1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quan niệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nội dung cơ bản của chiến lược xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

25 24,5K 182

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 612,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.Lý do tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay toàn Đảng toàn dân ta đang ra sức phát huy sức mạnh toàn dântộc đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế đất nước ,xây dựng và bảo vững vệ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

*****

LƯU VIẾT LONG

QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HOC

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

*****

QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Người thực hiện Giáo viên hướng dẫn:

Lưu viết long Th.S Nguyễn Thị Thu HườngLớp CNXH KH – K30

Trang 3

MỞ ĐẦU 1.Lý do tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay toàn Đảng toàn dân ta đang ra sức phát huy sức mạnh toàn dântộc đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế đất nước ,xây dựng và bảo vững vệvững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa Trong quá trình này Đảng và nhà nướchết sức chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa xây dựng con người coi đó

là nền tảng tinh thần là những yếu tố cơ bản để phát triển xã hội , để pháttriển kinh tế mạnh và bền vững, bên cạnh những thành tựu đã đat được thìvẫn tồn tại rất nhiều những hạn chế và những vướng mắc trong việc đổi mới

tư duy về môt nền văn hóa mới trong môt xã hội mới hay nói cách khác đây

là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Vấn đề văn hóa và phát triển xây dựng con người hiện nay và con ngườicủa thế kỷ XXl con người trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đang lànhững vấn đề thời sự Hiện nay trong xã hội xuất hiện những trào lưu vănhóa không phù hợp hay nói cách nhấn mạnh đó là hiện tượng suy đồi về vănhóa vì vậy việc nhìn nhận lai , tăng vốn hiều biết về văn hóa một cách đúngđắn là một vấn đề cấp thiết vì vậy cần có một cơ sở vững vàng để đi tới mụctiêu xây dựng một nền văn hóa Viêt Nam tiên tiến đậm đà bản săc dân tộccoi văn hóa và con người là động lực và mục tiêu của phát triển xã hội theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ lớn của toàn Đảng toàn dân ta

Là một sinh viên chuyên nghành chủ nghĩa xã hội khoa hoc thì đây là việcrất quan trọng phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu cho bản thân.Đặc biệt hơn nữa là vần đề này được rất nhiều người quan tâm tới và đặt vấn

đề về nó Chính vì điều này mà tác giả chọn đề tài: “Quan niệm cơ bản vềnền văn hóa xã hội chủ nghĩa Nội dung cơ bản của chiến lươc xây dựng nềnvăn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2 phạm vi và giới hạn nghiên cứu:

Văn hóa là một phạm trù rất rộng lớn là một hệ thống tòa bộ các giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn các nhu cầutiêu dùng vật chất và tinh thần của con người Vì vậy khi đặt vấn đề vềphạm vi và giới hạn nghiên cứu ,tác giả chỉ hương trọng tâm vào các quanniệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa , thực trạng phát trển của nềnvăn hóa xã hội chủ nghĩa, điểm quan trọng nữa tác giả đề cập đến đó lànhững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và pháttriển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tác giả đi sâu vào phân tích các quan

Trang 4

điểm, định nghĩa về văn hóa của các công trình nghiên cứu đi trước và dựavào đó làm nền tảng cho viêc nghiên cứu.

3 Tình hình nghiên cứu có liên quan

Từ năm 1986 đến nay dưới ánh sáng của tư tưởng mới , đường lối đổimới của Đảng ở nước ta vấn đề văn hóa đươc đặc biệt quan tâm đã có nhữngkiến giải mới về vị trí vai trò ngày càng quan trọng của văn hóa trong đờisống xã hội và trong sự nghiệp công nghiêp hóa hiện đai hóa đất nước nhữngthành tựu xây dựng văn hóa và đặc biệt những vấn đề lí luận thưc tiễn đặt ratrong quá trình phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới như văn hóa với kinh tế ,kinh tế với văn hóa văn hóa với con người, văn hóa và phát triển, bảo vệ vàphát huy phát triển sâu sắc văn hóa dân tôc trong quá trình hội nhập quốc tế

và nhiều lĩnh vưc cụ thể của văn hóa Được chú trọng khảo sát đánh giátrong nhiều công trình nghiên cứu hiên nay Trước hết phải kể đến các côngtrình như :

- GS.TSKH Huỳnh Khái Vinh, phát triển văn hóa, phát triển con nguời,

Nxb Văn hóa, Hà Nội,2000

- Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên),Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2001

- GS VS Phạm Minh Hạc – Nguyễn Khoa Điềm, về phát triển văn hóa

và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp, hóa hiện đại hóa Nxb chính trị

quốc gia 2002

- GS TS Đinh Xuân Dũng, phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới.

Nxb thời đại Hà Nội -2010

Trong các công trình naỳ đề cập đến rất nhiều khía cạnh của văn hóa vàđăc biệt hơn đó là những đường lối và chiền lươc phát triển nền văn hóatrong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa xã hộichủ nghĩa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Chính vì thế tác giả sẽ đi sâu vào vào nghiên cưú những quan niệm cơ bảncủa nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, đường lối chiến lược của đảng trong xâydựng nền văn hóa mới hiện nay

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ quan niệm về nền văn hóa

xã hội chủ nghĩa và những chủ trương chiến lược xây dựng nền văn hóa xãhội chủ nghĩa Để thực hiện mục tiêu này tác giả đưa ra một số nhiệm vụtrọng tâm sau:

Trang 5

Thứ nhất, cơ sở lý luận về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Tạo ra môt cơ

sở lý luận vững vàng phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh xã hội cụ thể

Thứ hai, làm rõ các quan niệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa,

và những chiến lược nhằm phát triển nền văn hóa của đất nước

Thứ ba, tổng hợp phát triển sáng tạo vào thưc tiễn các quan điểm thưc

hiện mục tiêu

5 Hệ phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các quan niêm đó tác giả bám sát các công trình nghiên cứu đitrước Chính vì vậy tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,phương pháp khái quát hóa,phương pháp so sánh, đồng thời trong quá trìnhnghiên cứu tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp cụ thể như, phương phápnghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp tài liệu…

- Về phương pháp luận: dùng phương pháp chủ nghĩa duy vật biên chứng,chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Về phương pháp nghiên cứu chung: dùng các phương pháp như quy nạp

và diễn giải

- Về các phương pháp cụ thể dã sử dụng trong thu thập và sử lý thông tin:

sử dụng các phương pháp như điều tra, thu thập tài liệu, phân tích tài lieu

6 Kết cấu của tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo,tiểu luận

có kết cấu gồm 3 chương và 8 tiết

Trang 6

Chương 1:Quan niệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

1.1 khái niệm văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

1.1.1 quan niệm cơ bản về văn hóa:

- Định nghĩa về văn hóa:

Thuật ngữ “Văn hóa” xuất hiện rất lâu trong ngôn ngữ nhân loại Quacác thời kỳ lịch sử khái niệm văn hóa được bổ sung thêm các nội dung mớicho đến nay khái niệm văn hóa đươc coi là một trong những khái niệm phứctạp và khó xác định Tình hình đó đòi hỏi chúng ta không tiếp cận văn hóatheo lối duy danh định nghĩa mà phải bằng phương pháp cấu trúc và chứcnăng

Nói tới văn hóa là nói tới con người là nói đến việc phát huy những nănglực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người hoàn thiện xã hội do

đó khái niệm văn hóa chứa đựng tính chất nhân văn Cơ sở của mọi hoạtđộng văn hóa khát vọng hướng tới cái chân cái thiện cái mỹ có thể coi đó là

ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại Vì vậy chừng nàocái chân cái thiện cái mỹ bị coi nhẹ hay lãng quyên chừng đó văn hóa sẽxuống dốc sự xuất hiện các trường phái suy đồi, lối sống ích kỷ tàn bạo, cổ

vũ chiến tranh xâm lược, việc tuyên truyền chủ nghĩa thưc dụng v.v điều

đó thể hiện sự suy thoái của văn hóa

Cũng như mọi sinh thể khác trong vũ trụ con người là một bộ phận củađại tự nhiên, chịu sự quy định của đại tự nhiên Nhưng khác với mọi sinh vậtkhác con người có một “khoảng trời riêng” một thiên nhên thứ hai thiênnhiên đó do con người tạo ra bằng lao động và tri thức của mình Thiên nhiên thứ hai đó là văn hóa Nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống conngười, thì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó toàn bộ đời sống tinh thần của conngười được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển Con người không thể tồntại nếu tách rời đại tự nhiên, cũng như con người không thể thực sự là conngười nếu tách rời môi trường văn hóa

Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng nền tảng của lịch sử là hoạt động, laođộng thực tiễn của con người Qúa trình con người sáng tạo ra lịch sử, cũng

là quá trình con người sáng tạo ra văn hóa Qua lao động con người cải thiện

tự nhiên đồng thời bản chất con người được hoàn thiện và bộc lộ ra

Để tìm hiểu cội nguồn của văn hóa phải đặt nó trong quá trình hìnhthành lòai người Toàn bộ ý kiến Ph Ăngghen về nguồn gốc của loài ngườiđược trình bày trong bài tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến

từ vượn thành người là một phần trong tác phẩm biện chứng của tự nhiên tưtưởng chỉ đạo trong bài viết của của Ông là “lao động đã sáng tạo ra bản

Trang 7

thân con người” nhưng đây không chỉ là lao động chân tay thuần túy màchủ yếu là lao động sáng tạo Ph Ăngghen so sánh phương thức kiếm sốngcủa loài người của xã hội loài người, “đàn vượn chỉ biết ăn hết những lươngthực săn có trong khu vưc mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của đànvượn bên cạnh đã hạn định cho chúng”, nói cách khác loài vượn không biếttạo ra thức ăn cho mình mà chỉ ăn những thứ có sẵn trong tự nhiên, Ph.Ăngghen gọi phương thức kiếm ăn của loài vượn là “kinh tế chiếm đoạt”.Ông nhận định nhưng tất cả những cái đó chưa phải là lao động theo đúngnghĩa của nó lao động bắt đầu với việc tạo ra công cụ lao động Như vậychính lao động sáng tạo mới tác dộng vào quá trình chuyển biến tư vượnthành người và đó cũng là cội nguồn của văn hóa.

Lao động là nguồn gốc của văn hóa, lao động phát triển tư duy và chính tưduy trở thành hoạt động đặc trưng của con người, đó là hoạt động sáng tạo,con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa đồng thời môi trường văn hóa cộngđồng tác động đến văn hóa của từng cá thể, có những môi trường văn hóachắp cánh cho sự sáng tạo trái lại có môi trường làm méo mó làm mất giá trị,

“tha hóa”con người

Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú và đa dạng nó có mặt vàthấm sâu vào đời sống xã hội, Con người vì thế có nhiều cách định nghĩa.Cách hiểu và khai thác khác nhau về văn hóa Trong quá trình đi tìm địnhnghĩa và xác định nội dung của văn hóa, đã có những tìm tòi khoa học có giátrị sâu sắc, tiếp sức nhau đạt tới những nhận thức ngày càng hoàn chỉnh hơncủa con người về một lĩnh vực rất độc đáo do chính con người và chỉ có conngười sán tạo nên đó là văn hóa

Pufendorf – nhà khoa hoc người đức người đầu tiên sử dụng thuật ngữ văn hóa đã cho rằng, văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động

xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên Tiếp tục tư tưởng đó,

nhà triết học Đức, Herder(1744- 1803) cho rằng, văn hóa là sự hình thành thứ hai của con người, nghĩa là lần thứ nhất, con người xuất hiện với tư

cách một thực thể sinh vật tự nhiên, đến lần thứ hai, con người hình thành vàphát triển với tư cách là một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa Năm 1871, E.B Tylor người góp phần khẳng định ngành văn hóa như mộtnghành khoa học, đã đưa ra định nghĩa: văn hóa là một thực thể bao gồmkiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và mọi khảnăng, thói quen mà con người với tư cách là một thành viên xã hội đạt được Sau nhiều năm tìm tòi theo các hướng khác nhau Đến những năm 70 củathế kỷ XX cách hiểu phổ biến nhất là việc coi văn hóa bao gồm tất cả những

gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện

6

Trang 8

đại nhất , đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động Năm

1982, tại Mêhicô, hội nghị thế giới về chính sách văn hóa đã cho rằng: ”Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tínhđặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hộihay một nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà còn

cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyềnthống và tín ngưỡng”

Như vậy, vừa theo nghĩa rộng , vừa bản chất của nó, văn hóa là toàn bộhoạt động tinh thần, sáng tạo, tác động vào tự nhiên xã hội và con ngườinhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn để vươn tới

sự hoàn thiện theo khát vọng chân, thiên, mỹ và góp phần thúc đẩy sự tiến

bộ, phát triển không ngừng của đời sống xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh chorằng: “vỉ lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôngiáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,

ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đótức là văn hóa”

Phạm vi của văn hóa hết sức rộng lớn có mặt trong toàn bộ hoạt động củađời sống xã hội và đời sống con người Nhưng quan trọng hơn cả nó lànhững giá trị do hoạt động tinh thần , sáng tạo của con người tạo ra biểu hiệntrình độ hiểu biết năng lực phẩm giá của cả cộng đồng và của cá thể là thước

đo trình độ vươn lên hoàn thiện của con người theo hướng này đồng chíPhạm Văn Đồng nhà văn hóa lớn của đất nước ta ở thế kỷ XX, cho rằng: nóitới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồmtất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất của

nó bao gồm cả hệ thống giá trị : tư tưởng tình cảm, đạo đức với phẩm chất,trí tuệ với tài năng, sự nhậy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài,ý thứcbảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sưc đề kháng và sức chiếnđấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh

Còn định nghĩa mới đây nhât và đươc coi la hoàn chỉnh nhất đó là địnhnghĩa vê văn hóa của Tiến sĩ Phạm Ngọc Trung Ông định nghĩa như sau:

“Văn hóa là một tổng thể hệ thống những giá trị những chuẩn mực nhữngthói quen, những hoạt động thực tiễn, có ý thức Mang tính xã hội, mangtính sáng tạo, tính nhân văn của một cộng đồng người nhất định trong lịch sửnhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, thể hiện sự tiến bộ và bản sắc củacộng đồng đó”

7

Trang 9

Nhưng dù xét dưới góc độ nào, suy cho cùng văn hóa là một tổng thể cácgiá trị văn hóa vật chất và một tổng thể các giá trị văn hóa tinh thần Việcphân loại đó tùy thuộc vào tiêu chí cơ bản mục đích của việc sáng tạo ra cácgiá tị văn hóa ấy là nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nào ( vật chất hay tinhthần) của con người Tuy nhiên sự phân biệt này cũng hoàn toàn có tính chấttương đối bởi các hoạt đông tiêu dùng dể thỏa mãn nhu cầu vật chất của conngười tự nó đã mang tính chất tinh thần, trong khi các hoạt động tiêu dùngthỏa mãn các nhu cầu tinh thần cũng được xem xét không tách rời và chịu sựchi phối tác động của các nhu cầu tiêu dùng có tính vật chất, với ý nghĩa ấychủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu văn hóa xã hội chủ nghĩa chủ yếu vớitính cách là các giá trị văn hóa tinh thần.

1.1.2 Quan niệm cơ bản về nền văn hóa:

- Định nghĩa về văn hóa:

Nếu văn hóa là những giá trị được sáng tạo bởi con người đáp ứng nhucầu về tiêu dùng về vật chất, và tinh thần của con người thì nền văn hóa lại

là một tập hợp các thiết chế xã hội và một tập hợp cơ chế, phương tiện cách thức được con người sử dụng để sáng tạo ra, để hưởng thụ các giá trị văn hóa

Xét về tổng thể một nền văn hóa bao giờ cũng được hình thành trên cơ sởkinh tế và chịu sự quyết định của kinh tế, sự khác nhau giữa lý luận Mác xítvới lý luận tư sản cũng là ở chỗ đó

Với ý nghĩa ấy có thể khẳng định mỗi thời đại khác nhau con người sángtạo hưởng thụ các giá trị văn hóa theo cách thức phương tiện cơ chế khácnhau Văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp, trong khi nền văn hóa không thể không mang tính nhân loại trong quan hệgắn chặt với tính chất dân tộc, tính kế thừa, theo LêNin, “ Không thể chỉnhìn thấy tính giai cấp mà bỏ qua tính nhân loại trong văn hóa”

Mối quan hệ giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại trong vănhóa đang nổi lên như một vấn đề lý luận lớn trong lĩnh vưc văn hóa ở thờiđại chúng ta Những tính chất này của nền văn hóa đan xen vào nhau tạo nênmột phức thể các tính chất đa dạng của nền văn hóa

- tính chất nền văn hóa:

Văn hóa mang tính nhân loại phổ biến, văn hóa là của con người phục vụlợi ích và nội dung nhân đạo giá trị nhân văn và dân chủ Do đó việc giaolưu văn hóa giữa các dân tộc trở thành một quy luật trong sự phát triển vănhóa của mỗi dân tộc

Trang 10

Tính giai cấp của các nền văn hóa, V.L Lê nin đã nêu nguyên lý về haidòng văn hóa tồn tại trong lòng xã hội tư bản văn: hóa tư sản của giai cấp tưsản thống trị và những yếu tố văn hóa dân chủ và xã hội chủ nghĩa của giaicấp công nhân và quần chúng lao động bị áp bức Tính giai cấp của văn hóa

có hai mức độ: tính giai cấp tự phát và tính giai câp tự giác (tức tính đảng).tính giai cấp của văn hóa có thể bao hàm những yếu tố tiến bộ lẫn những yếu

tố lạc hậu

Văn hóa mang tính chất dân tộc: là một thuộc tính đặc trưng của văn hóaphản ánh mối quan hệ giữa văn hóa và dân tộc, thể hiện bản sắc của mỗi dântộc bao hàm trong đó những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại đã được dântộc hóa

- Văn hóa mang tính kế thừa: tính kế thừa là sự biểu hiện cụ thể của quyluật phủ định của phủ định trong văn hóa Không kế thừa không có sự pháttriển văn hóa Tính kế thừa của nền văn hóa của mỗi dân tôc bao gồm kếthừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng bao hàm kế thừa đốivới các giá trị văn hóa của dân tôc khác trên thế giới thông qua giao lưu hội

nhập văn hóa

1.2 Quan niệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

1.2.1 Định nghĩa về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tập hợp các phương thức, cơ chế, các

tổ chức và thiết chế xã hội trong hoạt động sáng tạo, hưởng thụ các sảnphẩm văn hóa nhằm đáp úng ngày càng tốt nhu cầu tinh thần của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và toàn xã hội, trên cơ sơ hệ tư tưởng Mác –Lênin, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.Trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nhân dân lao động là chủ thể của quátrình sáng tạo và hưởng thụ mọi giá trị văn hóa

Nói cách khác nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một nền văn hóa kiểu mới

là bộ phận không thể tách rời của chế độ xã hội chủ nghĩa do quần chúngsáng tạo ra dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa hiên nay là sự phát triển tự nhiên hợp quyluật khi phương thức sản xuất tư bản đã lỗi thời và phương thức sản xuấtmới xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu xuất hiện như vậy xét vào tổng thể nền vănhóa xã hội bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở kinh tế chịu sự quyếtđịnh của cơ sở kinh tế

Trang 11

1.2.2 Đặc điểm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

Một là, văn hóa xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng

tư tưởng Đảng cộng sản là người lãnh đạo sự nghiệp văn hóa Sự nghiệpvăn hóa là một bộ phận hữu cơ của công tác tổ chức có kế hoạch của đảngcộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Hai là, Văn hóa xã hội mang tính giai cấp và dân tộc nó là một lĩnh vực

trong sự nghiệp chung của giai cấp công nhân và cả dân tộc Phát triển vănhóa phải gắn liền và phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triểncon người vì lợi ích của nhân dân lao động Nó phản ánh, bảo vệ và thốngnhất biện chứng với nền kinh tế và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ba là, Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa của dân, do dân, vì

dân Trong chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động không chỉ lả người chủ tậpthể của mọi giá trị văn hóa, mà còn là người chủ chân chính sáng tạo ra mọigiá trị tinh thần, những giá trị đó nhằm mục đích hoàn thiên nhân cách conngười, thúc đẩy họ vươn tới chân- thiện- mỹ

Bốn là, Trong sự nghiệp văn hóa phải đảm bảo phạm vi hết sức rộng lớn

cho sáng tạo cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thưc và nộidung phong phú và đa dạng…Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại cácquan điểm lạc hậu phá hoại hệ tư tưởng giai cấp công nhân và sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội Sự hình thành một kiểu nhân cách xã hội chủ nghĩa(có thể lực tốt, tư tưởng tình cảm lành mạnh, đạo đức trong sáng, trí tuệ cao

và sáng tạo) là mục tiêu quan trọng nhất của văn hóa, cũng là muc tiêu quantrọng nhấtcủa sự phát triển

1.2.3 Chức năng của nền văn hóa:

- Chức năng nhận thức phản ánh hiện thực một cách đa dạng Văn hóa

trang bị cho con người hiểu biết về tự nhiên xã hội và chính mình Nói tớichức năng này không thể quyên giáo dục, thực ra chức năng nhận thức làchức năng đầu tiên của bất cứ hoạt động văn hóa nào ví dụ như một tácphẩm nghệ thuật trước khi làm rung cảm trái tim người đọc, người xem thìtác phẩm đó phải được mọi người hiểu, phải mang tới cho họ những nhậnthức mới về cuộc sống, về con người v.v

- Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có chức năng giáo dục tư tưởng tình cảm,

định hướng giá trị, xác định và điều tiết các quan hệ, chuẩn mực ứng sử giữacon người với nhau, do đó góp phần hình thành con người phát triển toàndiện

- Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có chức năng giao tiếp, là phương tiện

giao tiếp giữa người với người, các thế hệ, các quốc gia dân tộc với nhau Văn hóa đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, hoạt động sáng tạo

Trang 12

- Chức năng dự báo và tiếp nối lịch sử Văn hóa kế thừa truyền thống lịch

sử dân tộc, nhân loại Văn hóa phát hiện vấn đề và nêu ra những giải phápcho việc giải quyết vấn đề

1.2.4 Nội dung nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

+ Nội dung nhân đạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

Chủ nghĩa Mác-Lênin coi việc giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp,giải phóng con người và xã hội một cách toàn diện và triệt để là mục tiêucao cả của mình Văn hóa xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mac-Lênin làmnền tảng tư tưởng, kế thừa, phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc vànhân loại, góp phần phát triển con người toàn diện và phục vụ lợi ích cănbản của nhân đân lao động Văn hóa xã hội chủ nghĩa nâng cao năng lực chomọi người, xây dựng lối sống đầy lòng nhân ái, vị tha, tình nghĩa, văn minh

vì con người, vì giống nòi, hướng tới cái chân, thiện, mĩ

+ Nội dung dân chủ của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

Trong chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động là người làm chủ chẳngnhững với các tư liệu sản xuất vật chất mà còn đối với các tư liệu, các cơ sởtrong văn hóa xã hội chủ nghĩa, vừa là điều kiện để nhân dân lao động trởthành người chủ của quá trình sáng tạo, bảo vệ, phân phối và tiêu dùng cácsản phẩm văn hóa

+ Nội dung tiên tiến của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có một hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại

là chủ nghĩa Mác-Lênin, nó ra đời trên cơ sở thống nhất và biện chứng vớinền kinh tế tiên tiến xã hội chủ nghĩa phù hợp với quy luật lịch sử, với lợiích cơ bản của con người

Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa yêu nước, tiến bộ, phản ánh sâu sắc

lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là trình độ dân trí, khoa học kỹthuật tiên tiến , tư tưởng đạo đức, lối sống , cao đẹp, hoạt động sáng tạocủa con người kết hợp hài hòa truyền thống với hiện đại, cái bản sắc với cáinhân loại…

1.3 Đặc trưng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:

1.3.1 Văn hoá xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, yếu tố điều tiết sự phát triển.

Là mục tiêu của sự phát triển, văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngàycàng đầy đủ, toàn diện cho con người cả về thể lực, trí lực và nhân cách,

Ngày đăng: 01/10/2014, 18:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w