Mục tiêu cần đạt : - Giáo viên cần huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà Hs đã biết.. - Giúp HS hình thành sơ bộ các khái niệm : Văn bản, mục đích giao tiếp & phương th
Trang 1Tiết 4 :
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I Mục tiêu cần đạt :
- Giáo viên cần huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà Hs đã biết
- Giúp HS hình thành sơ bộ các khái niệm : Văn bản, mục đích giao tiếp & phương thức biểu đạt
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
1, Oån định lớp :
2, Bài cũ :
- Phân biệt từ đơn & từ phức ? Cho ví dụ ?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
?Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cho mọi người
hay ai đó biết thì em phải làm như thế nào ?
- Có thể nói hoặc viết
?Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ,
trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ?
- Nói hoặc viết có đầu đuôi chặt chẽ
Cho HS đọc câu ca dao
?Câu ca dao sáng tác dùng để làm gì ? Muốn nói lên vấn đề gì ?
Biểu đạt một ý trọn vẹn chưa ?
- Câu ca dao dùng để khuyên
- Chủ đề : Giữ chí kiên định
- Hai vế câu đã diễn đạt trọn vẹn một ý
?Hai câu ca dao trên có phải là một văn bản không ?
Đó chính là văn bản
?Lời thầy ( cô ) hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng có phải
là một văn bản không ? vì sao ?
- Đó là văn bản viết
* Hoạt động 2 : ( mở rộng câu hỏi d, đ e ( sgk ) ).
- Tất cả đều là văn bản
- Chúng có chủ đề, liên kết, bố cục rõ ràng, mạch lạc, cách
diễn đạt phù hợp
?Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là văn bản
không ?
- Nó là văn bản
?Kể thêm một số văn bản mà em biết ?
- Đơn xin nghỉ học, nghị quyết …
Hoạt động 3 :
Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
I Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt :
1, Văn bản và mục đích
giao tiếp :
- Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm cho người khácthì em phải giao tiếp với người đó
- Phải lập văn bản nói hoặc viết có chủ đề thống nhất, liên kết mạch lạc
2, Kiểu văn bản và phương
thức biểu đạt của văn bản :
- Có 6 kiểu văn bản và
Trang 2- HS : Thảo luận & trình bày.
- GV +HS : Cùng nhận xét
STT Kiẻu văn
bản &
phương thức
…
Mục đích giao tiếp Ví dụ
1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc “Tấm cảm”
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật,
cngười
Tả : cô giáo
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4 Nghị luận Nêu ý kiến, đánh giá Tục ngữ :
‘ có công…
5 Thuyết
minh
Giới thiệu đặc diểm, tính chất, phương pháp
Thuyết minh thí nghiệm
6 Hành chính
Công vụ Trình bày ý muốn, quyết định thể hiện quyền hạn,
trách nhiệm giữa người với người
Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời
Hoạt động 4 : Làm bài tập.
Lựa chọn các kiểu văn bản sao cho phù hợp
- Xin phép sử dụng sân vận động ( Hành chính – công vụ )
- Tường thuật … thuộc kiểu 1
- Tả lại … Thuộc kiểu 2
- Giới thiệu … Thuộc kiểu 5
- Bày tỏ lòng mình … Thuộc kiểu 3
- Bác bỏ ý kiến …Thuộc kiểu 4
III, Luyện tập :
1, Bài tập 1/17 :
Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn, thơ sau :
a tự sự
b Miêu tả
c nghị luận
d Biểu cảm
e Thuyết minh
2, Bài tập 2/18 :
- Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên “ thuộc kiểu văn
bản tự sự Bởi nó trình bày diễn biến sự việc
phương thức biểu đạt
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
- Thuyết minh
- Hành chính – Công cụ
III Luyện tập :
4 Củng cố :
5.Dặn dò : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
- ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự
- chuẩn bị bài tập 1,2,3 sgk