1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tư tưởng dân bản phương đông và tư tưởng dân chủ phương tây – những điểm tương đồng và khác biệt

19 68 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 45,07 KB

Nội dung

Sự khác nhau trong thái độ và quan niệm, tư tưởng dân bản đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội, khái niệm dân chủ đường như đều được hiểu như là một phương thức quan hệ giữa các cá nhân, trong đó các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân được tôn trọng tuyệt đối

Trang 1

KHOA …



TIỂU LUẬN Chủ đề: Tư tưởng dân bản phương Đông và tư tưởng dân chủ phương

Tây – Những điểm tương đồng và khác biệt

Họ tên học viên:……….

Lớp:……….,

Vị trí công tác:………

Đơn vị công tác:………

Hà Nội – 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

3 Tư tưởng dân bản phương Đông và tư tưởng dân chủ

phương Tây – Những điểm tương đồng và khác biệt 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sự khác nhau trong thái độ và quan niệm, tư tưởng dân bản đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân

và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội, khái niệm dân chủ đường như đều được hiểu như là một phương thức quan hệ giữa các cá nhân, trong đó các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân được tôn trọng tuyệt đối

Chúng ta cũng có thể khẳng định: bất chấp những khác biệt về trình độ phát triển

và những khác biệt về văn hoá, tư tưởng dân bản cả phương Đông và phương Tây đều

có những tiêu chuẩn và giá trị mang tính phổ quát Bản chất của tư tưởng dân bản cả phương Đông và phương Tây đều là sự tôn trọng các quyền của cá nhân, là sự nhận thức được các quyền ấy của cá nhân và cấu trúc nó thành ra các quyền pháp định Nghiên cứu tư tưởng dân bản cả phương Đông và phương Tây có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay

Đó là lý do mà em chọn đề tài “Tư tưởng dân bản phương Đông và tư tưởng dân chủ

phương Tây – Những điểm tương đồng và khác biệt” làm đề tài tiểu luận.

Trang 4

NỘI DUNG

1 Tư tưởng dân bản phương Đông

Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, phương Đông luôn có ý thức đề cao dân Có thể nói rằng, mọi chủ trương, đường lối, chính sách mà các nhà tư tưởng phương Đông

đề xuất, đều hướng tới dân, vì lợi ích nhân dân Điều đó cho thấy, học thuyết Nhân chính của ông, về thực chất, là tư tưởng dân bản - tư tưởng lấy dân làm gốc nước

Theo thuyết Nhân chính của Khổng Tử, việc trị quốc, bình thiên hạ của các bậc vương giả, trước hết, phải xuất phát vì nhân nghĩa, chứ không phải vì lợi Do đề cao đến độ tuyệt đối hoá ý nghĩa của nhân nghĩa, nhà cầm quyền không cần nói tới lợi, mà chỉ cần nói tới nhân nghĩa là đủ Từ đó, tư tưởng phương Đông đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải lấy nhân nghĩa làm gốc trong đường lối cai trị của nhà cầm quyền

Theo tư tưởng phương Đông, khi người ta lấy điều lợi làm mục đích, chắc chắn

kẻ dưới, vì lợi ích sẽ hại kẻ trên; còn ngược lại, kẻ trên vì lợi ích sẽ chiếm đoạt hết của cải của kẻ dưới Như vậy, nếu tất cả mọi người ai ai cũng chỉ biết theo đuổi lợi ích của bản thân mình, gia đình mình, dòng tộc mình, tất yếu sẽ tạo ra mầm loạn trong một quốc gia, và cũng tất yếu dẫn tới trình trạng nổi loạn, tranh giành, cướp đoạt của cải của nhau Tư tưởng phương Đông nhấn mạnh, muốn khắc phục tình trạng đó, nhà cầm quyền trước hết phải là tấm gương sáng về đạo đức cho dân chúng noi theo; do đó, họ không được lấy lợi ích làm điểm xuất phát, hoặc làm mục tiêu hướng tới của đường lối cai trị đất nước

Trong đời sống xã hội, xét tới cùng, bản chất của mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với xã hội, thực chất là mối quan hệ lợi ích Song, khi kịch liệt phản đối những người đề cao lợi ích, một số nhà tư tưởng phương Đông đã không hiểu lợi ích là động lực chi phối mọi hành vi và hoạt động của con người Thực ra, các nhà tư tưởng phương Đông không hề có ý định phủ nhận lợi ích, ngay cả khi ông đối lập nhân nghĩa với lợi ích Với tư tưởng phương Đông, phủ nhận lợi ích chỉ là cái cách để đề cao nhân nghĩa Khi phản đối việc con người lấy lợi ích làm động cơ chính cho hành động của mình, các nhà tư tưởng phương Đông tin rằng, nếu chỉ xuất phát từ lợi ích, người ta khó có thể đạt được nhân nghĩa Đặt nhân nghĩa và lợi ích trong mối quan hệ ngược chiều, các nhà tư tưởng phương Đông chỉ có dụng ý làm rõ công dụng, cũng như giá trị đích thực của nhân

Trang 5

nghĩa trong các quan hệ xã hội mà thôi Đồng thời cho rằng, khi nhà cầm quyền đã dụng nhân nghĩa và thi hành nhân đức trong việc cai trị, thì việc đó tự nó sẽ mang lại lợi ích Ngược lại, nếu xuất phát từ lợi ích thì chẳng những làm tổn hại nhân nghĩa, mà còn có thể đánh mất luôn cả lợi ích nữa

Tư tưởng phương Đông chứa đựng tinh thần nhân bản sâu sắc Nó chứng tỏ các nhà tư tưởng phương Đông là nhà chính trị có lòng nhân ái, không lấy lợi ích bản thân làm động lực cho hành động của mình Khi coi nhân cách là cái gốc của đạo làm người, các nhà tư tưởng phương Đông chủ trương dùng nhân nghĩa để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhằm đưa thiên hạ trở lại hữu đạo Tuy nhiên, khi đề cao tới mức tuyệt đối nhân nghĩa và đòi hởi một cách vô điều kiện việc con người phải lấy nhân nghĩa đối xử với nhau trong cuộc sống, các nhà tư tưởng phương Đông đã không nhìn thấy sức mạnh thực sự của bản năng con người trong các quan hệ xã hội của họ

Mặc dù vậy, việc coi trọng và đề cao nhân nghĩa lại là điểm xuất phát để các

nhà tư tưởng phương Đông hình thành một tư tưởng rất có giá trị - tư tưởng Dân bản.

Tư tưởng Dân bản là yếu tố cốt lõi trong học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử, và về thực chất, việc thi hành Nhân chính phải coi dân là gốc, phải hướng tới dân, vì dân

Các nhà tư tưởng phương Đông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của dân mà gọi là dân thường Các nhà tư tưởng phương Đông khẳng định: “Một vị vua chư hầu phải quý trọng ba việc: đất đai, nhân dân và chính sự Nếu chê ba điều ấy mà quý trọng châu ngọc, ắt thân mình phải vương lấy tai ương” [2, tr.189]

Nhà nước ở phương Đông là hệ thống nhà nước của một định chế xã hội, vừa

có thiên tử, vừa có chư hầu, đồng thời là công cụ để thống trị và chiếm hữu Nhà nước

ấy thuộc quyền chuyên chế của cá nhân nhà vua cùng với gia tộc và tập đoàn thống trị, quần chúng nhân dân không được tham dự vào chính quyền Nhân dân chỉ có một nghĩa vụ là tuyệt đối làm theo mệnh lệnh của kẻ thống trị, mà vua là đỉnh cao tối thượng của quyền lực Do vậy, khi các nhà tư tưởng phương Đông chỉ cho nhà cầm quyền biết về ba vật báu - đất đai, nhân dân và chính sự, có nghĩa là ông nhắc nhở những người đứng đầu chính thể cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn về các yếu tố

cơ bản cấu tạo nên thực thể quốc gia Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu ý là, trong ba yếu tố đó, các nhà tư tưởng phương Đông đề cao vai trò quyết định của yếu tố dân đối với sự hưng thịnh và tồn vong của đất nước Nếu nhà cầm quyền mà được lòng dân thì

Trang 6

sẽ được tất cả; còn nếu mất lòng dân sẽ mất tất cả Như vậy, thương dân là để được lòng dân, muốn được lòng dân thì phải thương dân Ở đây, đức nhân đã chuyển hoá thành phương pháp trị quốc và phương pháp trị quốc được gắn chặt trên nền tảng của đức nhân Về điểm này, các nhà tư tưởng phương Đông đưa ra luận điểm nổi tiếng để đánh giá vị trí và vai trò của dân: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” [1, tr.278] Tư tưởng này, một mặt, chỉ rõ trong các nhân tố dân, nước và nhà vua thì dân

là nhân tố có vai trò quan trọng nhất; mặt khác còn cho thấy, các nhà tư tưởng phương Đông chủ trương nhà cầm quyền phải tôn trọng dân quyền, phải quý trọng dân

Tư tưởng “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của các nhà tư tưởng phương Đông đồng thời còn là tư tưởng cơ bản, chỉ đạo các chính sách cụ thể trong việc thực hiện đường lối Nhân chính Các nhà tư tưởng phương Đông luôn đòi hỏi nhà cầm quyền phải thấu hiểu nỗi khổ của dân và hết lòng lo cho dân Dùng nhân nghĩa trong việc trị nước có nghĩa là lo cho dân, coi trọng dân Như thế, nhân nghĩa và tôn trọng dân luôn gắn liền với nhau, không tách rời nhau trong chuỗi biện chứng của nó

Các nhà tư tưởng phương Đông nhấn mạnh rằng, trong chính trị, muốn thu được thiên hạ, được dân chúng, được lòng dân chỉ có một phương cách là nhà cầm quyền phải thi hành nền chính trị nhân nghĩa Sự sống còn, thịnh suy của một chế độ

xã hội, của một triều đại đều là do nhân dân quyết định Khi được nhân dân ủng hộ thì nhà nước tồn tại, xã hội ổn định Khi không được nhân dân ủng hộ, sớm hay muộn, tất yếu chế độ ấy cũng sẽ bị lật đổ Do vậy, các nhà tư tưởng phương Đông nhắc nhở việc cai trị phải biết dựa vào nhân dân và phát huy sức mạnh của nhân dân

Để có thể phát huy được sức mạnh của nhân dân đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhà cầm quyền cần phải được lòng dân Muốn được lòng dân, nhà cầm quyền cần phải biết lo cho dân, phải biết đáp ứng nhu cầu của dân Trong suy nghĩ của các nhà tư tưởng phương Đông, việc trị nước không khó, vấn đề là ở chỗ không để cho dân khiển trách mình và phải làm thế nào đó cho dân ái mộ, đi theo ủng

hộ Khi đã được muôn dân ái mộ, ủng hộ thì đường lối, chính sách đề ra sẽ được thực hiện và chắc chắn thắng lợi Đó là một tư tưởng có tính chất chiến lược và hiện nay, vẫn còn tính thời sự với chúng ta

Xuất phát từ chủ trương dùng nhân nghĩa vào việc chính trị, chủ trương nhân chính, các nhà tư tưởng phương Đông đưa ra tư tưởng lấy nhân làm trọng Có thể nói,

Trang 7

đây là tư tưởng thể hiện rõ nét và sâu sắc nội dung thuyết Nhân chính Từ chỗ thấy được mối quan hệ và tầm quan trọng của ba yếu tố Thiên - Địa - Nhân trong quốc sách chính trị, các nhà tư tưởng phương Đông đặc biệt chú ý và nhấn mạnh yếu tố nhân hoà Theo các nhà tư tưởng phương Đông, nhân hoà là yếu tố quyết định sự thành công của nhà cầm quyền, bởi lẽ: “Thời trời chẳng bằng lợi đất; lợi đất chẳng bằng lòng người hoà hợp” [4, tr.142]

Cũng xuất phát từ quan điểm nhân nghĩa, coi dân là gốc, các nhà tư tưởng phương Đông không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi nhà cầm quyền phải giữ gìn sinh mệnh dân, mà còn đòi hỏi họ không được lạm dụng sức dân và giữ gìn của cải cho dân Như vậy, tư tưởng lo cho dân là tư tưởng tiến bộ xét theo phương diện lịch sử, và tư tưởng

đó đáng kể người đời sau kết thừa, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc trị nước, an dân Có thể nói, tư tưởng đề cao dân, lo cho đời sống của dân trong học thuyết chính trị

- xã hội của ông thực sự là một phương pháp trị nước đúng đắn Đường lối trị quốc đó khẳng định, xã hội càng phát triển thì việc bảo dân, quan tâm tới đời sống của dân lại càng trở nên quan trọng và, vẫn là cái gốc của đạo trị nước Đường lối ấy lại càng quan trọng hơn đối với những dân tộc đang phấn đấu xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng con người

Trên cơ sở tư tưởng nhân nghĩa, các nhà tư tưởng phương Đông đã đề xuất quan điểm nhân bản trong chính sự Do dân là gốc nước nên về mặt đạo đức, nhà cầm quyền phải tôn trọng dân Nhưng trong cơ chế chính trị, dân có được làm gốc hay không lại tuỳ thuộc vào yếu tố nhân đức, vào sự giác ngộ của vua chúa Xuất phát từ

đó, để thể hiện “nhân chính”, các nhà tư tưởng phương Đông đòi hỏi các bậc vua chúa phải biết tu thân sửa mình, trau dồi nhân đức, phải trọng dân

Như vậy, có thể nói, các nhà tư tưởng phương Đông đã luận giải khá sâu sắc rằng, sự ổn định và phát triển của xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chúng quy định

và ràng buộc lẫn nhau, như đạo đức của giới quan chức, sự gương mẫu của nhà cầm quyền, các chủ trương, chính sách chính trị của nhà cầm quyền, v.v Nếu thuyết Nhân chính là tư tưởng đặc sắc trong của các nhà tư tưởng phương Đông, thì tư tưởng Dân bản - dân là gốc nước Mặc dù còn bị hạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử và lập trường giai cấp, nhưng tư tưởng Dân bản các nhà tư tưởng phương Đông vẫn phản ánh khách quan ước nguyện của quần chúng, nhân dân lao động Mặt khác, nó cũng đã đóng góp

Trang 8

vào kho tàng lý luận chung của nhân loại Đây là một tư tưởng có giá trị cao trong việc xây dựng nhà nước cầm quyền cũng như xây dựng một chiến lược chính trị để trị quốc có hiệu quả Tư tưởng này vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay

2 Tư tưởng dân chủ phương Tây

Tư tưởng về dân chủ phương Tây có một lịch sử rất sâu xa và bên cạnh đó, sự thực hành của dân chủ đã và đang bồi đắp thêm những kinh nghiệm cho nhân loại về việc thúc đẩy vai trò của nó Thời kỳ cổ đại với những tư tưởng sơ khai nhưng lại đóng vai trò là nền móng cho sự ra đời của tư tưởng dân chủ

Thời kỳ cổ đại ở phương Tây Khi nghiên cứu về lịch sử thế giới cổ đại, thông

thường người ta phân chia thế giới thành hai khu vực chính: phương Đông và phương Tây với những điểm khác biệt nhau cơ bản về văn hóa, sắc tộc, kinh tế cũng như tư tưởng Phương Tây mà trung tâm là nền văn minh Hy Lạp - La Mã được coi là cái nôi khai sinh tư tưởng dân chủ có vị trí quan trọng trong lịch sử chính trị của nhân loại

Cụ thể, khi nói đến tư tưởng dân chủ ở nơi đây, chúng ta cần chú ý một số điểm:

Khi nói đến dân chủ, không thể không quan tâm tới ý thức của người dân về quyền làm chủ của mình Từ rất sớm, Hêraclít (530-470 TCN) đã nhận thức được về điều này Ông cho rằng, hạnh phúc của con người không phải ở sự thỏa mãn nhu cầu thể xác mà là ở sự tư duy, ở chỗ biết nói sự thật, biết lắng nghe tiếng nói của tự nhiên

và biết hành động theo tự nhiên Tư tưởng này tiến bộ ở chỗ, nó thúc đẩy sự tự chủ của con người thông qua hành động dựa trên lý tính, khuyên răn con người biết vươn tới làm chủ chính mình thay vì hưởng thụ những hạnh phúc, tự do được ban phát Đối với Đêmôcrít (460-370 TCN), bên cạnh tư tưởng triết học duy vật tiến bộ so với thời

đại thì ông cũng rất ủng hộ nền dân chủ Theo ông “nghèo trong một nước dân chủ

còn hơn là giàu có trong một nước độc tài, vì tự do tốt hơn nô lệ” Đối với ông, hạnh

phúc nằm ở việc được tận hưởng một bầu không khí chính trị dân chủ chứ không nằm

ở sự giàu có hay nghèo khổ Bên cạnh đó, Arixtốt (384-322 TCN) đã có những nghiên cứu khá khách quan về vấn đề nhà nước, chính quyền trong đó có dân chủ Trong tác phẩm của mình, ông đã dùng khái niệm “dân chủ” để chỉ loại chính quyền thuộc về nhiều người, và so sánh nó với chế độ quân chủ (quyền lực thuộc về một người) và

Trang 9

quả đầu (quyền lực thuộc về một thiểu số) Tính khách quan trong nghiên cứu của ông thể hiện ở chỗ, ông đã chỉ ra những ưu, nhược điểm của cả ba hình thức chính quyền trên Tư tưởng của Arixtốt còn tiếp tục gây ảnh hưởng lên các học giả La Mã sau khi

đế quốc này chiếm được Hy Lạp, với những nhân vật điển hình như Polybe và Ciceron, vốn không tán dương một chính thể thuần túy nào mà cần dung hòa cả các yếu tố của quân chủ, quý tộc và dân chủ [6, tr.178]

Nền dân chủ tại Aten Trong lịch sử phương Tây, thành bang Aten được coi

là “đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại” Điều này cho chúng ta thấy, dân chủ không chỉ

đơn thuần là một luồng tư tưởng mà thực sự đã trở thành một hình mẫu Sự tồn tại của nền dân chủ Aten là kết quả của sự phát triển, tiến hóa của xã hội với những động lực

và đấu tranh nhất định Đỉnh cao này thể hiện ở những điểm như: (1) Công dân Aten được quyền tham gia vào Hội nghị công dân để quyết định các vấn đề quan trọng nhất

và bầu ra những cơ quan khác; (2) Nền dân chủ được bảo vệ bằng luật cho phép trục xuất những người độc tài khi có số đông dân cử bỏ phiếu (Ostracism); (3) Dân cư được quản lý dựa trên các đơn vị hành chính được phân chia rõ ràng nhằm phá bỏ sự tồn tại của chế độ quý tộc Quá trình hình thành nền dân chủ ở Aten thường được mô

tả qua ba cuộc cải cách lớn của Xôlông, Clitxten và Pêriclét Nhìn chung, mục đích và động lực cho sự tồn tại của nền dân chủ ở Aten thể hiển ở chỗ: Ở Aten, giai cấp chủ

nô mới giàu có nhờ buôn bán thương nghiệp (Aten là một hải cảng lớn) luôn muốn chống lại giai cấp chủ nô cũ vốn chiếm nhiều đất đai canh tác nên sớm liên kết với giới bình dân để mở rộng quyền làm chủ chính quyền vốn do giới quý tộc nắm giữ Như vậy, dân chủ ở phương Tây cổ đại không đơn thuần là một ý niệm, một học thuyết mà đã trở thành một hiện thực để nghiên cứu và học hỏi Nền dân chủ Aten tuy

có nhiều khiếm khuyết nhưng nó đã khơi lên một cảm hứng cho việc xây dựng chính quyền mà ở đó người dân có nhiều quyền lực hơn trong việc quyết sách các vấn đề quan trọng Cảm hứng đó một phần đến từ việc nền dân chủ Aten chính là bệ đỡ cho

sự thăng hoa về văn hóa, triết học, nghệ thuật cũng như quân sự của thành bang này khi Aten đã dẫn đầu Hy Lạp hai lần đánh thắng đế quốc Ba Tư [3, tr.290]

Mô hình dân chủ gián tiếp tại La Mã Lịch sử La Mã trải qua ba giai đoạn chính Thời kỳ đầu gắn với sự hình thành nhà nước và chế độ vương quyền Giai đoạn thứ hai đánh dấu thời kỳ thịnh trị và bành trướng của đất nước này, từ một thành bang

Trang 10

nhỏ bé dần vươn ra khắp khu vực Địa Trung Hải Thời kỳ này cũng gắn với nền cộng hòa nổi tiếng tại đây Cuối cùng là giai đoạn La Mã quay về với mô hình quân chủ với nhiều biến động trước khi suy vong vào năm 476 SCN Mặc dù Nhà nước cộng hòa ở

La Mã thường được xếp vào loại hình thức cộng hòa quý tộc, nhưng những mô thức của dân chủ “đại diện” như bầu cử, giám sát việc thực hành dân chủ đã tồn tại ở đây Điển hình nhất là trong bộ máy nhà nước La Mã thời kỳ này có Viện Nguyên lão đóng vai trò cơ quan quyền lực cao nhất được bầu ra bởi những người quý tộc và Viện Dân biểu được bầu ra bởi người dân; những quyết sách của Nhà nước được thông qua bởi một bộ máy hình thành do bầu cử và có thể bị xem xét nếu như chúng xâm phạm lợi ích của người dân

Có thể thấy rằng, cả Aten và La Mã đều để lại những bài học về dân chủ Tuy nhiên, nếu như ở Aten, hình mẫu dân chủ trực tiếp có phần bó hẹp trong khuôn khổ một thành bang với dân số và diện tích nhỏ, thì những yếu tố mang tính dân chủ đại diện của nền cộng hòa La Mã lại được học tập và mô phỏng nhiều hơn Ngay trong những cuộc tranh luận làm nên Hiến pháp Hoa Kỳ, một thiết chế cổ xưa của La Mã là Viện Dân biểu đã được đưa ra xem xét và cân nhắc Như vậy, có thể thấy xã hội phương Tây cổ đại đã thai nghén không chỉ tư tưởng dân chủ mà còn cả những nền dân chủ trong thực tế [5, tr278]

Thời kỳ Khai sáng và các cuộc cách mạng hình thành nền dân chủ đại diện.

Châu Âu bước vào thế kỷ XVII, XVIII với những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội và kéo theo đó là các cuộc cách mạng cả về tư tưởng Sự ra đời và lớn mạnh của giai cấp

tư sản cùng những mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến khiến cho họ phải liên kết với nông dân và giới bình dân cho cuộc tranh đấu của mình Đó là căn nguyên sâu xa cho sự ra đời của những dòng tư tưởng cổ vũ dân chủ nói chung và dân chủ đại diện nói riêng

Là người đóng góp cho cả thuyết khế ước xã hội và thuyết phân quyền, John Locke (1632-1704) đã đặt ra những nền móng hết sức cơ bản cho nền dân chủ đại

diện Điều này thể hiện ở hai điểm Trước hết, John Locke khẳng định quy luật cơ bản của nền dân chủ, đó là đa số thắng thiểu số Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về

chính quyền – Chính quyền dân sự”, ông viết: “Họ vì thế cũng đã tạo cho cộng đồng

đó một cơ quan có quyền lực để hành động, với tư cách là một cơ thể chung, chỉ theo

Ngày đăng: 14/07/2021, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w