1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Aeon thâm nhập thị trường việt nam

20 2,5K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 265,6 KB

Nội dung

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường bán lẻ Việt Nam chính là một trong những mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều thương hiệu lớn của thế giới như Metro, Lotte, Big C, … Với những phương th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

- -BÀI TẬP NHÓM KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: Aeon tham gia vào thị trường Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Nhóm 3

Lớp tín chỉ : KDQT1_7

Hà Nội, Tháng 3 - 2017

Trang 2

Các thành viên trong nhóm

1 Mai Anh -11140154

2 Nguyễn Thị Lý -11142690

3 Nguyễn Huyền Trang -11144438

4 Phạm Thị Ngọc -11143180

5 Nguyễn Hương Trà My 11142908

Trang 3

Lời mở đầu

Ngày nay, xu hướng “toàn cầu hóa”, “quốc tế hóa” đã trở nên vô cùng quen thuộc, thậm chí bùng nổ trong gần như mọi mặt của đời sống và hoạt động kinhh doanh cũng không ngoại lệ Thật vậy, “Kinh doanh quốc tế” là một khái niệm không còn xa lạ, nó có nghĩa là kinh doanh giờ đây đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, khu vực biểu hiện ở việc việc các công ty tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác theo nhiều phương thức khác nhau, từ đó cho ra đời các công ty, tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia, liên minh, liên doanh, …

Và Việt Nam hiện đang là một điểm đến hấp dẫn với nhiều ông lớn nước ngoài hoạt động trong nhiều các lĩnh vực khác nhau Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường bán lẻ Việt Nam chính là một trong những mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều thương hiệu lớn của thế giới như Metro, Lotte, Big C, … Với những phương thức tham gia vào thị trường khác nhau, có những thương hiệu thành công và cũng có những thương hiệu thất bại trên thị trường Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại vào thị trường bán lẻ Việt Nam, nhóm lựa chọn tìm hiểu về Aeon-thương hiệu lâu đời và số một của Nhật Bản trong lĩnh vực bán lẻ

Bố cục bài gồm 3 phần:

I Giới thiệu về Aeon

II Lý do Aeon tham gia vào thị trường Việt Nam

III Các yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh của Aoen tại thị

trường Việt Nam

Dù nhóm chúng em đã rất cố gắng nhưng do những hạn chế về tư liệu, trình độ nên bài tìm hiểu không thể tránh khỏi thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý để bài tìm hiểu được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 4

AEON THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

I GIỚI THIỆU VỀ AEON

1 Tập đoàn AEON

AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với

179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử trải dài trên 250 năm, tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn AEON duy trì một cam kết không

hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết” Nguyên tắc cơ bản của Tập đoàn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông qua hoạt động bán lẻ Với trách nhiệm đó, Tập đoàn AEON đã có được lòng tin của khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn tại các quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài

2 AEON tại Việt Nam

Đại gia bán lẻ Aeon từng có bước thăm dò thị trường Việt Nam năm 2011, thông qua hợp tác với Tập đoàn Trung Nguyên mở chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop tại Việt Nam Với chỉ xấp xỉ 20 cửa hàng được mở đến nay, có thể xem chuỗi Ministop là cuộc “hôn nhân chưa trọn vẹn” giữa Aeon và Trung Nguyên, so với hàng trăm cửa hàng tiện lợi của các chuỗi B’s Mart, Family Mart, Shop & Go, Circle K, và mới nhất là Vin Mart đang đua nhau mọc lên khắp cả nước

Sau khi soi thật kỹ thị trường bán lẻ trong nước, đầu năm 2014 Tập đoàn Aeon mới chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam, Trung tâm thương mại (TTTM) Aeon đầu tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD tại Khu Đô thị Celadon Tân Phú, TP HCM Với tham vọng lớn sẽ mở tới 20 TTTM tại các đô thị lớn trong cả nước vào năm 2020, thị trường bán lẻ phía Bắc cũng đã được Aeon đưa vào tầm ngắm với Dự án TTTM Aeon Mall Long Biên TTTM này có diện tích khoảng 100.000 m2, lớn hơn qui mô của 2 TTTM tại TP HCM và Bình Dương

Trang 5

II LÝ DO AEON MALL THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

1 Dung lượng thị trường lớn

Số liệu được đưa ra trong cuộc gặp mặt báo chí nhân ngày Dân số thế giới 11/7/2016 được tổ chức tại Hà Nội Theo Tổng Cục dân số Kế hoạch hóa gia đình, hiện Việt Nam hiện có gần 95 triệu người, khoảng 60% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi dưới

35 và ngày càng có trình độ cao hơn - theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam Mật độ dân số tại Việt Nam là 274 người/km2, gấp 5,2 lần mật độ dân số của thế giới và đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á1 Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá như là một cường quốc về dân số

Ở Nhật, trong vòng bán kính xe hơi chạy 30 phút và có trên 400.000 dân sẽ có một đại siêu thị Aeon Mall Tại Việt Nam nơi nào bán kính chạy xe máy khoảng 15 phút và có trên 1 triệu dân thì Aeon Mall sẽ có mặt Như vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Aeon

mở rộng thị trường của mình tại Việt Nam, nơi có tiềm năng tiêu dùng hàng hoá rất lớn

2 Nhu cầu cao, thị trường tiềm năng

Xét về tăng trưởng theo năm, Việt Nam xếp hạng thứ hai trong khu vực, chỉ sau Indonesia Vì vậy, tình hình kinh tế vĩ mô là rất tích cực; niềm tin người tiêu dùng tiếp tục tăng ở Việt Nam, điều này càng củng cố lòng tin của các nhà bán lẻ và nhà phát triển tại thị trường

Sáng 28/12, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2016 Theo báo cáo, quy mô nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành đạt 4,5 triệu tỷ đồng GDP bình quân đầu người ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương

1 : Theo báo Gia đình Việt Nam, bài “Mật độ dân số Việt Nam đông gấp 5,2 lần mật độ dân số thế giới” số ra ngày 06/07/2016

Trang 6

đương 2.215 USD, tăng 106 USD so với năm 2015 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015.2

Theo bà Trang Bùi, một nghiên cứu mới đây của Boston Consulting Group cho thấy, tầng lớp trung và thượng lưu tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á và con số này sẽ tăng từ 12 triệu người năm 2014 lên 30 triệu người năm

2020 “Người tiêu dùng thuộc tầng lớp này với thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng chính là những khách hàng tiềm năng cho các nhà bán lẻ”, bà Trang Bùi nhấn mạnh

Năm 2014, một nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney của Mỹ về chỉ số xếp hạng thị trường bán lẻ của 30 quốc gia đang phát triển thì Việt Nam nổi lên là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2008

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, bán lẻ chiếm khoảng 15% GDP Việt Nam năm 2013 Tính chung cả năm 2015, Tổng cục Thống kê đánh giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 8,4%, cao hơn mức tăng 8,1% của năm 2014).3

Về thị trường bán lẻ Việt Nam nửa đầu năm 2016, Chuyên gia kinh tế Sebastian Eckardt của Ngân hàng Thế giới đánh giá, lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam đang có con số tăng trưởng rất tốt, khoảng 8%, nhờ tiêu dùng nội địa mạnh với một môi trường lạm phát thấp trong khi thu nhập và lương thưởng cũng được cải thiện

Theo TS Đinh Lê Hải Hà, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, thị trường bán lẻ Việt Nam rất hấp dẫn nhà đầu tư ngoại vì quy mô thị trường hấp dẫn với hơn 90 triệu dân, trong đó khoảng 70% dân ở độ tuổi dưới 64; tốc độ đô thị hóa nhanh (năm 2014 đã đạt 33,1% dân sống ở thành thị; thu nhập bình quân và quyền lực mua sắm tăng nhanh (chi

2 : Theo newzing.com.vn, bài “Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt hơn 2.200 USD” ra ngày 28/12/2016

3 : Theo báo VOV, bài “ Thị trường bán lẻ Việt Nam: Áp lực cạnh tranh càng khốc liệt”

ra ngày 28/08/2016

Trang 7

tiêu cho mua sắm hàng hóa của hộ gia đình tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2008 lên tới

154 tỷ USD năm 2015).4

Kết quả khảo sát của nhóm phóng viên Báo Người Tiêu Dùng cho thấy, chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng Việt Họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm đó nếu nó tốt và phù hợp với nhu cầu của cá nhân, gia đình Sự tiện lợi cũng là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm Cuộc sống bận rộn nên sự tiện lợi sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và trên hết, nó sẽ đáp ứng được nhu cầu mà họ mong muốn

Aeon có thể tận dụng tối đa tâm lý yêu thích hàng Nhật và các giá trị Nhật của người Việt qua các yếu tố: thái độ phục vụ của nhân viên, các tiêu chuẩn vệ sinh công cộng của nhật, chất lượng hàng hóa được nhập vào siêu thị hoặc các cửa hàng trong trung tâm thương mại theo sự kiểm soát và tiêu chuẩn Nhật bản

3 Tỷ suất lợi nhuận cao

Trong kế hoạch phát triển trung hạn (2011 - 2013), Aeon đã đề ra chiến lược

“chuyển sang châu Á” với Việt Nam là một trong những thị trường chủ lực Theo đó, tập đoàn này sẽ đẩy mạnh phát triển tại Đông Nam Á và Trung Quốc; và mức doanh thu hằng năm chỉ riêng khu vực Đông Nam Á sẽ chiếm hơn 30% doanh thu toàn cầu Nhằm đạt mục tiêu này, Aeon cũng đang lên chiến lược đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan; và trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực sau Malaysia Doanh số bán lẻ năm 2016 tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2015 5, điều này nhìn chung là tốt so với mặt bằng trung bình và các nhà quản trị Aeon dự đoán sự tăng trưởng này sẽ duy trì cho đến năm 2030

4 : Theo báo VOV, bài “ Thị trường bán lẻ Việt Nam: Áp lực cạnh tranh càng khốc liệt” ra ngày 28/08/2016

5 Theo báo VietNamFinance, bài “Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng đến 2030”, ra ngày 08/12/2016

Trang 8

4 Nguồn lực sẵn có

Aeon là tập đoàn lớn mạnh của Nhật bản, nó sở hữu trong mình một nguồn lực dư thừa, chính vì vậy đây cũng là một trong những lý do chính mà Aeon quyết định vươn mình tham gia vào thị trường Việt Nam để có thể thành công, phát triển hơn nữa Bằng

chứng là Aeon đã cho xây dựng cả 3 TTTM Aeon Mall Celadon City Tân Phú, Canary Bình Dương và Long Biên Hà Nội có tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD và được rót 100% vốn trực tiếp từ tập đoàn mẹ ở Nhật 6

5 Phân tán rủi ro cạnh tranh

Do mỗi thị trường đều có những mặt lợi và khó khăn riêng Trong hoạt động ở một thị trường thì Aeon luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn rất khốc liệt nên khi tham gia vào thị trường Việt Nam, điều này sẽ làm giảm rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường nội địa

Trong khi dân số Nhật Bản giảm và già hoá, chi tiêu của người dân tiết kiệm hơn, giới doanh nghiệp Nhật Bản ngày gặp áp lực với doanh thu trong nước của mình, họ đều muốn hướng ra bên ngoài lãnh thổ để tìm cơ hội tăng trưởng Aeon lỗ ròng trong giai đoạn từ tháng 3 tới tháng 5 năm 2016 Đây là quý thứ 3 công ty lỗ liên tiếp trong vòng một năm

6 Theo news.zing.vn, bài “Tham Vọng Aeon” ra ngày 09/02/2015

Trang 9

III CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

AEON TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

1 Môi trường văn hoá

Dân số và tỷ lệ phát triển: Việt Nam là một quốc gia đông dân cư, nền dân số trẻ

và đa phần đang nằm trong độ tuổi lao động Hiện nay, dân số Việt Nam là trên 95 triệu dân và đang ngày càng tăng cao Hơn thế, tổng mức bán lẻ hàng hóa hằng năm của Việt Nam đều tăng mạnh, trong khi đó các trung tâm bán lẻ hiện tại chỉ mới chiếm khoảng 20% Với tất cả các lý do trên, việc đầu tư lĩnh vực bán lẻ vào Việt Nam thời điểm này là hợp lý

Các đô thị lớn ở nước ta càng ngày càng phát triển về quy mô, cơ sở hạ tầng, …

Đó là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập thế giới làm cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng Thu nhập bình quân tăng lên, thay vì đi mua sắm ở các khu chợ như trước đây, người dân đã có thói quen đi mua sắm đồ thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, giày dép, …

ở các trung tâm thương mại Ở Aeon có siêu thị cung cấp những hàng hóa thông thường

và của hàng cung cấp những hàng hóa cao cấp, để không tạo ra sự phân cấp địa vị xã hội giữa mọi người, không phân biệt người giàu, người nghèo, ai cũng có thể tận hưởng sự thoải mái ở đây vì các yếu tố tiện ích công cộng, nhân viên thân thiện chu đáo, an ninh tốt, giá cả các mặt hàng đa dạng từ bình dân đến cao cấp

Thái độ: Từ xưa tới nay, trong tâm trí của người Việt Nam đã luôn quan niệm

rằng hàng Nhật là hàng hoá bền, đảm bảo về chất lượng, chính vì vậy người dân Việt có một thái độ rất tích cực đối với các sản phẩm đến từ Nhật Bản, họ luôn tin tưởng và yên tâm khi sử dụng, sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để mua được sản phẩm tốt

Do người Nhật rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và cuộc sống cá nhân của họ nên Aeon Mall cũng bán đầy đủ các mặt hàng được đóng gói trong bao bì đơn giản mà đẹp đẽ và nhiều sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản

Trang 10

Để tăng thiện cảm của người tiêu dùng với văn hoá Nhật, Aeon Mall đã đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng tới trung tâm Aeon thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí đậm chất Nhật như các đoàn diễu hành Pikachu, trình diễn trang phục truyền thống Nhật, ngày hội du lịch Việt Nam – Nhật bản thu hút khách hàng cho con em họ đến chơi vào những ngày cuối tuần để tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình

Phong tục

Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, và theo đó là hàng trăm lễ hội trong

năm, nhất là vào dịp tết nguyên đán, sức mua tăng trưởng tích cực, lượng hàng hóa dự trữ của các hãng bán lẻ lớn được tiêu thụ gần hết, đồng thời nhiều mặt hàng có sức mua tăng cao Điển hình như sản phẩm giỏ quà tặng tăng đột biến, chủ yếu phục vụ nhu cầu cộng đồng, an sinh xã hội mang tính thiết thực hơn

Vào những dịp lễ, Tết ở Việt Nam, Aeon cũng tổ chức nhiều chương trình vui

chơi, khuyến mãi dành cho khách hàng và đặc biệt là vào dịp Tết, lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt Nam, Aeon đã tổ chức chương trình Tết Việt- văn hóa Nhật Bản Aeon Mall đã tái hiện lại một nét văn hóa rất cổ xưa được lưu trữ lại cho đến hiện nay là phố Ông Đồ cho chữ đầu năm với những liễn câu đối đỏ rực trong khung cảnh mai đào khoe sắc thắm đã thu hút hàng tram bạn trẻ

2 Môi trường chính trị

Sự ổn định chính trị của nước ta tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là các nhà bán lẻ nổi tiếng trên thế giới, Aeon cũng không phải là ngoại lệ

Từ sau giải phóng miền nam và thống nhất đất nước, Việt Nam được xem là một quốc gia có tình hình chính trị ổn định Hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà Nước đang được hòan thiện dần để phù hợp với việc chuyển đổi sang cơ cấu kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới Các chính sách mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới được thể hiện bằng việc Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do

Trang 11

ASEAN (AFTA) năm 1995, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 Đây thực sự là cơ hội tốt cho Việt Nam mở rộng giao thương, hợp tác, phát triển thị trường, tiếp cận với những công nghệ - kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới đồng thời cũng là mối đe dọa khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh

từ những tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài

3 Môi trường luật pháp

Pháp luật liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành Pháp luật của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ, đặc biệt thu hút rất nhiều các nhà bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam trong đó có Aeon mall

Hệ thống pháp luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu, …đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ trong nước ngoài vào thị trường Việt Nam Từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài Ngược lại với các nhà bán lẻ trong nước, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó “địch nổi”, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán Aeon mall là 1 trong 5 tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định mà WTO cho phép Theo đó, nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có quyền mở siêu thị ở Việt Nam nhưng

mở đến cái thứ hai thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối Chính phủ Việt Nam đã ban hành điều khoản về “Thẩm định nhu cầu kinh tế” (Economic Needs Test – ENT) năm 2007 ENT là những tiêu chí đưa ra để quyết định cấp phép nội địa trước sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế Mặc dù có ENT nhưng Aeon mall vẫn nỗ lực sáng

Ngày đăng: 19/06/2017, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w