Kết cấu đề tài:+ Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon+ Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty AeonChương 1: Tổng quan về tập đoàn AeonI. Giới thiệu về tập đoàn Aeon và kế hoạch của Aeon tại Việt NamII. Phân tích SWOTChương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ AeonI. Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của AeonII. Chiến lược Marketing – Mix của Aeon để thâm nhập thị trường Việt NamKết luậnTài liệu tham khảo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
CỦA TẬP ĐOÀN BÁN LẺ AEON
GVHD: GS.TS NGUYỄN ĐÔNG PHONG
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon 5
I Giới thiệu về tập đoàn Aeon và kế hoạch của Aeon tại Việt Nam 5
1 Giới thiệu về tập đoàn Aeon 5
2 Kế hoạch phát triển của Tập đoàn Aeon tại Việt Nam 8
II Phân tích ma trận SWOT 9
1 Điểm mạnh 9
2 Điểm yếu 11
3 Cơ hội 11
4 Nguy cơ 12
5 Ma trận SWOT 13
Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon 14
I Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của Aeon 14
1 Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam 14
2 Đánh giá sức cạnh tranh của công ty Aeon 16
3 Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của Aeon 18
II Chiến lược Marketing – Mix 18
1 Product (chiến lược sản phẩm) 19
2 Price (chiến lược giá) 21
3 Place (Địa điểm) 21
4 Promotion (Xúc tiến) 23
5 People (Con người) 24
6 Process (Quy trình) 25
7 Physical environment (Cơ sở vật chất) 27
Kết luận 29
Tài liệu tham khảo 30
Trang 3Mở đầu
Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước với dân số 90 triệu người, đứng hàng thứ 14 trên thế giới (World Bank, 2013) Ngoài ra, với độ tuổi trung bình của dân số là 28.7 và 60% dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có dân số trẻ (CIA) Trong vòng 10 năm tới, khoảng 17 triệu người hiện đang ở độ tuổi 10 đến 19 sẽ trở thành nguồn lao động và tiêu dùng lớn của xã hội Từ những con số này, Việt Nam được đánh giá là đang bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” Hơn thế nữa, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao ở khu vực Tiêu chuẩn đời sống và thu nhập tăng dẫn đến khả năng chi tiêu của người dân cũng tăng Dù vừa bước qua ngưỡng suy thoái kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn được xem là một thị trường đầy tiềm năng dành cho ngành bán lẻ Doanh thu ngành bán lẻ và dịch vụ là 1.238 ngàn
tỷ, 1.614 ngàn tỷ, 1.998 ngàn tỷ và 2.324 ngàn tỷ tương ứng với các năm 2009, 2010, 2011 và
2012, cho thấy doanh thu ngành này vẫn tăng trưởng đều, năm sau cao hơn năm trước Đây là lý
do vì sao rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn cho ngành bán
lẻ
Và mới đây, Bộ Công thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại và dự báo đến năm 2020, tỉ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội Đây được xem là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Dù chưa có những cái tên lớn như Wallmart, nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự vào cuộc của nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Casino (Pháp), Metro Cash &Cary (Đức), Lotte (Hàn Quốc) và gần đây nhất là Aeon (Nhật Bản)
Dù gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam khá muộn, mãi đến đầu năm 2014 này Aeon mới khai trương Trung tâm mua sắm đầu tiên tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ngay khi
ra mắt, Aeon đã tạo được tiếng vang rất lớn Tính đến tháng 6 năm 2014, chỉ cần gõ từ khóa
“Aeon Tân Phú” là hiện ra trên 600 ngàn kết quả tìm kiếm Đây là một kết quả không tệ đối với một công ty vừa gia nhập thị trường Tuy nhiên, liệu hiệu ứng này có kéo dài được lâu hay không? Hay chỉ đủ để thu hút giới trẻ Việt Nam thích “mới, lạ” trong thời gian đầu? Nếu không
có chiến lược thâm nhập và phát triển lâu dài, chắc chắn Aeon sẽ sớm bị người tiêu dùng quên lãng
Với tiền đề này, nhóm quyết định làm đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon”, nhằm tìm hiểu và phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của công ty, đồng thời đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của công ty
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình và hoạt động Marketing của công ty Aeon trong thời gian vừa qua
- Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Aeon
Câu hỏi nghiên cứu:
Trang 4- Hoạt động Marketing của công ty Aeon trong thời gian qua thế nào?
- Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Công ty Aeon như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đối với đề tài này, nhóm chọn hướng nghiên cứu định tính: quan sát để thu thập dữ liệu Ngoài ra nhóm còn thu thập thêm từ nguồn thông tin thứ cấp như các số liệu thống kê, các bài báo, các bài nghiên cứu cùng chủ đề…
Phạm vi nghiên cứu: Tính đến thời điểm làm đề tài này (tháng 8 năm 2014), Tập đoàn bán lẻ Aeon chỉ mới khai trương 1 trung tâm thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh Do đó, phạm vi nghiên cứu sẽ được thu hẹp lại tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Kết cấu đề tài:
+ Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon
+ Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Aeon
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon
I Giới thiệu về tập đoàn Aeon và kế hoạch của Aeon tại Việt Nam
II Phân tích SWOT
Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon
I Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của Aeon
II Chiến lược Marketing – Mix của Aeon để thâm nhập thị trường Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 5Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon
I Giới thiệu về tập đoàn Aeon và kế hoạch của Aeon tại Việt Nam
1 Giới thiệu về tập đoàn Aeon
- Năm 1984: Jusco mở rộng ra ở Malaysia và Thái Lan
- Năm 1989: Jusco Group đổi tên thành Aeon Group
- Năm 1996: khai trương Trung tâm mua sắm Jusco đầu tiên tại Quảng Đông, Trung Quốc
- Năm 2014: khai trương Aeon Mall Tan Phu Celadon, cửa hàng đầu tiên của Aeon tại Việt Nam
Tính đến năm 2014, Aeon Group có khoảng 300 công ty con trực thuộc, kinh doanh trong 12 lĩnh vực
Cơ cấu doanh thu của Tập đoàn Aeon trong năm 2013:
Trang 6Những năm gần đây, độ tuổi bình quân của dân số Nhật Bản ngày một cao, thị trường có
khuynh hướng bão hòa, nên một trong các chiến lược mới của Aeon là đầu tư sang các nước đang
phát triển khác, đặc biệt là những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực Asean Việt
Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên được Aeon chọn để đầu tư phát triển sau 30 năm phát triển ở
Malaysia và Thái Lan
Trang 71.2 Triết lý kinh doanh
Theo đuổi hòa bình, trân trọng con người, đóng góp có ích cho cộng đồng và luôn đặt mình vào vị trí khách hàng là những nguyên tắc cốt lõi của tập đoàn Aeon, cũng như của công ty Aeon Việt Nam
Từ “Aeon” trong tiếng La-tinh có nghĩa là “vĩnh cửu”
Sự tin tưởng và mong muốn của khách hàng chính là cốt lõi trung tâm của công ty Mục tiêu của công ty chính là mang đến lợi ích cho khách hàng, do đó, mọi sự vận hành đều nhắm đến việc phục vụ khách hàng ở mức độ cao nhất
1.3 Những nguyên tắc cơ bản của công ty:
- Hòa bình (“Peace”): mọi sự vận hành trong tập đoàn Aeon đều nhắm đến mục tiêu theo đuổi nền hòa bình trên mọi phương diện
- Con người (“People”): Aeon là tập đoàn luôn trân quý nhân phẩm và mối quan hệ giữa người với người
- Cộng đồng (“Community”): Aeon là tập đoàn bắt nguồn từ cuộc sống của cộng đồng địa phương và đóng góp cho sự phát triển không ngừng của cộng đồng
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản này, Aeon đã đề ra triết lý kinh doanh của mình “Khách hàng là trên hết” với tinh thần sáng tạo không ngừng
1.4 Bộ nguyên tắc ứng xử
1.4.1 Cam kết đối với khách hàng
- Đảm bảo khách hàng luôn được an toàn tại cửa hàng của mình
- Đảm bảo mọi lời hứa với khách hàng sẽ được thực hiện đúng
- Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt với giá cả hợp lý
- Cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình trong sự chào đón ấm cúng và nụ cười thân thiện
- Trân trọng những ý kiến đóng góp của khách hàng, và cố gắng để đáp ứng được mọi mong muốn của khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh của mình
1.4.2 Cam kết đối với cộng đồng địa phương
- Thúc đẩy các hoạt động quản lý, từng bước tiếp cận với cộng đồng địa phương
Trang 8- Đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương, mang đến một môi trường thoải mái, tiện nghi để mọi người có thể đến cùng nhau
- Phối hợp với cộng đồng địa phương để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường
- Chủ động hỗ trợ các hoạt động tình nguyện cùng với cư dân địa phương
- Trân trọng văn hóa và truyền thống của cộng đồng địa phương, sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc mọi nơi
1.4.3 Cam kết đối với các đối tác kinh doanh
- Hợp tác với các đối tác kinh doanh để cùng nhau phát triển, cải tiến mô hình kinh doanh,
mở ra cánh cửa bước vào kỷ nguyên mới
- Ký kết thỏa thuận rõ ràng với đối tác, và nghiêm túc chấp hành những thỏa thuận đó
- Trân trọng những đối tác đặt sự an toàn và đảm bảo của khách hàng lên hàng đầu
- Yêu cầu đối tác tuân thủ đúng quy định và tinh thần của các tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện một cách đầy đủ
- Không nhận quà, tiền hay bất kỳ ưu đãi nào từ đối tác
2 Kế hoạch phát triển của Tập đoàn Aeon tại Việt Nam
Đến thời điểm này, tập đoàn Aeon đã có mặt tại Việt Nam với các công ty con chuyên về nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Công ty Ministop: kết hợp với Trung Nguyên G7, ra mắt chuỗi cửa hàng tiện lơi mang tên Ministop Từ năm 2011 đến nay, Ministop đã mở 17 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh với hình thức nhượng quyền thương hiệu
- Công ty Aeon Credit Service: cung cấp dịch vụ bán hàng trả góp
- Công ty Aeon Mall: phụ trách đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành Trung tâm mua sắm
- Công ty Aeon Việt Nam: chuyên ngành bán lẻ, phụ trách phát triển chuỗi cửa hàng bách hóa tổng hợp (General Merchandise Store – GMS)
- Công ty Aeon Delight: chuyên cung cấp các dịch vụ Quản lý bất động sản và trang thiết bị toàn diện cho các tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm…
Về căn bản, Aeon Mall sẽ là chủ đầu tư xây dựng Trung tâm mua sắm và quản lý việc cho thuê mặt bằng Aeon Việt Nam sẽ thuê lại một phần của Trung tâm mua sắm để kinh doanh dịch
vụ bán lẻ của mình
Tuy nhiên, Trung tâm mua sắm đầu tiên của Aeon tại Việt Nam – Aeon Tân Phú Celadon, lại
do Aeon Việt Nam làm chủ đầu tư, và Aeon Mall chỉ phụ trách quản lý cho thuê ở khu vực cho thuê mặt bằng Do đó, ở thời điểm này, đề tài này sẽ tập trung phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Aeon Việt Nam
Về mục tiêu phát triển lâu dài, dự tính đến năm 2020, Aeon sẽ phát triển 20 Trung tâm mua sắm trên toàn lãnh thổ Việt Nam Với mục tiêu cứ mỗi 1 triệu dân sẽ xây dựng 1 Trung tâm mua sắm, theo đó, Aeon có kế hoạch phát triển 12 trung tâm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai và 8 trung tâm ở khu vực Hà Nội – Hải Phòng
Trang 9Ngoài mô hình trung tâm mua sắm chủ yếu tập trung ở khu vực ven các thành phố lớn, Aeon còn có kế hoạch phát triển các chuỗi cửa hàng bách hóa tổng hợp hoặc siêu thị với quy mô nhỏ hơn, nhưng tập trung hơn vào khu vực trung tâm thành phố Như vậy, với việc phát triển chuỗi Trung tâm mua sắm của Aeon Mall, chuỗi Cửa hàng bách hóa tổng hợp và Siêu thị của Aeon Việt Nam và chuỗi Cửa hàng tiện lợi của Ministop, Tập đoàn Aeon không che giấu mục tiêu bao phủ các thành phố lớn để vươn lên trở thành nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam
Chiến lược phát triển của công ty Aeon
1 Điểm mạnh
1.1 Có kinh nghiệm và know-how
Với bề dày lịch sử của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản, lại học hỏi mô hình bán lẻ hiện đại của Mỹ, thêm vào đó là kinh nghiệm 30 năm đầu tư và phát triển tại Malaysia và Thái Lan, Aeon có một nền tảng rất tốt để thâm nhập vào thị trường Việt Nam Khác với các đối thủ cạnh tranh khác tại Việt Nam ở mô hình trung tâm mua sắm như Vincom, Crescent Mall – chỉ là những nhà đầu tư mặt bằng để cho thuê bán lẻ, Aeon có kinh nghiệm trong việc vận hành và quản lý các hoạt động bán lẻ
1.2 Mô hình bán lẻ mới (one-stop)
Hiện nay tại Việt Nam, ngành bán lẻ được phân ra thành 3 phân khúc riêng biệt:
- Siêu thị và đại siêu thị, gồm các đối thủ cạnh tranh như Coopmart, Big C, Lotte mart…
- Cửa hàng bách hóa tổng hợp, như Parkson, Diamond…
Trang 10- Trung tâm mua sắm, bao gồm các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhưng chỉ mới dừng lại ở mức cho thuê và quản lý mặt bằng cho thuê, như Crescent Mall, Vincom…
Trong khi đó, Aeon là mô hình phức hợp, trong đó bao gồm cả khu vực siêu thị tự doanh (tầng trệt khu tự chọn), cửa hàng bách hóa tổng hợp (tầng 1 và tầng 2 khu tự chọn), khu vực cho thuê các cửa hàng chuyên doanh, khu vực vui chơi giải trí Trong đó, cốt lõi vẫn là khu vực tự doanh –
do Aeon tự vận hành và quản lý, bao gồm siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp, khu vui chơi dành cho trẻ em Aeon Fantasy, cửa hàng đồng giá Daiso Bằng việc phối hợp một cách hợp lý giữa hai cách thức tự doanh và quản lý cho thuê, Aeon vừa đảm bảo được chất lượng và chủng loại sản phẩm, vừa làm phong phú và đa dạng hơn các thương hiệu trong Trung tâm mua sắm Điều này đảm bảo cho khách hàng có thể trải qua một ngày bên cạnh người thân và bạn bè, với các hoạt động vui chơi, mua sắm, ăn uống, tất cả trong một nơi – “one-stop complex mall”
Mô tả mô hình bán lẻ của Aeon tại Việt Nam 1.3 Thương hiệu Nhật Bản
Người Việt Nam vốn rất chuộng thương hiệu Nhật Bản, vì thương hiệu Nhật đi liền với chất lượng tốt và đảm bảo Thương hiệu Nhật có thể được xem như một giá trị gia tăng cộng thêm vào những yếu tố hữu hình, giúp tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng Việt Nam
(cho thuê)
Aeon Shopping Mall
Siêu thị (tự doanh)
Cửa hàng chuyên doanh (cho thuê)
Vui chơi giải trí (tự doanh + cho thuê)
Cửa hàng bách hóa (tự doanh)
Trang 11nghi, mà còn chú ý đến từng chi tiết để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất khi mua sắm tại cửa hàng
1.5 Dịch vụ tốt
Dịch vụ là một trong những yếu tố dễ dàng tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác Bằng lợi thế của một công ty Nhật Bản – đất nước nổi tiếng với những lễ nghi và dịch vụ tốt, Aeon sẽ mang đến những dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản vào Việt Nam, để khách hàng Việt Nam có thể trải nghiệm được một không gian mua sắm mang đậm văn hóa Nhật Bản
2 Điểm yếu
2.1 Thị phần nhỏ
Aeon có thể bị xem là khá chậm chân trong cuộc chạy đua vào thị trường Việt Nam, khi các nhà bán lẻ nước ngoài khác như Big C, Lotte mart, Metro đã xuất hiện từ những năm 2002 Tuy Aeon chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 2011, nhưng mất đến gần 3 năm để khảo sát thị trường và lập kế hoạch, mãi đến đầu năm 2014 mới ra mắt Trung tâm mua sắm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh Aeon sẽ cần phải nỗ lực hơn nữa để rút ngắn khoảng cách với những đối thủ khác về số lượng cửa hàng và gia tăng thị phần
2.2 Nằm xa trung tâm thành phố
Chiến lược phát triển của Aeon là các cửa hàng theo mô hình Trung tâm thương mại đều được đặt ở các khu vực ven của các thành phố lớn Mặc dù Trung tâm mua sắm Aeon Tân Phú Celadon chỉ cách trung tâm thành phố khoảng hơn 30 phút đi xe máy, nhưng tâm lý khách hàng vẫn thích tập trung vào khu vực trung tâm hơn Do đó, đây có thể bị xem là một điểm hạn chế lượng khách đến cửa hàng để mua sắm vào ngày thường
2.3 Tốc độ phát triển chuỗi cửa hàng chậm
Do quy mô lớn, nên không dễ để Aeon phát triển các cửa hàng của mình một cách nhanh chóng được Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng thị phần cũng chậm hơn
3 Cơ hội
3.1 Khách hàng thích cái mới
Người Việt rất thích thử nghiệm những cái mới Đây là một tâm lý khách hàng rất đáng để tận dụng Tại Việt Nam rất ít cơ hội để khách hàng tiếp cận với văn hóa Nhật, ngoại trừ ở những nhà hàng Nhật Đây là lần đầu một nhà bán lẻ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn như vậy, nếu có thể mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng, chắc chắn sẽ được chấp nhận
3.2 Thị trường có mức tăng trưởng khá cao
Trang 12Theo báo cáo nghiên cứu về thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2014 của Tổ chức
tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam - một thị trường đang phát triển với gần 90 triệu dân - được coi có mức tăng trưởng rất hấp dẫn (đến 23%/năm)
Theo con số từ Cục Thống kê, năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt xấp xỉ 100 tỷ USD, đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước Dự báo, từ nay đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm
Hiệp hội bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương nhận định, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn là miếng đất màu mỡ để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm Hiện mô hình bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chỉ chiếm hơn 20%
Tỷ lệ tăng trưởng của ngành bán lẻ giai đoạn 2001 - 2011
Theo kết quả công bố của Euromonitor năm 2012, tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ Việt Nam thuộc mức cao ở khu vực, là một trong những thị trường tiềm năng để phát triển Dù hiện nay thị trường đã bị chiếm phần lớn bởi những đối thủ thâm nhập từ trước, nhưng mô hình chưa thực sự
đa dạng Nếu có thể tìm được một mô hình mới lạ, với những sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn, chắc chắn vẫn có thể tìm được chỗ đứng trong thị trường đang phát triển mỗi ngày này
4 Nguy cơ
Cạnh tranh trong ngành gay gắt
Do mô hình phức hợp của Aeon, đối thủ cạnh tranh của Aeon không chỉ là các siêu thị, cửa hàng bách hóa hay các trung tâm mua sắm khác, mà còn có các cửa hàng chuyên doanh như trung tâm điện máy, các cửa hàng thời trang… Thêm vào đó, việc một số “ông lớn” của ngành bán lẻ như Central World (Thái Lan) hay BJC (Thái Lan – vừa mua lại Metro Việt Nam) không giấu tham
Tỷ lệ tăng trưởng của ngành bán lẻ 2001-2011
Trang 13vọng bành trướng thị trường tại Việt Nam, hay sắp tới đây một đối thủ cạnh tranh khác cũng đến
từ Nhật Bản – Takashimaya sẽ gia nhập thị trường cửa hàng bách hóa, càng khiến mức độ cạnh tranh thêm phần gay gắt
5 Ma trận SWOT
Ma trận SWOT (O) Cơ hội
- Khách hàng thích cái mới -Khách hàng chuộng thương hiệu Nhật
chiến lược phát triển thị trường
Tăng cường dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng online
(W-T)
Tối thiểu hóa (W) để tránh (T)
Trang 14Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon
I Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của
Aeon
1 Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam
1.1 Cơ cấu dân số
Tháp dân số Việt Nam năm 2013 (Nguồn: Indexmundi.com)
Dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2013 đã vượt qua con số 90 triệu người, với 60% dân số dưới 30 tuổi, trở thành thị thường lao động trẻ, có sức mua cao, đầy sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Ngoài ra, khoảng 20% dân số hiện nay ở độ tuổi từ 10 đến 19 sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của ngành bán lẻ trong 10 năm tới
1.2 Mức tăng trưởng của ngành bán lẻ
Doanh thu bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 (nguồn: Tổng cục Thống kê)
Doanh thu bán lẻ Việt Nam 2005-2012 (tỷ đồng)
Trang 15Ngành bán lẻ Việt Nam là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao trong GDP cả nước Đây cũng là lý do vì sao các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam trong những năm gần đây
Mức tăng trưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013)
1.3 Quy chế của chính phủ
Hiện nay, không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, mà ở những lĩnh vực khác, điều khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngại ngần khi đầu tư vào Việt Nam là các thủ tục hành chính quá rườm rà, quy định lại không rõ ràng, dễ dẫn đến quan liêu, tham nhũng Đặc biệt, đối với những nhà đầu tư đến từ những quốc gia phát triển, tỷ lệ tham nhũng cực thấp như Nhật Bản, thủ tục hành chính cũng như tính minh bạch kém trong bộ máy Nhà nước của Việt Nam trở thành những trở ngại rất lớn
1.4 Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam
Nhóm yếu tố Trọng số (%) Điểm (1-10) Tổng cộng
5 Điều kiện ngăn cấm thị trường 5 7 35
7 Ổn định chính trị & kinh tế 10 8 80