1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại việt nam

16 656 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 35,76 KB

Nội dung

Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang them diện tích đất trống đồi trọc, đất hoang đá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2

1.1 Khái niệm của kinh tế trang trại 2

1.1.1 Khái niệm trang trại 2

1.1.2 Khái niệm về kinh tế trang trại 2

1.2 Những đặc trưng của kinh tế trang trại 2

1.2.1 Mục đích của kinh tế trang trại 2

1.2.2 Hoạt động của trang trại 2

1.2.3 Tổ chức và quản lý sản xuất 2

1.2.4 Nguồn nhân lực 2

1.2.5 Loại hình trang trại 3

1.3 Vai trò của kinh tế trang trại 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 4

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế trang trại 4

2.2 Thực trạng hoạt động của kinh tế trang trại tại Việt Nam hiện nay 4

2.3 Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại của Việt Nam hiện nay 6

2.3.1 Thành tựu đạt được 6

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 7

2.3.3 Nguyên nhân các khó khăn, tồn tại của các trang trại 8

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY 10

3.1 Quy hoạch khoanh vùng, lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp 10

3.2 Cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào các trang trại Xây dựng những mô hình trang trại kiểu mới 10

3.3 Hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm, hàng hóa của trang trại 11

3.4 Áp dụng những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đối với nông sản bắt đầu vào sản xuất 11

Trang 2

3.5 Nâng cao năng lực quản lý của chủ trang trại và nâng cao tay nghề của người lao động 11 3.6 Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại 11 KẾT LUẬN 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ rất lâu và thực sự phát triển mạnh mẽ cùng quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang them diện tích đất trống đồi trọc, đất hoang đá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn Chính vị vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay

Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh,

mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các biện pháp phát triển kinh tế trang trại ở nước ta là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực

tế Vì vậy em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp để

phát triển kinh tế trang trại trong điểu kiện nước ta hiện nay” là đề tài của bài

tập lớn

Kết cấu của bài tập lớn gồm ba chương:

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận

CHƯƠNG II: Thực trạng về kinh tế trang trại tại Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG III: Đề xuất các biện pháp để phát triển kinh tế trang trại trong điều kiện nước ta hiện nay

Do trình độ còn hạn chế nên bài tập lớn chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong được sự góp ý của thầy để đề tài hoàn thiện hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái niệm của kinh tế trang trại

1.1.1 Khái niệm trang trại

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất

và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao: hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường

1.1.2 Khái niệm về kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn; chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy s,ản trồng rừng gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

Kinh tế trang trại vừa là kinh tế hộ, vừa là kinh tế doanh nghiệp, vì vậy trang trại không tổ chức sản xuất như nông hộ nhưng không hoàn toàn tổ chức sản xuất như doanh nghiệp Tổ chức sản xuất của trang trại có những cơ sở khách quan và nội dung mang tính chất đặc thù của trang trại

1.2 Những đặc trưng của kinh tế trang trại

1.2.1 Mục đích của kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sản xuất trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi chuồng trại với quy mô lớn, trình độ sản xuất và quản lý tiến bộ, Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp và thủy sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng hóa để cung ứng cho thị trường Là loại hình sản xuất hàng hóa với tỷ trọng hàng hóa chiếm từ 70% đến 80% trở lên, đáp ứng phần lớn hàng hóa ra thị trường không chỉ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài

1.2.2 Hoạt động của trang trại

Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được tiến hành trên cơ sở các yếu tố sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá

1.2.3 Tổ chức và quản lý sản xuất

Tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ trên cơ sở chuyên môn hoá, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạch toán kinh doanh và thường xuyên tiếp cận thị trường Mô hình sản xuất rất đa dạng và phong phú, phản ánh những đặc thù, kinh nghiệm và những truyền thống canh tác của địa phương

1.2.4 Nguồn nhân lực

Trang 5

Nguồn nhân lực chủ yếu là nhân lực của gia đình hoặc nhân lực đi thuê (Thuê theo thời vụ và thuê thường xuyên) Nguyên tắc thuê dựa trên thoả thuận giữa chủ trang trại và người lao động làm thuê Số lượng lao động thuê mướn phụ thuộc vào loại hình, quy mô và năng lực sản xuất của trang trại

1.2.5 Loại hình trang trại

Có các loại hình trang trại sau: Nông trại, lâm trại và ngư trại

1.3 Vai trò của kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại đã đóng một vai trò quan trọng về cả mặt kinh tế cũng như

về mặt xã hội và môi trường

Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác

và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số

hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn

và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh … do đó phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta

Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai – những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thaí trên các vùng đất nước

Trang 6

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại có lịch sử phát triền lâu đời, các chuyên gia về sử học và kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã hình thành trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nô lệ Ở Trung Quốc trang trại có

từ đời nhà Đường Với nước ta, trang trại hình thành và phát triển dưới thời nhà Trần với tên gọi chung là các “thái ấp” Trang trại trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000 trang trại, năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000, năm 1990 ở Mỹ có 5.737.000, năm 1963 Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu trang trại

Quá trình phát triền công nghiệp, số lượng các trang trại giảm, nhưng quy mô về diện tích và quy mô về doanh thu tăng lên Hiện nay ở Mỹ có 2,2 triệu trang trại, sản xuất mỗi năm 50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế giới; ở Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7 tỷ bông hoa, 600 triệu chậu hoa; 4 triệu lao động trong các trang trại của Nhật Bản (chiếm 3,7% dân số cả nước) nhưng bảo đảm lương thực, thực phẩm cho hơn 100 triệu người Như vậy, trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp, xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá

2.2 Thực trạng hoạt động của kinh tế trang trại tại Việt Nam hiện nay

Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này không được coi trọng Tuy nhiên từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên số lương trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng

Những năm vừa qua, loại hình kinh tế trang trại đã phát triển nhanh, sử dụng nhiều đất đai, tạo việc làm và tạo ra một lượng giá trị hàng hóa, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản khá lớn cho xã hội

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm

2016, cả nước có khoảng 33.488 trang trại, tăng 13.460 trang trại (67,2%) so với năm 2011 Số liệu điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2016 công bố kết quả sơ bộ cho thấy, từ năm 2011-2016, bình quân mỗi năm số trang trại của cả nước tăng trên 13% Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng trang trại phát triển

Trang 7

mạnh nhất (tăng 6.435 trang trại), chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5 năm qua của cả nước

Số trang trại của cả nước tăng tập trung chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi, tăng 14.521 trang trại (gấp 3,3 lần) so với năm 2011 Trong vòng 5 năm vừa qua, bình quân mỗi năm số trang trại chăn nuôi phát triển tăng trên 45% Trong khi

đó, số lượng trang trại thủy sản lại giảm mạnh, giảm 2.172 trang trại (48%) so với năm 2011, trung bình giảm gần 10% mỗi năm

Trong tổng số trang trại trên cả nước, hiện có khoảng 9.216 trang trại trồng trọt (chiếm 27,5%), 20.869 trang trại chăn nuôi (chiếm 62,4%), 112 trang trại lâm nghiệp (chiếm 0,3%), 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 7%), 941 trang trại tổng hợp (chiếm 2,8%)

Các trang trại đã sử dụng tổng cộng 187.000ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 35.900ha so với năm 2011 Trong đó, có 60.000ha đất trồng cây hàng năm; 79.500ha đất trồng cây lâu năm; 17.600ha đất lâm nghiệp và 29.800ha đất nuôi trồng thủy sản Mức bình quân đất đai sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của 1 trang trại trên cả nước sử dụng là 5,6 ha/trang trại

Đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 134.700 lao động, tăng 40.000 lao động (42,4%) so với năm 2011 Trong đó, lao động của hộ chủ trang trại là 75.800 người, chiếm 56,3% tổng số lao động, còn lại là lao động do chủ trang trại thuê mướn thường xuyên Bình quân 1 trang trại sử dụng khoảng 4 lao động thường xuyên Số lượng lao động bình quân của 1 trang trại sử dụng vào thời điểm năm 2016 giảm so với năm 2011 (năm 2011 là 4,7 lao động) do các trang trại

đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị kỹ thuật vào phục vụ các khâu trong sản xuất Bên cạnh đó, do các trang trại phát triển có sự chuyển đổi loại hình khá rõ nét gia tăng trang trại chăn nuôi, một loại hình sử dụng ít lao động hơn các loại hình trang trại khác như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… nên mức bình quân

sử dụng lao động của một trang trại giảm

Loại hình kinh tế trang trại phát triển nhanh đã góp phần tạo ra nhiều giá trị sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại trong năm

2016 ước đạt 93.098 tỷ đồng, tăng 54.007 tỷ đồng (138,2%) so với giá trị đạt được cách đây 5 năm (2011) Tính bình quân 1 trang trại có thu nhập đạt 2.780 triệu đồng, tăng 828 triệu đồng (tăng 42,4%) so với cách đây 5 năm

Trang 8

2.3 Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại của Việt Nam hiện nay

2.3.1 Thành tựu đạt được

Những mặt được của kinh tế trang trại trong những năm qua có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, tạo ra sản xuất hàng hóa lớn, sự phát triển của KTTT đã góp phần

mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường Ví dụ, như ngành chăn nuôi, trước đây KTTT đóng góp chỉ 30%, 60-70% là đóng góp của nông hộ nhỏ Tuy nhiên hiện nay KTTT đóng góp 60% sản lượng cho ngành chăn nuôi lợn KTTT còn góp phần đẩy lùi tỷ lệ dịch bệnh; khả năng quản lý dịch bệnh của ngành chăn nuôi được tốt hơn trong vài năm trở lại đây

Thứ hai, Đây là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá qui mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo

ra các vùng sản xuất tập trung làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, tăng tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái Phát triển kinh tế trang trại

đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn

Thứ ba, việc hình thành nhiều mô hình trang trại đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông… để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao Đồng thời, việc hình thành nhiều mô hình trang trại cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả mô hình trang trại sử dụng ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn với chế biến, thương mại và dịch vụ, làm ra hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế lớn Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm diện tich lớn đất trống, đồi núi trọc, diện tích còn hoang hoá (khoảng 20-30 vạn ha) đưa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao hiệu quả

sử dụng đất, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biền

Thứ tư, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, ngoài 30 vạn lao động của gia đình còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên và 30 triệu ngày công lao động thời vụ/năm Kinh tế trang trại đã tận dụng được nguồn lực, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, lao động nông thôn, góp phần phát triển nông nghiệp bền

Trang 9

vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng nông thôn mới Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn

Cuối cùng, áp dụng khoa học và công nghệ của trang trại trong sản xuất tăng lên Những năm qua, đặc biệt là trong năm 2016 các chủ trang trại đã áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất trong nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Có thể nhận thấy rõ trang trại là chủ công để đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp Mô hình HTX Hòa Mỹ, Ứng Hòa (Hà Nội) là một điển hình, HTX này quy tụ mấy chục trang trại chăn nuôi với vốn hơn 200 tỷ đồng Vì là HTX của những trang trại nên quy mô của họ rất lớn Các mô hình trang trại rau hoa áp dụng công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng), các mô hình nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đã rất thành công Một số trang trại đã sản xuất và cung cấp giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang trại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng và các lĩnh vực

Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động

Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định

Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững, phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải

Trang 10

không được xử lý Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản

Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản

lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế Lực lượng lao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn

Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa được trú trọng do trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp

2.3.3 Nguyên nhân các khó khăn, tồn tại của các trang trại

Nhận thức về vai trò của kinh tế trang trại của các cấp, các ngành chưa đầy

đủ, dẫn đến các cơ chế, chính sách, nhằm giúp cho các chủ trang trại hiện nay còn thiếu, chưa đồng bộ Từ năm 2000 đến nay, mới chỉ có Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại và một số chính sách đối với kinh tế trang trại được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật Nhiều tỉnh đã ban hành các chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn (chính sách khuyến khích phát triển khu chăn nuôi tập trung, trồng trọt chuyên canh hoặc trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư; chính sách tín dụng; chính sách đất đai; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật; chính sách hỗ trợ giống cây con vật nuôi và phòng chống dịch bệnh; chính sách xúc tiến thương mại và đào tạo…) Tuy nhiên, vẫn mang tính tự phát và gặp nhiều khó khăn Công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế trang trại ở nhiều địa phương (ban hành cơ chế chính sách, công tác quản lý, hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các trang trại) chưa được quan tâm đầy đủ

Quy hoạch: Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch hàng năm và dài hạn để phát triển trang trại Thiếu quy hoạch tổng thể và lâu dài, một số trang trại

có điều kiện nhưng chưa mạnh dạn đầu tư Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, thị trường Có không ít địa phương, các quy hoạch đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất sau khi được công bố đã đặt nhiều trang trại hình thành trước đó nằm “ngoài quy hoạch” nên không được áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển kinh

tế trang trại

Đất sản xuất: Đây là vấn đề khó khăn nhất của trang trại Để đạt tiêu chí trang trại, hộ nông dân phải có quỹ đất đủ lớn theo quy định Nhưng hiện nay đa số

Ngày đăng: 19/06/2017, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. “Kinh tế trang trại phát triển nhanh” từ Báo công thương số ra ngày 03/01/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại phát triển nhanh
3. “Kinh tế trang trại - một mô hình phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp” theo Bộ lao động – thương binh và xã hội, ngày 29/3/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trang trại - một mô hình phát triển bền vững trong sản xuất nôngnghiệp
4. Hoa Ly (2015), “Hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế trang trại”, từ http://www.hoinongdan.org.vn/, ngày 29/12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế trang trại
Tác giả: Hoa Ly
Năm: 2015
5. Đình Thắng (2017), “Mỗi năm sẽ có 5.000 trang trại ra đời”, từ http://m.baotrangtraiviet.vn/, ngày 22/02/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi năm sẽ có 5.000 trang trại ra đời
Tác giả: Đình Thắng
Năm: 2017
1. Trần Quốc Khánh (2005), Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp, NXB Lao động – xã hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w