Các giả thiết của mô hình

Một phần của tài liệu Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 49 - 50)

III. Nghiên cứu phương pháp đánh giá, cho điểm và xếp loại các doanh nghiệp đang được thực hiện tại Trung tâm Thông tin tín

1. Các giả thiết của mô hình

Giống như nhiều mô hình khác, CreditMetrics cũng được xây dựng dựa trên những giả thiết nhất định. Những giả thiết này có thể phù hợp hoặc cũng có thể không phù hợp với thực tê, nhưng việc xây dựng những giả thiết này là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho sự vận hành và tính đúng đắn, hợp lí của mô hình.

Giả thiết đầu tiên phải kể đến đối với mô hình CreditMetrics, đó là các con nợ (mà ở đây chính là các doanh nghiệp tham gia hoạt động tín dụng) có thể được phân vào các hạng chất lượng tín dụng khác nhau và tất cả các doanh nghiệp có cùng hạng tín dụng thì cũng sẽ có cùng xác suất chuyển hạng.

Giả thiết thứ hai, đó là CreditMetrics giải thích sự thay đổi tài sản của doanh nghiệp bằng sự thay đổi của các yếu tố rủi ro hệ thống thể hiện qua các chỉ số cụ thể của từng ngành và bằng các yếu tố rủi ro riêng của từng doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là rủi ro của doanh nghiệp (mà chính là độ biến động trong tài sản của doanh nghiệp) được xác định thông qua rủi ro hệ thống của toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia cộng với rủi ro riêng đặc trưng cho doanh nghiệp (giả thiết này đã được nhắc đến trong một số mô hình như mô hình CAPM, mô hình đa nhân tố MFM).

Giả thiết thứ ba, đó là CreditMetrics giả thiết nguồn vốn chủ sở hữu có thể dùng như ước lượng gần đúng của tài sản. Giả thiết này được dùng để tính

tương quan giữa các biến loga-chuẩn của tài sản. Nhưng một điều đáng lưu ý ở đây là giả thiết này có thể ảnh hưởng lớn tới độ chính xác của mô hình.

Giả thiết thứ tư được đề cập đến trong mô hình này đó là mỗi doanh nghiệp chỉ tham gia hoạt động tín dụng tại một ngân hàng. Điều này có thể không hợp lí đối với nhiều doanh nghiệp trong thực tê, vì cùng một lúc họ có thể tham gia hoạt động tín dụng với nhiều ngân hàng. Nhưng giả thiết này đảm bảo cho việc tính toán dễ dàng hơn, mà trên thực tế vẫn tồn tại quan hệ làm ăn lâu dài giữa các doanh nghiệp và các ngân hàng.

Giả thiết cuối cùng là kì hạn xem xét rủi ro tín dụng là một năm mặc dù vẫn có thể dùng một kì hạn khác.

Một phần của tài liệu Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w