhằm đi tới mục tiêu đã đặt ra.
Theo đó, chính trị chỉ có trong xã hội có giai cấp, nhưng không phải quan hệgiai cấp nào cũng là chính trị, chỉ khi nào các giai cấp các đảng phái, các thành viêntrong xã hội tham gia vào quan hệ quyền lực của nhà nước thì lúc đó họ mới thực sựtham gia vào chính trị Bản chất của chính trị là quan hệ giai cấp, là đấu tranh giaicấp xoay quanh vấn đề quyền lực nhà nước Ngoài ra chính trị còn là biểu hiện quan
hệ giữa các quốc gia dân tộc về mặt nhà nước, tức là quan hệ đối ngoại giữa cácnước hoặc là những quan hệ dân tộc liên quan đến chính quyền nhà nước Như vậy,
có thể khẳng định rằng bàn về chính trị thực chất là các quan hệ giai cấp xung quanhvấn đề quyền lực nhà nước
1.2 Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế và chínhtrị rất sớm Do nhận thức, lập trường quan điểm cá nhân, trường phái khác nhau, nên
đã có rất nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau điều đó Tuy nhiên, các quan điểmngoài mácxít như chủ nghĩa duy tâm hoặc chủ nghĩa duy vật siêu hình mắc phải đó là
Trang 5nhìn nhận phiến diện, hoặc tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia hoặc là không thấy đượcmối quan hệ biện chứng giữa chúng Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, trên cơ
sở mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã luận giảikhoa học về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Theo quan điểm duy vật lịch sử, cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quan hệ sảnxuất hợp thành kết cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Kiếntrúc thượng tầng là toàn bộ các quan điểm chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo,nghệ thuật và các thể chế tương ứng của nó Trong các xã hội có giai cấp, mốiquan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được biểu hiện tập trung ở mốiquan hệ giữa quan hệ sản xuất với kiến trúc thượng tầng chính trị
Như vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định quan hệ kinh tế, quan hệ sảnxuất là những quan hệ cơ bản quyết định mọi quan hệ xã hội khác về Nhà nước,pháp luật, tư tưởng Nói cách khác không phải hình thái ý thức tư tưởng, hình tháichính trị - xã hội quyết định hình thái kinh tế - xã hội mà là hình thái kinh tế - xã hộiquyết định quan điểm chính trị, pháp luật, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáocùng với thể chế chính trị thích ứng với những quan điểm đó
Trong khi khẳng định vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúcthượng tầng, các nhà kinh điển mácxít cũng nhấn mạnh tác động tích cực củakiến trúc thượng tầng, ảnh hưởng trở lại của nó đối với cơ sở hạ tầng Toàn bộkiến trúc thượng tầng cũng như các yếu tố, các lĩnh vực của nó có tính độc lậptương đối sự phụ thuộc của chúng vào cơ sở hạ tầng không trực tiếp và khônggiản đơn Nghĩa là kiến trúc thượng tầng không phải là sản phẩm thụ động của
cơ sở hạ tầng mà chúng có khả năng tác động trở lại rất mạnh mẽ đối với cơ cấukinh tế xã hội Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạtầng thể hiện ở chỗ: củng cố, phát triển và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó hoặchướng dẫn cuộc đấu tranh xoá bỏ giai cấp cũ và cơ sở hạ tầng đã lỗi thời, lạc hậucủa xã hội cũ Chức năng, nhiệm vụ của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, củng
cố, tạo điều kiện cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng sinh ra nó Điều đó thể hiện
Trang 6rõ nét nhất trong các xã hội có giai cấp đối kháng, nhà nước, quân đội, cảnh sát,giáo hội … đều hướng vào việc bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng của xã hộinhằm mục đích thống trị, bóc lột quần chúng lao động.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng rất to lớn Song hiệulực phát huy được cao hay thấp còn tuỳ thuộc ở vai trò năng động của kiến trúcthượng tầng và sự tác động đó cùng chiều với sự vận động của quy luật kinh tế haykhông Nếu chủ trương, chính sách, cơ chế, bộ máy phản ánh đúng quy luật kinh tế,thực trạng kinh tế, nhu cầu kinh tế, thì kiến trúc thượng tầng có tác dụng thúc đẩy kinh
tế phát triển Ngược lại, nếu chủ trương, chính sách, cơ chế, bộ máy không phù hợpvới cơ sở hạ tầng thì sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí cả khủnghoảng chính trị xã hội rất nghiêm trọng Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầngcòn thể hiện: kiến trúc thượng tầng đấu tranh khắc phục tàn dư cơ sở hạ tầng cũ và ngănchặn sự nảy sinh cơ sở hạ tầng mới Khi xã hội có mâu thuẫn gay gắt, một số bộ phậncủa kiến trúc thượng tầng mới ra đời có vai trò hướng dẫn đấu tranh để xoá bỏ cơ sở hạtầng lỗi thời, lạc hậu
Vai trò tác động trở lại của các bộ phận kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầngkhông ngang bằng nhau, trong đó vai trò của kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp quyền là tolớn nhất, vì nó phản ánh trực tiếp cơ sở kinh tế, là biểu hiện tập trung của kinh tế
Từ lý luận về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, có thể rút
ra kết luận: kinh tế quyết định chính trị và chính trị có vai trò to lớn tác động trở lại sự
phát triển kinh tế Trong đó kinh tế là tính thứ nhất, chính trị là tính thứ hai, là cái
phản ánh của kinh tế Các quan hệ kinh tế và cơ cấu kinh tế là nền móng trên đó xâydựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị tương ứng Ngược lại, thượngtầng chính trị pháp lý cũng có tác động mạnh mẽ tới sự vận động và phát triển củakinh tế Nghiên cứu sự vận động và phát triển của xã hội loài người từ khi có giaicấp đến nay các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm sáng tỏ thực chấtmối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị thông qua việc đưa ra hai luận điểm
cơ bản: “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế’’ và “Chính trị không thể không
Trang 7chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế’’ 5 Từ hai luận điểm này có thể thấy rõ mối
quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị
Thứ nhất, kinh tế quyết định chính trị, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh
tế Có nghĩa là so với kinh tế, chính trị là sự phản ánh, là tính thứ hai, không có những
quan hệ chính trị và quy luật chính trị độc lập tuyệt đối với các quan hệ và quy luậtkinh tế Kinh tế là gốc của chính trị, chính trị do kinh tế quyết định và là sự biểu hiệntập trung của kinh tế, nó phản ánh nền kinh tế
Chính trị là biểu hiện của kinh tế, song nó không chỉ là gương soi phảnánh nguyên xi sự phát triển của nền kinh tế, mà là biểu hiện “tập trung” củanền kinh tế Quá trình phản ánh những yêu cầu của kinh tế, chính trị đã loại
bỏ tất cả những gì có tính chất ngẫu nhiên, không ổn định của kinh tế nó phảnánh vào cái bản chất nhất của đời sống kinh tế Thực chất các quan hệ giaicấp, đấu tranh giai cấp, quan hệ chính trị chỉ là sự phản ánh các quan hệ lợiích kinh tế, các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế, đấu tranh giai cấp là đấutranh về lợi ích kinh tế
Thứ hai, chính trị có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại kinh tế Trong khi khẳng định vai trò quyết định, tính thứ nhất của kinh tế đối với
chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự tácđộng trở lại của chính trị đối với kinh tế Ph Ăngghen viết: “Sự phát triển củachính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, đều dựa trên cơ sở kinh
tế Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinhtế”6 Nói về vai trò của chính trị với kinh tế V.I Lênin đã khái quát và nhấn mạnh:
“Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế” Điều đó có nghĩa
là: để tổ chức và xây dựng một trật tự xã hội mới, một nền kinh tế mới thì trước hếtphải tiến hành cách mạng chính trị, phải nắm trước quyền lực chính trị Bởi vì, sựvận động của kinh tế chịu sự tác động của chính trị, của quyền lực chính trị, quyềnlực chính trị là công cụ mạnh mẽ nhất để bảo vệ chế độ xã hội Sự thống trị về
5 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977 tr.349.
6 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 39, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.271.
Trang 8chính trị của một giai cấp nhất định là điều kiện đảm bảo cho giai cấp thực hiệnđược sự thống trị về kinh tế Giai cấp nào cầm quyền cũng hướng kinh tế phát triểntheo lập trường chính trị của giai cấp đó nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xãhội Do vậy, để phát triển kinh tế cần quan tâm đến chính trị đặc biệt là định hướngchính trị của Đảng cầm quyền và bộ máy Nhà nước.
Như vậy, chính trị đóng vai trò lãnh đạo định hướng và tạo môi trường chínhtrị - xã hội ổn định đáp ứng những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế Hơnnữa, chính trị còn tham gia vào việc quản lý nền kinh tế, tạo môi trường xã hội, giảiphóng sức sản xuất, kiểm soát những vấn đề cơ bản, then chốt của nền kinh tế, điềuchỉnh cơ cấu kinh tế, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế đúng định hướng Sự tác động của chính trị đối vớikinh tế có thể theo những hướng khác nhau Thúc đẩy hoặc kìm hãm hoặc vừa thúcđẩy mặt này vừa kìm hãm mặt kia Chính trị có thể thay đổi cơ sở kinh tế ở chừngmực nhất định
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị còn là quan hệ cơ bản, có ý nghĩa quyết định,chi phối các mối quan hệ xã hội khác Vì vậy, đòi hỏi trong xử lý những vấn đề cụthể, phải chủ động, sáng tạo, tránh tuyệt đối hóa hoặc đồng nhất kinh tế với chính trị.Tuyệt đối hóa kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng phát triển kinh tế tự phát vô chính phủ tậptrung tăng trưởng kinh tế bằng mọi cách, hy sinh các mặt khác tuyệt đối hóa chính trịtrong phát triển sẽ làm cho kinh tế bị can thiệp, áp đặt một cách duy ý chí, không theonhững quy luật khách quan Đồng nhất chính trị với kinh tế sẽ làm cho chính trị trở lêncứng nhắc, giáo điều Mắc phải một trong những khuynh hướng trên đều ảnh hưởngtiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung
Tóm lại, kinh tế và chính trị là hai mặt cơ bản nhất của đời sống xã hội.
Chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, tạo điều kiện thúc đẩy lẫnnhau cùng tồn tại và phát triển, tác động tới mọi lĩnh vực khác của đời sống xãhội Trong mối quan hệ đó, xét cho cùng kinh tế là yếu tố quyết định chính trị,song chính trị không phải là yếu tố thụ động, nó có tính độc lập tương đối và
Trang 9tác động trở lại kinh tế Mọi thay đổi, biến động của kinh tế đều tác động đếnchính trị và ngược lại, mọi sự biến động của chính trị đều ảnh hưởng đến quátrình phát triển kinh tế Cơ sở lý luận khoa học của mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị là quan điểm DVLS của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Việc nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữkinh tế và chính trị trong thực tiễn đúng hay sai có ý nghĩa quyết định đến sựhưng vong của nền kinh tế và chế độ chính trị xã hội của đất nước
2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
2.1 Quá trình nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của Đảng ta trong 25 năm đổi mới đất nước (1986 -2011).
Trước vô vàn những khó khăn, thách thức, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật,đánh giá đúng sự thật, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diệnđất nước Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ đổi mới tư duy chính trị của Đảngtrong nhận thức, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH, từ đó tìm kiếm,xác định mô hình phát triển đất nước phù hợp với điều kiện lịch sử nước ta Nhờ đổimới tư duy lý luận - chính trị, chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn con đường đi lênCNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị củaquan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng kế thừa, tiếp thunhững thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là khoa học vàcông nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại; xácđịnh nước ta tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ gián tiếp, lâu dài, với nhiều chặngđường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ
Đại hội VI đã chỉ rõ: “Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lênCNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường và
Trang 10do tư tưởng chỉ đạo chủ quan nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết”7.Đảng ta nhận thấy, chủ nghĩa xã hội không loại trừ, không đối lập với kinh tế thịtrường, trái lại cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường, tận dụng những ưu thếcủa nó để phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, bắc nhữngnhịp cầu trung gian để đến CNXH Có thể nói, Đại hội VI đặc biệt là Hội nghịTrung ương 6 (khoá VI), Đảng đã có bước phát triển quan trọng trong nhận thức,coi “chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài”.Chính sách này cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kỹthuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thácmọi khả năng của các thành phần kinh tế Đó là “sự vận dụng quan điểm của Lênincoi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”
Nhờ sự đổi mới này, nền kinh tế của chúng ta đã chuyển từ cơ chế quản lýkinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường Điểmnổi bật là chúng ta đã từng bước xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấphình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng XHCN Cơ chế thị trường đòi hỏi sự thừa nhận cạnh tranh lành mạnh,thúc đẩy phát triển sản xuất nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự chênh lệch thu nhập,phân hoá giàu nghèo Đây chính là mặt trái của nó mang đến, đòi hỏi Nhà nước phải
có sự quản lý theo định hướng XHCN nhằm giữ cho nền kinh tế không bị chệchhướng khỏi con đường xây dựng CNXH mà chúng ta đã lựa chọn
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta đã khẳng định: “Về quan
hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung làm tốt đổi mới kinh tế,đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu
xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, coi đó là điều quantrọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị Đồng thời với đổi mớikinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động hệ thống chínhtrị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên
Trang 11các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Vì chính trị đụng chạm đến các mốiquan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội nên việc đổi mới trong hệthống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc,không cho phép gây mất ổn định chính trị dẫn đến sự rối loạn Nhưng không vì vậy
mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán
bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân bởi đó là điều kiện
để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ”8
Như vậy, Đảng đã nhận thức được rằng, nếu vội vàng đẩy nhanh đổi mớichính trị khi chưa chuẩn bị đầy đủ các tiền đề cần thiết sẽ dẫn đến sai lầm và phảitrả giá rất đắt, thậm chí không cứu vãn được Ngược lại nếu chậm chễ trong đổimới chính trị và hệ thống chính trị, nhất là trong tổ chức bộ máy và cán bộ, tronggiải quyết mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân sẽ khôngtạo được điều kiện tiên quyết và môi trường thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hộiphát triển và thực hiện dân chủ
Điều đó cho thấy, Đảng ta đã không tách rời đổi mới kinh tế với đổi mới chínhtrị, mà gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị Đảng đã khẳng định rằng phải tậptrung sức làm tốt đổi mới kinh tế và đồng thời với đổi mới kinh tế phải tiến hành từngbước đổi mới chính trị, nhưng phải thận trọng, không gây mất ổn định về chính trị
Tư tưởng trên đã được tiếp tục phát triển một cách rõ ràng hơn ở Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta Khi tổng kết các bài học của 10 năm đổimới, Đảng ta đã khẳng định phải “kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế vớiđổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mớichính trị”9 Đây là một cách khái quát khoa học, phù hợp với lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin vừa phù hợp với thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta
Trong khi đề ra đổi mới chính trị, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định chínhtrị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Điều này tưởng như là mộtnghịch lý nhưng lại hoàn toàn có lý và khoa học Đây là điểm nổi bật của công
8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.54.
9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr.71
Trang 12cuộc đổi mới ở Việt Nam (luôn lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề, điềukiện tiên quyết) Trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổimới chính trị, đòi hỏi Đảng phải tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa ổn định,
đổi mới và phát triển Đổi mới nhưng phải giữ được ổn định chính trị - xã hội, bảo
đảm an ninh, quốc phòng Có giữ được ổn định chính trị thì mới có điều kiện đổimới kinh tế Đổi mới phải tiến hành “từ trên xuống” và “từ dưới lên”, có nhữngbước đi chủ động, vững chắc
Đến Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh nguyên tắc: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ,
có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp Đổi mới tất cả các mặt củađời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp;bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế làtrung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thầncủa xã hội Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừngđổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”10 Đây là một thành tựu hết sứccăn bản của công cuộc đổi mới mà ý nghĩa sâu xa của nó chính là việc tôn trọngkhách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất Qua đó mở đường giải phóng mọi tiềm năng xã hội, giải phóng sứcsản xuất mà nhân tố con người là quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất Ngườilao động làm chủ, được thúc đẩy bởi quy luật lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân củangười lao động là động lực trực tiếp và là cơ sở để thực hiện và phát triển của tậpthể và toàn xã hội
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) nhấn mạnh: “Đổi mới đồng bộ,phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Kiên trì và quyết liệt thực hiện
đổi mới Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp,trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷcương để thúc đẩy đổi mới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ,