- Đường xã: Toàn tỉnh có 3862 km đường xã, liên xã, nền đường rộng 3,5 m 6m; mặt đ
3.6.1.2- Điều kiện địa hình
Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc của dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.648.729 ha, trong đó miền núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn đồi núi tập trung ở phía Tây của tỉnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp chỉ có 17% chạy từ Nam đến Bắc giáp biển Đông và các dãy núi bao bọc. Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi xen kẽ, vì vậy gây không ít trở ngại cho sự phát triển giao thông và tiêu thụ sản phẩm.
Địa hình Nghệ An có hai vùng khá rõ:
- Vùng phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa có nhiều tài nguyên khoáng sản, hang động, núi đá, đồi rừng... thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác, du lịch ... Đặc biệt, đá vôi có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Với tiềm năng khoáng sản , trong tương lai, Nghệ An có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ.
Mỏ đá Rú Dài
- Vùng đồng bằng là vùng đất đai màu mỡ, có bờ biển tiềm năng phát triển công nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thành phẩm và du lịch sinh thái. Sản phẩm xi măng Hoàng Mai của Nghệ An hiện đã có mặt trong hầu hết các công trình xây dựng lớn của đất nước. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước...
Chăn nuôi Bãi biển Cửa Lò
Du lịch làng Sen – Nam Đàn Nhà máy bao bì tại khu công nghiệp Bắc Vinh – TP Vinh – Nghệ An.
Tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Vinh – Nghệ An