1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CAO HỌC MÔN Tác phẩm kinh điển -PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH gô-TA”

29 773 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 124 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦULịch sử Việt Nam hơn 70 năm qua với sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi vào quý đạo cách mạng vô sản, đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc nhằm giải phóng và thống nhất Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước là thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam. Cách mạng Việt Nam, vừa thể hiện, vừa góp phần thúc đẩy trào lưu chính của thời đại ngày nay – thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.Khúc quanh hiện nay của lịch sử cách mạng thế giới, dù có làm cho sự quá độ từ CNTB lên CNXH trên toàn thế giới bị kéo dài thêm, song không thể đảo ngược được xu thế ấy của thời đại. Con đường của thời đại, con đường mà nhân loại đi tới chính là con đường thắng lợi của hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.Nhận thức đúng và làm rõ nội dung, tính chất của thời đại ngày nay là cơ sở quan trọng để chúng ta hoạch định đúng đắn đường lối và sách lược của chúng ta và “ chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một thời đại, chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hoặc nước nọ” như Lênin đã từng khẳng định. NỘI DUNGI. TƯ TƯỞNG CỦA MÁC ĂNG GHEN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH TRONG TÁC PHẨM “ PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔ TA”.Tháng 5 1875 Đại hội đảng thông nhất giữa hai đẩng được họp tại Gô Ta, thông qua cương lĩnh gọi là cương lĩnh Gô Ta. Tinh thần cơ bản của cương lĩnh này mang tính chất cải lương, cơ hội, bởi phần lơn của cương lĩnh theo quan điểm của phái Lat – Xan. Khi cương lĩnh này ra đời Mac Ăng ghen vô cùng thất vọng. Các ông đã đấu tranh chống lại để vạch ra cái cơ hội, cải lương để tiến tơi xây dựng một cương lĩnh thống nhất và triệt để hơn. Cho nên, đưa tới tác phẩm này ra đời. Cuộc đấu tranh này hết sức gay go, mãi đến năm 1891 tác phẩm này mới được công bố. Đấy là thắng lợi to lớn, vạch trần được bộ mặt của chủ nghĩa cơ hội.Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” Mác viết: “Giữa xã hội tư sản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳcải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một TKQĐ chính trị, Nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” .Trích (C. Mác và Ph. Angghen trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh GôTa”, NXB ST, Hà Nội 1958, tr 50).Một số người căn cứ vào sự phân tích của Mác trong “Phê phán cương lĩnh Gôta” xem TKQĐ được bắt đầu khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, kết thúc khi xây dựng xong CNXH trong quan niệm đó TKQĐ được hiểu là: TKQĐ từ CNTB lên CNXH.Từ luận điểm trên chúng ta rút ra những vấn đề sau:+ Quá độ từ CNTB lên CNCS, thời kỳ quá độ này kéo dài trong giai đoạn thấp.+ Quá độ từ những nước TBCN đến đại công nghiệp cơ khí.+ Đây là một thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị đến xã hội …+ Trong thời kỳ quá độ là thời kỳ tiếp tục đấu tranh giai cấp giữa nội dung và hình thức mới.

Trang 1

Mục lục

Phần mở đầu……… 1

Nội dung………2

I Tư tưởng của Mác - ăng ghen về thời kỳ quá độ lên CNXH trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh GÔ -TA”……… 2

II - Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về TKQĐ lên CNXH……… 4

1.Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về TKQĐ lên CNXH……4

2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội…… 8

3 Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH:……… 11

III Phương thức sản xuất CSCN………14

1 Giai đoạn thấp………14

2 Giai đoạn cao của XHCS……… 16

IV.nhận thức và vận dụng tư tưởng về thời kỳ quá độ vào thực tiễn ở việt nam trong thời gian qua……… 18

Kết luận……….28

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Lịch sử Việt Nam hơn 70 năm qua với sự lựa chọn con đườnggiải phóng dân tộc đi vào quý đạo cách mạng vô sản, đã đi từ thắng lợinày đến thắng lợi khác Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, thắng lợicủa hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc nhằm giải phóng vàthống nhất Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là thắng lợi của công cuộc đổimới toàn diện đất nước là thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnhđạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam Cách mạng Việt Nam, vừathể hiện, vừa góp phần thúc đẩy trào lưu chính của thời đại ngày nay –thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới

Khúc quanh hiện nay của lịch sử cách mạng thế giới, dù có làmcho sự quá độ từ CNTB lên CNXH trên toàn thế giới bị kéo dài thêm,song không thể đảo ngược được xu thế ấy của thời đại Con đường củathời đại, con đường mà nhân loại đi tới chính là con đường thắng lợi củahoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Nhận thức đúng và làm rõ nội dung, tính chất của thời đại ngàynay là cơ sở quan trọng để chúng ta hoạch định đúng đắn đường lối vàsách lược của chúng ta và “ chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặcđiểm cơ bản của một thời đại, chúng ta mới có thể tính đến những đặcđiểm chi tiết của nước này hoặc nước nọ” như Lênin đã từng khẳng định

Trang 3

NỘI DUNG

I TƯ TƯỞNG CỦA MÁC - ĂNG GHEN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘLÊN CNXH TRONG TÁC PHẨM “ PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔ -TA”

Tháng 5 / 1875 Đại hội đảng thông nhất giữa hai đẩng được họp tại

Gô - Ta, thông qua cương lĩnh gọi là cương lĩnh Gô - Ta Tinh thần cơbản của cương lĩnh này mang tính chất cải lương, cơ hội, bởi phần lơncủa cương lĩnh theo quan điểm của phái Lat – Xan Khi cương lĩnh này rađời Mac - Ăng ghen vô cùng thất vọng Các ông đã đấu tranh chống lại đểvạch ra cái cơ hội, cải lương để tiến tơi xây dựng một cương lĩnh thốngnhất và triệt để hơn Cho nên, đưa tới tác phẩm này ra đời Cuộc đấutranh này hết sức gay go, mãi đến năm 1891 tác phẩm này mới được công

bố Đấy là thắng lợi to lớn, vạch trần được bộ mặt của chủ nghĩa cơ hội

Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta” Mác viết: “Giữa xãhội tư sản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳcải biếncách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là mộtTKQĐ chính trị, Nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn lànền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”

Trích (C Mác và Ph Angghen trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh Gô-Ta”, NXB ST, Hà Nội 1958, tr 50).

Một số người căn cứ vào sự phân tích của Mác trong “Phê pháncương lĩnh Gô-ta” xem TKQĐ được bắt đầu khi giai cấp vô sản giànhđược chính quyền, kết thúc khi xây dựng xong CNXH trong quan niệm

đó TKQĐ được hiểu là: TKQĐ từ CNTB lên CNXH

Từ luận điểm trên chúng ta rút ra những vấn đề sau:

+ Quá độ từ CNTB lên CNCS, thời kỳ quá độ này kéo dài tronggiai đoạn thấp

+ Quá độ từ những nước TBCN đến đại công nghiệp cơ khí

Trang 4

+ Đây là một thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện và sâu sắc trêntất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị đến xã hội …

+ Trong thời kỳ quá độ là thời kỳ tiếp tục đấu tranh giai cấp giữanội dung và hình thức mới

+ Trong thời kỳ quá độ nhà nước chính là nhà nước chuyên chính

vô sản Chuyên chính vô sản ,trước hết thể hiện vai trò lãnh đạo củaĐảng, giai cấp công nhân, vai trò quản lý của nhà nước của giai cấp vôsản và quyền làm chủ của quần chúng lao động

Thông qua vấn đề quá đọ này, Mác phê phán vấn đề cải lương,theo họ thì muốn có CNCS không hề có cải biến cách mạng, không cóđấu tranh giai cấp, mà theo họ chỉ cần sự giúp đỡ của giai cấp tư sản đeertạo điều kiện cho hợp tác xã để đi lên CNCS Họ tin rằng, với sự giúp đỡcủa chủ nghĩa tư sản họ sẽ dễ dàng đi lên CNCS Đây là vấn đề ảo tưởng

Mác viết: “…Người ta “dọn đường” cho “việc giải quyết” vấn đề

xã hội ấy Đáng lẽ là do quá trình cải biến cách mạng của xã hội mà ra,thì “tổ chức xã hội chủ nghĩa của toàn bộ lao động” lại là kết quả của “sựgiúp đỡ của nhà nước”, sự giúp đõ mà nhà nước đem lại cho những hợptác xã sản xuất do chính nhà nước(chứ không phải do lao động) đã “tạolaap” Tin rằng người ta có thể xây dựng một xã hội mới bằng trợ cấp củaNhà nước, cũng dễ dàng như xây dựng một con đường sắt mới, tin nhưthể thật là một ảo tưởng xứng đáng với ảo tưởng của Lat-Xan”

Trích (C Mác và Ph Angghen trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh Gô-Ta”, NXB ST, Hà Nội 1958, tr 46).

II - QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ TKQĐ LÊN CNXH

1.Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về TKQĐ lên CNXH.

Bản thân vấn đề TKQĐ rất phức tạp, nó bao hàm nhiều nội dungrất phong phú Lênin đã có lần đặt vấn đề: “Vậy bản thân từ quá độ cónghĩa là gì? ” Và Người nói: “Khi vận dụng vào vấn đề kinh tế, có phải

Trang 5

nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có cả thành phần, bộ phận và từngmảnh CNTB lẫn CNXH không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có Songkhông phải mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thànhphần của kết cấu xã hội- kinh tế hiện có ở Nga, chính là như thế nào Màtất cả mấu chốt của vấn đề lại chính là ở chỗ đó”.

Trích (V I Lênin toàn tập, tập 27, NXB Sự thật Hà Nội 1971,

tr 422).

Thực vậy, gọi là TKQĐ, vì nó vừa không phải là chính nó, lại vừakhông phải là cái khác, vừa không phải là chính bản thân xã hội XHCN,lại vừa không phải là xã hội cũ đã đẻ ra nó TKQĐ mới chỉ là thời kỳ xâydựng những tiền đề cơ sở của CNXH, chứ chưa phải là CNXH hoànchỉnh, là thời kỳ hình thành CNXH, hình thành hình thái kinh tế- xã hộicộng sản, chứ không phải là thời kỳ xây dựng CNXH trên cơ sở củachính nó Lênin còn cho rằng: “Bước quá độ từ CNTB lên CNXH có thể

có những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc ở chỗ quan hệ đại tư bản haynền kinh tế nhỏ chiếm ưu thế trong nước”

Trích (V I Lênin toàn tập, tập 32, NXB Sự thật Hà Nội 1970,

tr 298).

Theo Lênin, chỉ trong những nước mà giai cấp vô sản đã phát triểnđầy đủ, thì mới có thể chuyển trực tiếp từ CNTB lên CNXH mà khôngcần đến TKQĐ đặc biệt có tính chất toàn quốc Hoặc ở một nước nếutrong đó nền đại công nghiệp chiếm ưu thế, hay thậm chí cứ cho là khôngchiếm ưu thế nhưng rất phát triển, và có cả nền sản xuất nông nghiệpcũng với quy mô rất phát triển, thì có thể quá độ thẳng lên CNCS được

Và Lênin khẳng định rằng nếu không có điều kiện đó thì bước quá độ lênCNCS không thể có được, xét về phương diện kinh tế

Ở đây, nói đến việc chuyển trực tiếp lên CNXH, nói đến “Quá độthẳng CNCS” không có nghĩa là Lênin phủ nhận TKQĐ từ CNTB lênCNXH, mà chính là Người muốn luận chứng rằng, những nhiệm vụ trong

Trang 6

lĩnh vực cải tạo cách mạng về mặt kinh tế- xã hội, những con đường vàphương pháp giải quyết các nhiệm vụ ấy, những hình thức đấu tranh giaicấp để giải quyết vấn đề “ai thắng ai”, đều phụ thuộc vào những điều kiệnlịch sử- cụ thể của những nước khác nhau Nhưng TKQĐ là vấn đề cótính quy luật chung cho tất cả những nước thực hiện việc quáđộ lênCNXH Tính quy luật ấy được quy định bởi tính chất đặc thù của chế độ

sở hữu XHCN, là cơ sơ của xã hội XHCN

Như vậy, TKQĐ, theo Lênin, là thời kỳ trải qua những “cơn đauđẻ” kéo dài, thời kỳ đấu tranh gay go, quyết liệt giữa CNTB đã bị lật đổnhưng chưa bị đánh bại hẳn, với CNXH mới hình thành nhưng hãy cònnon yếu Chính trên ý nghĩa ấy, Lênin khẳng định rằng: “ ở một nướctrong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số nhânkhẩu, mà muốn thực hiện cách mạng XHCN thì phải trải qua một loạtbiện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tưbản phát triển, trong đó công nhân làm thuê trong công nghiệp và nôngnghiệp chiếm tuyệt đại đa số dân cư”

Trích (V I Lênin toàn tập, tập 32, NXB Sự thât Hà Nội 1970,

tr 273 – 274).

Chính Lênin đã đặt vấn đề: “Làm thế nào để trên thực tế thực hiệnđược bước quá độ từ CNTB cũ, quen thuộc, mà mọi người đã biết sangCNXH mới, chưa hình thành hẳn, chưa có một cơ sở vững chắc- đó lànhiệm vụ khó nhất Trong trường hợp tốt nhất thì bước quá độ ấy cũngchiếm mất nhiều năm Suốt cả thời kỳ đó, trong chính sách của chúng ta,lại chia ra nhiều bước quá độ nhỏ hơn”

Trích (V I Lênin toàn tập, tập 30, NXB Sự thât Hà Nội 1970,

tr 418 – 419).

Những lời chỉ dẫn trên đây của Lênin đối với TKQĐ mà chúng tađang đi, có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn Do vậy, vấn đề TKQĐ lênCNXH rõ ràng là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống lý

Trang 7

luận của CNXH khoa học Đây là thời kỳ diễn ra quá trình cách mạng vôcùng sâu sắc, triệt để và toàn diện trên những quy mô chưa từng có trongmọi mặt của đời sống xã hội, trong toàn bộ những điều kiện vật chất cũngnhư đời sống tinh thần của xã hội, trong tồn tại xã hội cũng như trong ýthức xã hội.

Trong những hình thái kinh tế- xã hội trước đây, sự quá độ từ mộthình thái này sang một hình thái khác diễn ra không có TKQĐ, vì chế độchiếm hữu tư nhân đã cho phép phương thức sản xuất mới ra đời và pháttriển ở trong lòng xã hội cũ Điều này có thể giải thích vì sao thành phầnkinh tế TBCN lại có thể nảy sinh và lớn lên trong những điều kiện củachế độ phong kiến Còn thành phần kinh tế XHCN thì ngược lại, khôngthể ra đời một cách tự phát bằng con đường tiến hoá từ CNTB, cũng nhưchế độ sở hữu XHCN không thể hình thành trong lòng chế độ tư bản Rõràng, CNXH chỉ có thế xây dựng nên do kết quả của cuộc cách mạngXHCN, và được đánh dấu bằng một TKQĐ đặc biệt- thời kỳ lật đổ toàn

bộ chế độ xã hội cũ, xoá bỏ ngay chính nguồn gốc đẻ ra chế độ người bóclột người, chế độ chiếm hữu tư nhân, nhằm xây dựng những tiền đề, cơ sởcủa CNXH

Chiều sâu và tầm ảnh hưởng của bước qua độ đặc biệt này khôngnhững biểu hiện ở chỗ chỉ thủ tiêu các giai cấp bóc lột, thủ tiêu mọi quan

hệ xã hội đối kháng, mà đồng thời còn làm một cuộc cách mạng thực sựtrên toàn bộ lĩnh vực tinh thần- tư tưởng, tâm lý, tập quán, lối sống cũ còn

để lại tàn dư trong xã hội mới TKQĐ lên CNXH phải làm biến đổi triệt

để tất cả những cái đó Nhất là TKQĐ từ một nước nông nghiệp lạc hậu,thuộc địa, nửa phong kiến mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiếnlên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, thì do tính sâu sắc và phứctạp của nó, do tầm lớn lao của những nhiệm vụ lịch sử mà nó phải giảiquyết, sự biến đổi còn sâu sắc hơn, triệt để hơn TKQĐ diễn ra ở những

Trang 8

cuộc cách mạng XHCN trong những điều kiện khác Điều đó có thể giảithích được ý nghĩa đặc biệt của TKQĐ trong những điều kiện như vậy.

Từ cách đặt vấn đề trên, có thế khẳng định rằng TKQĐ là bước đitất yếu, cần thiết cho tất cả các nước tiến lên CNXH Do vậy, nếu TKQĐđược xem như quá trình phát triển tự nhiên của xã hội với tính quy luậtnghiêm ngặt của nó thì đúng như Mác đã nói, không thể nào nhảy vọt lên

để vượt qua hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ giai đoạn phát triển tự nhiên ấy.Lênin cũng đã từng nói: đứng trên ý nghĩa vật chất, kinh tế, sản xuất màxét thì TKQĐ mà nước Nga đang đi là “thời kỳ còn chưa đến “ngưỡngcửa” của CNXH, và nếu không đi qua “ngưỡng cửa” mà chúng ta chưađạt tới ấy thì chúng ta không thể tiến lên CNXH được”

Trích (V I Lênin toàn tập, tập 27, NXB Sự thât Hà Nội 1970,

tr 431).

Kế thừa và phát triển tư tưởng phân kỳ trên Lênin quan niệm vềTKQĐ “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa CNTB vàCNCS, có một TKQĐ nhất định Thời kỳ đó không thể không bao gồmnhững đặc điểm hay những đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế- xã hội

ấy TKQĐ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữaCNTB đang giãy chết và CNCS đang phát triển, hay nói cách khác, giữaCNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và CNCS đã phát sinhnhưng vẫn còn rất non yếu”

Trích (V I Lênin toàn tập, tập 39, NXB Tiến bộ Matxcơva,

1997, tr 309 – 310).

2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện vàsâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của

sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụthể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại”

Trang 9

Trích (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện lần thứ IX, NXB CTQG, Hà Nội 2001, tr 83).

Những luận điểm của Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH ở ViệtNam được hình thành, được chín muồi từ khi Người giác ngộ chủ nghĩaMác- Lênin, trở thành người cộng sản vào những năm 20 của thế kỷ XXđến khi Người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, trựctiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam Hồ Chí Minh là người theo đuổi đến cùng lýtưởng và mục tiêu của CNXH Người trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời phát triển sáng tạo học thuyết, chủ nghĩa ấy và thực sự

là Người đã có những đóng góp, những cống hiến làm sống động chủnghĩa Mác- Lênin trong thực tiễn Sáng tạo nổi bật và cống hiến xuất sắcnhất của Hồ Chí Minh là đã giải quyết thành công và có thể coi như mộtmẫu mực kinh điển về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc vànhân loại trên lập trường của giai cấp vô sản, của cách mạng vô sản, giữagiải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, xã hội và con người, giữacách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với cách mạng xã hội chủ nghĩa.Người đã tìm thấy câu trả lời cho sự lựa chọn con đường phát triển củađất nước Quyết định lựa chọn CNXH là quyết định Người theo đuổi suốtcuộc đời Đối với Hồ Chí Minh, CNXH là một chân lý, đồng thời là mộtniềm tin: không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc Cũng không

có lực lượng gì ngăn trở được CNXH phát triển

Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về hình thái kinh tế- xã hộivào việc xác định vị trí của CNXH trong lịch sử tiến hoá của loài người,

Hồ Chí Minh khẳng định bằng những lời lẽ trong sáng và giản dị: “xã hội

từ chỗ ăn lông, ở lỗ, tiến đến xã hội nô lệ, tiến đến chế độ phong kiến,tiến đến xã hội tư bản, rồi tiến đến XHCN”

Trong bức tranh trên lịch sử loài người phát triển liên tục vàCNXH là nấc thang cao của sự tiến hoá, nó xuất hiện kế tục xã hội tư bản,

Trang 10

thay thế xã hội tư bản sau khi đã tiếp thu những thành quả của xã hộinày ở đầy khái niệm chế độ XHCN được dùng để chỉ hình thái kinh tế-

xã hội CSCN xuất hiện sau hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa

Hình thái kinh tế xã hội CSCN có hai giai đoạn, “giai đoạn thấp tức

là CNXH, giai đoạn cao, tức là CNCS” Khái niệm CNXH được dùng

để chỉ một trong hai giai đoạn của hình thái kinh tế-xã hội CSCN Bướcchuyển từ CNTB lên CNXH-tức là TKQĐ từ CNTB lên CNXH-Theo HồChí Minh, là một “quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt và lâu dài giữacái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ,giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển” Nhưng Người luôn luôn thểhiện niềm tin vững chắc rằng cái mới, cái đang tiến bộ nhất định thắng vàđiều đó có nghĩa là: CNXH và CNCS nhất định sẽ thắng lợi trên khắp địacầu

Với các nước lạc hậu, tiền tư bản lên CNXH, các nhà kinh điển từMác, Ăngghen tới Lênin đều đặc biệt nhấn mạnh phải phát triển lựclượng sản xuất, chỉ như vậy mới có thể dần dần xoá bỏ chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất, xoá bỏ triệt để tình trạng bóc lột, áp bức, bất bình đẳng,xác lập chế độ công hữu đảm bảo cho sự phát triển của con người, xã hộitới dân chủ, tự do, công bằng, bình đẳng thực sự

Theo Người, đặc điểm lớn nhất ở những nước lạc hậu trongTKQĐ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH khôngphải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN Cho nên, Người xác định toàndiện các nhiệm vụ xây dựng CNXH ở những nước này là phát triển toàndiện các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá phát triển giáo dục, xâydựng con người mới Mấu chốt của vấn đề kinh tế là phát triển lựclượng sản xuất Mấu chốt của vấn đề chính trị là giữ vững chế độ, bảo vệthành quả cách mạng Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng

xã hội hướng vào sự phát triển con người và xã hội Và, thực chất của vấn

Trang 11

đề văn hoá là xây dựng con người mới, đạo đức mới Theo Người, tức làphải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi nước.

Từ những quan điểm trên ta có thể tóm tắt khái niệm TKQĐ nhưsau: TKQĐ đó là thời kỳ đặc biệt nằm trong giai đoạn thấp của hình tháikinh tế cộng sản chủ nghĩa, thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc triệt đểtrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội TKQĐ được bắt đầu sau khi giaicấp công nhân và nhân dân lao động đã thiết lập được chính quyền Nhànước và trức tiếp bắt tay vào cải taọ xã hội cũ xây dựng xã hội mới chođến khi xây dựng xong những cơ sở về kinh tế, chính trị xã hội và vănhoá tinh thần để CNXH bước vào quá trình phát triển trên cơ sở của chínhnó

Hay chúng ta có thể nói cách khác: TKQĐ lên CNXH là thời kỳtạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xãhội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN sẽ đượcthực hiện Như vậy, XHCN chỉ ra đời khi những nhiệm vụ cơ bản củaTKQĐ đã được hoàn thành

3 Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH:

TKQĐ từ CNTB lên CNXH- thời kỳ cải tạo xã hội tư bản chủnghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa bằng cách mạng là thời kỳ tất yếu,bởi vì khác với mọi hình thái kinh tế -xã hội khác là những hình thái màmỗi hình thái trong số đó đều đã hoàn toàn chín muồi trong lòng hình tháitrước, CNXH không ra đời trong lòng CNTB CNTB chỉ chuẩn bị nhữngđiều kiện vật chất để quá độ lên CNXH Còn bản thân công cuộc xâydựng xã hội XHCN thì được thực hiện sau khi đã gạt giai cấp tư sản khỏichính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản Thêm vào đó, thậm chí saukhi giành được chính quyền, giai cấp vô sản cũng không thể “đem áp

Trang 12

dụng” ngay CNXH được Lênin viết: “Mục đích đó, người ta không thểđạt ngay tức khắc được; muốn thế, cần phải có một TKQĐ khá lâu dài từCNTB lên CNXH, vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn, vì cần phải có thờigian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực củacuộc sống, và vì phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt lâu dài mới cóthể thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tiểu tưsản và tư sản Bởi vậy, Mác nói đến cả một thời kỳ chuyên chính vô sản,TKQĐ từ CNTB lên CNXH”.

Trích (V I Lênin toàn tập, tiếng việt, tập 38, NXB Tiến bộ, NXB Tiến bộ Matxcơva, tr 464).

Do sự đối lập về chất của chế độ sở hữu TBCN và chế độ sở hữuXHCN, nên trong lòng xã hội cũ (tiền TBCN và TBCN) không thể nảysinh quan hệ sản xuất XHCN Vì vậy, giai cấp công nhân phải tiến hànhcách mạng trên lĩnh vực chính trị trước, nhằm thiết lập Nhà nước XHCN.Việc giai cấp công nhân giành chính quyền chưa có nghĩa là đã có CNXHhoàn chỉnh Muốn có CNXH đầy đủ và hoàn chỉnh (cả chính trị, kinh tế,văn hoá), giai cấp công nhân phát triển từ những tiền đề vật chất đã có vàbằng biến công cụ là Nhà nước XHCN để cải tạo nền kinh tế cũ, xâydựng xã hội mới XHCN

Lênin đã viết nhiều về tính tất yếu của TKQĐ.người đã chỉ rõ rằng,thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng củahai kết cấu kinh- xã hội đối lập nhau:TBCN và XHCN “TKQĐ ấy khôngthể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa CNTB đang giãychết và CNCS đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa CNTB đã bịđánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và CNCS đã phát sinh nhưng vẫncòn rất non yếu”

Trích (V I Lênin toàn tập, tiếng việt, tập 39, NXB Tiến bộ, NXB Tiến bộ Matxcơva1977, tr 309 – 310).

Trang 13

Đó là thời kỳ lịch sử tất yếu để Nhà nước chuyên chính vô sản tiếnhành cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, XHCN về mọi mặt, là thời

kỳ đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội Cuộc đấu tranh giai cấp này được tiến hành trong những điều kiệnmới, bằng những hình thức mới và phương pháp mới kết hợp cải tạo vớixây dựng, chính trị với kinh tế, hoà bình với bạo lực, giáo dục với hànhchính, thuyết phục với cưỡng bách , để đưa ra và thực hiện được mộtkiểu tổ chức xã hội mới cao hơn xã hội tư sản

Theo Mác- Ăngghen, nhận thức tính tất yếu lịch sử của CNXH vàCNCS thông qua cách mạng đòi hỏi chỉ rõ nguyên nhân của cách mạng

ấy Kết luận mang tính chỉ dẫn của các ông là không có khủng hoảng kinh

tế của CNTB thì không có cách mạng để giai cấp cách mạng và khốiquần chúng đông đảo của nó sẵn sàng hành động chống CNTB được “trong cảnh phần bình phổ biến như vậy, khi mà lực lượng sản xuất của xãhội tư sản phát triển rực rỡ tới mức nói chung có thể có được trong khuônkhổ những quan hệ tư sản thì không thể nói đến chuyện có một cuộc cáchmạng thật sự, một cuộc cách mạng như vậy chỉ có thể có trong nhữngthời kỳ mà cả hai nhân tố đó, lực lượng sản xuất hiện đại và các hình thứcsản xuất tư sản mâu thuẫn với nhau Cuộc cách mạng mới chỉ có thểxảy ra tiếp theo sau một cuộc khủng hoảng mới Nhưng việc cách mạng

sẽ dẫn đến những tất yếu khong thể tránh khỏi như việc khủng hoảng sẽxảy đến”

Trích (C Mác và Ph Angghen toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội

1995, Tập 7, tr 613).

Luận chứng về tính tất yếu lịch sử của CNXH, Mac- Ăngghenkhông chỉ nhấn mạnh điều kiện khách quan và sự trưởng thành thực sựcủa nhân tố chủ quan cho sự chín muôi cách mạng vô sản để phòng ngừanhững ảo tưởng chủ quan duy ý chí có thể đưa phong trào tới chỗ thất bại

Trang 14

mà còn đảm bảo cho phong trào phát triển nhất quán, giữ vững tính cáchmạng triệt để trong những mục tiêu lý tưởng của CNXH.

Giá trị bền vững trong lý luận của Mác và Ăngghen về CNXH là ởchỗ, nó là khoa học chứ không phải là mộng tưởng, không tưởng; là cáchmạng chứ không phải là cải lương, chỉ như vậy- trong nhận thức lý luận

và hành động thực tiễn- mới có thể đưa giai cấp vô sản và quần chúng laođộng tới thành công trong sự nghiệp của mình: phá huỷ thế giới cũ-TBCN và xây dựng thế giới mới- XHCN “CNXH này là lời tuyên bốcách mạng không ngừng, là chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi

đó là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xoá bỏ những sự khác biệt giaicấp nói chung, xoá bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho những

sự khác biệt ấy, xoá bỏ tất cả những quan hệ xã hội thích ứng với nhữngquan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất cả những tư tưởng nảy sinh ra

từ những quan hệ sản xuất xã hội đó”

Trích (C Mác và Ph Angghen toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội

1995, Tập 7, tr 126).

Tóm lại, với Mác và Ăngghen, lần đầu tiên trong lịch sử, CNXHmới có được những chứng giải khoa học thật sự, mới vượt qua tính chấtkhông tưởng để trở thành CNXH khoa học lý luận khoa học này đã soisáng con đường giải phóng giai cấp vô sản và toàn bộ xã hội loài người,con đường đi tới CNXH và CNCS như một tất yếu lịch sử đó là sự phủđịnh biện chứng đối với CNTB, bằng cách mạng, thông qua cách mạngtrong một tiến trình lịch sử lâu dài

III PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CSCN

1 Giai đoạn thấp.

Giai đoạn này là giai đoạn chưa phát triển trên cơ sở của riêng nó ,

nó vừa thoát thai từ CNTB Vì vậy trên mọi phương diện còn mạngnhững dấu vết của xã hội cũ Mác viết: “ Cái xã hội mà chúng ta nói ởđây, là một xã hội cộng sản, nhưng không phải là xã hội cộng sản đã phát

Ngày đăng: 26/01/2018, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w