LỜI NÓI ĐẦU Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của Quốc gia. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Tháng 011993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 04NQHNTW về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giải quyết cơ bản vấn đề dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta. Với mục tiêu nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta ở mức 115120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI; nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 2232005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 47NQTW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình với quan điểm chỉ đạo: Toàn Đảng, toàn dân kiên trì thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con để có điều kiện nuôi dạy tốt; mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện Nghị quyết số 47NQTW, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã đạt được một số kết quả quan trọng: Khắc phục được sự tăng nhanh dân số trở lại, khôi phục được tiến trình giảm sinh của cả nước, chất lượng dân số từng bước được nâng cao. Tuy nhiên công tác dân số kế hoạch hoá gia đình vẫn còn nhiều bất cập: vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng nhanh dân số, tỷ lệ sinh giảm chậm, đặc biệt là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; mất cân bằng giới tính khi sinh; chất lượng dân số chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình; công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình chưa đầy đủ, đặc biệt là một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thiếu gương mẫu trong việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên đã tác động xấu đến công tác vận động nhân dân thực hiện chính sách này. Một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình và Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 20062010 là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong toàn xã hội với những hình thức và nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng, tập trung ở những vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Lấy kết quả thực hiện tốt mục tiêu chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình là một trong những tiêu chuẩn để đánh gia mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tập thể và cá nhân. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con và tích cực vận động gia đình và toàn dân thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định hiện hành. Huyện Bình Liêu là huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh có địa hình phức tạp, dân cư không tập trung, kinh tế chưa phát triển. Toàn huyện có 8 đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 07 xã trong đó có 06 xã là xã biên giới có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tổng dân số trong toàn huyện trên 28 nghìn người trong đó nữ chiếm 50,58%, phụ nữ từ 1549 tuổi có chồng chiếm khoảng 70% tổng số phụ nữ trong độ tuổi 1549. Thực hiện Nghị quyết số 202008NQHĐND ngày 12122008 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XI kỳ họp thứ 14 về một số biện pháp, cơ chế, chính sách thực hiện công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đến năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Liêu lần thứ XXV nhiệm kỳ 20052010, trong 5 năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của huyện đã từng bước chuyển biến tích cực trên nhiều nội dung hoạt động, cụ thể: 100% xã, thị trấn có cán bộ chuyên trách, 100% các thôn, bản, khu phố đều có cộng tác viên làm công tác dân số, do vậy công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhận thức về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trong cán bộ lãnh đạo cũng như trong đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong huyện đã đươc nâng lên; tỷ suất sinh giảm từ 16,8% (năm 2009) xuống còn 12,5% (năm 2011); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (3+) giảm từ 18,4% (năm 2009) xuống còn 11,2% (năm 2011). Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức như mức giảm sinh chưa thực sự vững chắc, chất lượng dân số còn thấp, tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+ hàng năm đều giảm nhưng chưa đạt so với kế hoạch chỉ tiêu đề ra. Hàng năm còn có trường hợp đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về dân số kế hoạch hoá gia đình, chủ yếu là do sinh con thứ 3+. Số đảng viên vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình từ năm 2005 đến 2011 là 16 đồng chí, chiếm 25% tổng số đảng viên trong toàn huyện bị xử lý kỷ luật ( khiển trách: 03 đc; cảnh cáo: 14 đc; khai trừ: 01 đc ). Và sau đây xin giới thiệu một trường hợp đảng viên đã vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về dân số kế hoạch hoá gia đình hiện đang bị xử lý kỷ luật của năm 2010 thông qua tình huống dưới đây.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính
Tổ chức tại Trung tâm GDTX và Đào tạo cán bộ tỉnh Quảng Ninh
Từ ngày 18/9/2012 đến ngày 23/11/2012
TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ
Tên tình huống:
Xử lý tình huống Đảng viên đã vi phạm quy định của Đảng và Nhà
nước về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại xã Tình Húc, huyện Bình Liêu.
Học viên: Hoàng Thanh Lường
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Bình Liêu
Quảng Ninh, tháng 10 năm 2012
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế
xã hội hàng đầu của Quốc gia Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình Tháng 01/1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giải quyết cơ bản vấn đề dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta
Với mục tiêu nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân
số nước ta ở mức 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI; nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 22/3/2005,
Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình với quan điểm chỉ đạo: Toàn Đảng, toàn dân kiên trì thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con
để có điều kiện nuôi dạy tốt; mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
Thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, công tác dân số
và kế hoạch hoá gia đình đã đạt được một số kết quả quan trọng: Khắc phục được sự tăng nhanh dân số trở lại, khôi phục được tiến trình giảm sinh của cả nước, chất lượng dân số từng bước được nâng cao Tuy nhiên công tác dân số
-kế hoạch hoá gia đình vẫn còn nhiều bất cập: vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng nhanh dân số, tỷ lệ sinh giảm chậm, đặc biệt là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; mất cân bằng giới tính khi sinh; chất lượng dân số chưa cao Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác dân số và kế hoạch hoá gia
Trang 3đình; công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình chưa đầy đủ, đặc biệt là một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thiếu gương mẫu trong việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình nên đã tác động xấu đến công tác vận động nhân dân thực hiện chính sách này
Một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả chính sách dân
số - kế hoạch hoá gia đình và Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006-2010 là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong toàn xã hội với những hình thức và nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng, tập trung ở những vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn Lấy kết quả thực hiện tốt mục tiêu chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình là một trong những tiêu chuẩn để đánh gia mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tập thể và cá nhân Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con và tích cực vận động gia đình và toàn dân thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định hiện hành
Huyện Bình Liêu là huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh có địa hình phức tạp, dân cư không tập trung, kinh tế chưa phát triển Toàn huyện có 8 đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 07 xã trong đó có 06 xã là xã biên giới có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Tổng dân số trong toàn huyện trên 28 nghìn người trong đó nữ chiếm 50,58%, phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng chiếm khoảng 70% tổng số phụ nữ trong độ tuổi 15-49
Thực hiện Nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XI kỳ họp thứ 14 về một số biện pháp, cơ chế, chính sách thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đến năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Liêu lần thứ XXV nhiệm kỳ 2005-2010, trong 5 năm qua công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình của huyện
đã từng bước chuyển biến tích cực trên nhiều nội dung hoạt động, cụ thể: 100%
xã, thị trấn có cán bộ chuyên trách, 100% các thôn, bản, khu phố đều có cộng tác viên làm công tác dân số, do vậy công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhận
Trang 4thức về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình trong cán bộ lãnh đạo cũng như trong đại bộ phận nhân dân các dân tộc trong huyện đã đươc nâng lên; tỷ suất
sinh giảm từ 16,8% (năm 2009) xuống còn 12,5% (năm 2011); tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên (3+) giảm từ 18,4% (năm 2009) xuống còn 11,2% (năm 2011) Tuy
nhiên cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức như mức giảm sinh chưa thực sự vững chắc, chất lượng dân số còn thấp, tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+ hàng năm đều giảm nhưng chưa đạt so với kế hoạch chỉ tiêu đề ra Hàng năm còn có trường hợp đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình, chủ yếu là do sinh con thứ 3+ Số đảng viên vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình từ năm
2005 đến 2011 là 16 đồng chí, chiếm 25% tổng số đảng viên trong toàn huyện bị
xử lý kỷ luật ( khiển trách: 03 đ/c; cảnh cáo: 14 đ/c; khai trừ: 01 đ/c )
Và sau đây xin giới thiệu một trường hợp đảng viên đã vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình hiện đang bị xử lý kỷ luật của năm 2010 thông qua tình huống dưới đây
I.NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Trong một vài năm trở lại đây, nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp chính quyền về giải quyết chính sách cho người nghèo bao gồm hỗ trợ xây dựng nhà ở, giải quyết công ăn việc làm, giúp
đỡ phát triển kinh tế, trợ cấp kinh phí cho học sinh thuộc diên hộ nghèo nên nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, chăm lo phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, đoàn kết xây dựng gia đình văn hoá, thôn bản văn hoá Đó là định hướng đúng đắn và tích cực, tuy nhiên ở nhiều thôn bản vùng cao, nơi có trình độ dân trí thấp
đã xuất hiện những hộ gia đình với lối suy nghĩ đi ngược lại xu hướng trên Họ không muốn thoát nghèo để mong được hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương, thậm chí tìm cách để gia đình mình luôn thuộc tiêu chuẩn
hộ nghèo Một trong những “cách làm” của họ đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến
công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đó là sinh nhiều con, cố tình sinh thêm con, với lối suy nghĩ thiển cận, vì lợi ích trước mắt, không nghĩ tới lợi ích lâu
dài: “Tôi sinh thêm con để nhà nước cho mỗi đứa 200.000đ/ tháng đi học, nếu tôi không sinh nữa, các con tôi sẽ không được tiền, gia đình tôi sẽ không có tiền”.
Trang 5Thêm một bài toán khó nữa cho những nhà quản lý công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình
1.2 Mô tả tình huống
Thôn Pắc Liềng II, xã Tình Húc, huyện Bình Liêu cũng là một thôn bản vùng sâu vùng xa giống như nhiều thôn bản khó khăn khác trong huyện, đường xã đi lại hạn chế, trình độ dân trí còn thấp Toàn thôn có 47 hộ gia đình đều là người dân tộc thiểu số, sống chủ yếu nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân và những chính sách hỗ trợ người nghèo, đời sống của bà con nhân dân trong thôn dần được cải thiện, nhận
thức được nâng lên, lối suy nghĩ “ngược chiều” muốn giữ gia đình thuộc diện hộ
nghèo dần dần được xoá bỏ Sau 5 năm, số hộ nghèo trong thôn giảm từ 68,0% xuống còn 19,1% Có được điều đó một phần nhờ vào vai trò và uy tín của đồng chí trưởng thôn Lô Tiến Sinh, người đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của trưởng thôn trong nhiều năm qua và đã nhiều lần được nhận giấy khen về công tác này
Lô Tiến Sinh sinh ngày 09/3/1973, là người dân tộc Tày, mặc dù trình độ văn hoá là 11/12 nhưng đã là một trong số ít người có trình độ học vấn và hiểu biết cao nhất trong thôn Nhờ cần cù chăm chỉ và biết cách làm ăn nên gia đình anh đã sớm thoát nghèo Năm 1999, anh được xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam Khi anh trở thành một trưởng bản có uy tín và trách nhiệm trong công việc là lúc vợ chồng anh đã có 3 cô con gái khoẻ mạnh và ngoan ngoãn Công việc và cuộc sống cứ bình thường trôi đi nếu không có một ngày nhân tiện anh ra làm việc với Đảng uỷ xã Tình Húc, anh đã có nhã ý xin phép được sinh con thứ
tư với suy nghĩ mong muốn gia đình có đầy đủ trai gái, phù hợp với điều kiện gia
đình và “lo cho tương lai sau này” Đảng uỷ xã đã nhiều lần làm công tác tư
tưởng và khuyên răn Ban chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cùng với đội ngũ cộng tác viên dân số, bí thư chi bộ cũng đã đến gia đình anh vận động, thuyết phục không nên sinh con thứ tư để đảm bảo thực hiện chính sách dân số, tập trung vào sản xuất phát triển kinh tế gia đình, có điều kiện và thời gian chăm lo học hành cho con cái, để xứng đáng là một trưởng thôn được bà con nhân dân trong thôn bản yêu quý và kính trọng
Thế nhưng người đảng viên có trách nhiệm, người trưởng thôn nhiệt tình ấy
Trang 6vốn đã có rất nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, vận động và giúp đỡ nhân dân chiến thắng đói nghèo, không để việc sinh con làm cản trở quá trình thoát nghèo của người dân nhưng đã không đủ khả năng và kinh nghiệm để đánh bại tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn đã tồn tại lâu đời trong tư tưởng của người dân
tộc ở nơi đây Một ngày đầu xuân năm 2010, gia đình anh đón chào thêm một thành viên mới trong gia đình, là một cháu trai như gia đình hằng mong muốn Niềm vui đón chào thành viên thứ 6 của gia đình anh chưa kết thúc cũng là lúc anh phải làm bản tường trình, kiểm điểm trước Chi bộ thôn Pắc Liềng II về việc
vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình Tại cuộc họp ngày 03/4/2010, Chi bộ thôn Pắc Liềng II đã quyết định xét kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nhưng tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng uỷ xã Tình Húc ngày 15/4/2010 đã nhất trí đề nghị thi hành kỷ luật Đảng bằng hình thức khai trừ và báo cáo Thường trực Huyện uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ xem xét, quyết định
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích diễn biến tình huống
Xử lý kỷ luật đồng chí Lô Tiến Sinh, là đảng viên, hiện đang giữ chức vụ trưởng thôn Pắc Liềng II, xã Tình Húc do đã có vi phạm quy định của Đảng và Nhà
nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình (sinh con thứ tư) một cách kịp thời theo tinh
thần của Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/5/2005 của Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết só 20/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XI kỳ họp thứ 14; đảm bảo xử lý nghiêm theo quy định số 94/QĐ-TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 11/HD-UBKTTW ngày 24/3/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về việc thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và thực hiện nghiêm túc những quy định của Đảng và Nhà nước về dân số
- kế hoạch hoá gia đình cho cán bộ, đảng viên và mỗi người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số
Bên cạnh việc xét kỷ luật Đảng, về phía Chính quyền cần xem xét kết quả quá trình công tác của đồng chí Sinh trong suốt thời gian làm trưởng thôn, nghiên cứu đặc điểm tình hình của thôn để đưa ra hình thức xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cuộc sống của người dân ở thôn Pắc Liềng II
Trang 7
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình huống
Là trưởng thôn nên cũng có những hiểu biết nhất định về chính sách dân số,
kế hoạch hoá gia đình và những chủ trương, đường lối của Đảng về những vấn
đề đó, thể hiện qua việc đã có nhiều việc làm vận động bà con nhân dân, anh em
họ hàng trong thôn không sinh nhiều con, không cố gắng sinh nhiều con để gia
đình được xếp vào diện hộ nghèo Anh cũng đã có hành vi “xin phép” Đảng uỷ
xã Tình Húc trước khi quyết định sinh con thứ tư (mặc dù không được phép).
Tuy nhiên sự nhận thức đó chưa được đầy đủ và toàn diện, thể hiện trong việc suy nghĩ đơn giản sinh thêm một người con nữa vì nhận định gia đình có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chỉ nghèo mới không nên sinh nhiều con Quan điểm sinh con
trai để “lo cho tương lai sau này” của mình và của gia đình đã chứng tỏ anh vẫn còn mang nặng tư tưởng “trọng nam” như nhiều người dân tộc vùng cao khác.
Quan trọng nhất là việc anh chưa nhận thức được hết tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi sinh con thứ tư đối với một đảng viên; về vai trò và trách nhiệm của một người đảng viên trong việc vận động, tuyên truyền và thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; đã coi nhẹ tính nghiêm minh của pháp luật và những quy định của Đảng trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách dân
số - kế hoạch hoá gia đình
2.3 Hậu quả
Nhờ giảm sinh nên nhiều gia đình thuộc diện hộ cận nghèo trong thôn
không bị rơi vào vòng luẩn quẩn của “cái nghèo”, đặc biệt là tỷ lệ sinh con thứ
3+ không chỉ ở thôn Pắc Liềng II mà ở một số thôn bản khác trong xã hàng năm đều giảm, giúp xã Tình Húc trong suốt 5 năm qua đều có tỷ lệ sinh con thứ 3+ giảm trên 2%/năm Do đó, việc sinh con thứ tư của một đảng viên lại đang là
trưởng thôn nếu không xử lý kịp thời và nghiêm minh có thể sẽ là “tấm gương”
không tốt để nhiều người dân khác làm theo, gây nguy cơ phá vỡ những thành quả về dân số đã đạt được của xã trong thời gian vừa qua, làm tăng trở lại tỷ lệ sinh con thứ 3+, tăng tỷ lệ phát triển dân số Đặc biệt sẽ có tác động lớn đến những đối tượng người dân đã có hoặc đang có tư tưởng ỷ lại, muốn sinh thêm con để gia đình được thuộc diện nghèo, gây ảnh hưởng lớn đến công tác an sinh
xã hội, xoá đói giảm nghèo mà cả nước nói chung, huyện Bình Liêu nói riêng
Trang 8đang chung tay thực hiện Đồng thời sẽ làm cho công tác xoá bỏ tư tưởng “trong nam khinh nữ” ở khu vực người dân tộc trở nên khó khăn hơn.
Việc xử lý kỷ luật cần được xem xét kỹ càng, trong đó có quan tâm đến tâm
tư, nguyện vọng và ý kiến của người dân về hình thức kỷ luật, đối tượng kỷ luật cũng như quan tâm nghiên cứu đến những đặc điểm đặc thù của địa phương Nếu
xử lý nhẹ quá sẽ làm mất uy tín của người cán bộ đảng viên, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và vai trò lãnh đạo của Đảng Nếu xử lý quá nặng, có thể sẽ gây xáo trộn trong đời sống sinh hoạt của người dân trong thôn, những người vốn trước đây luôn nghe và làm theo lời vận động của trưởng thôn
III PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1 Mục tiêu xử lý tình huống
Thông qua việc phân tích nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra từ tình huống, đồng thời căn cứ mục tiêu xử lý và những biên bản đề nghị xét kỷ luật của Chi bộ thôn Pắc Liềng II và Đảng uỷ xã Tình Húc, tôi xin đưa ra một số phương án để cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành giải quyết, cụ thể như sau:
3.2 Các phương án
Phương án 1 Phương án 1:
Xử lý kỷ luật Đảng đối với đồng chí Lô Tiến Sinh bằng hình thức khiển trách như kết quả bỏ phiếu lấy ý kiến trong hội nghị xét kỷ luật của Chi bộ thôn Pắc Liềng ngày 03/4/2010 Về phía chính quyền, tiến hành xử lý bằng hình thức cảnh cáo và giữ nguyên chức vụ trưởng thôn
* Ưu điểm của phương án 1:
- Trong thời điểm hiện nay dân số đang là một vấn đề phức tạp, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên cần vận dụng chính sách một cách hợp lý, xử lý có tình Cách giải quyết này đảm bảo phù hợp với đông đảo ý kiến, nguyện vọng của cán bộ đảng viên và nhân dân trong thôn
- Mặt bằng dân trí của nhân dân trong thôn rất thấp, Anh Lô Tiến Sinh vốn
là người có uy tín trong thôn và có trách nhiệm trong công việc, nên cần tiếp tục tạo điều kiện để anh được làm trưởng thôn Như vậy sẽ không mất nhiều thời
Trang 9gian để tìm kiếm người khác thay thế chức trưởng thôn, các công việc trong thôn
sẽ không bị giãn đoạn, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân nơi đây
* Những mặt hạn chế:
- Chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật nên tác dụng răn đe, phòng ngừa chưa cao nhất là đối với những người dân sinh sống ở những thôn bản khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Làm giảm uy tín của người đảng viên, vì không thể hiện được tính gương mẫu, đi đầu trong công tác vận động, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Phương án 2 Phương án 2:
Tiến hành xử lý kỷ luật Đảng theo Báo cáo số 30/BC-ĐU ngày 20/4/2010 của Đảng uỷ xã Tình Húc về việc đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí Lô Tiến Sinh bằng hình thức khai trừ, đồng thời về phía chính quyền tiến hành cách chức trưởng thôn Pắc Liềng II
* Ưu điểm của phương án 2:
- Thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, xử lý nghiêm túc đúng theo Quy định số 94/QĐ-TW và Hướng dẫn số 11/HD-UBKTTW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc pháp luật nói chung, những quy định của Đảng và Nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình nói riêng, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và uy tín của người cán bộ đảng viên trước quần chúng nhân dân
- Là bài học kinh nghiệm hữu hiệu cho những trường hợp định có hành vi không tuân thủ pháp luật nói chung, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nói riêng nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức nhà nước đang có ý định sinh con thứ 3+
* Những mặt hạn chế:
- Có thể gây những xáo trộn nhất định và những khó khăn khi người dân trong thôn tìm thay thế một trưởng thôn mới, nhất là trong việc chọn ra một người có uy tín và trách nhiệm như trưởng thôn cũ khi mà đa phần người dân
Trang 10trong thôn có trình độ hiểu biết và dân trí thấp Vì ở những thôn bản vùng cao, vai trò của người trưởng thôn là rất lớn, không phải ai cũng có thể làm được công việc này
- Cách xử lý chưa phù hợp với nguyện vọng và tâm tư của người dân, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình của thôn và lối sống thiên về tình cảm, tình người của bà con dân tộc, chưa mang tính giáo dục cao
Phương án 3 Phương án 3:
Tiến hành xử lý kỷ luật Đảng bằng hình thức khai trừ nhưng đề nghị phía Chính quyền không tiến hành cách chức trưởng thôn mà dừng lại ở hình thức cảnh cáo Đây là phương án có tính khả thi cao nhất, phát huy được ưu điểm và khắc phục được những mặt còn hạn chế của hai phương án trên
Thứ nhất, tiến hành xử lý kỷ luật Đảng bằng hình thức khai trừ để đảm bảo tính nghiêm minh và đúng theo quy định của Đảng Vì đồng chí Lô Tiến Sinh
trước khi quyết định sinh con thứ tư cũng đã có những nhận thức nhất định (mặc
dù chưa đầy đủ) về việc làm và hậu quả của việc làm này Đồng chí và gia đình
cũng đã được Đảng uỷ, Chi bộ, các ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên dân số làm công tác tư tưởng, vận động, thuyết phục ngay khi biết gia đình đồng chí có
ý định sinh con thứ tư Ngoài tư cách là một đảng viên, đồng chí còn giữ chức vụ trưởng thôn nên cũng có những ảnh hưởng nhất định đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hoá ra đình mà cụ thể là không sinh con thứ 3+ Nếu không xử lý nghiêm, các gia đình khác đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên có hoàn cảnh tương tự sẽ học và làm theo
Thứ hai, do đặc điểm tình hình của thôn có nhiều khó khăn, trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, phong tục còn lạc hậu, số lượng người dân có trình
độ văn hoá và khả năng nhận thức tốt rất hạn chế, chủ yếu là học sinh và một số thanh niên học hành dở dang hoặc bỏ học, trong khi anh Lô Tiến Sinh là một
người có uy tín và kinh nghiệm trong công tác trưởng thôn (thể hiện qua việc anh đã được nhận nhiều giấy khen trong công tác trưởng thôn, vận động nhân dân xoá đói giảm nghèo, giải quyết tranh chấp gây mất đoàn kết trong dân trong nhiều năm qua) nên nhận được sự tín nhiệm của mọi người dân Đồng thời