1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề bài: Anh/chị hãy bình luận về cơ chế bảo hiến trong các hệ thông pháp luật tại Pháp, Đức và Mỹ.

18 1,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 233,64 KB

Nội dung

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI  BÀI TẬP CÁ NHÂN LUẬT SO SÁNH Đề bài: Anh/chị hãy bình luận về cơ chế bảo hiến trong các hệ thông pháp luật tại Pháp, Đức và Mỹ. Họ và tên:Phan Quốc Nghiệp Mã số sinh viên: 1353801010057 Lớp:K1B Hà Nội, 2016   MỞ ĐẦU Hiến pháp như đạo luật cơ bản, đạo luật tối cao của mỗi quốc gia đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt về mặt pháp lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp, ngăn ngừa sự vi phạm hiến pháp của công dân và tổ chức cũng như của các cơ quan quyền lực nhà nước. Trên nguyên tắc, bảo vệ hiến pháp là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và các quan chức có liên quan, được thực hiện thông qua việc áp dụng những phương tiện pháp lý khác nhau trong khuôn khổ thẩm quyền của mình. Nhưng ở đại đa số các nước trên thế giới, vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ hiến pháp, giám sát bảo hiến thuộc về các cơ quan bảo hiến khác nhau tuỳ theo từng nước: ở một số nước đó là các toà thẩm quyền chung với đỉnh là toà án tối cao, ở những nước khác – toà án hiến pháp, ở một số nước thứ ba – hội đồng bảo hiến… Với mục đích muốn tìm hiểu về các cơ chế bảo hiến của các các quốc gia trên thế giới, chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Anh/chị hãy bình luận về cơ chế bảo hiến trong các hệ thông pháp luật tại Pháp, Đức và Mỹ” làm bài tập lớn học kì của mình. Ba quốc gia này là đại diện tiêu biểu của các các chế bảo hiến trên. Và bài viết của tôi gồm các mục sau đây: I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN. II.CƠ CHẾ BẢO HIẾN TẠI PHÁP – HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN. III.CƠ CHẾ BẢO HIẾN TẠI ĐỨC – TÒA ÁN HIẾN PHÁP. IV.CƠ CHẾ BẢO HIẾN TẠI MỸ.   NỘI DUNG I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN. 1.Khái niệm. Hiến pháp như đạo luật cơ bản, đạo luật tối cao của mỗi quốc gia đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt về mặt pháp lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp, ngăn ngừa sự vi phạm hiến pháp của công dân và tổ chức cũng như của các cơ quan quyền lực nhà nước. Trên nguyên tắc, bảo vệ hiến pháp là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và các quan chức có liên quan, được thực hiện thông qua việc áp dụng những phương tiện pháp lý khác nhau trong khuôn khổ thẩm quyền của mình. Để bảo vệ được hiến pháp của quốc gia cần phải có các cơ chế bảo hiến. Vậy bảo hiến là gì? Theo sự tìm hiểu của tôi thì: Hiện nay, ở các nước trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Ở Anh và Mỹ có một khái niệm là “judical review” có thể tạm dịch là kiểm tra tư pháp và hiểu là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bản chất của khái niệm này là dùng để chỉ việc kiểm tra của cơ quan tư pháp đối với tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp đưa ra. Khái niệm này tương đương với khái niệm “bảo hiến” hay “kiểm hiến”. Bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Theo cách hiểu này, bảo hiến không nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào những đạo luật do Quốc hội đưa ra bởi những văn kiện này đứng ở tột đỉnh của hệ cấp những hành vi pháp lý . Tuy nhiên cách hiểu bảo hiến chỉ là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật là một cách hiểu theo nghĩa hẹp. Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểm soát tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy hành pháp… Ở nghĩa rộng hơn, bảo hiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp. 2.Lịch sử của vấn đề bảo hiến. Khi nói về lịch sử của vấn đề bảo hiến, có thể chia thành các giai đoạn như sau: Trước Chiến tranh thế giới thứ I Những yếu tố ban đầu của bảo hiến được cho là xuất hiện vào thời cổ Hy Lạp, khi pháp luật nước này phân biệt giữa một nomos (văn bản pháp luật có chức năng như hiến pháp) và một psephisma (văn bản pháp luật có chức năng như một nghị định, hiệu lực thấp hơn). Một psephisma, bất kể nội dung quy định về vấn đề gì, cũng không được trái với nomos, nếu trái sẽ bị coi là vô hiệu. Một số khía cạnh của bảo hiến sau đó được áp dụng trong hệ thống pháp luật của Đức từ năm 1180 (về sau được đề cập trong Hiến pháp Weimar). Ngoài ra, các hình thức sơ khai của bảo hiến cũng xuất hiện ở một số nước châu Âu khác như ở Pháp (từ giữa thế kỷ XIII), Bồ Đào Nha (từ thế kỷ XVII), Na Uy, Đan Mạch, Hy Lạp, Áo, Romania (thế kỷ XIX). Mặc dù không có hiến pháp thành văn, nước Anh cũng được coi là có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của lý luận và pháp luật về bảo hiến, vì từ thời trung cổ, người Anh đã khởi xướng ra thủ tục impeachment (hạch tội để bãi miễn quan chức nhà nước), đồng thời từ năm 1610 đã đề xướng nguyên tắc về tính tối thượng (supremacy) của Hiến pháp và quyền của tòa án được xem xét tính hợp hiến của các hoạt động của chính phủ - những điều mà sau đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết lập cơ chế bảo hiến ở Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, vào cuối thế kỷ XVIII, tòa án đã ra một phán quyết tuyên bố các luật của đế chế Anh không có hiệu lực trên lãnh thổ các bang Bắc Mỹ. Tuy nhiên, phải đến năm 1803, trong vụ án nổi tiếng Marbury kiện Madison, quyền bảo hiến của tòa án mới được xác lập một cách chính thức ở Hoa Kỳ. Vụ Marbury kiện Madison cũng xác lập mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ, do các tòa án thực hiện - một trong những mô hình bảo hiến chính trên thế giới hiện được áp dụng ở nhiều quốc gia. Trong thời gian giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ I và thứ II Giai đoạn này được gọi là “thời kỳ của nước Áo” (the Austrian Period). Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của hai nhà luật học Adolf Merkl và Hans Kelsen, Hiến pháp năm 1920 của Áo đã xác lập nền tảng của Tòa án Hiến pháp nước này, với độc quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mô hình tòa án hiến pháp chịu trách nhiệm về bảo hiến sau đó được áp dụng ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở châu Âu, trở thành một trong các mô hình bảo hiến chính hiện nay trên thế giới. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ chế bảo hiến tiếp tục được thiết lập ở khắp nơi trên thế giới. Trong thời kỳ này, ngoài tòa án (tòa án thường và tòa án hiến pháp) như ở Mỹ và Áo, ở một số nước, pháp luật còn giao quyền bảo hiến cho một số cơ quan khác, ví dụ như Hội đồng bảo hiến, các tòa đặc biệt thuộc Toà án tối cao, hoặc cho bản thân Nghị viện. II.CƠ CHẾ BẢO HIẾN CỦA PHÁP – HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN. Hội đồng Hiến pháp cũng là một mô hình bảo hiến tập trung nhưng mang nhiều yếu tố chính trị hơn là một cơ quan chuyên môn tài phán Hiến pháp như Tòa án Hiến pháp. Cụ thể, trong Hội đồng Hiến pháp của một số quốc gia, các Tổng thống nghỉ hưu thường được coi là thành viên đương nhiên. Với các thành viên khác, tiêu chí tuyển chọn cũng không bắt buộc phải có chuyên môn về pháp luật. Thêm vào đó, quy trình giải quyết vụ việc của các Hội đồng Hiến pháp thường thiếu đặc trưng của thủ tục tố tụng, không mang tính công khai. Hội đồng Hiến pháp, ra đời đầu tiên ở Pháp, chỉ có chức năng kiểm tra tính hợp hiến của các dự án luật trước khi công bố. Mặc dù vậy, gần đây một số quốc gia áp dụng mô hình này, kể cả Pháp, đã trao cho Hội đồng Hiến pháp quyền kiểm hiến sau (kiểm hiến các đạo luật đã có hiệu lực). Ở Pháp, Hội đồng bảo hiến được thành lập năm 1958. Hội đồng bảo hiến bao gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm 1/3, Chỉ tịch Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chỉ tịch Hạ viện bổ nhiệm 1/3 với nhiệm kì 9 năm và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá một nhiệm kì. Ngoài 9 thành viên nói trên, các cựu tổng thống Pháp (nếu không từ chối) đều là thành viên của Hội đồng bảo hiến. Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho cuộc bầu cử Tổng thống được tiến hành hợp lệ. Hội đồng Hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết quả bầu cử. Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng bảo hiến có quyền xem xét về tính hợp lệ của cuộc bầu cử Hạ viện và Thượng viện. Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng cầu ý kiến nhân dân được tiến hành hợp lệ và tuyên bố kết quả trưng cầu ý kiến nhân dân. Các đạo luật về tổ chức, trước khi được được ban hành, và các Quy chế hoạt động của Hạ viện và Thượng viện, trước khi được áp dụng, phải trình lên Hội đồng bảo hiến để xem xét tính hợp hiến của các văn bản đó. Đối với các đạo luật khác, trước khi được ban hành, cũng có thể được trình lên Hội đồng bảo hiến để xem xét tính hợp hiến khi có yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện hoặc 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ. Trong các trường hợp nêu trên, Hội đồng bảo hiến phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có thể rút lại còn 8 ngày. Cũng trong những trường hợp trên, việc chuyển văn bản sang cho Hội đồng bảo hiến xem xét tính hợp hiến sẽ tạm đình chỉ thời hạn ban hành văn bản. Quy định bị tuyên bố không hợp hiến thì không được ban hành và áp dụng. Các quyết định của Hội đồng bảo hiến không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nước và tất cả các cơ quan hành chính và tư pháp. Một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo hiến, thủ tục và thời hạn giải quyết trước Hội đồng bảo hiến. Hội đồng Hiến pháp không mang tính phổ biến như các mô hình Tòa án Hiến pháp và Tòa án thường. Hiện nay, ở Châu Âu – nơi phát xuất của mô hình này - hiện chỉ còn nước Pháp đang áp dụng. Hầu hết các quốc gia đang áp dụng mô hình Hội đồng Hiến pháp là các nước Châu Phi, chỉ có một vài nước ở Trung Đông và Châu Á, bao gồm: Angiêri; Bờ Biển Ngà; Cadắcxtan; Campuchia; Chad; Comoros; Dibuti; Ethiopia; Iran; Libăng; Marốc; Môdămbích; Môritani; Xênêgan; Timor Leste; Tuynidi.

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI



BÀI TẬP CÁ NHÂN

LUẬT SO SÁNH

Đề bài: Anh/chị hãy bình luận về cơ chế bảo hiến trong

các hệ thông pháp luật tại Pháp, Đức và Mỹ.

Họ và tên: Phan Quốc Nghiệp

Mã số sinh viên: 1353801010057 Lớp: K1B

Hà Nội, 2016

z

Trang 2

MỞ ĐẦU

Hiến pháp như đạo luật cơ bản, đạo luật tối cao của mỗi quốc gia đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt về mặt pháp lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp, ngăn ngừa sự vi phạm hiến pháp của công dân và tổ chức cũng như của các cơ quan quyền lực nhà nước Trên nguyên tắc, bảo vệ hiến pháp là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và các quan chức có liên quan, được thực hiện thông qua việc áp dụng những phương tiện pháp lý khác nhau trong khuôn khổ thẩm quyền của mình

Nhưng ở đại đa số các nước trên thế giới, vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ hiến pháp, giám sát bảo hiến thuộc về các cơ quan bảo hiến khác nhau tuỳ theo từng nước: ở một số nước đó

là các toà thẩm quyền chung với đỉnh là toà án tối cao, ở những nước khác – toà án hiến pháp, ở một số nước thứ ba – hội đồng bảo hiến…

Với mục đích muốn tìm hiểu về các cơ chế bảo hiến của các các quốc gia trên thế giới, chính vì vậy tôi đã quyết định

chọn đề tài: “Anh/chị hãy bình luận về cơ chế bảo hiến trong

các hệ thông pháp luật tại Pháp, Đức và Mỹ” làm bài tập lớn học

kì của mình Ba quốc gia này là đại diện tiêu biểu của các các chế bảo hiến trên Và bài viết của tôi gồm các mục sau đây:

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN

II CƠ CHẾ BẢO HIẾN TẠI PHÁP – HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN III CƠ CHẾ BẢO HIẾN TẠI ĐỨC – TÒA ÁN HIẾN PHÁP

IV CƠ CHẾ BẢO HIẾN TẠI MỸ

Trang 3

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ BẢO HIẾN.

1 Khái niệm.

Hiến pháp như đạo luật cơ bản, đạo luật tối cao của mỗi quốc gia đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt về mặt pháp lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp, ngăn ngừa sự vi phạm hiến pháp của công dân và tổ chức cũng như của các cơ quan quyền lực nhà nước Trên nguyên tắc, bảo vệ hiến pháp là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và các quan chức có liên quan, được thực hiện thông qua việc áp dụng những phương tiện pháp lý khác nhau trong khuôn khổ thẩm quyền của mình

Để bảo vệ được hiến pháp của quốc gia cần phải có các cơ chế bảo hiến Vậy bảo hiến là gì? Theo sự tìm hiểu của tôi thì:

Hiện nay, ở các nước trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về cơ chế bảo vệ Hiến pháp Ở Anh và Mỹ có một khái niệm là “judical review” có thể tạm dịch là kiểm tra tư pháp và hiểu là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Bản chất của khái niệm này là dùng để chỉ việc kiểm tra của cơ quan

tư pháp đối với tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp đưa ra Khái niệm này tương đương với khái niệm “bảo hiến” hay “kiểm hiến”

Bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không Theo cách hiểu này, bảo hiến không nhằm vào các văn bản dưới luật Sự bảo hiến chỉ nhằm vào

Trang 4

những đạo luật do Quốc hội đưa ra bởi những văn kiện này đứng

ở tột đỉnh của hệ cấp những hành vi pháp lý Tuy nhiên cách hiểu bảo hiến chỉ là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật là một cách hiểu theo nghĩa hẹp Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểm soát tính hợp hiến của hành vi lập pháp Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy hành pháp… Ở nghĩa rộng hơn, bảo hiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp

2 Lịch sử của vấn đề bảo hiến.

Khi nói về lịch sử của vấn đề bảo hiến, có thể chia thành các giai đoạn như sau:

Trước Chiến tranh thế giới thứ I

Những yếu tố ban đầu của bảo hiến được cho là xuất hiện vào thời cổ Hy Lạp, khi pháp luật nước này phân biệt giữa một nomos (văn bản pháp luật có chức năng như hiến pháp) và một psephisma (văn bản pháp luật có chức năng như một nghị định, hiệu lực thấp hơn) Một psephisma, bất kể nội dung quy định về vấn đề gì, cũng không được trái với nomos, nếu trái sẽ bị coi là

vô hiệu

Một số khía cạnh của bảo hiến sau đó được áp dụng trong

hệ thống pháp luật của Đức từ năm 1180 (về sau được đề cập trong Hiến pháp Weimar) Ngoài ra, các hình thức sơ khai của

Trang 5

bảo hiến cũng xuất hiện ở một số nước châu Âu khác như ở Pháp (từ giữa thế kỷ XIII), Bồ Đào Nha (từ thế kỷ XVII), Na Uy, Đan Mạch, Hy Lạp, Áo, Romania (thế kỷ XIX) Mặc dù không có hiến pháp thành văn, nước Anh cũng được coi là có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của lý luận và pháp luật về bảo hiến, vì từ thời trung cổ, người Anh đã khởi xướng ra thủ tục impeachment (hạch tội để bãi miễn quan chức nhà nước), đồng thời từ năm 1610 đã đề xướng nguyên tắc về tính tối thượng (supremacy) của Hiến pháp và quyền của tòa án được xem xét tính hợp hiến của các hoạt động của chính phủ - những điều mà sau đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết lập cơ chế bảo hiến ở Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, vào cuối thế kỷ XVIII, tòa án đã ra một phán quyết tuyên bố các luật của đế chế Anh không có hiệu lực trên lãnh thổ các bang Bắc Mỹ Tuy nhiên, phải đến năm 1803, trong

vụ án nổi tiếng Marbury kiện Madison, quyền bảo hiến của tòa

án mới được xác lập một cách chính thức ở Hoa Kỳ Vụ Marbury kiện Madison cũng xác lập mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ, do các tòa án thực hiện - một trong những mô hình bảo hiến chính trên thế giới hiện được áp dụng ở nhiều quốc gia

Trong thời gian giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ I và thứ II

Giai đoạn này được gọi là “thời kỳ của nước Áo” (the Austrian Period) Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của hai nhà luật học Adolf Merkl và Hans Kelsen, Hiến pháp năm 1920 của Áo đã xác lập nền tảng của Tòa án Hiến pháp nước này, với độc quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật Mô hình tòa án hiến pháp chịu trách nhiệm về bảo hiến sau đó được áp dụng ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở châu Âu, trở thành một trong các

mô hình bảo hiến chính hiện nay trên thế giới

Trang 6

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ chế bảo hiến tiếp tục được thiết lập ở khắp nơi trên thế giới Trong thời kỳ này, ngoài tòa án (tòa án thường và tòa án hiến pháp) như ở Mỹ và Áo, ở một số nước, pháp luật còn giao quyền bảo hiến cho một số cơ quan khác, ví dụ như Hội đồng bảo hiến, các tòa đặc biệt thuộc Toà án tối cao, hoặc cho bản thân Nghị viện

II CƠ CHẾ BẢO HIẾN CỦA PHÁP – HỘI ĐỒNG BẢO

HIẾN.

Hội đồng Hiến pháp cũng là một mô hình bảo hiến tập trung nhưng mang nhiều yếu tố chính trị hơn là một cơ quan chuyên môn tài phán Hiến pháp như Tòa án Hiến pháp Cụ thể, trong Hội đồng Hiến pháp của một số quốc gia, các Tổng thống nghỉ hưu thường được coi là thành viên đương nhiên Với các thành viên khác, tiêu chí tuyển chọn cũng không bắt buộc phải

có chuyên môn về pháp luật Thêm vào đó, quy trình giải quyết

vụ việc của các Hội đồng Hiến pháp thường thiếu đặc trưng của thủ tục tố tụng, không mang tính công khai

Hội đồng Hiến pháp, ra đời đầu tiên ở Pháp, chỉ có chức năng kiểm tra tính hợp hiến của các dự án luật trước khi công

bố Mặc dù vậy, gần đây một số quốc gia áp dụng mô hình này,

kể cả Pháp, đã trao cho Hội đồng Hiến pháp quyền kiểm hiến sau (kiểm hiến các đạo luật đã có hiệu lực)

Ở Pháp, Hội đồng bảo hiến được thành lập năm 1958 Hội đồng bảo hiến bao gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm 1/3, Chỉ tịch Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chỉ tịch Hạ viện bổ nhiệm 1/3 với nhiệm kì 9 năm và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá một nhiệm kì

Ngoài 9 thành viên nói trên, các cựu tổng thống Pháp (nếu không từ chối) đều là thành viên của Hội đồng bảo hiến

Trang 7

Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho cuộc bầu cử Tổng thống được tiến hành hợp lệ Hội đồng Hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết quả bầu cử Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng bảo hiến có quyền xem xét về tính hợp lệ của cuộc bầu cử Hạ viện và Thượng viện Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng cầu ý kiến nhân dân được tiến hành hợp lệ và tuyên bố kết quả trưng cầu ý kiến nhân dân Các đạo luật về tổ chức, trước khi được được ban hành, và các Quy chế hoạt động của Hạ viện và Thượng viện, trước khi được

áp dụng, phải trình lên Hội đồng bảo hiến để xem xét tính hợp hiến của các văn bản đó

Đối với các đạo luật khác, trước khi được ban hành, cũng

có thể được trình lên Hội đồng bảo hiến để xem xét tính hợp hiến khi có yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện hoặc 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ Trong các trường hợp nêu trên, Hội đồng bảo hiến phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạn một tháng Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có thể rút lại còn 8 ngày Cũng trong những trường hợp trên, việc chuyển văn bản sang cho Hội đồng bảo hiến xem xét tính hợp hiến sẽ tạm đình chỉ thời hạn ban hành văn bản Quy định bị tuyên bố không hợp hiến thì không được ban hành và áp dụng Các quyết định của Hội đồng bảo hiến không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị Các quyết định này có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nước và tất

cả các cơ quan hành chính và tư pháp Một đạo luật về tổ chức

sẽ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo hiến, thủ tục và thời hạn giải quyết trước Hội đồng bảo hiến

Hội đồng Hiến pháp không mang tính phổ biến như các mô hình Tòa án Hiến pháp và Tòa án thường Hiện nay, ở Châu Âu –

Trang 8

nơi phát xuất của mô hình này - hiện chỉ còn nước Pháp đang áp dụng Hầu hết các quốc gia đang áp dụng mô hình Hội đồng Hiến pháp là các nước Châu Phi, chỉ có một vài nước ở Trung Đông và Châu Á, bao gồm: Angiêri; Bờ Biển Ngà; Cadắcxtan; Campuchia; Chad; Comoros; Dibuti; Ethiopia; Iran; Libăng; Marốc; Môdămbích; Môritani; Xênêgan; Timor Leste; Tuynidi

III CƠ CHẾ BẢO HIẾN CỦA ĐỨC – TÒA ÁN HIẾN PHÁP.

Tòa án hiến pháp Đức có tên gọi là Bundesverfassungsgericht là cơ quan xét xử sơ thẩm và chung thẩm các vụ kháng cáo, kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang và giữa các bang với liên bang Toà án hiến pháp Đức vừa là cơ quan Hiến pháp cao nhất của Liên bang, vừa là toà án xem xét các vấn đề liên quan đến áp dụng Hiến pháp Toà án Bảo hiến Liên bang đảm bảo việc thực hiện Hiến pháp của Liên bang; Toà

án bảo hiến của các bang đảm bảo việc thực hiện Hiến pháp của bang mình Mặc dù không có quan hệ thứ bậc giữa các Toà

án Bảo hiến, Toà án Bảo hiến Liên bang vẫn có vai trò quan trọng vì trên thực tế, văn bản pháp luật Liên bang có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản pháp luật của các bang

Toà án Bảo hiến Liên bang gồm 16 thẩm phán, một nửa do

Hạ viện Liên bang và một nửa do Thượng viện Liên bang bầu ra với đa số tuyệt đối (hai phần ba số phiếu thuận) Thẩm phán Tòa án hiến pháp phải là những người uyên thâm trong lĩnh vực pháp luật, 6 thẩm phán được lựa trong số các thẩm phán của Toà án Liên bang, 10 thẩm phán còn lại là những nhân vật ngoài 40 tuổi, hội đủ các điều kiện để được chọn thành dân biểu

Hạ viện, đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có khả năng chuyên môn cần thiết để hành nghề thẩm phán Quyền hạn và nhiệm vụ của các thẩm phán Toà án Bảo hiến Liên bang kéo dài

Trang 9

12 năm nhưng có thể ngắn hơn nếu đã đến tuổi nghỉ hưu Các thẩm phán Tòa án hiến pháp chỉ có thể giữ chức vụ của mình một nhiệm kì và không được tái nhiệm

Tòa án hiến pháp chia làm 6 Hội đồng xét xử, mỗi hội đồng gồm 3 thẩm phán, chịu trách nhiệm giải quyết phần lớn các khiếu kiện gồm hai loại: Thứ nhất là các khiếu kiện của người dân về các bản án, quyết định hay hành vi hành chính, trừ trường hợp khiếu kiện đó liên quan đến vấn đề chưa từng được giải quyết trước đó hoặc khiếu kiện về tính hợp hiến của văn bản luật; Thứ hai là các yêu cầu của các thẩm phán về kiểm tra tính hợp hiến của một văn bản pháp luật cụ thể Khi xem xét tính hợp hiến của các đạo luật , Tòa án hiến pháp có thể tuyên

bố đạo luật là vi hiến và xóa bỏ đạo luật đó Tòa án hiến pháp

có thể xem xét tính hợp hiến của các đạo luật ngay cả khi vấn

đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ vụ việc cụ thể - giám sát trừu tượng

Tòa án Hiến pháp cũng thuộc mô hình bảo hiến trừu tượng (có nghĩa là việc xem xét các hành vi vi hiến không cần xuất phát từ một vụ tranh chấp cụ thể nào) Ở các quốc gia theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp thường được trao quyền tự động phán quyết xem một đạo luật hay quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có vi phạm Hiến pháp hay không, bất kể có hay không có vụ việc được trình lên Quyền này áp dụng cả với các dự luật trước khi công bố (kiểm hiến trước) và đang có hiệu lực (kiểm hiến sau) Tuy nhiên, khác với mô hình bảo hiến bằng tòa án thường, nơi mà các bên của vụ việc có quyền đề nghị kiểm tra tính hợp hiến, theo mô hình Tòa án Hiến pháp, chỉ có các cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước (ví dụ, các nhà lãnh đạo hành pháp, nghị sỹ hoặc

Trang 10

các cơ quan chính quyền địa phương…) mới có quyền đưa vụ việc kiểm hiến lên Tòa án Hiến pháp

Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp ở Đức trong thời gian gần đây

đã kết hợp giữa bảo hiến trừu tượng với bảo hiến cụ thể Các tòa án thường trong khi giải quyết một vụ việc cụ, theo đề nghị của các bên trong vụ việc hoặc tự mình đề nghị Tòa án Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật áp dụng cho vụ việc đó Tòa án Hiến pháp của các quốc gia thường có thẩm quyền rộng, bao gồm:

Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật theo yêu cầu của Chính phủ liên bang hoặc 2/3 thành viên Hạ nghị viện hoặc theo yêu cầu của các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc nếu văn bản đó được ban hành sau năm 1945 (thẩm quyền

cơ bản và quan trọng nhất);

Tranh chấp giữa các bang hoặc giữa cá bang với liên bang Quyết định cấm các đảng phái chính trị hoạt đọng vì vi phạm Hiến pháp do yêu câu của chính phủ liên ban hoặc của một bang

Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực với nhau,

Bảo vệ các quyền con người trước sự xâm phạm của các cơ quan nhà nước;

Kiểm tra tính hợp hiến của các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân…

Ở các nước theo mô hình này, phán quyết của Tòa án Hiến pháp có tính chất chung thẩm và có giá trị bắt buộc với mọi đối tượng Với những ưu điểm của một thiết chế bảo hiến tập trung

và sức mạnh của các phán quyết tư pháp, Tòa án Hiến pháp tỏ

ra là một trong những thiết chế bảo hiến hiệu quả nhất Chính vì vậy nó được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn

Ngày đăng: 17/05/2017, 02:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w