Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Vĩnh Hảo giai đoạn 2011– 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 36 - 39)

4.2.1.1. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt

Trồng trọt không những cung cấp cho người dân lương thực, thực phẩm hàng ngày mà hiện nay nó còn là nguồn cung cấp các mặt hàng nông sản cho ngành dịch vụ và chế biến, ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đã và đang góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của các hộ nông dân.

Đối với đồng bào dân tộc ở địa bàn xã Vĩnh Hảo nhất là người dân ở thôn Đồng Ngần, thôn Khuổi Phạt đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn đặc biệt một số hộ dân ở đây ngoài trồng lúa nước ra còn canh tác trên nương rẫy nên mức sản xuất đầu tư cho sản xuất còn rất thấp. Vì vậy mà thu nhập từ ngành này mang lại cũng rất thấp.

Do diên tích đất ruộng ít, chủ yếu là ruộng bậc thang nên việc lấy nước để tưới tiêu cho đồng ruộng phải đẫn từ những khe suối rất xa, nhiều khi thiếu nước cho trồng lúa, họ phải chờ đợi nước mưa. Chỉ trồng được một vụ lúa một năm, việc chờ đợi nước để sản xuất quá lâu, sản xuất sẽ không kịp thời vụ dẫn đến năng xuất cây trồng thu được thấp. Chính vì vậy họ đã canh tác trên nương rẫy để tăng thêm sản lượng lương thực cung cấp cho gia đình, tăng thu nhập. Nhìn chung chi phí đầu tư cho canh tác nương rẫy là rất thấp, gieo trồng mà không phải bón thêm một loại phân gì, hoặc có bón phân thì cũng chỉ là một lượng rất nhỏ. Đối với cây sắn thì hộ chỉ bỏ công lao động để trồng sắn, phát cỏ dại và thu hoạch.

- Cây lương thực

Cây lương thực được trồng trên địa bàn xã khá đa dạng. Trong đó lúa và ngô là hai loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại cây lương thực. Năm 2013 tổng diện tích gieo trồng cả năm là 160ha. Diện tích lúa là 135 ha, ngoài ra còn có các cây trồng khác như sắn góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp đủ lương thực và chăn nuôi cho nhân dân trong xã.

Giống lúa được áp dụng chủ yếu là các giống mới có năng suất khá, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã như CR203, lai hai dòng, ba dòng của Trung Quốc. Giống ngô thường dùng cũng là những loại giống mới có năng suất cao như LVN 885, C19 do khuyến nông hỗ trợ giá. Tuy nhiên tỷ lệ giống mới được đưa vào gieo trồng chưa cao.

Vĩnh Hảo là một trong những xã trồng nhiều cây ăn quả của huyện Bắc Quang, đặc biệt là cây cam (cam sành), và một số loại cây ăn quả khác như; hồng, vải , xoài, nhãn. Nhưng cam là cây trồng được nhiều hộ dân lựa chọn do nó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ vào cây cam. Tuy nhiên trồng cam rủi ro cao, năm được mùa thì mất giá được giá thì mất mùa. Để có thể trồng cam yêu cầu phải có nhiều vốn nên nhiều hộ dân không có vốn sẽ không thể trồng cam được, hoặc vốn ít thì khi gặp rủi ro sẽ không có vốn để quay vòng sản xuất đực. Trồng cam còn mang tính tự phát, gia đình nào có nhiều vốn về đất đâi, tài chính thì gia đình đó mở rộng diện tích sản xuất, chưa có sự liên kết hợp tác giữa các hộ trồng cam với nhau để cùng trao đổi kinh nghiêm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên hiên hiên nay tỉnh Hà Giang đã có chương trình phục hồi và phat triển cây cam sanh. Thành lập tổ sản xuất cam sành an toàn xã Vĩnh Hảo, với diện tích đất sản xuất hiện tại là 28ha. Năm 2013 toàn xã trồng mới them 131,9ha , bước đầu đã mang lại niềm tin vươn lên làm giàu cho các hộ dân trồng cam của xã.

- Cây lâm nghiệp: Trồng cây lâm nghiệp của người dân chủ yếu là mang tính tự phát nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc là chủ yếu. Chưa có sự quan tâm chăm sóc cây trồng thường xuyên, các loại cây trồng chủ yếu là cây keo, xoan, bồ đề.

4.2.1.2. Thực trạng ngành chăn nuôi của xã Vĩnh Hảo

Bảng 4.3. Tình hình chăn nuôi của xã Vĩnh Hảo giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: con STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân I Chăn nuôi 1 Tổng số đàn trâu 521 525 472 100,76 89,90 95,33 2 Tổng số đàn bò 21 18 13 85,71 72,22 78,96 3 Tổng số đàn lợn 1.916 1.621 1.013 84,60 62.49 73,54 4 Tổng số gia cầm 12.567 12.396 7.261 98,63 58,57 78,6 5 Tổng số đàn dê 692 509 312 73,55 61,29 67,42 6 Tổng số đàn nhím 589 152 100 25,80 65,78 45,79

Nhìn vào bảng 4.3. Tình hình chăn nuôi của xã vĩnh hảo giai đoạn 2011– 2013 ta thây có nhiều biến động lớn cụ thể là:

* Đối với trâu bò: Năm 2013 số trâu bò của xã là 485 con, giảm 58

con so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do bãi chăn thả bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt khác hiện nay sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa khá nhiều: số lượng máy móc nông nghiệp tăng nhanh do đó đối với một số hộ dân sống ở khu vực trung tâm, trâu bò dùng để cày kéo là không thật sự cần thiết. Đây là điều đáng mừng khi nhà nước đang có chủ trương CNH - HĐH nông thôn, máy móc nông nghiệp được sử dụng nhiều hơn, giảm sức lao động, và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

* Đối với đàn dê: Năm 2013 tổng đàn dê là 312 con giảm 187 con

so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do năm 2013 giá bán dê tăng cao, và nhu cầu thị trường lớn nên người dân đã tận dụng cơ hội được giá bán cao đã bán một số lượng lớn đàn dê của mình. Ngoài ra còn do diện tích chăn nuôi ngày càng bị thu hẹp, mà dê là một loại vật nuôi rất phá hoại các sản phẩm nông sản, nên số hộ chăn nuôi dê ngày càng giảm.

* Đối với đàn lợn: Nhìn chung, năm 2011 đến năm 2013 tổng đàn lợn

trên địa bàn xã có xu hướng giảm từ 1916 con năm 2011 xuống 1013 con năm 2013 do thời tiết không thuận lợi rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng. Nhưng nguyên nhân chính khiến chăn nuôi lợn giảm là do giá cả trên thị trường bấp bênh làm cho tâm lý người dân e ngại trong chăn nuôi.

* Đối với gia cầm: Trong những năm gần đây trên địa bàn có nhiều

dịch bệnh, nên số lượng gia cầm ngày càng giảm năm 2013 số gia cầm giảm 5132 con so với năm 2012.

* Đối với chăn nuôi nhím: Trong mấy năm trở lại đây số lượng hộ

nuôi nhím lien tục giảm, và số lượng nhím được nuôi cũng giảm mạnh. Nguyên nhhan là do giá bán nhím trên thị trường so với trước đây quá

thấp, nên người dân đã từ bỏ chăn nuôi nhím chỉ còn một số ít hộ nuôi để phục vụ gia đình hoặc với nhu cầu khác.

4.2.1.3. Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại – dịch vụ không phát triển, chủ yếu là hoạt động buôn bán hàng tạp hoá của các hộ dân phục vụ nhu cầu của người dân địa phương trong phạm vi nhỏ. Xã có khu chợ được mở theo phiên vào thứ 5 hàng tuần, đây là nơi giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa chính của toà xã. Ngoài ra còn có hoạt động làm thuê của một số thành viên trong các hộ vào thời gian nông nhàn nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng giá cả ngày công rất thấp, do người lao động chưa qua đào tạo và không có hợp đồng lao động lâu dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã vĩnh hảo huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w