Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH (Trang 96)

- Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế (hoặc điều chỉnh thiết kế) được duyệt.

- Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

- Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.

- Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp nhận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.

- Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.

3.3.7.4. Quản lý công tác giải phóng mặt bằng.

- Công tác này được coi là rất quan trọng trong quá trình thi công, đặc biệt đối với các công trình có diện giải phóng mặt bằng rộng. Do vậy cần phải tuân thủ nghiêm túc Luật đất đai, các Nghị định, Thông tư của nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng như: Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/02/2004 của

Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Các văn bản hướng dẫn của địa phương: Quyết định số 157/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định đơn giá bồi thường cây trồng, thuỷ sản; Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 ban hành bảng đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng cho công tác bồi thường, GPMB; Quyết định số 155/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 về việc quy định giá loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2012. Ngoài ra trong quá trình giải phóng mặt bằng cần chú ý một số vấn đề sau:

- Xác định chính xác nguồn gốc đất; niêm yết diện tích thu hồi và phương án công khai đúng, đủ thời gian theo quy định;

- Giải quyết kịp thời các kiến nghị của người dân khi có đơn thư, không tránh né;

- Tổ chức cắm mốc chỉ giới ngay sau khi giải phóng mặt bằng; - Quản lý chặt chẽ mặt bằng đã giải phóng, chống lấn chiếm; - Tổ chức đối thoại thường xuyên với người dân;

- Huy động cả tổ chức chính trị tham gia...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu đề tài ” công tác quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh” đã thể hiện một số đóng góp sau:

- Tổng hợp và làm rõ khái niệm, nội dung về dự án xây dựng công trình và quản lý dự án xây dựng công trình. Các hoạt động trong quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình. Phân tích các đặc điểm của dự án xây dựng công trình ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Trên cơ sở các phân tích đó đã chỉ ra được sự cần thiết phải yêu cầu hoàn thiện quản lý chất lượng.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình quản lý chất lượng trong các dự án tại thành phố Bắc Ninh với những vấn đề tồn tại, bất cập về cơ cấu tổ chức, vốn đầu tư, các giai đoạn triển khai dự án (lập dự án, khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công) để thấy rõ những vấn đề cần kiến nghị giải quyết nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng công trình tại ban quản lý dự án Thành phố Bắc Ninh như: Giải pháp về cơ cấu tổ chức, giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn lập dự án, giải pháp nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát, giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu, giải pháp nâng cao chất lượng thi công, giải pháp nâng cao chất lượng trong giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, trong thời gian có hạn, cùng với năng lực bản thân còn hạn chế nên Luận văn còn nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là việc đánh giá các giải pháp còn mang tính chủ quan, chưa có tính thực hiện cụ thể. Rất mong được các Thầy, Cô giáo, các đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để Luận văn này cũng như bản thân có điều kiện được học hỏi và hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình để có thể vận dụng tốt hơn trong thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

2. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12;

4. Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

5. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

6. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004;

7. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định ;

8. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

9. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; 10. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý

chi phí đầu tư xây dựng công trình;

11. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

12. Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; 13. Thông tư số 03/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng

dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

14. Thông tư số 18/TT-BXD ngày 06/10/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn bổ sung một số phương pháp xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình;

15. Thông tư số 04/2010/TT-BXD 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

16. Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng;

17. Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 12/3/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

18. Nguyễn Văn Chọn – Giáo trình Kinh tế đầu tư xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng – 2003;

19. Nguyễn Văn Đáng – Giáo trình Quản lý dự án xây dựng – Nhà xuất bản Thống kê – 2003;

20. Đinh Tuấn Hải – Giáo trình Quản lý dự án xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng – 2008;

21. Nguyễn Xuân Hải – Giáo trình Quản lý dự án xây dựng nhìn từ góc độ Nhà nước, Nhà đầu tư, Nhà tư vấn, Nhà thầu – Nhà xuất bản xây dựng – 2002; 22. Trịnh Quốc Thắng – Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Nhà Xuất

bản Xây dựng – 2008;

23. Trịnh Quốc Thắng – Giáo trình Tư vấn dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng – 2009;

24. Bùi Ngọc Toàn – Giáo trình Quản lý dự án xây dựng – Nhà xuất bản Giao thông vận tải – 2008;

25. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (VIM) biên dịch - Quản lý dự án công trình xây dựng – Nhà xuất bản Lao động và Xã hội – 2007...

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w