Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 30 - 36)

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Vĩnh Hảo trong 3 năm 2011 – 2013

Năm 2011 2012 2013 So sánh Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2012/2011 2013/2012 BQ A. Tổng diện tích đất tự nhiên 4447 100 4447 100 4447 100 100 100 100

I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 3346,5 75,25 3352.6 75,40 3368,7 75,75 100,18 100,48 100,33

1. Đất sản xuất nông nghiệp 966,5 21,73 972,6 21,88 980,2 22,04 100,63 100,78 100,70

1.1. Đất trồng cây hàng năm 225,3 5,07 231,4 5,22 214,8 4,83 102,70 92,82 97,76

- Đất trồng lúa 135 3,03 135 3,03 136,6 3,07 100 101,18 100,59

- Đất trồng cây hàng năm khác 90,3 2,04 96,4 2,19 78,2 1,76 106,75 81,12 93,93

1.2. Đất trồng cây lâu năm 741,2 16,66 741,2 16,66 765,4 17,21 100 103,16 101,58

2. Đất lâm nghiệp 2.350 52,84 2.350 52,84 2.358,5 53,03 100 100,36 100,18

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 30 0,68 30 0,68 30 0,68 100 100 100

II. Đất phi nông nghiệp 458,3 10,30 459 10,31 465 10,45 100,15 101,30 100,72

1. Đất ở 40 0,89 40,7 0,90 40,82 0,91 101,75 100,29 101,02

2. Đất chuyên dụng 380,7 8,57 380,7 8,57 386,58 8,70 100 101,54 100,77

3. Đất nghĩa trang. nghĩa địa 2,1 0,04 2,1 0,04 2,1 0,04 100 100 100

4. Đất sông suối và mặt nước

chuyên dung 35,5 0,80 35,5 0,80 35,5 0,80 100 100 100

III. Đất chưa sử dụng 642,2 14,45 635,4 14,29 613,3 13,80 98,94 96,52 97,73

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên cuả xã Vĩnh Hảo là 4.447 ha và không có sự biến động qua 3 năm. Trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chiếm 75,25% và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng thêm 6,1 ha, năm 2013 so với năm 2012 lại tăng thêm 16,1 ha. Trong tổng diện tích đất nông nhiệp thì đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao (chiếm 2.350 ha năm 2011, và tăng thêm 8,5 ha vào năm 2013), tiếp đó là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 966,4 ha và tăng dần qua 3 năm, đến năm 2013 là 980,2 ha). Nhưng trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây lâu năm lại chiếm tỉ lệ cao (chiếm 741,2 ha năm 2011, tăng thêm 15,2 ha trong năm 2013), chủ yếu là trồng cây ăn quả như cây cam, bưởi, quýt, vải và cây chè. Còn lại là trồng cây hàng năm là cây lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác nhìn chung không có sự thay đổi lớn về diện tích đất trồng. Phần còn lại là đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối và có xu hướng tăng dần qua các năm với mức độ tăng lên không đáng kể nhưng đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy xã Vĩnh Hảo đã và đang phát triển. Đời sống của người dân được cải thiện, nhiều công trình được xây dựng để phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống tinh thần của người dân.

Đất chưa sư dụng chiếm 642,2 h năm 2011, và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Qua đó cho ta thấy hiện trạng sử dụng đất của xã tương đối ổn định và hợp lý, tuy nhiên diên tích đất chưa sử dụng còn nhiều đây chính là tiềm năng, lợi thế về đất đai. Vì vậy cần phải tận dụng tối đa những lợi thế đó để mởi rông quy mô sản xuất.

4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3.1. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của các ngành nghề, điều này càng thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp. Chính vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của xã Vĩnh Hảo trong 3 năm (2011 - 2013) được thể hiện qua bảng 4.2:

(2011-2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Số

lượng (%)CC LượngSố (%)CC lượngSố (%)CC 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ

1. Tổng số nhân

khẩu Khẩu 4.318 100,00 4.721 100,00 5.020 100,00 109,33 106,33 107,83

- Khẩu nông

nghiệp Khẩu 3.762 87,12 4.104 86,93 4.366 86,97 109,09 106,38 107,74 - Khẩu phi nông

nghiệp Khẩu 556 12,88 617 13,07 654 13,03 110,97 105,99 108,48 2. Tổng số hộ Hộ 912 100,00 986 100,00 1.137 100,00 108,11 115,31 111,71 Hộ nông nghiệp Hộ 780 85,52 846 85,80 986 86,72 108,46 116,54 112,50 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 132 14,48 140 14,2 151 13,28 106,06 107,85 106,95 3. Tổng số lao động Lao động 2.320 100,00 2.586 100,00 2.950 100,00 111,46 114,07 112,76 - Lao động nông nghiệp Lao động 1.638 70,60 1.789 69,18 2.055 69,66 109,21 114,86 112,03 - Lao động phi nông nghiệp Lao động 682 29,40 797 30,82 895 30,34 116,86 112,29 114,57 4. Một số chỉ tiêu - Số khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 4,73 4,78 4,41 102,95 92,25 97,60 - Số lao động bình quân/hộ Lao động/hộ 2,54 2,62 2,50 103,14 95,41 99,27

(Nguồn: UBND xã Vĩnh Hảo)

Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy, qua 3 năm nhân khẩu của xã bình quân tăng 7,83%/năm. Năm 2011 có 4.318 người và đến năm 2013 là 5.020 người. Trong đó khẩu nông nghiệp chiếm đa số(chiếm 86,97% năm 2013).

Tổng số hộ của xã trong 3 năm tăng lên, bình quân tăng 11,71%, số hộ trong xã được chia làm 2 loại chính đó là hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp. Hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 86,72% năm 2013),

tuy nhiên qua các năm thì các hộ sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm giảm 12,5%. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều hộ đang có xu hướng tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, chuyển sang làm ngành nghề hoặc buôn bán dịch vụ, loại hộ này những năm gần đây tăng khá nhanh, bình quân tăng 6,95%/năm.

Về lao động: Lao động của xã chia làm 2 loại chính là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Trong 3 năm lao động nông nghiệp tăng từ 2.320 lao động năm 2011 lên 2.950 lao động năm 2013. Lao động phi nông nghiệp, loại hình này có tốc độ tăng cao từ 682 lao động năm 2011 lên 895 lao động năm 2013. Như vậy sự chuyển dịch về cơ cấu hộ và cơ cấu lao động của xã là theo hướng tích cực, với xu hướng tách dần khối nông nghiệp.

4.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

- Nguồn điện: Mạng lưới điện quốc gia đã đáp ứng và phục vụ 90% nhu cầu sử dụng điện cho nhân dân.

- Thông tin liên lạc: Xã có một bưu điện, có hệ thống loa truyền thanh ở toàn bộ các thôn xóm. Được phủ sóng điện thoại di động Viettel, Vinaphone đáp ứng mọi nhu cầu liên lạc của nhân dân.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Toàn xã có 8 công trình nước sạch ở 3 thôn (Vĩnh Chính, Đồng Ngần và Thống nhất) cung cấp nước sinh hoạt cho 68 hộ dân.

- Giao thông: Xã Vĩnh Hảo luôn quan tâm đến mạng lưới giao thông

nông thôn, chỉ đạo tu sửa bảo dưỡng toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn. Trong năm 2013 UBND xã đã vận động nhân dân đóng góp, cùng với sự đầu tư của nhà nước hoàn thành được gần 4 km đường bê tông (Vào Thọ Quang, Khuổi nhe, Vĩnh Sơn,Tiền Phong ). Tổng trị giá trên 4 tỷ đồng, đã nhiệm thu và đưa vào sử dụng và được đầu tư 1 cây cầu treo hiện đang thi công (Từ trung tâm xã đi Thống nhất và Khuổi mù). Đến tháng 12 tiếp tục được đầu tư 980m đường bê tông tại thôn Thọ quang theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Thuỷ lợi kênh mương nội đồng được kiên cố hóa.Trong năm xã thường xuyên chỉ đạo nạo vét, tu sửa kênh mương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ công tác sản xuất đúng thời vụ.

4.1.3.3. Y tế giáo dục, văn hóa, TDTT, ANQP của xã

- Về y tế: Tổng số cán bộ trạm là 6 người, trong đó: 1 trạm trưởng và 5 nhân viên. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chú trọng, với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cùng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện kênh truyền thông lồng ghép CSSK tại trạm, thực hiện tiêm chủng mở rộng theo kế hoạch và tuyên truyền tháng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức cho các cháu uống vitamin A và tẩy giun cho trẻ dưới 6 tuổi. Các chương trình y tế quốc gia được đảm bảo, đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tổng số khám bệnh 6202 lượt người ( năm 2013).

- Về giáo dục: Phòng giáo dục phối hợp với nhà trường đã tập trung chỉ đạo và có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung của Bộ giáo dục đào tạo: tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh gia chất lượng giáo dục, tập trung mua sắm cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Trong các năm học ngành thường xuyên tổ chức các cuộc thi hội giảng cho giáo viên các cấp với các cụm trường xã lân cận, các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Năm học 2013 - 2014: Các trường học đã tổ chức cho học sinh vào học theo đúng kế hoạch của phòng giáo dục Huyện, tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 05/9/2013. Các trường đã tổ chức cho các bậc phụ huynh họp để thông báo các khoản thu, chi của năm học. Sỹ số học sinh của các trường được duy trì tốt, không có tình trạng học sinh bỏ học.

- Văn hóa thể dục thể thao: xã có một nhà sàn truyền thống là nơi mọi người gặp gỡ giao lưu văn hóa văn nghệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các thôn được hỗ trợ và xây dựng nhà văn hóa thôn, để người dân có địa điểm hội họp và giao lưu văn hóa, chao đổi kinh nghiêm sản xuất. Thường xuyên tổ chức các các giải đấu bóng chuyền, bóng đá, cầu lông vào dịp lễ tết nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần thể dục thể thao, gắn kết tính đoàn kết.

- Quốc phòng an ninh: Công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội thường xuyên duy trì, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

+ Trong năm Ban chỉ huy quân sự xã làm tốt công tác trực sẵn sàng chiến đấu, trực chiến, trực chỉ huy. Duy trì tốt công tác trực phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn luôn đảm bảo mọi thông tin 2 chiều 24/24h.

+ Xã đã tổ chức luyện tập chiến đấu trị an và củng cố huấn luyện xong vào tháng 7 kết quả luyện tập và huấn luyện đạt loại khá

+ Vào ngày 08/9/2013 xã đã tổ chức đưa 6 công dân lên đường nhập ngũ đợt 2 năm 2013 đạt 100% quân số trên giao.

+ Đang triển khai đợt 2 về kê khai hồ sơ các đối tượng theo quyết định 62 của Thủ tướng Chính Phủ.

4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ của xã

4.1.4.1. Thuận lợi

- Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú, khí hậu tương đối ôn hòa và thích hợp cho phát triển một số loại cây trồng đặc biệt là cây cam sành vì vậy có thể mở rộng diện tích canh tác của nông hộ, lựa chon những loại cây trồng thích hợp và có giá tri kinh tế cao để tăng thêm thu nhập cho nông hộ.

- Nhờ có cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước hệ thống giao thông Nông thôn tiếp tục được đầu tư mở rộng và bê tông hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của người nông dân. Đây là một lợi thế lớn, từ đây các hộ nông dân có cơ hội được giao lưu buôn bán với các vùng lân cân và dễ dàng tiếp cận thị trường hơn so với trước.

4.1.4.2. khó khăn

- Do đại hình chủ yếu là đồi núi nên vào mùa mưa đất thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất. làm mất đị độ phì của đất đồng thời ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của nông hộ.

- Mưa tập chung theo mùa nên vào mùa khô một phần đất ruộng không có nước nên chỉ trồng được một vụ lúa một năm. Vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo, một số hộ bị thiếu lương thực để cung cấp cho gia đình.

- Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn của những lao động này còn nhiều hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại và hoạt động sản xuất của người dân.

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ xã Vĩnh Hảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w