1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận về điều tra viên cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao – những vấn đề lý luận và thực tiễn

20 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 46,6 KB

Nội dung

Chức danh điều tra viên Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham

Trang 1

A MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 3

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VIÊN CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 3

1 Chức danh điều tra viên 3

2 Nhiệm vụ, quyền hạn 3

3 Tiêu chuẩn bổ nhiệm 5

4 Sự khác biệt giữa Điều tra viên của VKSND và Điều tra viên của CQĐT 8

II THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRA VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRA VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 10

1 Thực tiễn hoạt động của điều tra viên 10

2 Kiến nghị khắc phục hạn chế 15

C KẾT LUẬN 18

D DAMH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Cơ điều tra được tổ chức, thuộc

bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương Cơ quan điều tra VKSNDTC có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên và các chức danh khác Trong đó, Điều tra viên là chức danh tư pháp chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trong nhiều năm qua, điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình trên con đường phát hiện, xử lý và đấu tranh với tôi phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Cũng chính qua những hoạt động đó cũng trên thực tiễn cũng bộc lộ không ít những quy định còn hạn chế về Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao , vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về trình độ năng lực

và điều kiện thi hành chức danh của điều tra đó Do đó em xin được lựa chọn chủ đề: “ Điều tra viên cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao – những vấn đề lý luận và thực tiễn” để phân tích và đưa ra kiến nghị của mình về vấn đề trên

Trang 3

B NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VIÊN CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

1 Chức danh điều tra viên

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân là chức danh quan trọng,là chủ thể trực tiếp thực hiện vai trò điều tra được quy định cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tại khoản 1 điều 45 luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định:

“Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự” Như vậy qua chức năng của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và khái niệm về điều tra viên theo quy định của luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự

2015 có thể hiểu điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là những người được bổ nhiệm là nhiệm vụ điều tra hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân tối cao

Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng tương tự như các điều tra viên khác bao gồm 3 ngạch: Điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp

và điều tra viên cao cấp

Điều tra viên là một chức danh tư pháp theo đó nhiệm kỳ của điều tra viên cũng giống như các chức danh tư pháp khác được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn

là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm

2 Nhiệm vụ, quyền hạn

Trang 4

Là người làm việc trong một trong những cơ quan có nhiệm vụ điều tra nên ngoài việc tuân thủ theo các quy định của luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 , điều tra viên của cơ quan điều tra còn phải trực tiếp chịu sự điều chỉnh của các quy định tại luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

Do đó căn cứ vào điều 30 luật Tổ chức cơ quan Điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, điều 53 quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của điều tra viên và Điều 92 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Điều tra viên của viện kiểm sát nhân dân tối cao có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra theo sự phân công của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra

- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự khi đang được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự, tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân

- Điều tra viên có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định của BLTTHS và pháp luật khác có liên quan để điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ

- Điều tra viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra

- Điều tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp BLTTHS quy định

Trang 5

- Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức không được làm

- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Như vậy, về nhiệm vụ, quyền hạn có thể thấy nhìn chung Điều tra viên của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có nhiều sự khác biệt đối với các điều tra viên của các cơ quan điều tra khác, đều có những nhiệm vụ quyền hạn chung được quy định theo luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự

2015 Ngoài ra còn có những nhiệm vụ mang tính đặc thù của mỗi cơ quan ở phạm vi hoạt động của mình Điều tra viên của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có phạm vi hoạt động hẹp hơp so với điều tra viên thông thường, phần lớn các hoạt động chỉ tập trung điều tra, xử lí các công việc liên quan đến tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Do đặc thù này nên đối tượng điều tra của Điều tra viên cũng bó hẹp hơn trong phạm vi những người thực hiện các công việc liên quan đến sự hoạt động khách quan, nghiêm minh, trong sạch của hệ thống tư pháp nước ta như: những chủ thể làm việc tại Tòa án , Viện kiểm sát, các cơ quan điều tra khác, chứ không hướng tới toàn bộ các chủ thể khác trong xã hội

3 Tiêu chuẩn bổ nhiệm

Tiêu chuẩn bổ nhiệm của Điều tra viên của VKSND tuân thủ theo quy định chung và quy trình bổ nhiệm Điều tra viên được quy định tại luật Tổ chức

cơ quan điều tra 2015.Theo quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan Điều tra

Trang 6

hình sự năm 2015 để là điều tra viên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung sau:

1 Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế

xã hội chủ nghĩa

2 Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên

3 Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này

4 Đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra

5 Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tiêu chuẩn chung cho điều tra viên vẫn còn mang tính lý thuyết cao, vẫn còn quy định chung chung chưa cụ thể rõ ràng Quy định này vừa để thích hợp với đặc thù của mỗi cơ quan điều tra khác nhau tuy nhiên cũng đem lại nhiều thắc mắc và băn khoăn trong việc hiểu luật Ví dụ như quy định tại khoản 1 về bản lĩnh chính trị vững vàng hay tại khoản 5 về việc có sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, vậy phải căn cứ vào đâu để đánh giá là đã đạt được chuẩn quy định này cũng là vấn đề khiến nhiều người còn vướng mắc

Điều tra viên là chức danh tư pháp được chia thành 3 ngạch như Kiểm sát viên đó là :

- Điều tra viên sơ cấp

- Điều tra viên trung cấp

- Điều tra viên cao cấp

Như vậy ngoài tiêu chuẩn chung tùy vào mỗi ngạch mà tiêu chuẩn bổ nhiệm của Điều tra viên mỗi ngạch sẽ được nâng lên theo những mức nhất định Căn cứ Quy định tại Điều 47, 48, Điều 49 Luật tổ chức cơ quan Điều tra hình sự năm 2015 có các tiêu chuẩn bổ nhiệm như sau:

Trang 7

Đối với điều tra viên sơ cấp: cần đảm bảo thời gian công tác pháp luật từ

04 năm trở lên; có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp

Đối với điều tra viên trung cấp: đã là điều tra viên sơ cấp ít nhất 5 năm;

có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp;

đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp

Ngoài ra, trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người đã đáp ứng được các tiêu chuẩn chung cho điều tra viên và đáp ứng một số điều kiện khác như có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp chứ không cần tuân thủ quy định về thời gian làm điều tra viên sơ cấp nữa

Đối với điều tra viên cao cấp : đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm; có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm; có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người tuy không đáp ứng được quy định về thời gian làm điều tra viên trung cấp nhưng đáp ứng được các điều kiện còn lại và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ

14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp

Như vậy có thể thấy tiêu chuẩn để bổ nhiệm điều tra viên tăng dần theo các ngạch, ngạch càng cao thì yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, sự tích lũy kinh nghiệm, thời gian công tác càng phải tăng cao Để là điều tra viên nói chung hay

Trang 8

là điều tra viên của VKSND thì thông thường đều phải trải qua kỳ thi tuyển điều tra viên của Hội đồng thi tuyển Đối với Điều tra viên của VKSND sẽ trải qua

kỳ thi tuyển của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Chủ tịch là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định; các ủy viên là đại diện Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân

sự Trung ương, Cơ quan Điều tra và Vụ Tổ chức Cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Danh sách uỷ viên Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển

Việc thông qua kỳ thi tuyển tạo nên sự khách quan, công bằng trong việc lựa chọn, đánh giá đúng những người có năng lực đảm nhiệm công tác điều tra cho cơ quan điều tra Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phải trở qua thi tuyển mới có thể trở thành Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên cao cấp Luật có quy định trong những trường hợp đặc biệt, tuy không đáp ứng được những tiêu chuẩn về thời hạn công tác, chưa được đào tạo về nghiệp vụ nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện còn lại thì vẫn có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên cho hai ngạch trên Đây là sự linh động của luật pháp, trọng dụng được người có năng lực trong những trường hợp đặc biệt nhưng bên cạch đó cũng đặt

ra các câu hỏi khác về sự nhạy bén, sắc sảo trong công tác và chuyên môn nghiệp vụ của những người được bổ nhiệm theo diện này Mặt khác việc quy định các trường hợp đặc biệt cũng không được quy định một cách rõ ràng có thể dẫn đến việc lạm dụng quy định này trên thực tiễn

4 Sự khác biệt giữa Điều tra viên của VKSND và Điều tra viên của CQĐT

Mặc dù đều là chức danh điều tra viên và có nhiều điểm chung nhất định những giữa điều tra viên của VKSND và điều tra viên của CQĐT vẫn có những

Trang 9

khác biệt nhất định về mặt lý luận, nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn mà cần phải nắm để từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về điều tra viên của các cơ quan Có thể theo dõi sự khác nhau cơ bản giữa điều tra viên của hai cơ quan thông qua một

số tiêu chí so sánh sau:

ĐTV CQĐT CAND

ĐTV CQĐT VKSNDTC

Vị trí Là biên chế ngành

CAND: gồm CSĐT và ANĐT (điều 5 Luật điều tra HS 2015)

Là biên chế ngành KSND: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (cục 6)

Thẩm quyền Điều tra tất cả các tội

phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.(38 tội danh)

Trang 10

Bổ nhiệm Bổ nhiệm ĐTV trong hệ

thống CQĐT thuộc lực lượng CAND: CQĐT trong lực lượng CAND chia làm hai cấp là các CQĐT thuộc Bộ Công an

và các CQĐT địa phương (cấp tỉnh, huyện), nên có hai Hội đồng tuyển chọn ĐTV

Bổ nhiệm ĐTV trong CQĐT của VKSND tối cao:Hội đồng tuyển chọn ĐTV do một Phó Viện trưởng VKSNDtối caolàm Chủ tịch, đại diện

Ủy ban kiểm sát VKSNDTC, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát Quân sự trung ương, CQĐT và Vụ Tổ chức - cán bộ VKSNDTC là ủy viên

Chế độ lương, phụ cấp,

Căn cứ Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg, ngày 06/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ Tức là ở đây phải tuân theo quy định trong ngành CAND

Căn cứ Quyết định số 138/2005/QĐ-TTg "Về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên ngành Kiểm sát" Tức ở đây phải tuân theo quy định trong ngành KSND Trình độ chuyên môn Có trình độ là đại học An

ninh, Đại học cảnh sát

Thường là cử nhân luật

II THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRA VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRA VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

1 Thực tiễn hoạt động của điều tra viên

Trang 11

1.1 Thành quả đạt được

Không thể phủ nhận kể từ khi được thành lập,trải qua nhiều sự thay đổi,

Cơ quan điều tra của VKSND đạt được nhiều thành tự nhất định trong việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Trải qua nhiều vụ án Cơ quan điều tra của VKSND đã chứng minh được vai trò của mình là thanh bảo kiếm bảo vệ sự hoạt động nghiêm minh trong sạch của các cơ quan tư pháp được thể hiện qua các số liệu sau:

Từ năm 2003 đến năm 2009, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát đó tiếp nhận

2192 tin, trong đó có 450 tin về xâm phạm hoạt động tư pháp; đó khởi tố 70 vụ/

95 bị can (chủ yếu là các vụ án về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp)

Từ năm 2010 đến nay, thực hiện Điều 4 Quy chế 1169/2010 ngày

19/8/2010 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra VKSNDTC đó tiếp nhận tổng số

2677 thông tin vi phạm, tội phạm Qua phân loại, xử lý xác định 595 tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết Trong đó, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao khởi tố, thụ lý tổng số 169 vụ/ 206 bị can Trong đó, ngành Công an: 82 vụ/ 130 bị can (Chiếm 48,5 % số vụ; 63% số bị can); ngành Kiểm sỏt: 10 vụ/ 13 bị can (Chiếm 5,9 % số vụ; 6,3 % số bị can); ngành Tòa án: 33 vụ/28 bị can (Chiếm 19,5 % số vụ; 13,3% số bị can); ngành Thi hành ỏn: 37 vụ/ 32 bị can (chiếm 21,9 % số vụ; 16 % số bị can); ngành khác: 07 vụ/ 03 bị can (Chiếm

4,2 % số vụ; 1,4% số bị can) Về cơ cấu tội phạm: Tội phạm xâm phạm hoạt

động tư pháp: 74 vụ /97 bị can; Tội phạm về tham nhũng, chức vụ và tội phạm khác trong quá trình thực hiện cỏc hoạt động tư pháp: 95 vụ/ 109 bị can (Tội phạm về tham nhũng, chức vụ: 86 vụ/103 bị can)

Quá trình khởi tố và thụ lý điều tra, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đảm bảo việc điều tra và lập hồ sơ xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Không có vụ án nào phải đình chỉ điều tra vì

Ngày đăng: 12/10/2021, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w