1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo huyện bắc quang tỉnh hà giang

64 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 569 KB

Nội dung

Thời gian thực tập tốtnghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong trương trình đàotạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông Lâm nói riêng.Đây là khoảng thời

Trang 1

Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phươngchâm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mìnhlượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Thời gian thực tập tốtnghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong trương trình đàotạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông Lâm nói riêng.Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiếnthức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vậndụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư.

Với lòng biết ơn vô hạn, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, côgiáo trong khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Nông LâmThái Nguyên đã truyền đạt cho tô những kiến thức quý báu trong suốt quátrình học tập và rèn luyên tại trường

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơnngười đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoànthiện khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Vĩnh Hảo cũng như bà con nhândân trong xã đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 Năm 2014

Sinh viên

Trang 2

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Vĩnh Hảo qua 3 năm (2011-2013) 30

Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi của xã Vĩnh Hảo giai đoạn 2011-2013 35

Bảng 4.4 Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 38

Bảng 4.5: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra 39

Bảng 4.6: Bảng tình hình vốn của nhóm hộ điều tra 40

Bảng 4.7 Năng suất, sản lượng bình quân một số cây trồng chính của nhóm hộ điều tra 41

Bảng 4.8 Số lượng vật nuôi chính của các hộ điều tra 43

Bảng 4.9 Những khó khăn của các hộ điều tra 45

Trang 3

PGS – TS Phó giáo sư – Tiến sĩ

Trang 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2.Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về nông hộ 4

2.1.2 Vai trò của kinh tế hộ 7

2.1.3 Phân loại hộ nông dân 7

2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân 8

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 12

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới 12

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ trong nước 14

2.3 Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ và những bài học kinh nghiệm rút ra 16

2.3.1 Xu hướng phát triển khinh tế nông hộ 16

2.3.2 Những bài học kinh nghiêm rút ra 16

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18

3.3 Nội dung nghiên cứu 18

3.4 Phương pháp nghiên cứu 18

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

3.4.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu 20

Trang 5

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 22

4.1.1 Đặc điểm điều kiên tự nhiên 22

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất 28

4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 29

4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ của xã 33

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ xã Vĩnh Hảo 34

4.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Vĩnh Hảo giai đoạn 2011 – 2013 34

4.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình 37

4.3 Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ xã Vĩnh Hảo 48

4.3.1 Định hướng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vĩnh Hảo 48

4.3.2 Những giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vĩnh Hảo 48

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 52 5.1 Kết luận 52

5.2 Khuyến nghị 53

5.2.1 Đối với nhà nước 53

5.2.2 Đối với các hộ nông dân 53

Trang 6

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vịtrí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nó càng trở nên quan trọng đối vớimột quốc gia với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 69,4% lao độnglàm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp như đất nước Việt Nam

Kinh tế hộ nông dân của nước ta ngày càng khẳng định rõ vai trò tự chủcủa mình trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và ở vùng nông thôn nóiriêng Sự phát triển kinh tế hộ nông dân đã thực sự làm cho nền nông nghiệp nước

ta đạt được những thành tựu to lớn khiến bộ mặt nông nghiệp nông thôn và đờisống của người dân có những bước thay đổi đáng kể (Đào Thế Tuấn, 1997)[4]

Như vậy kinh tế hộ nông dân đã tỏ ra là một đơn vị kinh tế đặc thù vàphù hợp trong sản xuất nông nghiệp Nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm

và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao

và phong phú của con người về lương thực, thực phẩm

Hiện nay, ở Việt Nam công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế

là một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế Đảng và nhà nước

ta đang nỗ lực giảm nghèo một cách cơ bản ở các vùng khó khăn Xã VĩnhHảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là một trong những ví dụ điển hìnhtrong công tác phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn miền núi phía Bắc

Trang 7

Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đãkhuyến khích thúc đẩy các thành phần kinh tế sử dụng và khai thác hợp lý đấtđai có hiệu quả hơn, diện tích đất sản xuất và cơ cấu cây trồng đều tăng, cơ cấucây trồng thay đổi theo hướng phù hợp với điều kiện của từng vùng kinh tế hộ

đã đạt được những thành tựu to lớn như: Đưa giống cây trồng, vật nuôi cónăng suất và chất lượng cao vào sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp đã từng bước được cải thiện và nâng cấp, cùng với các chínhsách đầu tư ưu đãi của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên trong sản xuất nôngnghiệp, kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều mặt tồn tại:

- Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nôngnghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa chưa phát triển mạnh, nó cũng mangnặng tính tự cung tự cấp

- Hộ sản xuất thuần nông vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nôngnghiệp nông thôn yêu cầu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị kìmhãm bởi diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ kết quả của việc chia đất bình quân

và do điều kiện địa hình quá phức tạp

- Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụtrong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất laođộng bình quân thấp

- Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chungcủa các hộ gia đình, nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sửdụng sao cho có hiệu quả

- Điều kiện địa hình phức tạp, khó khăn trong công tác xây dựng cơ sở

hạ tầng, dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nông nghiệp

bị hạn chế

Vấn để cần được quan tâm là: Hiện trạng kinh tế nông hộ của xã VĩnhHảo ra sao? Những giả pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ trongcác năm tiếp theo? Chính từ suy nghĩ đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại

xã Vĩnh Hảo- huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang”

Trang 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng phát triểnkinh tế nông hộ tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, từ đóđưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm xóa đói giảm nghèo đồng thờinâng cao chất lượng đời sống của người dân Nông thôn miền núi nói chung

và người dân xã Vĩnh Hảo nói riêng

1.2.2.Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ của xã Vĩnh Hảo

- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ đối với xã Vĩnh Hảo

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cậnvới thực tế và củng cố thêm những kiến thức kỹ năng đã được trang bị đồngthời có cơ hội vận dụng vào thực tế sản xuất

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những tiềm năng, hạn chế và mongmuốn của người dân trong việc phát triển kinh tế

- Kết quả của đề tài còn là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạođịa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế hộ nôngdân đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Vĩnh Hảonói riêng và người dân Nông thôn nói chung

- Đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho xã Vĩnh Hảo và một số

xã lân cận trong quá trình phát triển kinh tế nông hộ của những năm tiếp theo

Trang 9

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về nông hộ

2.1.1.1 Khái niệm về hộ và kinh tế nông hộ

- Khái niệm hộ:

Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ,

hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, nhóm người đó baogồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công

Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dướimột mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”

Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm

1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan

đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”

Theo T.G.Mc Gee (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á thuộctrường Đại học Tổng hợp Britiah Columbia, khi khảo sát “kinh tế hộ trongquá trình phát triển” ở một số nước Châu Á đã nêu lên rằng: “ở các nướcChâu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyếttộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung mộtmâm cơm và có chung một ngân quỹ”

- Khái niệm kinh tế nông hộ:

Từ lâu chúng ta quan niệm: Hộ gia đình ở nông thôn làm nông nghiệpđược gọi là nông hộ Phát triển kinh tế hộ nông dân là phát triển kinh tế giađình nông dân Hầu như tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp

ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động của nông hộ

Từ đó ta có thể hiểu kinh tế hộ nông dân (kinh tế nông hộ): Là hìnhthức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực nhưđất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là chung để tiến hànhsản xuất Những thành viên trong nông hộ có cùng chung một ngân quỹ, cùng

ở, sinh hoạt chung một nhà Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sốngphụ thuộc vào chủ hộ Được nhà nước thừa nhận và hỗ trợ tạo điều kiện để

Trang 10

phát triển Do vậy hộ không thuê lao động, không có khái niệm tiền lương vàkhông tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức Nông hộ chỉ có thu nhập của tất

cả các hoạt động kinh tế Đó là sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi chiphí mà hộ đã bỏ ra phục vụ sản xuất

Theo Trần Văn Hà thì: “Kinh tế nông hộ là đơn vị khai thác kinh doanhnông nghiệp của những người cùng sống chung một mái nhà Người chủ sảnxuất là trưởng gia, là chủ hộ cùng những thân nhân sử dụng tổng hợp nhữngyếu tố lao động, đất, vốn, phương tiện sản xuất tác động vào môi trường sinhthái để làm ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất của giađình và cộng đồng xã hội”

Nghị quyết số: 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000: “Kinh tế nông hộ

là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”[10].

Tóm lại, có thể thấy kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủtrong nông nghiệp Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâudài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phùhợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độkinh tế xã hội

2.1.1.2 Những đặc trưng chủ yếu của kinh tế nông hộ

* Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.

* Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao

- Do kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có tính thích ứng

dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn hơn Nếunhư gặp điều kiện thuận lợi thì nông hộ có thể tập trung mọi nguồn lực thậmchí đôi khi giảm bớt khẩu phần ăn của mình để mở rộng sản xuất Còn khigặp điều kiện bất lợi, hộ có khả năng duy trì bằng cách thu hẹp quy mô sảnxuất, có khi quay về tự cung, tự cấp

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, chúng pháttriển theo những quy luật sinh học nhất định Mọi sự thay đổi của thời tiết, khí

Trang 11

hậu và tác động của con người đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinhtrưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi và từ đó ảnh hưởng đến kết quả sảnxuất cuối cùng.

Điều đó đòi hỏi người lao động phải thường xuyên quan tâm,trực tiếp chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng tình cảm của người chủ hộ

và thực sự là người của đồng ruộng và chuồng trại, đồng thời phải cónhững tác động và điều chỉnh phù hợp, kịp thời khi phát hiện nhữngyếu tố có ảnh hưởng không tốt đến cây trồng, vật nuôi Điều này phùhợp với kinh tế hộ

- Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu đặc biệt, chủ yếu, có giới hạn vềdiện tích, có vị trí cố định và chất lượng không đều, điều đó đòi hỏi người sảnxuất phải biết bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp, khai thác, sử dụng hợp lý đấtđai Những đòi hỏi này được đáp ứng đầy đủ hơn khi sản xuất tiến hành theoquy mô gia đình

* Kinh tế nông hộ có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động

- Trong kinh tế nông hộ, mọi người gắn bó với nhau cùng đồngtâm hợp lực để phát triển kinh tế hộ mình Do vậy có sự gắn bó chặt chẽgiữa kết quả sản xuất với lợi ích của từng người Lợi ích kinh tế đã thực

sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân

- Trong nông hộ, mọi người đều có quyền tham gia phân phối kết quảsản xuất mà không phụ thuộc vào mức độ đóng góp vào sản xuất

* Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả

- Kinh tế nông hộ quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năngsuất thấp, kinh tế nông hộ vẫn có khả năng cho năng suất cao hơn các doanhnghiệp có quy mô lớn

- Kinh tế nông hộ có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đểcho năng suất cao, đó là biểu hiện của sản xuất lớn

Thực tế đã chứng tỏ kinh tế nông hộ là loại hình thích hợp nhất với đặcđiểm sản xuất nông nghiệp, với cây trồng, vật nuôi trong quá trình sinhtrưởng, phát triển cần sự tác động kịp thời

Trang 12

* Kinh tế nông hộ sử dụng lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu

- Kinh tế nông hộ dựa vào nguồn lực của gia đình để tạo ra thu nhậpphục vụ cho cuộc sống gia đình họ

- Hộ không thuê lao động hoặc thuê lao động ngoài không đáng kể, vốnsản xuất chủ yếu do hộ tự tích lũy Nếu có vay thì chỉ vay với lượng nhỏ đểkịp thời vụ

2.1.2 Vai trò của kinh tế hộ

Kinh tế hộ đã có từ lâu đời cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển.Trải qua mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì kinh tế hộ biểu hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau, càng ngày nó càng khẳng định được tầm quan trọng vàvai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân

Kinh tế hộ là tế bào của xã hội, sự phát triển của nó trước tiên giúp nâng caođời sống của người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước

Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đổi mới côngnghệ sản xuất Hộ là nơi tích lũy kinh nghiệm sản xuất truyền thống cũng lànơi áp dụng công nghệ mới vào sản xuất Khi chuyển sang sản xuất hàng hóa,xuất hiện cạnh tranh thị trường, hộ buộc phải đổi mới công nghệ nhằm tạo rasản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá rẻ hơn Việc đổi mới công nghệ trướchết phải nhằm khai thác tốt kinh nghiệm truyền thống từ lâu đời (Nguyễn VănHuân, 1993)[3]

2.1.3 Phân loại hộ nông dân

2.1.3.1 Phân loại theo mức thu nhập của hộ

Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chínhphủ : Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn

Trang 13

- Hộ khá giàu ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân cao hơn600.000 đồng/người/tháng

2.1.3.2 Theo hình thức tổ chức quản lý

Nông hộ gia đình: Là loại hình phổ biến nhất ở các nước Đó là kiểu

nông hộ độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người thay mặtgia đình đứng ra quản lý Thông thường, mỗi nông hộ là của một hộ gia đình,nhưng có nơi quan hệ huyết thống còn đậm nét thì vài gia đình cùng quản lýkinh doanh một cơ sở

Nông hộ liên doanh: Do 2 - 3 nông hộ gia đình hợp thành một nông hộ

lớn, tuy nhiên mỗi nông hộ thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sảnxuất Đối tượng liên doanh thường là anh em, họ hàng hay bạn bè thân thiết

Nông hộ hợp doanh: Tổ chức theo nguyên tắc Công ty Cổ phần hoạt

động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản Loại nông hộ này thường có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu Bao gồm hai loại: Nông hộ hợp doanh gia đình và nông hộ hợp doanh phi gia đình

2.1.3.3 Phân theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất

Chủ nông hộ cũng là chủ của toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi, nói cách khác tất cả những tài sản đó đều thuộc quyền sở hữu của chủ hộ

Chủ nông hộ chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần phải đi thuê,mượn của hộ khác để phục vụ sản xuất của hộ

Chủ nông hộ hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê, mượn

tư liệu sản xuất của hộ khác hoặc của Nhà nước để sản xuất

2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân

2.1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý và đất đai:

Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sựphát triển của kinh tế hộ nông dân Những hộ nông dân có vị trí thuận lợinhư: gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thịtrường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn

sẽ có điều kiện phát triển kinh tế

Trang 14

Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp Đất đai là yếu tốquan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân Cuộc sống của họgắn liền với ruộng đất Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thaythế trong quá trình sản xuất Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chấtnông hoá thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản, tới sốlượng và chất lượng sản phẩm, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được.

- Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái:

Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Điềukiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng có mối quan hệ chặtchẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất Thực tế cho thấy ở những nơi thờitiết khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro,

có cơ hội để phát triển kinh tế

Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nôngdân Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luật sinh học, nếumôi trường thuận lợi cây trồng, gia súc phát triển tốt, năng suất cao, cònngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó dẫn đến hiệuquả sản xuất thấp kém

2.1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý

Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủyếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và pháttriển kinh tế hộ nông dân nói riêng

- Trình độ chuyên môn và kỹ năng lao động:

Người lao động phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng lao động

để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiêntiến Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý vàmạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm manglại lợi nhuận cao Vì vậy trình độ chuyên môn và kỹ năng lao động có ảnhhưởng rất lớn tới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Vốn:

Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn làđiều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu

Trang 15

cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất Vốn là điều kiện không thểthiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Công cụ sản xuất:

Công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biệnpháp kỹ thuật sản xuất Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sửdụng công cụ phù hợp Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sảnxuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao trongsản xuất Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chất lượng sảnphẩm tốt hơn Do đó, công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vàhiệu quả trong sản xuất của người nông dân

- Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm:Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trangthiết bị nông nghiệp đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sảnxuất của kinh tế hộ nông dân Thực tế cho thấy nơi nào cơ sở hạ tầng pháttriển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các nông hộđược ổn định và cải thiện

- Thị trường:

Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với sốlượng bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? Trong cơ chếthị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thịtrường cần trong điều kiện sản xuất của họ Từ đó, kinh tế hộ nông dânmới có điều kiện phát triển

- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh:

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hoá, các hộnông dân phải liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn,

kỹ thuật và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm Nhờ có các hình thức liên kết,hợp tác mà các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học

kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất câytrồng vật nuôi và năng suất lao động Chương trình liên kết 4 nhà (Nhà

Trang 16

nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân), đã cho thấy tầm quan trọngcủa việc liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất nông nghiệp.

2.1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ

- Kỹ thuật canh tác:

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, vớinhững cây trồng, vật nuôi khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác,chăn nuôi khác nhau Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác củatừng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuấtnông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ

- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ:

Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoahọc kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chấtlượng tốt Thực tế cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật vềgiống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấpnhận những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, thu nhập mang lại từ sảnxuất của họ ngày càng cao Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất nhưlao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kết hợp với nhau

để tạo ra sản phẩm nông nghiệp Như vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuậtmới vào sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hoáphát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳn bằng sản xuấthàng hoá

2.1.4.4 Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước

Nhóm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trương của Đảng vàNhà nước như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ,trợ giá nông nghiệp, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vayvốn, giải quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùngkinh tế mới, các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tếnông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sảnxuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế

Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nôngdân, có thể khẳng định: Hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn pháttriển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển

Trang 17

sang sản xuất với quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môitrường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộnông dân hoạt động có hiệu quả.

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới

Thái lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mà hầu hết lượnggạo xuất khẩu do các nông trại sản xuất hàng hoá cung cấp Đó cũng chính lànhờ vào những chính sách cụ thể của chính phủ Thái lan trong phát triển kinh

tế Nông thôn Đầu tư với tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của chính phủ, trong

đó tập trung phát triển cơ sở hạ tầng Nông thôn, nối Nông thôn với các trungtâm kinh tế lớn, mở rộng thị trường nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm tươisống Đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi đảm bảo đủ cung cấp nước tưới chocác nông trại, đảm bảo tín dụng trong nông nghiệp thông qua hệ thống Ngânhàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và các hợptác xã nông nghiệp, khuyến khích các tổ chức phi chính phủ cung cấp tíndụng cho nông dân Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, tạo điều kiệncho nông dân tiếp cận thị trường thông qua phát triển hệ thống các đại lý, tạo

ra các kênh phân phối liên tục từ nông thôn đến thành thị, tăng cường thôngtin, liên kết thị trường, quảng cáo và mở các khoá đào tạo để nâng cao kiếnthức thị trường, để người sản xuất đưa ra các quyết định kinh doanh có hiệuquả Ngoài ra Thái Lan còn thực hiện chính sách bình ổn giá thị trường, bảo

vệ người sản xuất, thu mua nông sản, điều tiết và dự trữ xuất khẩu

Xuất phát từ một nước nông nghiệp có trình độ thấp, vì vậy Đài Loan

đã rất chú ý đến phát triển nông nghiệp Trong những năm 1950 đến 1960 chủtrương: “Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nôngnghiệp” Từ năm 1951 đã có chương trình cải cách ruộng đất theo 3 bước:giảm tô, giải phóng đất công, bán đất cho tá điền, thực hiện người cày córuộng (1953 - 1954)

Đài Loan quan tâm chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùngcao, vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tạo điều kiên thuận lợi cho

Trang 18

phát triển kinh tế của người dân Từ 1974 họ thành lập nông trường, nônghội, trồng những sản phẩm quý hiếm như "cao sơn trà", bán các mặt hàng sảnphẩm của rừng như cao các loại, thịt hươu, nai khô cùng các sản phẩm nôngdân sản xuất được trong vùng Về chính sách thuế và ruộng đất của chínhquyền có sự phân biệt giữa 2 đối tượng "nông mại nông" thì miễn thuế (nôngdân bán đất cho nông dân khác), "nông mại bất nông" thì phải đóng thuế gấp

3 lần tiền mua (bán đất cho đối tượng phi nông nghiệp) Nguồn lao động trẻ ởNông thôn rất dồi dào nhưng không di chuyển ra thành thị, mà dịch vụ tại chỗtheo kiểu "ly nông bất ly hương" Các cơ quan khoa học ở Đài Loan rất mạnhdạn nghiên cứu cải tạo giống mới cho nông dân và họ không phải trả tiền

sự tài trợ của Ngân hàng thế giới, ở đó mỗi hộ di cư đều được trợ cấp bởiChính phủ như tiền cước vận chuyển đi quê mới, một căn nhà 2 buồng,0,5ha đất thổ cư và 2ha đất canh tác (1ha cây lâu năm và 1ha cây hàng năm),một năm lương thực khi đến khu định cư mới Được chăm sóc y tế, giáo dục,được vay vốn với lãi suất ưu đãi, vay đầu tư cho cây nông nghiệp, khi đến

kỳ thu hoạch mới trả nợ Hiện nay ở Indonexia có 80.000 - 100.000hộ đếncác vùng kinh tế mới, chi phí bình quân/hộ từ 5.000 - 7.000USD

Từ thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp Nông thôn ở một số nướctrên thế giới, đặc biệt là các nước có điều kiện tương đồng, Việt Nam ta có thểtham khảo và rút ra các bài học kinh nghiệm như sau:

- Kinh tế hộ nói chung và hộ nông dân nói riêng vẫn giữ vị trí và vai tròquan trọng trong nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng

- Sản xuất nông nghiệp giảm số lượng đơn vị sản xuất nhưng tăng vềquy mô và trình độ thâm canh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Cần tạo thế cạnh tranh tốt cho nông dân cả khi mua lẫn khi bán hàng hóa

- Đề cao giáo dục đào tọa năng lực chuyên môn, năng lực quản lý vàkhả năng áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho hộ nông dân

- Giao đất, giao rừng và tạo mọi điều kiện thuân lợi để hộ nông dân antâm sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuôc sống của họ

Trang 19

- Phát triển kinh tế hộ nông dân cần có sự can thiệp rất lớn của Nhànước Mỗi quốc gia sẽ có những chính sách can thiệp riêng nhưng đều tậptrung vào một số vẫn đề chính như: Đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học kỹthuật và tín dụng.

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ trong nước

2.2.2.1 Tình hình phát triển chung

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Nhà nước đã có nhữngchủ trương mới về giao đất, giao rừng, thực hiện nông lâm kết hợp, khuyếnkhích di dân kinh tế mới, khai hoang, phục hoá tạo tiền đề cho kinh tế nông

hộ phát triển Đặc biệt, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghịquyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đườngcho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển và từ đó xuất hiệnngày một nhiều các mô hình kinh tế nông hộ trên khắp cả nước

Luật đất đai 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước quản lý Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng ổn định, lâu dài với 5quyền đó là: quyền sử dụng, thừa kế, thế chấp, trao đổi, chuyển nhượng

Ngày 02/02/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP

về phát triển kinh tế nông hộ Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tế nông

hộ phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu đãi vềnhiều mặt đối với kinh tế nông hộ

Mặt khác, Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích kinh tế nông hộ phát triểntrong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ chuyên môn, kỹ thuậtcủa mỗi vùng miền, mỗi dân tộc và mỗi hộ là khác nhau Dẫn đến phươngthức và cách tiến hành sản xuất có thể khác nhau nên sự hình thành và pháttriển kinh tế nông hộ cũng rất khác nhau Nhưng nhìn chung sản phẩm sảnxuất từ các nông hộ là sản phẩm thô thường khó tiêu thụ, phụ thuộc nhiều vàogiá cả thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém Vì vậy cần có những chính sáchđồng bộ, toàn diện cho nền kinh tế nông hộ phát triển

2.2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại Hà Giang

Trong những thành tựu chung của tỉnh Hà Giang năm 2013 đã đạtđược, ngành nông nghiệp luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trong Chính vì lẽ đó

Trang 20

tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện thu hút, kêu gọi rất nhiều doanh nghiệp đầu

tư vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây dược liệu, ngô hàng hóa, điều đóchứng tỏ sự liên kết, phát huy sự vào cuộc của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoahọc, nhà nông và nhà doanh nghiệp đang được thực hiện tốt trong sản xuấtnông lâm nghiệp Đồng thời, ngành nông nghiệp đã tập trung tăng cường,nâng cao hiệu quả phát huy thế mạnh đối với một số cây con truyền thống,phát triển theo hướng VietGap, sản xuất sạch, nâng cao giá trị sản phẩm Cóthể kể đến một số chương trình tiêu biểu như: Chương trình phục hồi, pháttriển cây cam; Chương trình phát triển cây dược liệu; Chương trình phát triển,nâng cao giá trị sản phẩm chè; Chương trình phát triển con bò vàng vùng cao

Từ các Chương trình, tỉnh đã quy hoạch xong vùng rau hoa và dược liệu,vùng cây ăn quả có múi hàng hóa Xây dựng dự án phát triển cây dược liệu.Khởi công dự án phát triển Khu công nghiệp kỹ thuật cao sản xuất rau, hoa,quả, cây dược liệu Tiếp tục triển khai đầu tư hệ thống hồ chứa nước sinh hoạttại bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc Đồng thời, tập trung cho công tácxây dựng thương hiệu sản phẩm Các chương trình, dự án cũng đã phát huytiềm năng phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc Năm 2013,lĩnh vực chăn nuôi tập trung triển khai chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộcận nghèo phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản; đẩy mạnh thực hiện Chươngtrình "Ngân hàng bò", giúp đồng bào vùng cao có tư liệu sản xuất bền vững

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức, lại nằm trongđiều kiện của một tỉnh thuộc diên nghèo nhất cả nước, nhưng nông nghiệp HàGiang vẫn dành được những thành tựu to lớn, toàn diên trên các lĩnh vực, từtrồng trọt, chăn nuôi đến sự nghiệp phát triển nông thôn miền núi Ngànhnông nghiệp Hà Giang đang ngày càng thể hiện rõ nét và khẳng định hướng điđúng đẵn, phù hợp với xu hướng hiện hành, tiếp tục tạo dựng niềm tin củangười nông dân đối với cấp, chính quyền địa phương

Trang 21

2.3 Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ và những bài học kinh nghiệm rút ra

2.3.1 Xu hướng phát triển khinh tế nông hộ

Kinh tế hộ có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuynhiên dưới góc độ kinh tế hàng hóa thì kinh tế hộ phát triển theo ba xu hướngchính như sau:

Xu hướng thứ nhất: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhưng

không đủ tiêu dùng, họ không có khả năng tái sản xuất giản đơn Sự phát triểncủa nhóm hộ này theo hai xu hướng có thể họ sẽ trở thành lao động làm thuêhoặc họ sẽ quay lại cuộc sống sinh tồn

Xu hướng thứ hai: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh chỉ đủ tiêu

dùng lượng sản phẩm để bán của họ là không nhiều hoặc không đáng kể, sựphát triển của họ có thể trở thành nhóm hộ sản xuất hàng hóa Tuy nhiên đểlàm được như vậy cần có sự hỗ trợ hợp tác từ bên ngoài

Xu hướng thứ ba: Những hộ sản xuất hàng hóa sản phẩm của họ để

bán họ có thể có những lợi thế về đất đai, lao động, vốn, lợi thế về lưu thônghàng hóa hay khả năng tiếp cận khoa học (Vũ Tuấn Anh, Trần Thị VânAnh,1997)[1]

2.3.2 Những bài học kinh nghiêm rút ra

Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đấtnông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã giúp nông dân an tâm sản xuất

và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình Từ đó diệnmạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản

Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hànghóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệpmấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém Đã thế, thị trường đầu vàocủa sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lêncao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giáthấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu nhữngnhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa

Trang 22

chọn phương án tối ưu Vì thế để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhànước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp

và thông tin về nhu cầu của thị trường

Từ thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và cóhiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nôngnghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinhhọc trong lựa chọn và tạo giống

Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nôngdân, để làm được điều này Nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn chongười nông dân trong phát triển kinh tế nông hộ

Trang 23

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Hộ nông dân thuộc địa bàn xã Vĩnh Hảo- huyên Bắc Quang- tỉnh Hà Giang

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2014 đến hết ngày 20/4/2014.

- Địa điểm tại xã Vĩnh Hảo- huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang

3.3 Nội dung nghiên cứu

* Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu

* Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ của xã Vĩnh Hảo

đến sự phát triển kinh tế nông hộ

* Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vĩnh Hảo 3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.5.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết,các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ

Trang 24

- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, thuthập từ các báo cáo, tạp chí, Tổng hợp từ interne.

3.5.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay

gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trênđịa bàn nghiên cứu

* Phỏng vấn bằng bảng hỏi (phiếu điều tra): Là một hệ thống các câuhỏi được sắp xếp trên các cơ sở nguyên tắc tâm lí, logic và theo nội dung nhấtđịnh nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm củamình với những vấn đề thuộc về lĩnh vực nghiên cứu Nhằm tìm hiểu thôngtin chung của hộ và những thông tin liên quan đến thu nhập và mức sống củangười dân tại địa bàn Phiếu điều tra bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Thông tin chung về hộ: Họ tên chủ hộ, tuổi, dân tộc, giới tính chủ hộ,tổng số nhân khẩu, số lao động trong và ngoài độ tuổi của hộ

- Thông tin chung về sản xuất của hộ:

+ Thông tin về trồng trọt và lâm nghiệp: Tổng diện tích đất canh tác,diện tích đất rừng đất thổ cư, những kỹ thuật công nghệ mới gì được áp dụngtrong canh tác? Thu nhập mang lại từ các loại cây trồng, những khó khăn gặpphải trong quá trình canh tác

+ Thông tin về chăn nuôi: Gia đình chăn nuôi những loại vật nuôi nào,

số lượng là bao nhiêu? các kỹ thuật chăn nuôi mới nào được gia đình ápdụng? những khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi, thu nhập mang lại

Trang 25

khác không liên quan khiến cho người được phỏng vấn trả lời sai với yêu cầucủa câu hỏi Sau khi hết các câu hỏi logic cần có sự ngừng nghỉ và hỏi nhữngcâu hỏi mà người được hỏi quan tâm và thích thú, để hạn chế căng thẳng tạotâm lý thoải mái suất quá trình phỏng vấn Kết thúc quá trình phỏng vấn nhằmtháo gỡ những mối liên hệ đã được xác lập và nhằm kết thúc cuộc điều tra tra,nhưng vẫn giữ được thái độ trân trọng đối với người được hỏi cuối cùng làlời cảm ơn.

* Phương pháp phân tích SWOT: Là công cụ giúp cộng đồng xác định

được những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức tác động đến tiếntrình phát triển của đối tượng nghiên cứu

Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu,

cơ hội và thách thức Điểm mạnh, điểm yếu thuộc về nguyên nhân chủquan, đó là các yếu tố thuộc về người lao động; Điểm mạnh thường xuấthiện ở các thời điểm hiện tại và cần phải được vận dụng và khai thác;Điểm yếu vừa có tính hiển nhiên, vừa có thể là điều mà chúng ta chưabiết Vì vậy, điểm mạnh và điểm yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, biếtđiểm mạnh để phát huy đó là một lợi thế, biết điểm yếu để khắc phục đócũng sẽ trở thành điểm mạnh Người nông dân thường thiếu thông tin,thiếu kỹ năng thương mại, trình độ chuyên môn chưa cao Đây chính làđiểm yếu, biết được điều này, bản thân người nông dân tự học hỏi vàtrau dồi đồng thời Nhà nước thường có chính sách hỗ trợ, đào tạo, tậphuấn để nâng cao kiến thức cho họ Làm được điều này thì điểm yếu đãđược khắc phục, vượt qua thành điểm mạnh

Cơ hội và thách thức là những yếu tố khách quan Cơ hội chỉ diễn ra tạimột thời điểm hay khoảng thời gian rất ngắn, nếu chúng ta không biết tậndụng thì nó sẽ mất đi và chúng ta không thể tạo hay lặp lại nó Thách thức lànhững yếu tố bên ngoài tiêu cực hay bất lợi đối với đối tượng và thường xảy

ra ngoài dự kiến

3.4.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vịcủa tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian,công sức và chi phí Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra

Trang 26

được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó Vấn đề quan trọng nhất là đảmbảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.

Sau khi khảo sát và nắm bắt được cơ bản những thông tin chung vềchính trị, dân số, tình hình kinh tế và bản sắc văn hóa Tôi tiến hành lựa chọn

ba thôn mang những nét dặc trưng và có thể đại diên cho cả xã Vĩnh Hảo đểtiến hành điều tra Dựa vào danh sách các hộ và thông tin của hộ ở các thôn,tôi lựa chọn điều tra mỗi thôn 20 hộ, tổng số hộ điều tra của ba thôn là 60 hộ

3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.5.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ

- Diện tích đất bình quân/hộ

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ

- Số nhân khẩu bình quân/hộ

- Số lao động bình quân/hộ

- Trình độ học vấn của chủ hộ hay của lao động chính

- Vốn đầu tư sản xuất bình quân/ hộ

3.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của nông hộ

- Tổng thu nhập của hộ

- Cơ cấu các khoản thu

- Thu nhập tính trên khẩu

Trang 27

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm điều kiên tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Vĩnh Hảo là xã miền núi, cách trung tâm huyện Bắc Quang 40 km

về phía Đông Nam theo Quốc lộ 2 Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.447 ha,

vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Hùng An, xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang

- Phía Nam giáp xã Đông Thành huyện Bắc Quang

- Phía Đông giáp với thị trấn Vĩnh Tuy và tỉnh Tuyên Quang

- Phía Tây giáp xã Vĩnh Phúc huyện Bắc Quang

Nhìn chung xã Vĩnh Hảo có vị trí địa lý khá thuận lợi, tiếp giáp với nhiều đơn

vị hành chính, có Quốc lộ 2 chạy qua Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy việc giao lưu buôn bán giữa xã với các đơn vị bạn

4.1.1.2 Địa hình địa thế

Địa hình xã Vĩnh Hảo rất đa dạng, trên địa bàn có địa hình núi cao, đồibát úp và địa hình bằng, độ cao trung bình khoảng 400m so với mặt nướcbiển Phía Đông Bắc của xã là những dãy núi cao khoảng từ 500 - 600m sovới mặt nước biển, vùng trung tâm xã và dọc theo trục tỉnh lộ là các gò đồi có độcao trung bình nằm xen giữa là các khu dân cư và những cánh đồng có diện tíchkhá lớn Địa hình của xã nghiêng dần từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam

Với đại hình núi cao rất đa dạng và phức tạp đã gây bất lợi cho hoạtđộng sản xuất nông nghiệp của địa phương Đại hình núi cao và dốc gây khókhăn trong đi lại, mặt khác địa hình dốc nên ruộng lúa của người nông dânchủ yếu là ruộng bậc thang nhỏ hẹp rất khó khăn trong việc áp dụng khoa học

kỹ thuật vào hoạt động sản xuất

Trang 28

4.1.1.3 Khý hậu thủy văn

Mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩmcủa miền bắc nước ta Được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùakhô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C, biên độ nhiệt cao,

có mùa đông lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới 40C Rét đậm rét hại thường xuyênxẩy ra vào mùa đông làm chết một số loại cây trồng vật nuôi và ảnh hưởng tới quátrình sinh hoạt học tập của trẻ em, người già

- Chế độ mưa có sự phân chia rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đếntháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bìnhhàng năm là 2550mm, lượng mưa cao nhất là 3430mm Sự phân bố lượngmưa trong năm không đồng đều, mùa mưa chiếm 84% tổng lượng mưa hàngnăm, kèm theo đại hình dốc tình trạng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất thườngxuyên xẩy ra vào mùa mưa bão, gây thiện hại cả người lẫn của cải vật chất.Trong khi đó vào mùa khô lượng mưa ít đã ảnh hưởng tới sản xuất nôngnghiệp của một số hộ gia đình

- Độ ẩm trung bình 86%, thấp nhất là 65%

- Gió: Tốc độ gió trung bình 1m/s, hướng gió chủ yếu là hướng Đônggồm gió Đông Bắc và gió Đông Nam, gió khô nóng thường xuất hiện vàotháng 3 đến tháng 7 hàng năm

- Giông bão, sương muối thỉnh thoảng xuất hiện vào khoảng tháng 12đến tháng 2 năm sau gây ảnh hưởng không tốt cho sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung, khí hậu của địa phương tương đối ôn hoà tạo điều kiệnthuận lợi cho việc canh tác và sinh sống của người dân

Nguồn nước ở xã Vĩnh Hảo phụ thuộc vào tự nhiên 100%, toàn xã sửdụng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ con sông Bạc,các suối nhỏ và khe nước tự nhiên Một số thôn có hệ thống kênh mươngđược xây dựng, hệ thống kênh mương này đã phần nào giúp người dân chủ

Trang 29

động trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.

Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình phân bố ở phía nam của xã Đất

có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục Đây làloại đất rất thích hợp với phát triển cây màu (ngô, khoai, sắn) cây công nghiệplâu năm, cây ăn quả và trồng rừng

Đất đỏ nâu trên đá vôi tầng trung bình phân bố tập trung ở phía nam vàtây nam xã Loại đất này thích hợp cho phát triển cây lâm nghiệp

Nhìn chung tài nguyên đất của xã Vĩnh Hảo khá đa dạng về loại đất,đất tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đến hết tháng 12/2013, diệntích rừng của xã Vĩnh Hảo là 2358,5 ha, trong đó có 692,5 ha là diện tích rừngsản xuất và 1226 ha là rừng tự nhiên còn lại 440 ha là rừng phòng hộ Diệntích rừng này cần được khai thác, bảo vệ và phục hồi hợp lý, rừng góp phầnquan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giữ nước đầunguồn, hạn chế xói mòn rửa trôi

Trang 30

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Vĩnh Hảo trong 3 năm 2011 – 2013 Năm

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

4 Đất sông suối và mặt nước

III Đất chưa sử dụng 642,2 14,45 635,4 14,29 613,3 13,80 98,94 96,52 97,73

(Nguồn: UBND xã Vĩnh Hảo)

Trang 31

4.447 ha và không có sự biến động qua 3 năm Trong đó đất nông nghiệpchiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chiếm75,25% và có xu hướng tăng dần qua 3 năm Đất sản xuất nông nghiệp năm

2012 so với năm 2011 tăng thêm 6,1 ha, năm 2013 so với năm 2012 lạităng thêm 16,1 ha Trong tổng diện tích đất nông nhiệp thì đất lâm nghiệpchiếm tỷ lệ cao (chiếm 2.350 ha năm 2011, và tăng thêm 8,5 ha vào năm2013), tiếp đó là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 966,4 ha và tăng dần qua 3năm, đến năm 2013 là 980,2 ha) Nhưng trong diện tích đất sản xuất nôngnghiệp thì đất trồng cây lâu năm lại chiếm tỉ lệ cao (chiếm 741,2 ha năm

2011, tăng thêm 15,2 ha trong năm 2013), chủ yếu là trồng cây ăn quả nhưcây cam, bưởi, quýt, vải và cây chè Còn lại là trồng cây hàng năm là cây lúa

và một số cây trồng ngắn ngày khác nhìn chung không có sự thay đổi lớn vềdiện tích đất trồng Phần còn lại là đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ.Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối và có xu hướng tăng dầnqua các năm với mức độ tăng lên không đáng kể nhưng đây là một dấu hiệukhả quan cho thấy xã Vĩnh Hảo đã và đang phát triển Đời sống của ngườidân được cải thiện, nhiều công trình được xây dựng để phục vụ sản xuất vàphục vụ đời sống tinh thần của người dân

Đất chưa sư dụng chiếm 642,2 h năm 2011, và có xu hướng giảm dầnqua các năm

Qua đó cho ta thấy hiện trạng sử dụng đất của xã tương đối ổn định vàhợp lý, tuy nhiên diên tích đất chưa sử dụng còn nhiều đây chính là tiềmnăng, lợi thế về đất đai Vì vậy cần phải tận dụng tối đa những lợi thế đó đểmởi rông quy mô sản xuất

4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3.1 Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quátrình sản xuất của các ngành nghề, điều này càng thể hiện rõ trong sản xuấtnông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp Chính

vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao chophù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số laođộng là vô cùng quan trọng Tình hình dân số và lao động của xã Vĩnh Hảotrong 3 năm (2011 - 2013) được thể hiện qua bảng 4.2:

Trang 32

Số lượng

CC (%)

Số Lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

- Khẩu nông

nghiệp Khẩu 3.762 87,12 4.104 86,93 4.366 86,97 109,09 106,38

107,7 4

- Khẩu phi nông

108,4 8

3 Tổng số lao

động

Lao động 2.320

- Lao động nông

nghiệp

Lao động 1.638 70,60 1.789 69,18 2.055 69,66 109,21 114,86

112,0 3

- Lao động phi

nông nghiệp

Lao động 682 29,40 797 30,82 895 30,34 116,86 112,29

114,5 7

(Nguồn: UBND xã Vĩnh Hảo)

Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy, qua 3 năm nhân khẩu của xã bình quân tăng7,83%/năm Năm 2011 có 4.318 người và đến năm 2013 là 5.020 người.Trong đó khẩu nông nghiệp chiếm đa số(chiếm 86,97% năm 2013)

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, (1997), “Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển”, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển”
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1997
2. Nguyễn Thị Châu (2012), “Bài giảng kinh tế phát triển nông nghiệp”, Đại học Nông lam Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế phát triển nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Châu
Năm: 2012
3. Nguyễn Văn Huân (1993), “Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng”
Tác giả: Nguyễn Văn Huân
Năm: 1993
4. Đào Thế Tuấn (1997), “Kinh tế hộ nông dân”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân”
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
9. “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam”, Vũ Văn Chu, Viện kinh tế học,http://books.google.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam
7. Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra”, Lê Xuân Đình,http://www.vca.org.vn Link
6. Báo cáo kết quả thực hiện nhiêm vụ năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013. Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2014 Khác
8. Các khóa luận của sinh viên khóa trước có liên quan đến kinh tế hộ nông dân và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
10. Nghị quyết số: 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế nông hộ Khác
11. Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 Khác
12. Bản kê khai các trương trình hỗ trợ cho phát triển nông nhiệp của xã Vĩnh Hảo do phòng nông nghiệp huyện và sở nông nghiệp tỉnh hỗ trợ Khác
1.1. Họ tên chủ hộ:................................................................ 1.2. Tuổi Khác
2.1.4. Ông (Bà) cho biết những loại cây trồng chủ yếu của gia đình hiện nay Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Vĩnh Hảo trong 3 năm 2011 – 2013 - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo  huyện bắc quang  tỉnh hà giang
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Vĩnh Hảo trong 3 năm 2011 – 2013 (Trang 30)
Bảng 4.5: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo  huyện bắc quang  tỉnh hà giang
Bảng 4.5 Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra (Trang 41)
Bảng 4.6: Bảng tình hình vốn của nhóm hộ điều tra - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo  huyện bắc quang  tỉnh hà giang
Bảng 4.6 Bảng tình hình vốn của nhóm hộ điều tra (Trang 42)
Bảng 4.8. Số lượng vật nuôi chính của các hộ điều tra - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo  huyện bắc quang  tỉnh hà giang
Bảng 4.8. Số lượng vật nuôi chính của các hộ điều tra (Trang 45)
Bảng 4.9.  Những khó khăn của các hộ điều tra - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo  huyện bắc quang  tỉnh hà giang
Bảng 4.9. Những khó khăn của các hộ điều tra (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w