DỰA TRÊN MÔ HÌNH NÀY

Một phần của tài liệu Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 45 - 46)

III. Nghiên cứu phương pháp đánh giá, cho điểm và xếp loại các doanh nghiệp đang được thực hiện tại Trung tâm Thông tin tín

DỰA TRÊN MÔ HÌNH NÀY

GIỚI THIỆU: Hiện nay khi thị trường tài chính toàn cầu đang phát triển một cách chóng mặt thì yêu cầu đặt ra đối với các phương pháp quản trị rủi ro ngày càng cao. Nếu như trước đây các mô hình chuẩn đoán của chuyên gia hay các mô hình thống kê mang tính thực nghiệm, xây dựng mối quan hệ giữa rủi ro với các biến liên quan dựa trên những số liệu thống kê có sẵn rất được ưa chuộng thì hiện nay hầu như mọi người đều ưa thích những mô hình có cơ sở lí thuyết rõ ràng hơn những mô hình chuyên gia và mô hình “thực nghiệm”. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng xây dựng các mô hình cấu trúc nhằm giải thích nguyên nhân dẫn đến rủi ro của doanh nghiệp, nhất là rủi ro vỡ nợ. Có rất nhiều các mô hình đã ra đời theo hướng tiếp cận này. Trong đó chia ra hai trường phái chính: Đó là trường phái “ default-mode” và trường phái “mark-to-market”, trường phái thứ nhất chỉ xem xét doanh nghiệp ở một trong hai trạng thái vỡ nợ hay không vỡ nợ còn trường phái thứ hai xem xét cả rủi ro của việc con nợ thay đổi hạng tín dụng của mình. Trong số rất nhiều mô hình đã được các nhà nghiên cứu đề xuất, có thể kể đến như: mô hình KMV, mô hình CreditRisk+, CreditPortfolio View,… thì chuyên đề này tập trung nghiên cứu mô hình CreditMetrics nhằm tính toán xác suất chuyển hạng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Toàn bộ nội dung chương này sẽ trình bày nội dung, phương pháp, cũng như cách sử dụng phương pháp này trong việc tính toán xác suất chuyển hạng tín dụng của các doanh nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 45 - 46)