Trên thế giới hiện nay vấn đề dân tộc đang hết sức nóng bỏng và diễn biến phức tạp, mang tính thời sự sâu sắc, là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bất ổn ở một số nước và khu vực. Các thế lực phản động quốc tế đã và đang triệt để lợi dụng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tộc người kích động chia rẽ, ly khai dẫn tới nhiều cuộc xung đột đẫm máu mang màu sắc dân tộc cực đoan ở một số quốc gia trên thế giới. Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết; ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về giải quyết mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc.
Trang 1VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VỀ QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT TRONG GIẢI QUYẾT CÁC
MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trên thế giới hiện nay vấn đề dân tộc đang hết sức nóng bỏng và diễn biếnphức tạp, mang tính thời sự sâu sắc, là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bất
ổn ở một số nước và khu vực Các thế lực phản động quốc tế đã và đang triệt để lợidụng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tộc người kích động chia rẽ, lykhai dẫn tới nhiều cuộc xung đột đẫm máu mang màu sắc dân tộc cực đoan ở một
số quốc gia trên thế giới Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết; ngay từ đầu, Đảng ta và Chủtịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về giảiquyết mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa cácdân tộc Có thể khẳng định chính sách giải quyết các mối quan hệ dân tộc của Đảng
-ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ Tuynhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, vấn đề dân tộc của Đảng luôn được bổsung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước
1 Quan điểm Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết
Ngay từ những tác phẩm đầu tay “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” và
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" các nhà kinh điển C.Mác và Ph.Ănghen đã khẳng
định nguyên lý về vấn đề dân tộc Các ông cho rằng các dân tộc gắn chặt với nhautheo nguyên tắc liên minh sẽ nhất thiết phải hòa hợp với nhau và do đó sẽ mất đi bởi
sự gắn bó đó, cũng giống như các đẳng cấp và giai cấp khác nhau bị mất đi bởi việcxóa bỏ nền tảng của nó là chế độ sở hữu tư nhân Trên cơ sở đó, các ông đã khẳng
định: “Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.”[7, tr.592-593]
Trang 2Kế thừa quan điểm của C.Mác, Ph.Ănghen, tổng kết thực tiễn chủ nghĩa tưbản giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong xây dựng Cương lĩnh dân tộc
cho giai cấp công nhân quốc tế, V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc được quyền tự quyết; liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại; đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới
và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân.”[9, tr.375]
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, cách mạng thế giới phải đi vòng
do sự thất bại của cải tổ ở Đông Âu và Liên xô cách đây một phần tư thế kỷ.Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về quyền dân tộc tự quyết vẫn là cơ sở lý luận để nhận thức đúng và giải quyết tốtvấn đề dân tộc trong bối cảnh thực tế hiện nay Song, thực tiễn cũng khẳng địnhvấn đề dân tộc luôn mang tính chất nhạy cảm, diễn biến phức tạp, phát triển đadạng, phong phú đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo, phù hợp thực tiễn của mỗiquốc gia, dân tộc cụ thể thì mới mang lại hiệu quả thiết thực
Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về quyền dân tộc tự quyết là gì? Lênin viết: “ bằng cách phân tích các điều kiện lịch sử - kinh tế của các phong trào dân tộc, thì chúng ta không thể không đi đến kết luận rằng: quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là quyền phân lập về mặt nhà nước của các dân tộc đó ra khỏi tập thể các dân tộc khác, có nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc độc lập”[9, tr 225] Quyền dân tộc tự quyết là quyền quyết định
về chính trị của các quốc gia, dân tộc Đó là quyền quyết định vận mệnh chính trị,đường hướng phát triển của các dân tộc Song, khi nói đến quyền dân tộc tự quyếtphải đặt vấn đề một cách cụ thể về mặt lịch sử, Lênin luôn nhấn mạnh rằng: Lýluận mácxít tuyệt đối đòi hỏi chúng ta khi phân tích bất cứ vấn đề xã hội nào, phảiđặt nó trong một bối cảnh lịch sử nhất định, phải chú trọng đến những đặc điểm cụthể, phân biệt nước ấy với các nước khác trong phạm vi cùng một thời đại lịch sử.Theo Lênin, khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển làm cho các dân tộc đã hoàn toàn bị
Trang 3lôi cuốn vào chu chuyển thương mại ngày càng gần gũi nhau và quyện vào nhaunên đã đưa lên hàng đầu sự đối kháng giữa tư bản hợp nhất trên phạm vi quốc tế,với phong trào công nhân quốc tế Đương nhiên, giữa các nước còn có sự khácnhau về tốc độ của sự phát triển dân tộc về thành phần dân tộc trong dân cư; về sựphân bố dân cư Trong điều kiện ấy, không thể nói đến việc khởi thảo Cương lĩnhdân tộc của những người mácxít ở một nước nhất định nếu không tính đến tất cảnhững điều kiện lịch sử chung và những điều kiện quốc gia cụ thể Trong khi thừanhận sự bình đẳng về quyền lợi và quyền bình đẳng trong việc thành lập các quốcgia dân tộc, giai cấp vô sản coi trọng và đặt sự liên hợp của những người vô sản tất
cả các dân tộc lên trên hết, phải đứng trên phương diện đấu tranh giai cấp của côngnhân mà đánh giá mọi yêu sách dân tộc, mọi sự phân lập có tính dân tộc
Trong vấn đề thực hiện quyền dân tộc tự quyết khi mà chủ nghĩa đế quốcđang áp đặt sự nô dịch của nó đối với các dân tộc thuộc địa, theo Lênin về nguyêntắc phải phân biệt hai xu hướng:
-Xu hướng thứ nhất là: chừng nào mà giai cấp tư sản của dân tộc bị áp bức
đấu tranh chống lại dân tộc đi áp bức, thì chừng ấy chúng ta luôn ủng hộ họ trongmọi trường hợp mà ủng hộ cương quyết hơn ai hết, vì chúng ta là kẻ thù dũng cảmnhất và triệt để nhất của sự áp bức
-Xu hướng thứ hai: chừng nào mà giai cấp tư sản của dân tộc bị áp bức ủng
hộ chủ nghĩa dân tộc tư sản của riêng họ, thì chừng ấy chúng ta phản đối Đấutranh chống những đặc quyền và những hành vi bạo lực của dân tộc đi áp bức;không mảy may dung thứ dân tộc bị áp bức mưu tìm những đặc quyền
Trong vấn đề dân tộc, đó là chính sách thực tiễn duy nhất, chính sách nguyêntắc, chính sách thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho dân chủ, cho sự liên hợp nhữngngười vô sản Phải đứng trên quan điểm gạt bỏ mọi bất bình đẳng, mọi đặc quyền,mọi tính bản vị mà đánh giá mỗi vấn đề cụ thể có liên quan đến sự phân lập Chỉkhi nào các dân tộc bị áp bức đấu tranh tự thoát khỏi sự nô dịch dân tộc do chủ
Trang 4nghĩa đế quốc áp đặt, khi ấy họ mới giành được quyền tự do, có được quyền tựquyết, trên cơ sở đó họ mới phát triển độc lập và tự do liên minh với các quốc giadân tộc khác theo xu thế phát triển chung của thời đại Cùng với việc thừa nhậnquyền bình đẳng dân tộc là quyền cơ bản, các dân tộc bị áp bức có quyền tự dophân lập, thành lập quốc gia độc lập, không phụ thuộc vào chính sách nô dịch củacác nước đế quốc được coi là một nội dung quan trọng nhất của vấn đề dân tộctrong thời đại đế quốc chủ nghĩa Theo Lênin trong điều kiện đó, thừa nhận quyền
tự do phân lập của các dân tộc bị áp bức, là thừa nhận quyền dân tộc tự quyết Thái
độ đúng đắn nhất của những người Cộng sản quốc tế là ủng hộ các phong trào đấutranh của các dân tộc bị áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộcthuộc địa và phụ thuộc khỏi sự nô dịch thống trị của các dân tộc đi áp bức họ
Trên quan điểm đó, khi lãnh đạo quốc tế cộng sản, Lênin đã gắn kết vấn đềdân tộc và vấn đề thuộc địa, gắn kết cách mạng xã hội chủ nghĩa với cách mạnggiải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa thành một trào lưu cách mạng chungnhằm chống lại chính sách nô dịch dân tộc của chủ nghĩa đế quốc Chính điều đó
đã đưa đến những thành quả vĩ đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộctrong thế kỷ XX Theo Lênin, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, cùng với sự hìnhthành hệ thống thuộc địa là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền thì vấn
đề đoàn kết giai cấp công nhân, liên hợp giai cấp công nhân toàn thế giới và liênhợp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa là sựnghiệp cách mạng chung, nhằm mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức và giaicấp công nhân trên toàn thế giới Thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấpcông nhân gắn liền với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa Phong trào giảiphóng các dân tộc thuộc địa thuộc phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, Cươnglĩnh dân tộc của giai cấp công nhân cần đặt vấn đề dân tộc tự quyết trở thành mộtnội dung quan trọng trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong điều kiện
đó, Lênin cho rằng, giai cấp công nhân công nhận quyền dân tộc tự quyết thì phảiđồng thời thực hiện và thừa nhận quyền tự do phân lập và quyền tự do liên minh
Trang 5Quyền tự do phân lập là tiền đề để thực hiện quyền tự do liên minh Chỉ khi nàocác dân tộc bị áp bức đấu tranh tự giải phóng mình khỏi sự áp bức, nô dịch của chủnghĩa để quốc, thoát khỏi tình trạng thuộc địa, bị chủ nghĩa đế quốc thống trị, khi
ấy, các dân tộc mới có thể thực hiện được quyền tự do liên minh Chỉ khi nào cácdân tộc thuộc địa giành được quyền độc lập dân tộc, khi ấy mới có quyền liên minh
tự nguyện với các dân tộc khác trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng giữa các dân tộc;giữa các quốc gia dân tộc, loại trừ mọi đặc quyền và khắc phục được chủ nghĩa Sôvanh dân tộc (dân tộc lớn) và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi - những đặc trưng củachính sách dân tộc tư sản - Lập trường dân tộc tư sản
Sau cách mạng Tháng Mười Nga (1917), giai cấp công nhân Nga đã giànhđược chính quyền, một bộ phận giai cấp công nhân quốc tế đã trở thành giai cấplãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở một nước là nước Nga
xô viết, Lênin đặt vấn đề về quyền dân tộc tự quyết trong điều kiện đó một cách cụthể và đi vào những vấn đề chi tiết về thái độ cũng như cương lĩnh của nhữngngười cộng sản Nga và quốc tế Cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên phát triểnmới, kỷ nguyên quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toànthế giới Trong cả tiến trình lịch sử quá độ đó, giai cấp công nhân luôn luôn đứng ở
vị trí trung tâm, là giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng, là chủ thể thực hiệncương lĩnh cách mạng, cương lĩnh dân tộc; đồng thời là lực lượng cách mạng mạnh
mẽ nhất, được coi là động lực cơ bản và chủ yếu nhất của cách mạng và là lựclượng nòng cốt của phong trào cộng sản trong các dân tộc Thực hiện gắn kết cáchmạng xã hội chủ nghĩa với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trong kỷnguyên mới, vấn đề dân tộc tự quyết trên nguyên tắc cơ bản các dân tộc hoàn toànbình đẳng được Lênin nhấn mạnh rõ ràng hơn Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốctiếp tục áp đặt sự nô dịch dân tộc đối với toàn bộ hệ thống thuộc địa của nó, Cươnglĩnh dân tộc của giai cấp công nhân quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục ủng hộ phong tràogiải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức - các dân tộc thuộc địa Đối với ĐảngCộng sản Nga (B) và những người cộng sản Nga, cùng với việc thừa nhận quyền
Trang 6dân tộc tự quyết trên nguyên tắc của phong trào cộng sản quốc tế, với tư cách làgiai cấp công nhân đã giành được chính quyền, cần có quan điểm lịch sử cụ thể,vận dụng cương lĩnh dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc thuộc Nga thực hiệnđược quyền dân tộc tự quyết một cách vững chắc nhất.
Căn cứ tình hình thực tế của cách mạng Nga và thế giới lúc đó, Lênin đã cụthể hóa việc vận dụng cương lĩnh để thực hiện quyền dân tộc tự quyết trên một sốphương diện chính:
-Đảng Cộng sản Nga (B) cần tạo điều kiện để các dân tộc bảo tồn, phát huynhững truyền thống dân tộc vốn có của mình
-Đảng Cộng sản Nga (B) cần tạo điều kiện, giúp đỡ các dân tộc thuộc Ngaxây dựng và từng bước phát triển đội ngũ tri thức dân tộc vững mạnh - đó là lựclượng chủ yếu quyết định thực hiện quyền dân tộc tự quyết vững chắc nhất
- Đảng Cộng sản Nga (B) cần tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc xích lạigần nhau, phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ, mạnh mẽ, hội nhập vớiphong trào cách mạng chung - xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Xét về tâm lý dân tộc, Lênin đặc biệt chú ý đến một vấn đề nhạy cảm, đó làcác dân tộc bị áp bức lâu đời, họ sẽ có một tâm lý mặc cảm, định kiến nặng nề đốivới dân tộc đã từng áp bức họ Trong điều kiện đó, thái độ đúng đắn nhất củanhững người cộng sản Nga là phải thấu hiểu rõ mặc cảm đó, tự mình khắc phụcmặc cảm, chủ động đến với đồng bào các dân tộc, giúp đỡ họ khắc phục mặc cảm,vượt qua định kiến để từng bước thực hiện Cương lĩnh trên nguyên tắc hoàn toànbình đẳng, trên cơ sở đó thực hiện quyền dân tộc tự quyết
- Để xây dựng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên xô), Lêninchủ trương xây dựng Liên bang các nước cộng hòa xô viết Châu Á và Châu Âubình đẳng; để không một dân tộc nào tham gia Liên bang cảm thấy bất bình đẳngthì cần thiết phải xây dựng cơ cấu cán bộ dân tộc hợp lý trong hệ thống chính trịcủa Liên bang
Thực tiễn cho thấy, những nội dung về quyền dân tộc tự quyết được Lênin cụ
Trang 7thể hóa trên đây đã được Đảng Cộng sản Liên xô thực hiện cơ bản thành côngtrong gần một thế kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xô, một số thànhtựu của nó đến nay đã trở thành di sản vô giá đối với dân tộc Nga cũng như cácnước trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Tuy nhiên cũng có một số nộidung chưa được thực hiện nhất quán trên một số địa bàn cụ thể, đến nay bị các thếlực đối lập với chủ nghĩa xã hội lợi dụng để phát động xuyên tạc thành nhữngphong trào cực đoan, ly khai.
2 Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong giải quyết các quan
hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay
* Những vấn đề có tính nguyên tắc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay
Nhận thức đúng quan điểm Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết, vận dụngsáng tạo và phát triển trong điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam, ngay từ nhữngngày đầu đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã
khẳng định: Cách mạng Việt Nam nhất định phải thực hiện trong quỹ đạo cách mạng vô sản Trong kỷ nguyên cách mạng vô sản, con đường cách mạng Việt Nam
tất yếu phải thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản, phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội
Với tư tưởng đó, vấn đề quyền dân tộc tự quyết đã được chủ tịch Hồ Chí Minhvận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam để xây dựng cương lĩnh cách mạng choĐảng Cộng sản Việt Nam Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõnguyên tắc cơ bản cho chính sách dân tộc là:
- Thực hiện bình đẳng dân tộc
- Thực hiện đoàn kết dân tộc
-Thực hiện tương trợ, giúp đỡ giữa các dân tộc
Trang 8Trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo nội dung bình đẳng dân tộc trongcưỡng lĩnh dân tộc của Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cần phát huy tối
đa truyền thống đoàn kết dân tộc và truyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau trongquan hệ giữa các dân tộc Việt Nam Đây là hai truyền thống quý báu, được đúc kết
và tôi luyện qua thực tiễn đấu tranh hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nướccủa cộng đồng dân tộc Việt Nam Giải quyết mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam theođúng nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển sẽlàm cho cộng đồng dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc thành viên tạo thành mộtkhối vững chắc, phát triển ngày càng hùng mạnh, phát huy tối đa nội lưc, đem sức
ta mà giải phóng cho ta; trên cơ sở đó phát huy sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp vớisức mạnh thời đại, chủ động hội nhập quốc tế một cách tích cực Nguyên tắc đóđược quán triệt, thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cáchmạng Việt Nam trong 86 năm qua Đó là một trong những nguyên nhân quan trọngđưa đến sự thành công của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945; chiến thắngĐiện Biên Phủ trấn động năm Châu và thành công có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp
30 năm đổi mới, hội nhập quốc tế của dân tộc Việt Nam hiện nay
Giải quyết quan hệ dân tộc là sử dụng các nguyên tắc, cách thức xử lý các mốiquan hệ giữa các dân tộc quốc gia, giữa quốc gia với các tộc người, giữa các tộcngười và nội bộ từng tộc người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp vớinhững điều kiện lịch sử cụ thể nhất định Giải quyết quan hệ dân tộc ở nước nào,giai đoạn lịch sử nào cũng hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp được thể hiệntrên nhiều lĩnh vực, trồng chéo, đan xen giữa kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa,lãnh thổ, tôn giáo, chủng tộc rất nhạy cảm nên dễ bị lợi dụng và dễ dẫn đến nhữngmâu thuẫn, xung đột giữa các tộc người, các quốc gia Vì thế, giải quyết quan hệdân tộc là yêu cầu chung để ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển của từng tộcngười, từng quốc gia và của cả nhân loại
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc Bởi vậy, ngay từ
Trang 9khi mới thành lập Đảng và Nhà nước ta đã xác định giải quyết vấn đề dân tộc lànhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Vận dụng sáng tạo quan điểm củachủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào hoàn cảnh
cụ thể của nước ta, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn đề rachính sách để giải quyết quan hệ dân tộc đúng đắn, phù hợp, thể hiện tập trung
nguyên tắc “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển” trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
Giải quyết quan hệ dân tộc đã được Đảng ta đề ra ngay từ cương lĩnh đầu tiên,tiếp tục được hoàn thiện và cụ thể hoá trong Nghị quyết của các đại hội Đại biểutoàn quốc, với những nội dung phong phú phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.Sau khi miền Bắc giải phóng, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạnmới, cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam Trong Báo cáosửa đổi Hiến pháp 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Nước ViệtNam là nước thống nhất gồm nhiều dân tộc, các dân tộc trên đất nước ViệtNam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Chính sách dân tộc của chúng tanhằm thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa
Bước vào thời kì đổi mới, các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,
Trang 10VII, VIII, IX tiếp tục khẳng định tầm quan trọng chiến lược của vấn đề dân tộc.Đặc biệt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trên cơ sở tổng kết 15 năm đổi mới và
kế thừa chủ trương, quan điểm của các kỳ đại hội trước, Đảng khẳng định: “Vấn
đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng Thực hiện tốt chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển”[3, tr78.] Tại Hội nghị Trung ương bảy khoá IX, trên cơ sở nhận định sâu
sắc tình hình trong nước và thế giới cũng như tầm quan trọng của giải quyết quan
hệ dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng nhấn mạnh: Pháttriển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địabàn miền núi và dân tộc; tăng cường tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề xãhội; thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển bồi dưỡng nguồn nhânlực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; gìn giữ và phát huy giá trị
và bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triểnchung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất
Cương lĩnh năm 2011 chỉ rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.”[4, tr 81] Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp Chống