1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích ma trận swot ngành da giày việt nam hiện nay

28 2,7K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 75,22 KB

Nội dung

Những chính sáchmarketing của các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam như những quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến cụ thể là - Sản phẩm như chủng loại, mẫu mã, bao bì,

Trang 1

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM

1 Mai Anh 11140154

2 Lê Phương Anh 11140231

3 Dương Thị Chinh 11145215

4 Chu Đức Duy 11140678

5 Nguyễn Thị Lý 11142690

6 Đồng Tố Minh 11142846

7 Nguyễn Hương Trà My 11142908

8 Phạm Thị Ngọc 11143180

9 Nguyễn Thị Phượng 11143562

10 Hồ Thu Trang 11144595

11 Nguyễn Huyền Trang 11144438

Trang 2

Mục Lục

Phần I: Phân tích môi trường bên trong ngành theo lĩnh vực của ngành da giày Việt

Nam 4

1.1 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong theo lĩnh vực 4

1.1.1 Marketing 4

1.1.2 Tài chính, kế toán 4

1.1.3 Sản xuất 5

1.1.4 Nghiên cứu, phát triển và hệ thống thông tin 7

1.2 Kết quả quá trình phân tích 7

Phần II: Phân tích môi trường bên ngoài ngành da giày Việt Nam 8

2.1 Phân tích các yếu tố của môi trường quốc tế và môi trường vĩ mô 8

2.1.1 Kinh tế 8

2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật 11

2.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội 12

2.1.4 Nhân tố tự nhiên 13

2.1.5 Công nghệ 14

2.2 Phân tích các yếu tố trong môi trường ngành 15

2.2.1 Khách hàng 15

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp 16

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 17

2.2.4 Nhà cung ứng 18

2.2.5 Sản phẩm thay thế 20

2.3 Kết quả quá trình phân tích 20

Phần III: Ví dụ về việc xây dựng ma trận SWOT tại công ty Biti’s 23

Trang 3

Giới thiệu về ngành da giày Việt Nam

Ngành giày dép Việt Nam đã phát triển từ giữa thập niên 90 và cho đến nayngành giày dép Việt Nam đã tạo được một vị thế nhất định trên thị trường thế giới và

có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, góp phầnvào tăng trưởng GDP là một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫnđầu của Việt Nam Hiện nay các doanh nghiệp ngành giày dép Việt Nam cũngchuyển dần từ gia công sang đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao sức cạnhtranh Việt Nam đang là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc,

Ấn Độ, và đứng thứ 4 thế giới Hiện Việt Nam đang sản xuất khoảng 920 triệu đôigiày mỗi năm, xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế giới, trong

đó Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ lệ lớn nhất Sản phẩm túi xách cũng được xuấtkhẩu sang 40 nước, trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6%

Trang 4

Phần I: Phân tích môi trường bên trong ngành theo lĩnh vực của ngành da giày Việt Nam

1.1 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong theo lĩnh vực

1.1.1 Marketing

Cơ cấu tổ chức của ngành ảnh hưởng tới việc phân công lao động trong đóbao gồm cả sự phân công trong hoạt động marketing Những chính sáchmarketing của các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam như những quyết định

về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến cụ thể là

- Sản phẩm như chủng loại, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, số lượng… thì nhìnchung các doanh nghiệp nước ta chưa thực sự đa dạng, cũng như sản phẩm mớidừng lại ở mức hình thức trung bình khá, thiếu tinh tế Các chính sách về sảnphẩm chưa thực sự được thực hiện tốt

- Giá cả của các sản phẩm nhìn chung khá rẻ, có tính cạnh tranh Các doanhnghiệp nước ta luôn có những chính sách giảm giá khá hấp dẫn không chỉ thuhút khách hàng trong nước mà còn cả khách hàng nước ngoài

- Về phân phồi hay những quyết định về kênh marketing trong khu vực nội địacủa các doanh nghiệp da giày tính từ năm 2005 đến nay đã tăng đáng kể tuynhiên vẫn còn sự thiếu kênh phân phối khi tình trạng giày dép các nước trongkhu vực trào vào tràn lan Về kênh phân phối ở thị trường nước ngoài cácdoanh nghiệp chia làm 2 luồng: kênh phân phối chuyên nghiệp và khôngchuyên, nhìn chung khá đa dạng

- Những quyết định về xúc tiến như quảng cáo, khuyến mãi, loại hình quảng cáo,phương tiện truyền đạt thông điệp, quỹ ngân sách của truyền thông quảng cáo,

… đối với thị trường trong nước cong hời hợt chỉ có một số ít công ty lớn nhưAsia, Biti's chú trọng đến thị trường này Trong khi ở thị trường nước ngoàiđược đánh giá là chú trọng đến những chính sách về vấn đề này hơn

1.1.2 Tài chính, kế toán

Thực tế hiện tại, có 70% doanh nghiệp da giày sử dụng vốn trong nước, 30% cònlại sử dụng FDI Tuy nhiên, 30% doanh nghiệp FDI chiếm 70% doanh số, còn 70%doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 30% (trên dưới 8 tỷ USD) Bên cạnh đó nhiềudoanh nghiệp trong lĩnh vực da giày tại Việt Nam đang gặp khó khăn kép về mặt tàichính khi vừa phải đầu tư thay đổi chuỗi cung ứng vừa phải gánh thêm một khoản chiphí nữa bởi thời điểm tăng lương tối thiểu dự kiến đang đến gần.Phần lớn chi phí củacác doanh nghiệp trong ngành là chi cho nguyên vật liệu và công nghệ tuy nhiên cả 2đều phụ thuộc vào nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc Tuy nhiên trong thời gian gầnđây một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất nguyên liệu và tránh phụ thuộc như Tập

Trang 5

đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty 32, Công ty Giày Tuấn Việt, Công ty giày GiaĐịnh,…

Đại diện Công ty Giày Gia Định cho biết “Hiện nay hầu như các doanh nghiệpvẫn phải ‘tự bơi’ do chưa có chính sách ưu đãi cho DN đầu tư sản xuất nguyên phụliệu da giày Với những DN vừa và nhỏ thì khó có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư khi

mà chưa có ưu đãi về đất đai, thuế và lãi suất”, vị này cho hay

Hiện nay, chỉ một số ít DN quy mô lớn và DN FDI là có các dự án nguyên phụliệu nhằm đón đầu hiệp định TPP Trong khi các DN dệt may, da giày Việt Nam chủyếu là DN quy mô nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư cho các dự án cung ứng nguyên liệucòn rất nhiều khó khăn

Song song với vấn đề tìm và đầu tư nguồn cung, tiền lương tối thiểu đang là vấn

đề đáng lo ngại của các DN dệt may, da giày Mới đây Hội đồng Tiền lương Quốc gia

đã trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2016 ở mức 12,4%.Nhận định về vấn đề này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Namcho rằng: “Mức tăng lương như vậy sẽ là áp lực cho DN dệt may Việt Nam Có thểtoàn ngành dệt may sẽ phải tăng chi phí công đoàn lên trên 450 tỉ đồng, chi Bảo hiểm

xã hội lên hơn 6.000 tỉ đồng”

Ông Nguyễn Xuân Quang, Giám đốc Công ty Cổ phần May 9 Nam Định chobiết hiện Công ty đang đóng bảo hiểm cho người lao động vào khoảng 6-7 tỷđồng/năm Nếu tăng lương thì mức chi trả cho bảo hiểm của đơn vị này sẽ tăng thêmkhoảng gần 1 tỷ đồng

Theo nhiều DN, nhân công giá rẻ vốn là một lợi thế của những DN sử dụngnhiều lao động như dệt may, da giày Tuy nhiên lợi thế này đang mất dần bởi chi phínhư Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, phí công đoàn liên tục “đội” lên cùng với lươngtối thiểu

1.1.3 Sản xuất

Khi nhắc đến sản xuất chúng ta không thể không nhắc đến những yếu tố sau :

 Quy trình sản xuất

 Lao động

 Nguyên vật liệu cho sản xuất

Chúng ta sẽ cũng nhau đi phân tích cụ thể những yếu tố trên

 Quy trình sản xuất

Quy trình để sản xuất giày tương đối đơn giản so với các ngành sản xuất khácnhưng đòi hỏi nhiều nhân công Thông thường tại các doanh nghiệp Việt Nam quá

Trang 6

trình sản xuất là quy trình sản xuất cơ động được xẻ nhỏ nhằm bố trí lao động cụ thểcho từng công đoạn đồng thời chuyên môn hoa rõ ràngQuy trình sản xuất được chiathành 5 giai đoạn chính như sau :

- Chuẩn bị: Đây là giai đoạn quan trọng nhất, bao gồm chuẩn bị phom, dao,dưỡng và các vật tư nguyên liệu để đồng bộ cho quá trình sản xuất

- Pha cắt: Thường sử dụng các máy chặt thủy lực bố chí theo hàng ngang hoặchàng dọc, hoạt động độc lập

- May mũ giầy: Tùy theo sản phẩm mà máy may được bố trí ngang hoặc dọc để

dễ quản lý và chuyển đổi mặt hàng

- Gò ráp: giai đoạn này giày sẽ được sử dụng các loại máy móc và công nghệhiện đại để hoàn thành sản phẩm có thể kể đến nhưng công nghệ ép phun, lưuhóa…

- Hoàn tất: Bao gồm tất cả các việc như vệ sinh, trang trí và đóng gói

 Lao động

Ngành công nghiệp da giầy là ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng được đàotạo dưới hình thức kèm cặp là chủ yếu Một lượng nhỏ được đào tạo qua các trườngcông nhân kỹ thuật của Viện nghiên cứu Da – giầy.Số công nhân được đào tạo quatrường lớp chỉ chiếm 20% còn lại là đưới dạng kèm cặp

Do mức lương bình quân của ngành da giầy khá thấp, nên số lượng công nhân

ở thành phố lớn là rất ít, hầu hết công nhân ở các vùng nông thông, tuy nhiên laođộng của vùng nông thông có ưu điểm là cần cù, chịu khó, chấp nhận mức lươngthấp, xong độ tinh xảo, khéo léo không thể bằng được lao động thành phố

Do việc sử dụng lao động như trên, cộng với ý thức tổ chức kỷ luật lao độngkém, nên hầu hết các doanh nghiệp trong nước có năng xuất lao động còn thấp hơn sovới các nước trong khu vực

 Nguyên vật liệu cho sản xuất

Nguyên liệu ngành da giày rất phong phú và đa dạng Nguyên vật liệu có thểlấy từ nguồn trong nước, nhập khẩu từ ngoài hoặc khách hàng mạng tới Tuy nhiên,một rào cản đối có thể dễ thấy được hiện nay chính là nguồn cung cấp vật liệu để sửdụng trong quy trình sản xuất như da, vải dù, nhựa PVC và các nguyên liệu khác đềuphải nhập khẩu tư nước ngoài do nguồn trong nước không đảm bảo chất lượng Từ đólàm độn chi phí, tăng giá thành

Việc cung ứng nguyên vật liệu cũng ảng hưởng theo mùa Về mùa lạnh việccung ứng nguyên vật liệu cần đòi hỏi nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ do sản xuấtchủ yếu với số lượng lớn Về mùa nóng tốc độ sản xuất có phần chậm nên cũngkhông yêu cầu cao về tốc độ cung ứng

Trang 7

1.1.4 Nghiên cứu, phát triển và hệ thống thông tin

 DN nội địa Việt Nam

Kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp dệt may tại Tp.HCM và Hà Nội cho thấy,hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bịđồng bộ thuộc thế hệ từ những năm 80 của thế kỷ 20 69% doanh nghiệp phụ thuộcvào nguyên vật liệu; 53% doanh nghiệp phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhậpkhẩu của nước ngoài và chỉ có 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ.Điều này cho thấy, tốc độ triển khai công nghệ mới trong các doanh nghiệpdệt may nội địa khá chậm Mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanhnghiệp chỉ đạt khoảng 3-10% lợi nhuận/năm Trung bình 1 doanh nghiệp đầu tưkhoảng 5 tỷ đồng/năm cho đổi mới công nghệ, chủ yếu là mua thiết bị, cải tiếnmáy móc phần cứng…Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN)Nguyễn Quân, doanh nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ nên với 3-10% lợi nhuận sẽkhông đủ để họ đổi mới công nghệ hoặc tạo ra sản phẩm mới

Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp dệt may tiến hành đổi mới côngnghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu khách quan nảy sinhtrong quá trình sản xuất mà không có kế hoạch dài hạn về đổi mới công nghệ.Phương thức đổi mới công nghệ được sử dụng nhiều nhất là nguồn công nghệ nhậpkhẩu từ nước ngoài Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 7%.Kèm theo đó là sự yếu kém về thông tin khiến các doanh nghiệp dệt may bị lệthuộc về đơn hàng, nguồn nguyên liệu đến cả công nghệ Doanh nghiệp muốn đổimới công nghệ chỉ biết tìm thông tin trên mạng mà không biết cách và không có

"địa chỉ" để thẩm định xem công nghệ đó có phù hợp hay không

Một vấn đề cần cảnh báo là dù không có bộ phận R&D nhưng không ít doanhnghiệp dệt may nội cũng chẳng màng đến việc hợp tác với cơ sở có nguồn cung cấpgiải pháp R&D phong phú từ các trường đại học, viện nghiên cứu

 Doanh nghiệp FDI

Đối với các doanh nghiệp dệt may vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam,nhất là các tập đoàn đa quốc gia, R&D là một trong những chìa khóa thành công.Đối với họ, chức năng nghiên cứu và phát triển không chỉ giới hạn ở việc cho ra đờisản phẩm mới

Một bộ phận R&D chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp dệt may FDI, cáctập đoàn đa quốc gia thông thường sẽ ôm nhiều chức năng quan trọng như: Nghiêncứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiệnchiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển bao bì, phát triển công nghệ, pháttriển quá trình…

1.2 Kết quả quá trình phân tích

 Điểm mạnh

Trang 8

- Các kênh phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngoài khá đa dạng

- Nguồn nhân lực trong ngành da giày Việt Nam rất dồi dào, hiện tại giánhân công vẫn còn khá rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới

- Các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn FDI hoạt động ổn định và hiệu quả.Các doanh nghiệp này thực khá tốt chức năng nghiên cứu, phát triển

Phần II: Phân tích môi trường bên ngoài ngành da giày Việt Nam

2.1 Phân tích các yếu tố của môi trường quốc tế và môi trường vĩ mô

( Nguồn: https://www.gso.gov.vn/; http://bnews.vn; http://www.thesaigontimes.vn)

Theo Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm

2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,48%; quý

Trang 9

II tăng 5,55% GDP có biểu hiện chững lại, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2015(đạt 6,32%) Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có biểu hiện đi xuốngngay sau năm đầu tiên vượt dốc (năm 2015).

Hai thị trường lớn nhất mà Việt Nam xuất khẩu da giày là Liên minh Châu Âu

và Mỹ thì kinh tế vẫn phục hồi chậm Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý I vàQuý II năm 2016 lần lượt là 0,8% và 1,2% Tại châu Âu, tăng trưởng kinh tế của Khuvực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong quý I/2016 đã khả quan hơn, tăng 0,5% sovới quý trước đó và tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2015 Tuy nhiên, nhiều dự chorằng nhiều khả năng đà tăng trưởng của khối này trong quý II sẽ chậm lại Kinh tếTrung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP trong nửa đầu

2016 chỉ đạt 6,7% - thấp nhất trong 7 năm gần đây Các nền kinh tế đang nổi có dấuhiệu suy giảm

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Lạm phát năm 2015 vừa chính thức được công bố ở mức thấp kỷ lục trong 14năm gần đây: chưa tới 1% - chỉ 0,6%, thấp xa mục tiêu điều hành 5% do tác động củaviệc giá dầu thô giảm sâu Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng1,80% so với bình quân cùng kỳ năm 2015

 Việc làm

Hiện nay, Việt Nam có số người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số chiếm

tỷ lệ 75,2% là nước đang ở giai đoạn dân số vàng, nhưng số lao động qua đào tạo cóbằng chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm tỷ lệ chỉ 17,9% (nông thôn 11,2%) Trong khitồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm vẫn còn ởmức báo động Từ con số 72.000 người không có việc làm tăng lên đến 162.000người trong đầu năm nay, trong đó, nhóm người không có chuyên môn kỹ thuậtchiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và trên đại họcchiếm gần 17% Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệpthấp nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp vẫnchiếm tỉ lệ cao

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độtuổi năm 2015 là 2.31% (năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2.10%) Năng suất laođộng mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực

và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2016, tổng số người

Trang 10

thất nghiệp của Việt Nam là 1,12 triệu người, chiếm khoảng 2.23% trong đó tỷ lệthất nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96% và số liệunày đặc biệt cao ở khu vực thành thị.

 Tỉ giá hối đoái

Ngân hàng nhà nước điều hành tỉ giá năm 2016 theo chế độ thả nổi có quản lý.Theo đó, thay vì công bố 1 tỷ giá và giữ cố định trong một khoảng thời gian dài nhấtđịnh như trước đây, cách thức mới sẽ linh hoạt hơn và thậm chí thay đổi hàng ngày

Sự kiện Brexit đã tác động trực tiếp tới đồng Bảng Anh, khiến đồng Bảng Anh mấtgiá 8% chỉ trong một ngày USD đã mạnh lên rõ rệt so với hầu hết các đồng tiền kháctrên thế giới.Tính đến ngày 6/11, tỷ giá VND/USD đang ở mức 22.290 đồng/USD

đó Một tín hiệu nữa là hoạt động trên thị trường mở và kênh tín phiếu diễn ra khá sôinổi Theo số liệu của BVSC, NHNN đã thực hiện bơm ròng khoảng 32.000 tỷ đồngqua kênh OMO và 25.700 tỷ đồng qua kênh tín phiếu ra thị trường

(Nguồn: Cafef.vn)

 Thương mại

Với việc cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập, Hiệp định Thươngmại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương được kí kết đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế Việt Nam Với việcgia nhập AEC, Việt Nam có cơ hội dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài khuvực, qua đó mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồnnhập khẩu và hạ giá đầu vào, góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế

và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tham gia TPP cũng là cơ hộigia tăng xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như: Dệt may, giày dép,các sản phẩm và thiết bị điện tử cùng những kinh nghiệm đã có ở các thị trường này

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP, xuấtkhẩu liên tục tăng nhanh Đặc biệt, Mỹ và Nhật là 2 thị trường xuất khẩu chính củaViệt Nam trong TPP Ngược lại, tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ TPP cũng đang

Trang 11

giảm dần (23% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014); thay vào đó là nhập khẩu từTrung Quốc (29,6%).

Sau khi dỡ bỏ mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan, Việt Nam sẽ đạt mứctăng trưởng nhập khẩu lớn khoảng 11% Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ giảm từ 2,2-3,1 tỷUSD do hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước vàcác doanh nghiệp nước ngoài trở nên gay gắt hơn

Cả AEC và TPP đều đưa lại cơ hội tăng cường thu hút FDI cũng như: Mở rộng

cơ hội đầu tư sang các nước nội khối và kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn

hỗ trợ về khoa học công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến; góp phần nângcao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao, nhất là từ các tập đoàn kinh tế lớn

2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị ở Việt Nam khá ổn đinh, nhìn chung là môi trường thíchhợp về các doanh nghiệp phát triển kinh doanh Tuy nhiên các quy định pháp luật,cũng như những chế tài về kinh tế và đặc biệt là với các doanh nghiệp trong ngành dagiày chưa thực sự hoàn thiện và phụ hợp.Các doanh nghiệp vẫn phải tự thân vận độngnhiều do các chính sách của chính phủ còn yếu

Các doanh nghiệp da giày Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Châu

Âu, Mỹ,… Nhìn chung trong thời gian gần đây diễn biến chính trị tại các quốc gianày còn khá nhiều bất ổn Theo đánh giá từ Lefaso, vừa qua, việc Anh rời khỏi Liênminh châu Âu có khả năng gây thiệt hại tới kinh tế khu vực EU và nền kinh tế toàncầu, do đó cũng sẽ gây tác động không nhỏ tới việc xuất khẩu da giày và túi xách củaViệt Nam trong thời gian tới

Dẫn lời bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso trên Báo điện tử Chínhphủ, thị trường EU sụt giảm mạnh do tác động của biến động chính trị, nhu cầu tiêudùng giảm Vì thế, khách hàng EU – đối tác lớn nhất của ngành Da giày chuyển sangđặt hàng cầm chừng, chỉ đặt hàng theo nhu cầu của thị trường chứ không đặt liên tụcnhư những năm trước

Bên cạnh đó sau hơn một năm trở thành đối tác ký Hiệp định thương mại tự dovới Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU), gồm các nước: Nga, Armenia, Belarus,

Trang 12

Kazakhstan và Kyrgyzstan, hôm nay 5/10, Hiệp định này chính thức có hiệu lực và

mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước

và khu vực trên thế giới, xuất khẩu da giày của Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi lớnkhi mức thuế xuất giảm mạnh từ 3,5-57,4% xuống 0%, mở ra cơ hội tăng trưởng xuấtkhẩu lớn cho ngành da giày (nguồn: cafef.vn)

2.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội

Việt Nam là nước Đông Nam Á đậm đà bản sắc phương Đông Tuy nhiên trảiqua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá mà văn hoá Việt Nam nói chung, lối sốngngười Việt Nam nói riêng được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới nên nhu cầugiày dép cũng tăng cao Thị hiếu của người tiêu dùng là sử dụng những sản phẩm cóchất lượng và mẫu mã đẹp Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giày dacủa Trung Quốc với rất nhiều mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ và phù hợp với ngườitiêu dùng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng Tuy nhiên một bộ phận kháchhàng vẫn tin dùng hàng Việt Nam vì chất lượng của các sản phẩm và hưởng ứng khẩuhiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng tạo được lợi thế cho cácngành da giày trong nước phát triển.Các doanh nghiệp trong ngành cũng phải đa dạnghóa các sản phẩm sao cho phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi thì mới được mọikhách hàng lựa chọn tin dùng

Về dân số, Việt Nam là một nước đông dân tuy nhiên tình trạng mất cân bằnggiới tính tại nước ta tác động rất lớn đến cơ cấu, chất lượng dân số Cụ thể là theođánh giá của Chính Phủ vào cuối năm 2015 có tới 55 trong số 63 tỉnh thành có tỷ lệgiới tính khi sinh hơn 108 bé trai trên 100 bé gái Điều đáng nói, tình trạng này tăngcao trong những năm gần đây Trái ngược với tình trạng đáng báo động của cơ cấudân số theo giới tính thì cơ cấu theo tuổi tác ở nước ta được đánh giá đang ở thờiđiểm vàng khi số lượng người trong độ tuổi 23 – 53 chiếm phần lớn trong tổng dân

số Tuy nhiên tính đến năm 2020, dân số nước ta được dự đoán sẽ trong tình trạng già

Trang 13

hóa => Các doanh nghiệp ngành da giày cần chuyển hướng sản xuất đến đối tượngkhách hàng mới và định hình lại chiến lược kinh doanh.

Các quốc gia các doanh nghiệp da giày Việt Nam xuất khẩu đến khá đa dạng,với các nền văn hóa khác nhau Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫ chưa cóđược cái nhìn cụ thể về văn hóa riêng của các quốc gia đó, đồng thời chưa nắm rõđược cơ cấu dân số cũng như thị hiếu tiêu dùng khách hàng nên chưa xác định rõràng đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn nhắm tới Tuy nhiên trong thời giangần đây Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định thương mại cũng tạo điều kiện cho ngành

da giày học hỏi văn hóa nước ngoài để tạo được những sản phẩm có mẫu mã đẹp vàchất lượng tốt, phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa các nước mình xuất khẩusang

2.1.4 Nhân tố tự nhiên

 Nhân tố con người

Theo Tổng cục Thống kê, kết quả sơ bộ năm 2015, dân số Việt Nam là91.713,30 người.Dân số Việt Nam đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhấtthế giới, độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi, số người trong độ tuổi laođộng ( nữ:15-54, nam:15-59) chiếm 64.6% tổng dân số ( Theo Kế hoạch Việt) Do

đó, Việt Nam hứa hẹn là một thị trường tiêu thụ tiềm năng, đông thời là một thịtrường cung cấp nguồn lao động trẻ, dồi dào, giá rẻ Tuy nhiên cũng như đã nói ở trênthì cơ cấu dân số Việt Nam sang đến năm 2020 sẽ bước sang thời kỳ già hóa từ đócác doanh nghiệp cần có những chiến lược, chính sách cụ thể để ứng phó với nhữngthay đổi đó

Mặc dù Việt Nam có lợi thế so sánh về nguồn lao động, tuy nhiên lại chưa thểbiến những thuận lợi đó thành lợi thế cạnh tranh, điều này biểu hiện rõ nhất ở năngsuất lạo động và trình độ chuyên môn Năng suất lao động của công nhân da giàyViệt Nam rất thấp, thông thường với một dòng sản phẩm có đến 450 công nhân, đạtsản lượng 500,000 đôi/ năm, chỉ bằng 1/35 của Nhật Bản, 1/30 của Thái Lan, 1/20Malaysia và 1/10 của Indonesia ( Theo http://smartex.com.vn/) Theo Hiệp hội Dagiày Việt Nam thì hiện có tới trên 80% công nhân trong ngành chưa qua đào tạo, cán

bộ quản lý của ngành chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học, vừa làm Đâychính là cản trở rất lớn đối với sự cạnh tranh và phát triển của ngành da giày ViệtNam

 Các nhân tố tự nhiên khác (Khí hậu, tài nguyên,…)

Việt Nam là một đất nước thuộc miền nhiệt đới, có nhiều điều kiện thuận lợicho phát triển ngành chăn nuôi gia súc như trâu bò, lợn,…Do đó, Việt Nam vô cùng

Trang 14

có tiềm năng trong việc phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào chính cho ngành dagiày Việt Nam là da nguyên liệu Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi thiếu tập trung vàchưa áp dụng triệt để các kỹ thuật chăm sóc gia súc của người chăn nuôi nhỏ khiếncho da nguyên liệu thu được thường không đẹp, chất lượng thấp không đảm bảo đầuvào cho sản xuất của ngành da giày Việt Nam, vì vậy phần lớn đầu vào phải nhập từnước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,… việc phụ thuộc nguồn nguyênliệu đầu vào nhập ngoại đẩy giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam lên cao

và làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới

Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới và đặc điểm địa hình của nhiều địa phương của ViệtNam rất thích hợp cho việc trồng cây cao su mà cao su lại là một trong những nguyênliệu sản xuất đế giày- đầu vào quan trọng của ngành sản xuất da giày

2.1.5 Công nghệ

Trong thời kỳ trước đây các doanh nghiệp trong ngành da giày tại Việt Namviệc sử dụng máy móc, công nghệ cao là rất thấp, hoặc nếu có sử dụng thì công nghệlại thuộc hàng lạc hậu Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, trước sức ép của TTPcác doanh nghiệp trong ngành da dày đã có một số đổi mới tích cực về yếu tố côngnghệ.Cụ thể là các doanh nghiệp da giày trong nước đã bắt đầu nghĩ đến việc áp dụngcông nghệ hiện đại trong việc sản xuất và quản lý để giảm thiểu rủi ro Hơn nữa một

số doanh nghiệp bên Ý đang có ý định hỗ trợ Việt Nam về công nghệ.Tuy nhiên vẫn

có thể thấy được các doanh nghiệp ngành da dày tại Việt Nam vẫn cưa phát huy hếtđược tiềm lực của mình Theo đánh giá chung của trang Smartext thì trình độ côngnghệ hiện tại của ngành giày dép Việt nam đang ở mức vừa phải, tương đối trungbình, nhưng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị nước ngoài Khả năng đầu tư và chuyểngiao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp.Sự thật thì lực lượngchuyên gia cũng như kiến thức và cập nhật công nghệ còn ít ỏi và cũng chưa đạt đếnnhu cầu phát triển kinh doanh.Dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhập phải nhữngcông nghệ không thực sự hợp lý với mức giá khá cao.Thêm vào đó, khả năng đàmphán để kí hợp đồng công nghệ cũng không mở rộng Đây là một trong những lí dokhiến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất của ngành này bị hạn chế vềngắn hạn lẫn dài hạn Điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm sự cạnh tranh của ngànhgiày dép Việt Nam trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế

Trong khi trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp trong ngành da giàykhông ngừng cải tiến về công nghệ Ví dụ cụ thể có thể thấy rõ đó là hiện tại khidoanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang loay hoay theo hình thức sản xuất thủ công,bán hàng tự động thì các doanh nghiệp trên thế giới đã sử dụng robot sản xuất tựđộng Hay kể đến công nghệ thuộc da tại Việt Nam tuy đã được cải tiến trở thànhcông nghệ sạch hơn song khi đem so sánh với công nghệ thuộc gia tại các nước pháttriển điển hình như Ý có thể thấy sự chênh lệch đáng kể Công nghệ của nước họ

Ngày đăng: 19/06/2017, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w