Những giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vĩnh Hảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 50 - 64)

- Giải pháp về vốn

Vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư. Để tiến hành sản xuất hàng hóa nông nghiệp rất cần có vốn, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn vì vậy giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế nông hộ.

Trước hết các hộ nông dân phải biết cách huy động vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và đặc biệt quan trọng là cần xác định được kế hoạch

cần sử dụng vốn và phân bổ nguồn vốn cho từng khâu sản xuất sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nhà nước cần tập trung mở rộng hơn nữa nguồn vốn cho người dân. Cần có những cơ chế cho vay đúng đối tượng phù hợp với điều kiện từng vùng, cần phải kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt có những chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo. Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp, tăng cường vay vốn dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần tăng cường huy động nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đáp ứng được những nguyện vọng của người dân trong việc vay vốn để sản xuất nhằm giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

- Giải pháp về đất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu việc sử dụng đất hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy cần vận động người dân tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích đất canh tác tập trung tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh, chăm sóc và thu hoạch.

Hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất đai và hạ tầng thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển khu dân cư trung tâm xã và chỉnh trang các khu dân cư hiện có đảm bảo theo hướng văn minh, bảo tồn các nét đẹp văn hóa.

- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung trình độ học vấn của người dân trong hộ còn tương đối thấp nên xã cần có các kế hoạch nhằm nâng cao trình độ dân trí. Trước mắt cần mở thêm lớp đào tạo, tập huẫn trình diễn, họp mặt trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tổ chức các đoàn nông dân đi thăm quan các mô hình sản xuất ở địa phương và các đơn vị bạn từ đó giúp nông dân có những chuyển biến về nhận thức, giúp nông hộ làm quen với thị trường, xóa bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn những hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình.

Phát triển nguồn nhân lực hướng vào đội ngũ lao động trẻ của người dân trong xã. Hình thành một lực lượng lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, có kỹ năng quản lý tốt. Sửa đổi tập quán canh tác(làm ăn riêng lẻ, tự cấp tự túc, sản xuất không gắn với thị trường), sang sản xuất tập chung có quy

hoạch và gắn liền với nhu cầu của thị trường. Thay đổi tâm lý (ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của xã hội), cố gắng thoát nghèo vươn lên làm giàu.

- Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, Sử dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy hàng hóa phát triển. Khoa học phát triển là chìa khóa phát triển nông nghiệp hiện đại.

Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp phát triển kinh tế hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thay đổi tập quán canh tác còn lạc hậu, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản . Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các hộ nông dân có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

Trong sản xuất cần phải chú ý đến kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc, phòng trừ các loại dịch bệnh. Nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho hộ nông dân giúp hộ nông dân nắm bắt được thông tin thị trường một cách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hô.

- Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tiền đề để các hộ phát triển sản xuất hàng hóa, là cơ sở của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Bao gồm: điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hệ thống giao thông nông thôn rất quan trọng trong cuộc sống và mọi hoạt động sản xuất của người dân vì vậy cần tập trung hoàn thiện hệ thống đó với sự hỗ trợ của nhà nước và nhân dân cùng làm.

Mặt khác cần nâng cấp các khu chợ của xã vì đây là nơi giao lưu buôn bán và trao đổi hang hóa của người dân. Đồng thời còn là nơi gặp gỡ và trao dổi kinh nghiệp trong hoạt động sản xuất của hộ, và là cơ sở để người dân tiếp cận và nắm bắt thong tin thị trường.

Mở rộng các hệ thống thông tin liên lạc: khi kinh tế càng phát triển thì yêu cầu lượng thông tin càng nhiều đặc biệt ở những xã khó khăn cần nhanh chóng giải quyết để nắm bắt được những thông tin thị trường một cách nhanh nhất.

Trạm xã cần được hoàn thiện và nâng cấp các trang thiết bị khám chữa bệnh cho người dân vì có đảm bảo được sức khỏe họ mới có thể hoạt động sản xuất kinh tế.

- Giải pháp về thị trường

Cần giúp đỡ hướng dẫn hộ nông dân nâng cao năng lực sản xuất, tạo được những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường trên địa bàn và vùng lân cận, nhằm tạo được thị trường rộng hơn thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Đồng thời phổ biến rộng rãi thông tin thị trường, thông tin về khoa học công nghệ để nông hộ nắm bắt kịp thời và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đối với thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở có vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá thông qua các chính sách như thuế, trợ giá các yếu tố đầu vào.

Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần khuyến khích các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, trên cơ sở đó hình thành các kênh lưu thông hàng hóa lớn phục vụ cho việc tiêu thụ nông sản trong vùng. Bên cạnh đó cần khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ bảo hiểm rủi do về giá nông sản cho các hộ nông dân trên địa bàn theo nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện đôi bên cùng có lợi. Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần có các chính sách hợp lý để tránh tình trạng tư thương ép giá nông sản.

- Giải pháp về chính sách

Nhà nước và chính quyền các cấp cần có các chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên, phát huy hơn nữa Chương trình liên kết 4 “nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân).

Có chính sách trợ giá đối với các sản phẩm do các nông hộ sản xuất ra như: Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định và đảm bảo có lợi ích cho

họ, miễn thuế vài năm đầu cho các dịch vụ thương nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do người dân địa phương làm ra.

Có những chính sách ưu đãi cho người dân vay vốn với lãi suất thấp và thủ tục đơn giản.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải

pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Vĩnh Hảo- huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang”chúng tôi đưa ra kết luận sau:

Vĩnh Hảo là một xã miền núi nền kinh tế còn phát triển chậm chưa theo kịp xu hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đời sống và phát triển kinh tế hộ của xã còn nhiều yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông liên thôn, hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thống thủy lợi.

Tuy nhiên chính quyền địa phương cũng đã có các chính sách hỗ trợ các hộ nông dân phát triển sản xuất như chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách trợ giá giống, phân bón, các hoạt động khuyến nông cũng được đẩy mạnh như mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới, xây dựng mô hình trình diễn, cung cấp cho người nông dân những kiến thức mới, cập nhật thông tin thị trường để có những quyết định sản xuất thích hợp nâng cao kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thị trường.

Bên cạnh đó hoạt động phát triển kinh tế của xã vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đó là sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thuần nông, nhỏ lẻ, mang tính chất tự cung tự cấp, chưa có quy hoạch cụ thể trong sản xuất nông nghiệp. Khả năng sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp.

Mạng lưới khuyến nông và các tổ chức cộng đồng chưa phát huy hết vai trò và tác dụng của mình trong việc giúp đỡ kinh tế hộ phát triển.

Thực hiện các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế nông hộ của xã phát triển cần phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội, gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Trong quá trình phát triển, có thể sẽ

nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, khi đó cần bổ sung thêm các giải pháp mới để có thể tiếp tục đưa xã Vĩnh Hảo phát triển bền vững và đúng hướng trong những năm tiếp theo với một cơ cấu các ngành hợp lý.

5.2. Khuyến nghị

5.2.1. Đối với nhà nước

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông hộ phát triển sản xuất.

- Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người dân.

- Mở rộng các chương trình cho vay vốn tín dụng thông qua các quỹ tín dụng với lãi xuất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục giản đơn.

- Tiếp tục hỗ trợ chương trình kéo điện cho hộ nghèo và các điều kiện phục vụ sinh hoạt khác cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn tạo điều kiện để các nhóm hộ này yên tâm phát triển sản xuất.

- Tăng cường khuyến khích phát triển các dịch vụ nông nghiệp, các ngành nghề phục vụ cho nông nghiệp.

- Cần tập trung quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ đối với các hộ nghèo và hộ đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất. Phát triển mô hình tín dụng tại chỗ cho hộ nông dân.

5.2.2. Đối với các hộ nông dân

- Tích cực học hỏi, tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình sản xuất ở các địa phương. Từng bước nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và trình độ sản xuất.

- Các hộ cần căn cứ vào nhu cầu của thị trường về nông sản hàng hoá và điều kiện cụ thể của nông hộ mình mà lựa chọn bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất. Tiếp tục đầu tư xây dựng và cải tiến hệ thống hầm biogas trong việc xử lý chất thải từ chăn nuôi vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường; áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì cho đất.

- Luôn nâng cao ý thức phòng và chống dịch bệnh, thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y. Nếu phát hiện đàn gia súc, gia cầm của nông hộ

mình có biểu hiện mắc bệnh thì phải thông báo ngay cho cán bộ thú y, không được bán chạy để tránh lây lan dịch bệnh.

- Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất và mạnh dạn đầu tư vào một số ngành có khả năng mang lại thu nhập cao, dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, (1997), “Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng

phát triển”, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Châu (2012), “Bài giảng kinh tế phát triển nông nghiệp”, Đại học Nông lam Thái Nguyên.

3. Nguyễn Văn Huân (1993), “Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức

năng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế.

4. Đào Thế Tuấn (1997), “Kinh tế hộ nông dân”, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

5. Báo cáo (2013), “Hiệp hội lương thực Việt Nam”.

6. Báo cáo kết quả thực hiện nhiêm vụ năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013. Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2014.

7. Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra”, Lê Xuân Đình,http://www.vca.org.vn.

8. Các khóa luận của sinh viên khóa trước có liên quan đến kinh tế hộ nông dân và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam”, Vũ Văn Chu, Viện kinh tế

học,http://books.google.com.

10. Nghị quyết số: 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế nông hộ.

11. Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.

12. Bản kê khai các trương trình hỗ trợ cho phát triển nông nhiệp của xã Vĩnh Hảo do phòng nông nghiệp huyện và sở nông nghiệp tỉnh hỗ trợ.

thời gian điều tra: Ngày...Tháng...Năm 2014

I. Thông tin chung về hộ

1.1. Họ tên chủ hộ:... 1.2. Tuổi:...

1.3. Dân tộc:... 1.4. Giới tính chủ hộ: Nam  Nữ 

1.5. Trình độ học vấn:...

1.6. Địa chỉ: Thôn:...Xã:...

1.7. Tổng số nhân khẩu:... người Trong đó: - Lao động trong độ tuổi:...người - Lao động ngoài độ tuổi:...người 1.8. Phân loại hộ: Khá  Trung bình  Cận nghèo  Nghèo 

II. Thông tin chung về sản xuất của hộ 2.1. Về trồng trọt và lâm nghiệp: 2.1.1. Tổng diện tích đất canh tác của gia đình...ha. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm...ha, Đất vườn đồi (trồng cây ăn quả, cây công nghiệp)...ha, đất ao hồ đầm, thủy sản...ha 2.1.2. Diện tích đất rừng...ha 2.1.3. Diện tích đất thổ cư:...ha, đất khác...ha 2.1.4. Ông (Bà) cho biết những loại cây trồng chủ yếu của gia đình hiện nay? TT Cây trồng Diện tích (ha) Số thửa ruộng 1 Lúa 2 Ngô 3 Sắn 4 Khoai lang 5 Lạc 6 Đậu tương 7 Cây lâm nghiệp 8 Cây khác ...

9 Cây khác ...

KT canh tác mới Quản lý dịch hại

Khác ...

Khác ...

2.1.6. Gia đình đã tham gia các lớp đào tạo huấn luyện nào về trồng trọt và lâm nghiệp không? Có  không 

Nếu có thì là những lớp huấn luyện, tập huấn nào?...

...

...

...

2.1.7. Thu nhập mang lại từ các cây trồng (kể cả lâm nghiệp): Cây trồng % thu nhập từ trồng trọt và lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w