1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên vphát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay

32 1,5K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Rừng và đất rừng nước ta chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên, là tài nguyên quý của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sống, đồng thời cũng là một trong những thế mạnh của miền núi và trung du, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, là địa bàn có vai trò rất trọng yếu đối với an ninh, quốc phòng, kinh tế và văn hoá công cộng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, phápluật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó trực tiếp là lực lượng Kiểm lâm các cấp đã có nhiều cố gắng thực hiện chủ trương, chính sách nói trên của Đảng và Nhà nước trong kinh doanh phát triển nghề rừng; quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; đấu tranh với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ đời sống dân sinh cả nước. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản của Đảng, Nhà nước đặt ra, thì việc tổ chức thực hiện của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan hữu quan trong những năm qua còn nhiều hạn chế, nhất là chưa khống chế được các vi phạm pháp luật khiến cho nạn phá rừng, đốt cây, cháy rừng, lấn rừng, khai thác rừng trái phép diễn ra nghiêm trọng. Trong 5 năm qua, cả nước đã xảy ra 199.980 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng (bình quân mỗi năm xảy ra gần 40.000 vụ), trong đó hành vi vận chuyển lâm sản trái phép (bao gồm các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm được quản lý, bảo vệ theo Nghị định số 322006NĐCP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) có số vụ vi phạm nhiều nhất với 112.571 vụ, chiếm 62,5%. Tiếp đến là khai thác lâm sản và phá rừng trái phép 40.988 vụ, chiếm 20,5%, còn lại là các vi phạm khác. Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng từ trung ương đến các địa phương. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, một trong những biện pháp có tính cấp thiết hiện nay là phải xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Vì vậy, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn hiện nay. Với những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay” làm nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Rừng và đất rừng nước ta chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên, là tài nguyênquý của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sống, đồng thời cũng là mộttrong những thế mạnh của miền núi và trung du, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ítngười sinh sống, là địa bàn có vai trò rất trọng yếu đối với an ninh, quốc phòng, kinh

tế và văn hoá công cộng

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chínhsách, phápluật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Ngành Nông nghiệp vàphát triển nông thôn, trong đó trực tiếp là lực lượng Kiểm lâm các cấp đã có nhiều cốgắng thực hiện chủ trương, chính sách nói trên của Đảng và Nhà nước trong kinhdoanh phát triển nghề rừng; quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; đấu tranh với các

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng

và phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ đời sống dân sinh cảnước

Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản

lý lâm sản của Đảng, Nhà nước đặt ra, thì việc tổ chức thực hiện của ngành Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan hữu quan trongnhững năm qua còn nhiều hạn chế, nhất là chưa khống chế được các vi phạm phápluật khiến cho nạn phá rừng, đốt cây, cháy rừng, lấn rừng, khai thác rừng trái phépdiễn ra nghiêm trọng Trong 5 năm qua, cả nước đã xảy ra 199.980 vụ vi phạm cácquy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng (bình quân mỗi năm xảy ra gần40.000 vụ), trong đó hành vi vận chuyển lâm sản trái phép (bao gồm các loài động,thực vật hoang dã quý hiếm được quản lý, bảo vệ theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CPngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừngnguy cấp, quý, hiếm) có số vụ vi phạm nhiều nhất với 112.571 vụ, chiếm 62,5% Tiếpđến là khai thác lâm sản và phá rừng trái phép 40.988 vụ, chiếm 20,5%, còn lại là các

vi phạm khác Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước của các cơquan chức năng từ trung ương đến các địa phương Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà

Trang 2

nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, một trong những biệnpháp có tính cấp thiết hiện nay là phải xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực này Vì vậy, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệrừng và quản lý lâm sản là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớnhiện nay.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay” làm nội dung cơ bản để

viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

1 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1.1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống

QN là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ có 425.921 ha rừng, tỷ lệche phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3 Diện tích rừng tự nhiên

là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha Rừng giàu ở QN hiện có có khoảng 10 nghìn

ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừngtrung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha Do nhiều nguyên nhân

mà trong một vài năm gần đây, tỉnh QN trở thành một trong những điểm nóng về tìnhtrạng phá rừng, khai thác rừng trái phép khiến cho diện tích rừng tự nhiên, rừngphòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng bị suy giảm nghiêm trọng Tuy nhiên, số vụ viphạm bị phát hiện và bị xử ký không nhiều khiến cho thực trạng này ngày càng trởnên trầm trọng Đâu là nguyên nhân của vấn đề và giải quyết thực trạng đó như thếnào? Thông qua một tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo

vệ rừng và quản lý lâm sản đã được phát hiện và xử lý tại Hạt kiểm lâm rừng đặcdụng huyện P, tỉnh QN, tiểu luận tiến hành phân tích để làm rõ các vấn đề liên quanđến nguyên nhân, hậu quả của hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép của nhândân địa phương và đề ra biện pháp giải quyết

1.2 Mô tả tình huống

Trang 3

Vào hồi 8 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2010, trong khi tuần tra, kiểm soát trongvùng rừng thuộc phạm vi quản lý, các kiểm lâm viên Nguyễn Văn K, Phạm Thanh P,Nguyễn Thế N của Trạm kiểm lâm cửa rừng thuộc Hạt kiểm lâm rừng đặc dụnghuyện P phát hiện có khói tại tiểu khu X thuộc rừng đặc dụng S nằm trên địa bàn xã

T, huyện P, tỉnh QN Xác định có vấn đề mất an toàn tại vùng rừng này, các kiểm lâmviên liền lập tức triển khai lực lượng để đến địa điểm đã xác định Sau 30 phút luồnrừng, các kiểm lâm viên đã phát hiện một số cây rừng đang cháy liền tiến hành cácbiện pháp để dập lửa và điện về Trạm để xin chi viện Khi kết hợp với lực lượng đếntiếp ứng, đám cháy đã bị dập tắt Qua đo đạc xác định diện tích rừng bị cháy khônglớn (300 m2) Các kiểm lâm viên đã lập biên bản ghi nhận vụ việc Qua các dấu vết đểlại và kinh nghiệm trong phát hiện các vụ việc tương tự, các kiểm lâm viên xác địnhnguyên nhân cháy là do nguồn lửa được sử dụng để đốt tổ ong lấy mật Để phát hiện

và xử lý vi phạm, các kiểm lâm viên lại tiếp tục bám theo dấu vết luồn sâu vào rừng

Sau khi luồn rừng chừng 1 km, các kiểm lâm viên phát hiệnmột thanh niên tocao, khoẻ mạnh đang dùng cưa tay để cắt các đoạn cây có phong lan rừng trên mộtdiện tích đã bị chặt phá.Gần đó là những nhùi lửa được dùng để đốt tổ ong và hiệnđang có 3 nhùi lửa cháy gần một tổ ong khá lớn Thấy bị phát hiện, người thanh niênbối rối dừng việc chặt cây lại, lúng túng thu dọn các công cụ, phương tiện mang theocùng số phong lan, mật ong đã được chằng lên xe mô tô định đi khỏi hiện trường Cáckiểm lâm viên đã kiên quyết giữ đối tượng lại để lập biên bản xử lý Đối tượng đã cóhành vi chống lại để hòng tẩu thoát, làm bị thương nhẹ kiểm lâm viên K, nhưng dolực lượng kiểm lâm đông hơn nên đã bị bắt giữ

Các kiểm lâm viên đã tiến hành đo đạc xác định diện tích rừng bị chặt phá đểlấy phong lan là 258 m2 Tang vật tại hiện trường gồm có các công cụ đối tượngmang theo để chặt cây gồm 1 cưa tay, 2 dao, 10 m dây thừng, 1 mảnh linon (dùng đểphục vụ cho việc lấy mật ong), 5 nhùi lửa, 1 can nhựa loại 5 lít, 01 xe mô tô; 15 khúccây có bám phong lan rừng; 5 lít mật ong được đựng trong can

Qua điều tra ban đầu của các kiểm lâm viên thì đối tượng vi phạm là ZRơm H(20 tuổi; người dân tộc K’Tu; cư trú tại xã T, huyện P, tỉnh QN) Mục đích chặt cây

Trang 4

của H là để lấy phong lan, mật ong về bán lấy tiền Đám cháy đã phát hiện lúc trướcchính là do H dùng lửa đốt tổ ong để lấy mật gây ra Các cây bị phá và giống phonglan có trên các cây đó không thuộc loại thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm (có biênbản điều tra) Theo cách tính toán của các kiểm lâm viên, số lượng gỗ bị chặt phá là3,7 m3.

Các kiểm lâm viên K, P, N đã liên lạc với kiểm lâm viên địa bàn Phùng Văn Tđến hiện trường và xác định những lời khai của H là đúng sự thật T còn cho biết, H

và gia đình sống nhờ nguồn lợi từ rừng như tìm kiếm phong lan và mật ong để báncho du khách Kiểm lâm địa bàn xã và cộng tác viên kiểm lâm đã nhiều lần nhắc nhởnhưng do không có nghề nghiệp nên H vẫn thường xuyên vào rừng khai thác các sảnvật của rừng để kiếm sống Các kiểm lâm viên K và P đã tiến hành lập biên bản viphạm hành chính và yêu cầu H về Trạm kiểm lâm cửa rừng để giải quyết

2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1 Mục tiêu phân tích tình huống

Mục tiêu phân tích tình huống là nhằm làm sáng tỏ hành vi vi phạm của ZRơm

H (từ nay viết tắt là H) theo quy định của pháp luật hiện hành; xác định loại tráchnhiệm pháp lý và mức độ gánh chịu trách nhiệm pháp lý của H Đồng thời, xác định

rõ thẩm quyền, trình tự xử lý của cơ quan kiểm lâm theo quy định của pháp luật.Thông qua đó tìm hiểu các nguyên nhân, hậu quả, nhất là những nguyên nhân gắn vớiđiều kiện sinh hoạt, phong tục tập quán, luật tục của địa phương nơi H sinh sống, gópphần giải quyết một cách thấu tình, đạt lý và xây dựng những giải pháp nhằm khắcphục những nguyên nhân hạn chế dẫn đến vi phạm mà tình huống nêu ra

Trang 5

với rừng và đất trồng rừng là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước về môitrường, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Để quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước phải ban hành, tổchức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tíchcực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, tăngcường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trong đó

cơ quan quản lý chức năng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với lực lượngkiểm lâm là nòng cốt Khi phát hiện các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, lựclượng kiểm lâm cần nhanh chóng xác định đó là loại vi phạm nào: hành chính hayhình sự để tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật Một trong những

vi phạm pháp luật thường xuyên phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng đó

là các vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản làhành vi do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (gọi chung là cá nhân, tổ chức)

có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo

vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản,môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quyđịnh của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính

Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâmsản tuy mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với tội phạm hình sự nhưng gây nên hậuquả không nhỏ cho xã hội và về lâu dài là nguyên nhân chính làm phát sinh tội phạm

Vì vậy, mọi vi phạm phát sinh trong lĩnh vực này phải được phát hiện kịp thời vàđình chỉ ngay Người có thẩm quyền phải tiến hành xử phạt nhanh chóng, công minh,đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịutrách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của phápluật

Trang 6

Như vậy, vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý rừng có mối quan hệ biệnchứng với trật tự pháp luật (pháp chế xã hội chủ nghĩa) Tính tất yếu khách quan của

cơ sở lý luận nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước nói chung, cơquan bảo vệ rừng nói riêng được đề cập tại Nghị quyết số 17-TW ngày 1/8/2007 Hội

nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về: “Đẩy mạnh cải cách

hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” do đó, ở mỗi

chính quyền địa phương (UBND và Cơ quan kiểm lâm) cần phải chủ động phân cấp,kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, công chức hợp lý, nhằm thực hiện có hiệu quả hoạtđộng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở địa phương có rừng theo chức năng, nhiệm

vụ được phân công, phân cấp

2.2.2 Cơ sở pháp lý giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội ban hành Luật số 29/2004/QH11 về bảo

vệ và phát triển rừng (gọi tắt là Luật bảo vệ và phát triển rừng); trong đó quy định hainhóm vấn đề là quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quyền, nghĩa vụ của chủrừng Tại Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định những hành vi bị nghiêmcấm gồm:

1 Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép

2 Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép

3 Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng

4 Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng

5 Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng

6 Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng

7 Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép

8 Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp

9 Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ,xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật

Trang 7

10 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và pháttriển rừng.

11 Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặcdụng, trong rừng mới trồng, rừng non

12 Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không cónguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

13 Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tàinguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên củarừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang tráiphép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng

14 Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho,thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất làrừng trồng trái pháp luật

15 Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng

16 Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng

Khoản 1 Điều 85 Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng xác định: Người phárừng, đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy,nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, vận chuyển tráiphép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ và phát triểnrừng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Để xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ vàphát triển rừng, ngày 03 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệrừng và quản lý lâm sản

Theo quy định tại Điều 79 Luật bảo vệ và phát triển rừng, kiểm lâm là lựclượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ

Trang 8

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiệnquản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và pháttriển rừng Tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm được tiến hành theo quyđịnh tại Nghị định của Chính phủ số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/102006 về tổ chức vàhoạt động của Kiểm lâm Lực lượng kiểm lâm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định tại Điều 80, 81 Luật bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định của Chínhphủ số 119/2006/NĐ-CP Trong đó, lực lượng kiểm lâm có nhiệm vụ kiểm tra, kiểmsoát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinhdoanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ vàphát triển rừng; đồng thời có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biệnpháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với nhữnghành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự Trong

xử phạt vi phạm hành chính, lực lượng kiểm lâm thực hiện thẩm quyền theo quy địnhtại Điều 23 Nghị định của Chính phủ số 99/2009/NĐ-CP

2.2.3 Đường lối, quan điểm xử lý

Đường lối, quan điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là những vấn đề có tính nguyên tắc trong xác định mức

độ gánh chịu trách nhiệm pháp lý của người vi phạm và xử lý vi phạm của lực lượngkiểm lâm Thể hiện trên các nội dung cơ bản như:

Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính đều phải được phát hiện kịp thời và phải bị

xử lý nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

Điều này khẳng định, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời phát hiện mọihành vi vi phạm, tránh tình trạng bỏ lọt vi phạm, không tìm ra được người vi phạm, Phải so sánh, đối chiếu hành vi diễn ra trên thực tế với hành vi do pháp luật quy định

để xác định sự thống nhất nếu không rất có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong xác địnhhành vi vi phạm, kéo theo đó là áp dụng sai chế tài phạt Đồng thời, phải tiến hành xácđịnh các tình tiết có liên quan, đánh giá đúng tính chất, mức độ của vi phạm, hậu quả

Trang 9

do vi phạm gây ra, sau đó phải thực hiện nhanh chóng các thủ tục để quyết định xửphạt công khai, công bằng trên cơ sở xác định đầy đủ vi phạm, không bỏ sót vi phạm.Khi quyết định xử lý không chỉ áp dụng chế tài xử phạt chính mà còn phải áp dụng cácbiện pháp cần thiết mà pháp luật đã quy định để khắc phục nhanh chóng, có hiệu quảcác hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Thứ hai, phải áp dụng đúng chế tài do pháp luật quy định nhưng cần căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết có liên quan đến nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính.

Khi quyết định xử phạt người có thẩm quyền không chỉ căn cứ vào các hìnhthức xử phạt, khung tiền phạt để xác định mức phạt mà còn phải căn cứ vào nhân thânngười vi phạm (tốt hay không tốt: thể hiện trong các mối quan hệ gia đình, láng giềng,với cơ quan nhà nước, có hay không có tiền án, tiền sự…), các tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hành chính để quyết định mức phạt cho đúng pháp luật và đảmbảo hợp lý, có tính giáo dục, thuyết phục cao Không được vì bất cứ lý do gì để bỏ lọt

vi phạm không xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật: không đúng về hình thức xửphạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; không đúng về nội dung thẩm quyền của

cá nhân tiến hành xử phạt; không đúng về trình tự, thủ tục thực hiện trong quá trình xửphạt Nhưng cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa với cáctrường hợp vi phạm do trình độ lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn…

Thứ ba, trong quá trình giải quyết vụ vi phạm phải kết hợp hài hoà các biện pháp giáo dục, thuyết phục để nâng cao tính khả thi của quyết định xử phạt.

Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triểnrừng nói riêng, thuyết phục là phương pháp cơ bản, chủ yếu Vì vậy, song song với ápdụng cưỡng chế hành chính phải tiến hành giáo dục, giải thích cho người vi phạm biết

về hành vi vi phạm, hậu qủa của hành vi đó, chế tài pháp luật được áp dụng để xử lý viphạm, người có thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, các quyền và nghĩa vụ của người

vi phạm trong các giai đoạn khác nhau của xử phạt vi phạm hành chính và kể cả saukhi xử phạt Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì đây là một biện pháp quản lý khôngthể coi nhẹ và phải được đặt lên hàng đầu Có như vậy, người vi phạm không chỉ nhận

Trang 10

thức đúng mà còn có thái độ tích cực với cơ quan có thẩm quyền xử phạt Đồng thời,tránh được những nguy cơ chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa đồng bào dân tộc thiểu số vớilực lượng kiểm lâm.

2.2.4 Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những vụ vi phạm hành chính tương tự

Từ thực tiễn giải quyết các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của lực lượng kiểm lâm trên địa bàn nói chung và củaHạt trưởng Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng (người đã có nhiều năm công tác trong lĩnhvực quản lý, bảo vệ rừng và xử lý các vi phạm hành chính) nói riêng thời gian qua đãđúc kết một số kinh nghiệm trong xử lý, giải quyết các vi phạm về quản lý rừng, bảo

- Tiến hành các thủ tục xử phạt và xử lý tang vật, phương tiện một cách nhanhchóng, không để đối tượng bị xử phạt có các hành động tiêu cực

- Quản lý hồ sơ xử phạt trong nội bộ lực lượng kiểm lâm và liên thông với các

cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác để có các cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xácđịnh tính chất, mức độ vi phạm làm căn cứ cho quyết định xử phạt bởi các vi phạmtrong lĩnh vực này thường có tình tiết tái phạm Đồng thời, cũng cần tăng cường mốiliên hệ với kiểm lâm địa bàn xã và cộng tác viên kiểm lâm để xác định những đốitượng vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực để áp dụng mức phạt tiền thích đáng;đảm bảo tính răn đe và có biện pháp giáo dục, thuyết phục đối tượng không tái phạm

Trang 11

Thứ hai, tăng cường các biện pháp có tính mềm dẻo như giáo dục, thuyết phục,vận động, hỗ trợ các điều kiện cần thiết để đối tượng vi phạm và gia đình họ (vốnsinh sống gắn bó với rừng) hiểu được vai trò của công tác quản lý, bảo vệ rừng đốivới môi trường sống, đối với lợi ích kinh tế của Nhà nước, của xã hội và của chínhnhân dân sinh sống tại địa bàn Chỉ kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm có tổchức, ngoan cố, chống đối, gây thiệt hại nghiêm trọng về rừng và tính mạng, sứckhoẻ của cán bộ, nhân viên kiểm lâm Với các vi phạm do trình độ lạc hậu, do điềukiện kinh tế khó khăn, do đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện thì tích cực giáo dục,thuyết phục, phối hợp với các cấp chính quyền để tạo điều kiện cho họ tham gia trồngrừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng theo quy định của pháp luật Có như vậy mới loại

bỏ được nguyên nhân dẫn đến vi phạm, đồng thời huy động sức lực của họ tham giabảo vệ rừng

2.3 Phân tích diễn biến tình huống

Từ các nội dung của tình huống trên cho thấy: H đã thực hiện hành vi trái phápluật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Đối chiếu với các quy định pháp luậthiện hành thì các hành vi của H là vi phạm hành chính H đã thực hiện nhiều hành vi

vi phạm hành chính Để xác định H đã thực hiện các vi phạm hành chính nào và phải

bị xử lý như thế nào hiện còn có nhiều quan điểm khác nhau

* Quan điểm thứ nhất cho rằng H đã thực hiện các hành vi sau:

- Đốt lửa để lấy mật ong được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Nghị định số99/2009/NĐ-CP có khung tiền phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng;

- Hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gâycháy rừng được quy định tại Điều 11 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP Với diện tích rừng đặcdụng bị cháy dưới 1.000 m2thì bị xử lý theo điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định29/2009/NĐ-CP Khung phạt tiền đối với hành vi này là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng vàcòn bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng, buộc thanh toán chi phíchữa cháy rừng

Trang 12

- Phá rừng trái pháp luật (được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định

số số 99/2009/NĐ-CP) Khung tiền phạt đối với hành vi này là từ 200.000 đồng đến10.000.000 đồng Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu lâm sản; tịch thu công cụ, phươngtiện sử dụng để vi phạm hành chính; có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phítrồng lại rừng

Quan điểm này cũng cho rằng vì H thực hiện vi phạm nhiều lần nên cần áp dụng tìnhtiết tăng nặng vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực (được quy định tại khoản 2 Điều 9Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002) để xác định mức tiền phạt cao hơn mứctrung bình của khung tiền phạt

Như vậy, có thể xác định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H như sau:

- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 3.000.000 đồng;

- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 5.000.000 đồng;

- Hành vi thứ ba bị áp dụng phạt tiền 7 triệu đồng;

Tổng hợp mức phạt chính là 15 triệu đồng

* Quan điểm thứ hai cho rằng H chỉ thực hiện các hành vi sau:

- Đốt lửa để lấy mật ong;

- Khai thác rừng trái phép, được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghịđịnh của Chính phủ số 99/2009/NĐ-CP Đối với số lượng gỗ là 3,7m3 thì bị phạt tiền

từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng

Quan điểm này cũng cho rằng sau khi bị phát hiện, H có thực hiện hành vi chống lạicán bộ kiểm lâm, vì vậy cần áp dụng tình tiết tăng nặng là tiếp tục thực hiện hành vi viphạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó (được quyđịnh tại khoản 8 Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002) để xác định mứctiền phạt cao hơn mức trung bình của khung tiền phạt

Như vậy, có thể xác định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H như sau:

- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 3.000.000 đồng;

Trang 13

- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 45.000.000 đồng;

Tổng hợp mức phạt chính là 48 triệu đồng

* Quan điểm thứ ba cho rằng H thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau:

- Hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gâycháy rừng, vì theo quy định tại khoản 4 Điều 3 và khoản 5 Điều 8 Nghị định số99/2009/NĐ-CP không xử phạt hành vi đốt lửa để lấy mật ong mà chỉ xử phạt hành

vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng

- Phá rừng trái pháp luật, vì theo quy định tại Điều 17 Nghị định

số 99/2009/NĐ-CP thì phá rừng trái pháp luật là hành vi của người chặt phá cây rừng hoặccác hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơquan nhà nước có thẩm quyền Với diện tích rừng đặc dụng bị chặt phá là dưới 300 m2 thì

H bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 (có khung tiền phạt từ 200.000đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu lâm sản; tịch thu công cụ, phương tiện sử dụng để

vi phạm hành chính; có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng

Quan điểm này cho rằng H không thực hiện hành vi khai thác rừng trái phép vì Hkhông lấy gỗ mà chỉ lấy phong lan Việc H chặt cây để lấy phong lan không thể coi đó làhành vi khai thác rừng trái phép, bởi các loại thực vật rừng (phong lan) do H khai tháckhông thuộc các khách thể xâm hại theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP

- Hành vi chống lại người thi hành công vụ, được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội Khung tiền phạt được xác định vớihành vi này là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng

Thương tích gây ra cho kiểm lâm viên K thì H phải bồi thường theo quy định của Bộluật dân sự năm 2005

Quan điểm này cũng cho rằng vi phạm của H có cả các tình tiết tăng nặng (theokhoản 2 và khoản 8 Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002) và tình tiếtgiảm nhẹ như vi phạm do trình độ lạc hậu, vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà

Trang 14

không do mình gây ra, người vi phạm đã tự nguyện khai báo (được quy định tại điểm b, e, gĐiều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002) Vì vậy, không áp dụng tình tiếttăng nặng hay giảm nhẹ để quyết định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H.

Như vậy, có thể xác định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H như sau:

- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 4.000.000 đồng;

- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 5.100.000 đồng;

- Hành vi thứ ba bị áp dụng phạt tiền 1.500.000 đồng;

Tổng hợp mức phạt chính là 10.600.000 đồng

2.4 Nguyên nhân xảy ra tình huống

2.4.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, về điều kiện kinh tế - xã hội.

Quy luật cung cầu về các loại lâm sản, động thực vật rừng trên thị trường ởnước ta hiện nay rất lớn đã tạo ra những yếu tố tiêu cực Để phục vụ cho một bộ phậnnhững người có tiền mà không ít người dân, đặc biệt là những người sống gần rừng,các khu bảo tồn thiên nhiên đã không quản ngại chặt phá cây rừng, đốt lửa trong rừng

để khai thác các sản vật dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều động thựcvật rừng bị huỷ diệt, trong đó có cả các loài thuộc loại quý hiếm Trong khi đó, việcgây giống và phát triển hệ thực vật, động vật của rừng còn nhiều hạn chế Việc khaithác không đi liền với việc phát triển Đây chính là nguyên nhân khách quan cơ bảnnhất do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại

Đời sống nhân dân vùng có rừng còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phảiphá rừng để mưu sinh Quyền lợi của các chủ rừng trong quản lý, khai thác và pháttriển rừng chưa thoả đáng khiến họ không mấy quan tâm đến rừng và bảo vệ rừng.Một bộ phận không nhỏ người dân sống xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên, cácvùng rừng chưa có nghề nghiệp ổn định, chưa được giao đất trồng rừng, quản lý rừng

và thường dựa vào các nguồn lợi tự nhiên từ rừng mang lại để kiếm sống nên việc viphạm của nhân dân trong vùng là thường xuyên và có hệ thống, bởi nếu không vào

Trang 15

rừng, không kiếm các nguồn lợi từ rừng về nuôi sống gia đình thì họ chẳng còn biếtlàm gì khác.

Bên cạnh đó, phong tục tập quán sinh sống, canh tác và sản xuất của một bộphận rất lớn người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn lạchậu Có nhiều luật tục tồn tại rất lâu và khó xoá bỏ được như việc đốt rừng làmnương, rẫy, canh tác; lối sống du canh du cư; săn bắn muông thú…Điều này khiếncho không ít đồng bào coi thường, thậm chí hiểu không đúng công tác quản lý, bảo

vệ rừng của các lực lượng chức năng nên không nghe, không làm và không phối hợpvới kiểm lâm trong quản lý, bảo vệ rừng

Thứ hai, năng lực quản lý và bảo vệ rừng của nhiều chủ rừng và cơ quan chức năng.

Hiện nay, lực lượng bảo vệ rừng chưa kiểm soát nổi tình hình ở một số nơi;công tác kiểm tra, kiểm soát, tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm chưa được tiến hànhthường xuyên; trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp của các địa phương chưađược thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và triệt để, trong đó công tác quy hoạchđất lâm nghiệp chưa ổn định Ở QN rừng và đất rừng rất lớn (677.783 ha, chiếm65,1% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, là 1 trong 8 địa phương có diện tích rừng lớnnhất nước), địa hình lại phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, trongkhi phương tiện phục vụ cho khâu “tác chiến” của lực lượng kiểm lâm còn quá lạchậu, thiếu thốn nên việc “tóm cổ” và xử lý lâm tặc là vấn đề rất khó khăn Do thuậnlợi về sông ngòi nên các hành vi phá rừng ngày càng tăng, các đối tượng vi phạm cóđiều kiện thuận lợi để tẩu tán gỗ và các loại lâm sản bằng đường sông trong khiphương tiện phục vụ kiểm soát, bắt giữ, xử lý của lực lượng kiểm lâm còn hạn chếnên thường chỉ “vuốt đuôi” lâm tặc

Thứ ba, thể chế pháp lý về bảo vệ rừng và chế tài pháp luật còn nhiều bất cập.

Các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng còn chungchung, chưa gắn với việc tổ chức có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của các

cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương, chưa gắn với việc phát huy

Trang 16

tinh thần đoàn kết của nhân dân, cấu kết lợi ích giữa nhà nước và người dân Vì vậy,đại bộ phận người dân đứng ngoài cuộc, không tham gia phối hợp với Nhà nướctrong quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng Với các chủ rừng, người trồng rừng,những người dân sống xung quanh rừng chưa được Nhà nước quan tâm đến các lợiích của họ bằng việc tạo các điều kiện để họ có đất sản xuất, trồng rừng, hỗ trợ vềgiống, về kỹ thuật canh tác, các kiến thức, kỹ thuật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữacháy…khiến phần lớn người dân sống xung quanh rừng lấy rừng là nơi tự nhiên cungcấp sản vật cho cuộc sống của họ Vì mưu sinh họ phải phá rừng và phá rừng bằngmọi cách.

Chế tài pháp luật, đặc biệt là chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạmtrong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản còn chưa đầy đủ, nhiềuhành vi trái pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, gây thiệt hại đến rừng nhưng chưađược thể chế hoá trong Nghị định số 99/2009/NĐ-CP Các khung xử phạt còn quárộng khiến việc áp dụng mức phạt cụ thể không cao nên chưa đủ sức răn đe các hành

vi vi phạm khi lợi ích kiếm được từ việc phá rừng và vi phạm các quy định của phápluật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản lớn hơn rất nhiều Đặc biệt, vớicác hậu quả do vi phạm gây ra việc áp dụng các biện pháp khắc phục còn chưa mangtính triệt để, thể hiện ở quy định “có thể” áp dụng biện pháp này hoặc biện pháp khác

Ví dụ: hành vi phá rừng theo khoản 1 Điều 17 Nghị định của Chính phủ số 99/2009/NĐ-CP quy định là từ 200.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nên mức tiền phạt trungbình là 5.100.000 đồng Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hiện nay chưa xác định

rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, lực lượng kiểm lâmkhi không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng

Thứ tư, sự ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong quản lý, bảo

vệ rừng còn hạn chế.

Quản lý, bảo vệ rừng hiện nay là một trong những lĩnh vực ít được đầu tư khoahọc, công nghệ, kỹ thuật nhất Các lực lượng chức năng không được trang bị cácphương tiện cần thiết để quản lý rừng như camera quan sát, các thiết bị phát hiệnhành vi đột nhập vào những vùng rừng cấm khai thác, các thiết bị cảnh báo cháy rừng

Ngày đăng: 01/08/2017, 14:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
2. Chính phủ, Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Khác
3. Chính phủ, Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm Khác
4. Chính phủ, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Khác
5. Chính phủ, Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội Khác
6. Quốc hội, Luật số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về Bảo vệ và Phát triển rừng Khác
7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 Khác
8. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 về xử lý vi phạm hành chính Khác
9. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w