ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phòng ĐTSĐH – KHCN&QHĐN Bài thu hoạch cuối kỳ: TRIẾT HỌC Đề tài: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ BẢN CHẤT
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Phòng ĐTSĐH – KHCN&QHĐN
Bài thu hoạch cuối kỳ:
TRIẾT HỌC
Đề tài:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC
MÁC – LÊ NIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
ĐỂ PHÂN TÍCH TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa Học viên: Phạm Thế Sơn MSHV: CH1301033
TP HỒ CHÍ MINH – 8/2014
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 1
Phương pháp nghiên cứu 2
Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 3
1.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội 3
1.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mới quan hệ xã hội 3
1.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử 4
CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO HỌC THUYẾT MÁC – LÊ NIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 5
2.1 Vai Trò của Khoa Học và Công Nghệ 5
2.2 Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê nin về bản chất của con người trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 6
CHƯƠNG III: HẠN CHẾ CỦA VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP 9
3.1 Hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ 9
3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa cho đến ngày nay, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn đề con người có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của Thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của mọi thời đại bao gồm cả phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu
Với quan điểm như vậy, Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch
sử, của tiến bộ xã hội Đặc biệt là khi xã hội loài người phát triển đến trình độ nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người đặc biệt quan trọng, vì con người tạo
ra trí thức mới, chứa đựng những tri thức mới1 Đối với một quốc gia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội thì nhân tố con người luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển Để làm được như vậy thì một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu đó là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao kỹ thuật, công nghệ, và trong đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
Chính vì những lí do về mặt lí luận và thực tiển trên, trong khuôn khổ bài báo cáo này sẽ trình bày một khía cạnh đó là : “Vận dụng quan điểm Triết học Mác – Lê nin về bản chất của con người để phân tích tâm quan trọng của nhân tố con người trong Chiếc lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020”
Mục đích nghiên cứu
Đối với cá nhân thực hiện đề tài:
Củng cố những kiến thức Triết học từ thời đại học và năng cao khả năng phân tích, vận dụng Triết học vào thực tiễn ở bậc sau đại học
Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học và trình bài kết quả nghiên cứu
1
Văn Đình Tuấn, 2011, Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta, Trang thông tin điện tử
Trường Chính trị Nghệ An, 8/2014
Trang 4Đối với nội dung đề tài:
Khái quát những quan điểm về vấn đề con người được nêu lên trong Triết học Mác – Lê nin
Phân tích nhân tố con người trong Chiếc lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Phương pháp luận đề: Từ việc nghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người Cùng với việc xem xét những chỉ đạo trong Chiếc lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 của Đảng và Chính phủ ta Bài báo cáo đã phân tích, luận bàn về vai trò, vị trí của con người trong Chiếc lược phát triển khoa học và công nghệ
Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở những quan điểm của Triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người, tác giả đã vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu vai trò của nhân tố con người những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin trong Chiếc lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 Từ đó vận dụng những những quan điểm Triết học Mác – Lê nin đưa ra những bất cập trong tình hình xây dựng con người Việt Nam hiện nay
Bố cục đề tài
Để tài gồm có 3 nội dung chính:
Quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người
Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê nin về bản chất của con người trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 - 2020
Hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 và giải pháp
Trang 5CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
I.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, Mác với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã phân biệt rõ hai mặt sinh vật và xã hội thống nhất trong con người hiện thực
Tiền đề vật chất quy định sự tồn tại đầu tiên của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài Con người là một bộ phận của tự nhiên
Con người là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa hơn so với động vật Chính quá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tính sinh học trong đời sống con người Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh vật
Đặc trưng quy định sự khác biệt của con người với thế giới loài vật là mặt
xã hội Con người trong quá trình tồn tại không chỉ tác động vào tự nhiên, làm biến đổi thế giới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất người, làm cho con người khác với con vật Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ tư duy; xác lập quan hệ xã hội Chính vì vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội
I.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mới quan hệ xã hội
Theo C.Mác con người là một động vật có tính chất xã hội với tất cả các nội dung văn hóa, lịch sử của nó Đây là điểm xuất phát để nghiên cứu con người của triết học mác-xít
Trang 6Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” 2
Rõ ràng, con người là con người hiện thực, sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể, trong một thời đại xác định Thông qua các quan hệ xã hội con người bộc lộ bản chất xã hội của mình
Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con người, nhưng không có nghĩa là triết học Mác-Lênin coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người Ở đây, con người với tư cách là sản phẩm của tự nhiên, mặt khác con người là một thực thể xã hội Sự tác động qua lại giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất con người
I.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Nhưng, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội C.Mác đã khẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người
là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”3
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn
bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực
và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người… Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người
2 C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập Tập 3 (1845-1847) Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 1995 Bản điện
tử: http://www.cpv.org.vn
3 C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập Tập 3 (1845-1847) Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 1995 Bản điện
tử: http://www.cpv.org.vn
Trang 7CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO HỌC THUYẾT MÁC –
LÊ NIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
II.1 Vai Trò của Khoa Học và Công Nghệ
Khoa học - công nghệ (KH-CN) là động lực để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì vai trò của KH-CN ngày càng quan trọng
Qua nghiên cứu vai trò cụ thể của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế, nhà kinh tế học P.A Samuelson và W.P Nordhaus đã dùng các phân tích của mình để tính toán phần đóng gọp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng kinh tế Hoa Ký từ 1900 đến 1984 và đã rút ra kết luận: nhân tố khoa học công nghệ giữ vai trò đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế 4
Yếu tố đóng góp Tăng % hàng năm % của tổng số
Đóng góp đầu vào
- Vốn
- Lao động
- Đất đai
1,1 0,5 0,5 0
34 15 19 0 Giáo dục và tiến bộ khoa học kỹ
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đã tạo ra thời cơ rất thuận lợi để các nước đang phát triển nhanh chóng thực hiện Công nghiệp hóa đất nước Nhiều nhà kinh tế cũng dự báo rằng, trong giai đoạn tới “tương lai sẽ phụ thuộc vào các quốc gia có tiềm năng ứng dụng” 5 Vì vậy, để nhanh chóng rút ngắn thời gian CNH – HĐH, các nước đang phát triển phải quan tâm và khai thác tốt những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, phát huy được lợi thế là nước đi sau Theo PGS TS Trương Văn Trương, trường ĐH Khoa học,
4 P.A Samuelson và W.P Nordhau, 1989, Kinh tế học tập II, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
5 Nguyễn Doãn Quan, , 2011, Công nghệ Nanô: Tiềm năng và thách thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 8.2014
Trang 8Đại học Huế nhận định : “KHNN & CNNN được coi là một bước ngoặc trong sự phát triển khoa học và công nghệ hàng đầu của thế kỷ 21 Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH thì việc tranh thủ thời cơ ứng dụng ngay ngành công nghệ kỳ diệu này vào sản xuất để đi tắt là một việc có ý nghĩa chiến lược Nếu không nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực này, chắc chắn khoảng cách giữa chúng ta với các nước trên thế giới sẽ ngày một xa hơn”6
Cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay đổi chiến lược kinh tế và chiến lược thị trường Sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao đã làm cho năng suất lao động được nâng lên vược bậc và thực sự hiệu quả hơn Vì vậy, các nước tư bản phát triển và các công ty xuyên quốc gia đều coi việc phát triển khoa học công nghệ với các ngành công nghệ cao là con bài trong cạnh trang chiếm lĩnh thị trường 7
Có thể nói, thực chất của CNH – HĐH của các nước đang phát triển chính
là sự vận dụng thành tựu khoa học công nghệ dựa trên những đổi mới công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp,
sử dụng lao động thủ công là chính, sang một hệ thống có năng suất cao, dựa trên những phương pháp công nghiệp, những công nghệ tiên tiến
II.2 Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê nin về bản chất của con người trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 - 2020
Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học công nghệ hiện đại C.Mác đã từng nói: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo nên của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã hao phí… Chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào bước tiến bộ của
kỹ thuật hay là việc sử dụng khoa học ấy vào sản xuất Đến một trình độ nào đó, tri thức xã hội phổ biến biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp”8 Nhận định này của C.Mác ngày càng được thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ và sản
6 Nguyễn Doãn Quan, , 2011, Công nghệ Nanô: Tiềm năng và thách thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 8.2014
7 Trương Khương, 2012, Vai trò của khoa học công nghệ trong tiến trình CNH-HĐH ở việt nam.
8 C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, Toàn tập, Tập 46, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.213 – 214.
Trang 9xuất chứng minh khoa học công nghệ hiện đại ngày càng đóng vai trò then chốt trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ quan điểm trên, Đảng và nhà nước Việt Nam coi phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững Điều này đã được khẳng định tại Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 Nghiên cứu
và ứng dụng khoa học và công nghệ là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế và đời sống xã hội, giải phóng sức sáng tạo của lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Điều đó có nghĩa, chủ trương coi “khoa học công nghệ là nền tảng, động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đảng ta là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác, lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội, thể hiện rõ ràng quan điểm “phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất” Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học và công nghệ
Khoa học đã trở thành yếu tố tri thức không thể thiếu được của người lao động, đã dần dần chiếm vị trí chủ đạo thay thế cho thói quen và kinh nghiệm thông thường Chính vì vậy, việc tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ
có đủ trình độ để quản lý nhà nước, tổ chức quản lý nền sản xuất và áp dụng được những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất là một công việc hết sức quan trọng và cấp thiết của chúng ta hiện nay
Để nhanh chóng đi tắt, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta sớm nhận thấy nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược này là con người với nguồn vốn tri thức khoa học, là phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế để tranh thủ vốn và công nghệ nước ngoài Rõ ràng chỉ vào một nền tảng con người, được trang bị tri thức khoa học chúng ta mới có thể chủ động tích cực hội nhập quốc tế, biến những năng lực
Trang 10khoa học công nghệ từ bên ngoài chuyển hóa thành năng lực nội sinh giúp chúng
ta tiến nhanh hơn nữa
Trong mục tiêu chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 có nói đến 2015, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dạt 9 – 10 người trên một vạn dân, đào tạo và sát hạch theo tiêu chuẩn quốc tế 5.000 kỹ sư đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước Người lao động phải có năng lực sáng tạo, có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; có khả năng thu thập và xử lý thông tin trong điều kiện bùng nổ thông tin, có sự nhạy bén, thích nghi và làm chủ khoa học kỹ thuật
Họ còn phải có năng lực tham gia hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp và
tổ chức thực hiện Muốn có được năng lực trên đây, người lao động nhất thiết phải có tri thức, kiến thức khoa học, vốn văn hóa và phải được đào tạo
Và trong phần giải pháp, chiến lược có nêu lên phương hướng thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học kỹ thuật Đây là con đường phát triển bền vững của đất nước, con đường phát triển nhắm tới mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển con người và xã hội Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ phát huy tối đa năng lực và được hưởng lợi ích xứng đáng từ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ
Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy, sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như tổ chức thực hiện, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Điều này càng khẳng định vai trò quyết định của nguồn lực con người, chủ thể trực tiếp thực hiện hiện toàn bố quá trình phát triển khoa học và công nghệ của nước ta