Địa hình, địa chất, thuỷ văn:

Một phần của tài liệu Lựa chọn kết cấu áo đường hợp lý tỉnh Nghệ An (Trang 101 - 104)

- Đường xã: Toàn tỉnh có 3862 km đường xã, liên xã, nền đường rộng 3,5 m 6m; mặt đ

3.6.2 Địa hình, địa chất, thuỷ văn:

a/ Điều kiện địa hình: Địa hình Nghệ An tương đối đa dạng và phức tạp. Ở đây vừa có núi cao, núi trung bình, đồng bằng ven biển. Về đại thế, địa hình Nghệ An chủ yếu mang tính chất đồi núi thấp, với độ cao phần lớn từ 500m đến 1.000m. Đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ.

Đồi núi chiếm trên ¾ diện tích của tỉnh. Khu vực cao hơn cả là các dãy

núi Trường Sơn và Pu Hoạt. Dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam với các sông núi bị chia cắt phức tạp, có nhiều đỉnh cao trên 2000m. Dãy Pu Hoạt có mức độ chia cắt lớn, với mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Pu Hoạt cao 2.452m còn có nhiều đỉnh khác cao trên 1.500m.

Địa hình cácxtơ ở Nghệ An có những đặc điểm riêng, không kéo dài liên tục thành dải, mà thường nằm rải rác và được dân địa phương gọi là “lèn”. Quá trình cácxtơ đó tạo nên một số hang động đẹp như hang đá Mặt Trắng ở Bài Sơn - Đô Lương, hang Bua và hang Thẩm Ồm ở Quỳ Châu.

Nghệ An có diện tích rừng lớn, tập trung ở các vùng núi. Diện tích rừng đứng thứ 2 cả nước tạo nên những thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, đồng thời ở khu vực miền núi còn có thể trồng cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc.

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông và Đông Nam của Nghệ An. Đồng bằng tương đối rộng do núi lùi xa về phía Tây và hệ thống sông Cả lớn, nhiều phù sa bồi đắp.

Địa hình bờ biển Nghệ An thuộc loại bờ biển thấp, bằng phẳng, kéo dài từ Nam Thanh Hóa vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra sát biển. Với chiều dài bờ biển, Nghệ An có nhiều điều kiện để hình thành một số cảng biển và bãi tắm phục vụ du lịch, nhất là khu vực từ Cửa Lũ đến Cửa Hội.

b/ Điều kiện địa chất: Căn cứ vào tài liệu “ Địa chất Việt Nam’’ do Hoàng Quang Vinh , Lê Như Lai biên soạn xuất bản vào ngày 16/4/1992 và tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 tờ Quế Phong – Xiêng Khoảng thì địa chất khu vực này thuộc phụ đới Sầm Nưa – Hoành Sơn ( Đới Nghệ Tĩnh ).

Phụ đới Sầm Nưa – Hoành Sơn Nằm kề ngay phía nam đới đứt gãy sâu Sông Mã. Trên bình đồ cấu trúc hiện tại , phụ đới có dạng của một nếp lõm địa hào có hình dạng giống chữ “Z” ôm lấy phức nếp lõm Sông Cả và phức nếp lồi Phụ Hoạt ở phía Tây Nam. Từ Điện Biên qua Sốp Cộp võng có dạng lòng Máng hẹp bị kẹp giữa hai hệ thống đứt gãy. Qua Sầm Nưa (Lào) nó đi vào thượng lưu sông Chu – Thường Xuân, tới Hoàng Mai thì uốn theo kiểu “vai cày” sang Tây Nam cho đến quá Đô Lương. Từ đấy võng lại gập vuông góc trở về hướng cũ đông nam đi theo miền đồi núi Thanh Chương – Nam Đàn – Cẩm Xuyên ra cửa khẩu. Võng được hình thành vào Trias giữa do sự tái hoạt động mạnh của đứt gãy sâu Sông Mã dưới tác động của hoạt hoá mac ma – kiến tạo mezozoi . Lấp đầy võng chủ yếu các thành tạo lục nguyên – phun trào axit và lục nguyên biển nông tuổi Trias giữa (hệ tầng Đồng Trầu , hệ tầng Qui Lăng) thuộc phức hệ thành thành hệ cấu trúc hoạt hoá Mezozoi . các thành tạo này chiếm hầu hết diện tích của đới và phủ tràn lên các cấu trúc Paleozoi bề dày đạt tới 5000 m.

Thành hệ molat chứa than (T3n-1) gồm cuội kết, sét–bột kết với đá phiến sét, than, đá màu đỏ tuổi J1 nằm không chỉnh hợp góc trên phức hệ vừa mô tả. Bề dày từ 1300 – 2000 m.

Trong khoảng thời gian ngắn nhưng trong võng chồng Sầm Nưa , Hoành Sơn xảy ra dữ dội hoạt động macma và phá hủy đứt gãy. Các hệ thống đứt gãy ở đây thường đóng vai trò là đường dẫn dung nham phun trào và tạo ra các đới cà nát. Ở vùng Thường Xuân , Mường Hinh , Cẩm Xuyên – Kỳ Anh … Các hệ macma chủ yếu gồm riolit , pocfia , riolit daxit pocfia và ít phun trào bazơ hầu như phân bố ở trung tâm của võng. Đi kèm đá phun trào này là các xâm nhập của núi lửa phức hệ Piabioc (T3). Vào paleogen còn diễn lại pha xâm nhập granoxienit, granit biolit mang thiếc vùng Sông Chu .

c/ Các hiện tượng địa chất động lực:

+ Hiện tượng sụt trượt: Hiện tại chưa quan sát thấy các hiện tượng sụt trượt trên các mái dốc thiên nhiên, chỉ quan sát thấy trên các mái dốc nền đường đào, các tỉnh lộ, đường liên xã với qui mô nhỏ, chủ yếu sụt tầng phủ lớp sườn tàn tích và ranh giới giữa lớp đất và đá. (QL15A đoạn gần đến địa phận xã Khánh Sơn...)

+ Hiện tượng xói lở mái dốc nền đắp: Chủ yếu xảy ra đối với các đoạn đắp qua các vùng trũng ngập nước có ảnh hưởng của nước mặt, khu vực ngập nước thường xuyên, do ảnh hưởng sóng vỗ kết hợp với gió lớn sẽ tạo ra các đợt sóng mạnh tác động vào mái taluy dẫn đến hiện tượng xói lở nền đắp, do đó cần có các biện pháp gia cố bảo vệ mái ta luy.

- Địa chất thuỷ văn: Trong khu vực có cấu tạo địa chất chủ yếu gồm các loại đá trầm tích có thành phần bột kết xen kẹp các đá sét kết, cát kết bị vò nhàu uốn nếp, nứt nẻ khá mạnh vì vậy chúng có khả năng chứa nước. Nước mặt, nước mưa ngấm qua các khe nứt phía trên cao chảy ra mái taluy nền đào cũng như nền đường phía sườn và chân núi. Quan sát các vết lộ trên mái taluy nền đường đào trong đá gốc cho thấy lưu lượng nước chảy ra từ thấm rỉ đến thành dòng nhỏ, vào mùa mưa hiện tượng này sẽ xảy ra phổ biến hơn, do đó cần có các biện pháp thoát nước bảo vệ ổn định lâu dài cho nền đường.

d/ Thủy văn:

- Nghệ An là tỉnh có rất nhiều con sông lớn chảy qua. Hàng năm các con sông không chỉ cung cấp một lượng nước lớn phục vụ phát triển nông nghiệp và sinh hoạt mà nó còn cung cấp một lượng phù sa rất lớn, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của Nghệ An.

- Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9828 km, mật đọ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km.... Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò.

- Ngoài các hệ thống sông chính Nghệ An còn có các suối, các kênh và mương tiêu... Đặc biệt là hệ thống hồ, đập nhân tạo rất phong phú. Hệ thống kênh tưới tiêu chủ yếu là công trình thủy lợi, các suối tự nhiên thoát nước khi mùa mưa đến.

- Hệ thống ao hồ của tỉnh với trữ lượng nước không cao nhưng nó đóng góp một vai trò rất quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt nhân dân, nuôi trồng thủy sản, làm hồ điều hòa điều tiết nước khi mùa mưa đến và tạo cảnh quan để phát triển du lịch.

- Mực nước ngầm của tỉnh Nghệ An cũng khá phong phú. Vùng đồng bằng với độ sâu 10m đã có nước, vùng đồi núi nằm ở độ sâu 15m – 35m.

3.7. CÁC NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ KHU VỰC LÂN CẬN:

Một phần của tài liệu Lựa chọn kết cấu áo đường hợp lý tỉnh Nghệ An (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w