MỞ ĐẦUThụ lý vụ án hành chính là hoạt động tố tụng đầu tiên, mở đầu cho toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính. Vì vậy, việc thụ lý vụ án hành chính của Tòa án nhân dân đúng hay không đúng căn cứ pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính. Việc thụ lý vụ án đồng nghĩa với việc Tòa án nhân dân đã chính thức xác định trách nhiệm của mình đối với việc giải quyết vụ án đó. Có thể hiểu, thụ lý vụ án hành chính là việc Tòa án nhân dân có thẩm quyền vào sổ thụ lý vụ án sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện của đương sự và các tài liệu kèm theo về vụ án hành chính. Theo qui định của pháp luật, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Trong tố tụng hành chính, Viện kiểm sát cũng có chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, bao gồm cả việc kiểm sát việc thụ lý vụ án.Như vậy, kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính là hoạt động của VIện kiểm sát nhân dân để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND đối với việc thụ lý vụ án hành chính, nhằm đảm bảo hoạt động thụ lý vụ án hành chính của TAND là đúng căn cứ pháp luật, đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tố tụng hành chính NỘI DUNGI.Các căn cứ pháp luậtĐối với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính, khoản 2 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Điều 25 Luật TTHC 2015 qui định: 1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.2. Viện kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; thamĐồng thời, Khoản 2 Điều 43 Luật TTHC 2015 cũng qui định trách nhiệm của Kiểm sát viên được lãnh đạo Viện phân công thực hiện kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, trong đó có kiểm sát việc thụ lý vụ án.Vì vậy, Kiểm sát viên khi tiến hành kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính của Tòa án, cần phải nắm chắc các qui định pháp luật, các kỹ năng nghiệp vụ, từ đõ làm rõ, xác định các nội dung quan trọng trong công tác kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính của Tòa án như: Quan hệ khởi kiện, thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thời hiệu khởi kiện, nội dung và hình thức của thông báo thụ lý, thời hạn gửi thông báo cho Viện kiểm sát có đúng quy định pháp luật hay không…II.Hoạt động của Kiểm sát viên Theo qui định tại Khoản 4 Điều 128 Luật TTHC 2015: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý, Viện Kiểm sát tiến hành phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) thực hiện nhiệm vụ và thông báo cho Tòa án biết. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo thụ lý theo những nội dung qui định tại Điều 126 LTTHC 2015.Kiểm sát viên cũng cần làm rõ và xác định các vấn đề sau: Tư cách tham gia tố tụng của người khởi kiện, xem xét điều kiện khởi kiện, xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyền và lợi ích của người khởi kiện có bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không… 1.Người có quyền khởi kiệnĐể xác định tính hợp pháp của việc khởi kiện, Kiểm sát viên xem xét đơn khởi kiện xác định: người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không. Căn cứ Điều 115 Luật TTHC 2015, người khởi kiện vụ án có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đồng thời, theo qui định tại Điều 117 Luật TTHC 2015 về: Thủ tục khởi kiện thì khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 118 của Luật này.• Cá nhân khởi kiện phải bảo đảm những điều kiện theo quy định tại Điều 54 của Luật TTHC 2015. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.•Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì tuân theo quy định tại khoản 5 Điều 54 Luật TTHC. Người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.Việc ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng phải làm thành văn bản theo quy định của pháp luật.• Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì thông qua người đại diện hợp pháp theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 Luật TTHC 2015.Người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.Kiểm sát viên cần lưu ý trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật TTHC 2015 như sau:Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.Quy định này là điểm mới của Luật tố tụng hành chính 2015, thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, cụ thể là bảo đảm quyền khởi kiện của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức, đảm bảo việc tránh xảy ra tình trạng người chưa thành niên, người bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự… không thể tự khởi kiện thì Viện kiểm sát sẽ giúp họ thực hiện quyền khởi kiện, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Trang 1Hoạt động của Kiểm sát viên nhằm đảm bảo việc thụ lý vụ án hành chính của tòa án đúng căn cứ pháp luật
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Các căn cứ pháp luật 3
II Hoạt động của Kiểm sát viên 3
1 Người có quyền khởi kiện 4
2 Điều kiện khởi kiện 5
3 Xác định thời hiệu khởi kiện: 6
4 Xác định nội dung việc khởi kiện 7
5 Đối tượng khởi kiện 8
6 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án 9
7 Thụ lý vụ án 9
8 Thông báo thụ lý 10
9 Một số lưu ý khác 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 2MỞ ĐẦU
Thụ lý vụ án hành chính là hoạt động tố tụng đầu tiên, mở đầu cho toàn
bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính Vì vậy, việc thụ lý vụ án hành chính của Tòa án nhân dân đúng hay không đúng căn cứ pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính
Việc thụ lý vụ án đồng nghĩa với việc Tòa án nhân dân đã chính thức xác định trách nhiệm của mình đối với việc giải quyết vụ án đó Có thể hiểu, thụ lý
vụ án hành chính là việc Tòa án nhân dân có thẩm quyền vào sổ thụ lý vụ án sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện của đương sự và các tài liệu kèm theo về vụ án hành chính
Theo qui định của pháp luật, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp Trong tố tụng hành chính, Viện kiểm sát cũng có chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, bao gồm
cả việc kiểm sát việc thụ lý vụ án
Như vậy, kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính là hoạt động của VIện kiểm sát nhân dân để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND đối với việc thụ lý vụ án hành chính, nhằm đảm bảo hoạt động thụ lý vụ án hành chính của TAND là đúng căn cứ pháp luật, đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tố tụng hành chính
Trang 3NỘI DUNG
I Các căn cứ pháp luật
Đối với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính, khoản 2 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2014, Điều 25 Luật TTHC 2015 qui định:
1 Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.
2 Viện kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham
Đồng thời, Khoản 2 Điều 43 Luật TTHC 2015 cũng qui định trách nhiệm của Kiểm sát viên được lãnh đạo Viện phân công thực hiện kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, trong đó có kiểm sát việc thụ lý vụ án
Vì vậy, Kiểm sát viên khi tiến hành kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính của Tòa án, cần phải nắm chắc các qui định pháp luật, các kỹ năng nghiệp vụ, từ
đõ làm rõ, xác định các nội dung quan trọng trong công tác kiểm sát việc thụ lý
vụ án hành chính của Tòa án như: Quan hệ khởi kiện, thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thời hiệu khởi kiện, nội dung và hình thức của thông báo thụ lý, thời hạn gửi thông báo cho Viện kiểm sát có đúng quy định pháp luật hay không…
II Hoạt động của Kiểm sát viên
Theo qui định tại Khoản 4 Điều 128 Luật TTHC 2015: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý, Viện Kiểm sát tiến hành phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) thực hiện nhiệm vụ và thông báo cho Tòa án biết
Trang 4Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo thụ lý theo những nội dung qui định tại Điều 126 LTTHC 2015
Kiểm sát viên cũng cần làm rõ và xác định các vấn đề sau: Tư cách tham gia tố tụng của người khởi kiện, xem xét điều kiện khởi kiện, xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyền và lợi ích của người khởi kiện có bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi
việc hay không…
1 Người có quyền khởi kiện
Để xác định tính hợp pháp của việc khởi kiện, Kiểm sát viên xem xét đơn khởi kiện xác định: người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không
Căn cứ Điều 115 Luật TTHC 2015, người khởi kiện vụ án có thể là cá
nhân, cơ quan, tổ chức Đồng thời, theo qui định tại Điều 117 Luật TTHC 2015
về: Thủ tục khởi kiện thì khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 118 của Luật này
Cá nhân khởi kiện phải bảo đảm những điều kiện theo quy định tại Điều
54 của Luật TTHC 2015 Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy
đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân;
ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì tuân theo quy định tại khoản 5 Điều 54 Luật TTHC Người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ
Trang 5chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp
Việc ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng phải làm thành văn bản theo quy định của pháp luật
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi thì thông qua người đại diện hợp pháp theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 Luật TTHC 2015
Người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm
hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ
Kiểm sát viên cần lưu ý trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật TTHC 2015 như sau:
Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
Quy định này là điểm mới của Luật tố tụng hành chính 2015, thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, cụ thể là bảo đảm quyền khởi kiện của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức, đảm bảo việc tránh xảy ra tình trạng người chưa thành niên, người bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự… không thể tự khởi kiện thì Viện kiểm sát sẽ giúp
họ thực hiện quyền khởi kiện, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ
2 Điều kiện khởi kiện
Trang 6Thông qua đơn khởi kiện, Kiểm sát viên tiến hành xem xét điều kiện khởi kiện Đơn cử như căn cứ tại Điều 115 Luật TTHC 2015 thì trước khi thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức không bắt buộc phải thực hiện thủ tục khiếu nại, trừ một số trường hợp khiếu kiện về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh và khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại Hội đồng nhân dân
Để làm rõ các điều kiện khởi kiện, Kiểm sát viên phải xem xét đối chiếu đơn kiện với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, với danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cùng với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc các tài liệu chứng minh việc người khởi kiện đã khiếu nại, hết thời hạn giải quyết mà người có thẩm quyền không giải quyết Nếu thiếu điều kiện trên phải yêu cầu Tòa án khắc phục ngay
Để xác định bên bị kiện, Kiểm sát viên phải nghiên cứu đơn kiện, quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức và quyết định trả lời khiếu nại (nếu có) Bên bị kiện phải là bên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện
3 Xác định thời hiệu khởi kiện:
Kiểm sát viên căn cứ vào Điều 116 của Luật TTHC 2015, từ đó xem xét thời hiệu khởi kiện còn hay hết
Việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
- 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trang 7- Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 5 ngày
Kiểm sát viên cần lưu ý với các trường hợp ở trên, theo khoản 4 Điều 116 Luật TTHC 2015 thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan).
Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
- 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại
Ngoài ra, Kiểm sát viên cũng cần lưu ý các trường hợp sau:
- Những trường hợp khiếu nại không đúng địa chỉ hoặc không đúng thủ tục, cơ quan có thẩm quyền đang yêu cầu đương sự khắc phục để giải quyết cũng chưa thể thụ lý để giải quyết
- Những nghi vấn về thời hiệu phải yêu cầu Tòa án xác minh làm rõ
4 Xác định nội dung việc khởi kiện
Kiểm sát viên khi xem xét nội dung việc khởi kiện, cần chú ý xác định các vấn đề sau: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu khởi kiện vấn đề gì, các yêu cầu của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ, đúng qui định chưa?
Trang 8Kiểm sát viên kiểm tra xem việc khởi kiện đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa? Nếu hồ sơ chưa đủ để xác định vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Tòa án tiếp tục làm rõ và lưu
ý trong khi tiến hành kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án
5 Đối tượng khởi kiện
Trường hợp đối tượng khởi kiện là hành vi hành chính thì Kiểm sát viên phải xác định hành vi hành chính bị khiếu kiện có phải là hành vi do chủ thể quản lý hành chính tiến hành khi thực hiện nhiệm vụ công vụ hay không, đồng thời phải tiếp tục nghiên cứu đối tượng này khi kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án
Đối với các trường hợp đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính Kiểm sát viên kiểm tra xem quyết định hành chính bị khiếu kiện có bảo đảm các điều kiện sau không:
- Là quyết định cụ thể cá biệt (văn bản ban hành quy phạm pháp luật không thể là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính);
- Là quyết định lần đầu phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2006;
- Quyết định hành chính bị khiếu kiện phải là những quyết định trực tiếp gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện mà người khởi kiện được quyền khởi kiện;
- Nội dung của quyết định hành chính bị khiếu kiện phải được quy định tại Điều 30 của Luật Tố tụng hành chính, khi phát sinh tranh chấp TAND có thẩm quyền sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính.
Khi tiến hành kiểm sát thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cần nghiên cứu
kĩ hành vi hành chính, quyết định hành chính để xác định quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện có trực tiếp bị xâm phạm hay không, nhằm đánh giá
Trang 9Tòa án thụ lý việc khởi kiện là đúng hay sai Nếu như phát hiện việc Tòa án thụ
lý là sai thẩm quyền thì báo cáo lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị
6 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Việc xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không được căn cứ Điều 30, 31, 32 Luật TTHC 2015 Lưu ý trường hợp vừa có đơn khởi kiện vừa có đơn khiếu nại, thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện (Điều 33 Luật TTHC)
Nếu phát hiện việc Tòa án thụ lý vụ án sai thẩm quyền thì Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị
7 Thụ lý vụ án
Tại Khoản 1 Điều 125 Luật TTHC 2015 qui định về thụ lý vụ án thì: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng
án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án Khi nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí của đương sự thì Tòa án phải cấp cho
họ giấy xác nhận về việc nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí
Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí Việc thụ lý vụ án phải được ghi vào sổ thụ lý
Kiểm sát viên cần lưu ý một số trường hợp xác định ngày thụ lý vụ án như sau:
- Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc
không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về
Trang 10việc thụ lý vụ án Ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý
- Trường hợp hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp
tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm
ứng án phí thì giải quyết theo Khoản 3 Điều 125 Luật TTHC 2015
- Trường hợp hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp
tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp cho Tòa án biên lai thu tiền
tạm ứng án phí Trường hợp này, người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn
- Trường hợp sau khi Thẩm phán thụ lý vụ án mà Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 129 của Luật TTHC 2015 để giải quyết trong cùng một vụ án hành chính thì giải quyết theo Khoản 5 Điều 125 Luật TTHC 2015
8 Thông báo thụ lý
Theo qui định tại Điều 126 Luật TTHC 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ
án VKS cùng cấpvề việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Hình thức của việc thông báo phải bằng văn bản và phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo qui định tại Khoản 2 Điều 126 Luật TTHC 2015
Trường hợp Tòa án không gửi, chậm gửi thông báo thụ lý cho Viện kiểm sát hoặc nội dung, hình thức thông báo không đúng qui định của pháp luật thì Kiểm sát viên đề xuất Lãnh đạo thực hiện quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Tòa án
để khắc phục vi phạm
9 Một số lưu ý khác
Ở các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, việc thụ lý vụ án được tiến hành bằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ do Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo,