MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6 3. Đối tượng nghiên cứu 7 4. Kết cấu của đề tài 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 8 1.1. Vị trí của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong bộ máy Nhà nước Việt Nam 8 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 9 1.3. Các chức danh tư pháp của Viện Kiểm sát Nhân dân 11 1.4. Các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 11 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 13 2.1. Giới thiệu về Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 13 2.1.1. Giới thiệu chung 13 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 13 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 16 2.2. Cơ sở lý luận về hoạch định nhân sự trong Văn phòng 16 2.2.1. Hoạch định nhân sự 16 2.2.2. Hoạch định số lượng nhân sự làm công tác trong Văn phòng 16 2.2.3. Hoạch định chất lượng, trình độ nhân sự trong Văn phòng 17 2.2.4. Hoạch định tuyển dụng trong nhân sự 17 2.3. Tổ chức thu thập thông tin làm căn cứ hoạch định nhân sự 17 2.3.1. Vai trò của thu thập thông tin làm căn cứ hoạch định 17 2.3.2. Những căn cứ chủ yếu để xây dựng công tác hoạch định nhân sự: 18 2.4. Tổ chức thiết lập mục tiêu 19 2.4.1. Mục tiêu tổng quát 19 2.4.2. Mục tiêu cụ thể 19 2.5. Tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp 20 2.5.1. Tuyển dụng nhân sự 20 2.5.1.1. Hình thức tuyển dụng 20 2.5.1.2. Hội đồng tuyển dụng 20 2.5.2. Đào tạo, phát triển nhân sự 21 2.5.2.1. Đối tượng, phạm vi đào tạo 21 2.5.2.2. Hệ thống đào tạo nhân sự 21 2.5.2.3. Tổ chức đào tạo nhân sự 22 2.3.2.4. Hiện trạng quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách phát triển nhân sự Văn phòng của Ngành 22 2.3.3. Chất lượng nhân sự và tình hình sử dụng nhân sự 23 2.3.3.1.Theo trình độ học vấn và chuyên môn 23 2.3.3.2.Trình độ ngoại ngữ, tin học 24 2.3.3.3.Những yếu tố, kỹ năng mềm của nhân lực 24 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 26 3.1. Nhận xét, đánh giá 26 3.1.1. Ưu điểm 26 3.1.2. Nhược điểm 26 3.2. Các giải pháp 27 3.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý về phát triển nhân lực 27 3.2.1.Nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền tăng biên chế, số lượng các ngạch Kiểm sát viên bộ phận Văn phòng theo lộ trình phù hợp 27 3.2.3.Công tác tuyển dụng nhân lực 28 3.2.4.Hoàn thiện cơ chế quản lý, thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, đánh giá, sử dụng nhân lực. 28 3.2.5.Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 29 3.2.6.Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực 30 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ông Lê Ngọc Khánh - Kiểm sát viên cấp cao thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian đi thực tế tại cơ quan và đã cung cấp rất nhiều tài liệu để tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận này.
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Nguyễn Hữu Danh là người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, tôi đã gặp nhiều khó khăn, mặt khác do năng lực còn hạn chế và một số điều kiện khác Vậy nên dù cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót Vì thế, tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô và những bạn đọc Những ý kiến đóng góp của mọi người
sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế, và qua đó tôi có thể có nguồn tài liệu để bổ sung thêm vào bài tiểu luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện bài tiểu luận với đề tài : “Khảo sát, đánh giá về vai trò của Nhà quản trị trong công tác hoạch định nhân sự tại Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao”
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận của tôi trong thời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin, trong bài tiểu luận này.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng nghiên cứu 7
4 Kết cấu của đề tài 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 8
1.1 Vị trí của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong bộ máy Nhà nước Việt Nam 8
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 9
1.3 Các chức danh tư pháp của Viện Kiểm sát Nhân dân 11
1.4 Các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 11
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO .13 2.1 Giới thiệu về Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 13
2.1.1 Giới thiệu chung 13
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 13
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 16
2.2 Cơ sở lý luận về hoạch định nhân sự trong Văn phòng 16
2.2.1 Hoạch định nhân sự 16
2.2.2 Hoạch định số lượng nhân sự làm công tác trong Văn phòng 16
2.2.3 Hoạch định chất lượng, trình độ nhân sự trong Văn phòng 17
2.2.4 Hoạch định tuyển dụng trong nhân sự 17
2.3 Tổ chức thu thập thông tin làm căn cứ hoạch định nhân sự 17
Trang 42.3.1 Vai trò của thu thập thông tin làm căn cứ hoạch định 17
2.3.2 Những căn cứ chủ yếu để xây dựng công tác hoạch định nhân sự: 18
2.4 Tổ chức thiết lập mục tiêu 19
2.4.1 Mục tiêu tổng quát 19
2.4.2 Mục tiêu cụ thể 19
2.5 Tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp 20
2.5.1 Tuyển dụng nhân sự 20
2.5.1.1 Hình thức tuyển dụng 20
2.5.1.2 Hội đồng tuyển dụng 20
2.5.2 Đào tạo, phát triển nhân sự 21
2.5.2.1 Đối tượng, phạm vi đào tạo 21
2.5.2.2 Hệ thống đào tạo nhân sự 21
2.5.2.3 Tổ chức đào tạo nhân sự 22
2.3.2.4 Hiện trạng quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách phát triển nhân sự Văn phòng của Ngành 22
2.3.3 Chất lượng nhân sự và tình hình sử dụng nhân sự 23
2.3.3.1.Theo trình độ học vấn và chuyên môn 23
2.3.3.2.Trình độ ngoại ngữ, tin học 24
2.3.3.3.Những yếu tố, kỹ năng mềm của nhân lực 24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 26
3.1 Nhận xét, đánh giá 26
3.1.1 Ưu điểm 26
3.1.2 Nhược điểm 26
3.2 Các giải pháp 27
3.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý về phát triển nhân lực 27
3.2.1.Nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền tăng biên chế, số lượng các ngạch Kiểm sát viên bộ phận Văn phòng theo lộ trình phù hợp 27
Trang 53.2.3.Công tác tuyển dụng nhân lực 28
3.2.4.Hoàn thiện cơ chế quản lý, thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, đánh giá, sử dụng nhân lực 28
3.2.5.Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 29
3.2.6.Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực 30
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa đến nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của con người trongviệc phát triển nền kinh tế của gia đình, xã hội Song song với các phát minh củakhoa học kĩ thuật thì yêu cầu vè chất lượng của con người cũng ngày càng nângcao để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất hơn Mỗi quốc gia có phong tụctập quán, một lối sống riêng, một khả năng tiềm ẩn riêng, do đó việc xây dựngmột nguồn nhân lực là không một quốc gia nào giống quốc gia nào Bao trùmlên toàn bộ vấn đề trên là cần có một trình độ quản lý nguồn nhân lực tốt Tôixin đề cập đến vấn đề vai trò của nhà quản trị trong công tác hoạch định nhân sựtrong cơ quan hành chính mà trong bài tiểu luận này là Viện Kiểm sát Nhân dânTối cao Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết, tôi xin mạnh dạn trình bày bài tiểu luậnvới đề tài:
“Khảo sát, đánh giá về vai trò của nhà quản trị trong công tác hoạch định nhân sự tại Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục đích
Nội dung bài tiểu luận tập trung nghiên cứu lý luận về công tác hoạchđịnh và vai trò của Nhà quản trị trong công tác hoạch định nhân sự Phân tíchthực trạng về công tác hoạch định nhân sự của Văn phòng tại Viện Kiểm sátNhân dân Tối cao, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân củachúng Đặc biệt từ những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập tôi xin đưa ramột số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định nhân sự tại Vănphòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để công tác hoạch định nhân sự ngàycàng đạt được hiệu quả hơn
b Nhiệm vụ
Nghiên cứu tiểu luận về công tác hoạch định nhân sự văn phòng bao gồm:các loại hoạch định nhân sự, mục tiêu và phương pháp thực hiện, định hướnghoạch định nhân sự của Văn phòng , những mặt tích cực, hạn chế và tìm ranguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục
Trang 73 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là nội dung công tác hoạch địnhnhân sự , tức là mọi hoạt động hoạch định nhân sự của Văn phòng cơ quan ViệnKiểm sát Nhân dân Tối cao làm thế nào để điều hành quản lý cho tốt hơn, hiệuquả hơn
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp tổng hợp
4 4 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận chung, phụ lục, đề tài được kết cấu gồm 3chương :
Chương 1 : Khái quát về tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Chương 2 : Vai trò của Nhà quản trị trong công tác hoạch định nhân
sự tại Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Chương 3 : Giải pháp nâng cao vai trò của Nhà quản trị trong công tác hoạch định nhân sự tại Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Trang 8CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
1.1 Vị trí của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trong bộ máy Nhà nước Việt Nam
Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 26/7/1960 bằngmột đạo luật là Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân năm 1960 Theo quy địnhcủa Hiến pháp Việt Nam, Viện Kiểm sát Nhân dân là một hệ thống cơ quan nhànước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước
Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được tổchức ở 3 cấp, gồm:
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( hiện
Trang 9nay có 63 Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh)
- Viện Kiểm sát Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( hiệnnay có 691 Viện Kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh)
Trong hệ thống Viện Kiểm sát Nhân dân có các Viện Kiểm sát quân sự,gồm:
- Viện Kiểm sát Quân sự Trung Ương
- Viện Kiểm sát Quân sự cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn…
- Viện Kiểm sát Quân sự cấp khu vực
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Chức năng
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sátcác hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảođảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
- Các Viện Kiểm sát Nhân dân địa phương thực hành quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình
- Các Viện Kiểm sát Quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện Kiểm sát Nhân dân có nhiệm
vụ góp phần bảo về pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệtính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảođảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợiích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật
Quyền hạn
Theo quy định tại Điều luật 13 Luật tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân năm
2002, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện Kiểm sát Nhândân có những quyền hạn sau:
Trang 101 Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tốhoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
2 Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra;trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật
3 Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quyđịnh của pháp luật, nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi
tố về hình sự
4 Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam
và các biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết địnhcủa cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật
5 Hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra
6 Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉđiều tra, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự,Điều 17 Luật tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân năm 2002 quy định Viện Kiểmsát Nhân dân có những quyền hạn sau:
1 Đọc cáo trạng, quyết định của Viện Kiểm sát Nhân dân liên quan đếnviệc giải quyết vụ án tại phiên tòa
2 Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểuquan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với ngườibào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúcthẩm
3 Phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát Nhân dân về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm có:
- Ủy ban kiểm sát
- Văn phòng
- Các viện và tương đương
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng,
Trang 11Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác
1.3 Các chức danh tư pháp của Viện Kiểm sát Nhân dân
Trong hệ thống Viện Kiểm sát Nhân dân có các Kiểm sát viên, Điều traviên, Kiểm tra viên
- Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, làm nhiệm vụthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
- Điều tra viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật làm nhiệm vụđiều tra tội phạm
- Kiểm tra viên giúp lãnh đạo kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việcgiải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinhdoanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật; trong việctạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành phạt tù; thi hành cácbản án; trong công tác xét khiếu tố và một số nhiệm vụ pháp lý khác do Việntrưởng phân công, giúp lãnh đạo kiểm tra hồ sơ hoặc trực tiếp kiểm tra các vụ ánthuộc thẩm quyền của Viện Kiểm sát Nhân dân
1.4 Các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế - chức vụ(Vụ 1)
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xãhội (Vụ 1A)
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B)
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 1C)
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh (Vụ 2)
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3)
Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 4)
Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5)
Cục điều tra ( Cục 6)
Vụ khiếu tố ( Vụ 7)
Viện Khoa học Kiểm sát (Vụ 8)
Vụ tổ chức, cán bộ (Vụ 9)
Trang 12Vụ kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 10)
Vụ hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự
Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin
Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Thanh tra viên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Tạp chí Kiểm sát
Báo Bảo vệ pháp luật
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Phân Hiệu trưởng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ ChíMinh
Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TÁC
Trang 13HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
2.1 Giới thiệu về Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
2.1.1 Giới thiệu chung
Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là đơn vị tham mưu tổng hợp
và phục vụ thuộc tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Biên chế và tổ chức của Văn phòng gồm có Trưởng phòng, các Phótrưởng phòng, các chuyên viên và cán bộ Trưởng phòng Hành chính chịu tráchnhiệm trước Chánh Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về hoạt độngtheo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Phó trưởng phòng là người giúpTrưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những công việcđược giao Trong trường hợp Trưởng phòng vắng mặt, việc điều hành hoạt độngcủa Văn phòng sẽ do Phó trưởng phòng thường trực chịu trách nhiệm, thay mặtTrưởng phòng điều hành thực hiện nhiệm vụ của phòng và báo cáo lãnh đạo vănphòng
Văn phòng là đầu mối tập trung thống nhất về việc tiếp nhận, ban hành vàquản lý tài liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác trong toàn ngành theo nguyên tắctập trung thống nhất và quản lý hành chính Nhà nước trong ngành Kiểm sátnhân dân
- Đảm bảo phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của cơ quanViện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Nghiên cứu nắm vững về đường lối, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết củaĐảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động Kiểm sát; tổ chức,theo dõi thông tin về tình hình tội phạm, kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa ngành Kiểm sát; tham mưu giúp lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
xử lý thông tin kịp thời, chính xác
- Dự thảo và trình lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao các Chỉ thị,
Trang 14chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát theo định kì hoặc từng lĩnhvực công tác cụ thể; giúp Lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao theo dõi và
tổ chức kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, chương trình, kế hoạch công tác, tổ chức
sơ kết và tổng kết công tác của ngành
- Xây dựng các loại báo cáo định kì của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối caogồm: tuần, tháng, sáu tháng và năm, các báo cáo chuyên đề theo chức năng tổnghợp, báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trước Quốc hội,báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịchnước về tình hình tội phạm và công tác kiểm sát; các báo cáo phối hợp liênngành; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Viện trưởng
- Làm thư ký ghi chép nội dung các cuộc họp của Ủy ban kiểm sát, baogồm cả cuộc họp Ủy ban kiểm sát mở rộng
- Tổ chức, theo dõi, quản lý công tác văn thư, lưu trữ toàn ngành về mặthành chính – tư pháp Thực hiện tác nghiệp kỹ thuật hành chính, theo dõi, quản
lý công tác hệ thống hóa pháp luật toàn ngành; giúp Viện trưởng Viện Kiểm sátNhân dân Tối cao quản lý, kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.Bảo đảm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện Kiểmsát Nhân dân Tối cao kịp thời, chính xác
- Tổ chức quản lý việc in ấn, sao, chụp văn bản, tài liệu của cơ quan ViệnKiểm sát Nhân dân Tối cao và các văn bản, tài liệu gửi Viện Kiểm sát các cấp.Quản lý việc xây dựng hệ thống sổ hành chính, nghiệp vụ kiểm sát, phối hợp in,gửi Viện Kiểm sát các cấp áp dụng thống nhất toàn ngành
- Tổ chức và quản lý hoạt động trang tin điện tử (Website) của Viện Kiểmsát Nhân dân Tối cao
- Tổ chức, quản lý thống nhất công tác cơ yếu của Viện Kiểm sát Nhândân các cấp, bảo đảm thông tin bí mật, chính xác, kịp thời
- Phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế tham mưu giúp Viện trưởng ViệnKiểm sát Nhân dân Tối cao tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế Tổ chứcthực hiện chủ trương, kế hoạch, quyết định của lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhândân tối cao về hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân
Trang 15- Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xây dựng mối quan
hệ với các Bộ, Ban, ngành Trung ương, các địa phương liên quan đến công tácquản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện; tiếp đón khách trong nước, phốihợp với Vụ Hợp tác quốc tế tiếp và đón khách nước ngoài
- Giúp Viện trưởng và Hội đồng thi đua cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dânTối cao, Hội đồng thi đua ngành tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua, thẩm định,kiểm tra kết quả thi đua, tổ chức sơ kết, tổng kết, xét duyệt thi đua – khenthưởng theo quy định của Nhà nước, thực hiện chế độ khen thưởng thi đua trongngành Kiểm sát Nhân dân
- Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnhđạo Viện, lãnh đạo đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức Viện Kiểm sát Nhândân Tối cao theo chế độ của Nhà nước
- Tổ chức công tác thường trực bảo vệ, đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn
cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Đảm bảo ôtô, xe máy phục vụ nhu cầu công tác của cán bộ, công chức
cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, công chức cơ quanViện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Quản lý, chỉ đạo hoạt động các Trung tâm tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ và Nhà khách của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Lập dự toán ngân sách của cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân Tối caotheo quy định của Luật ngân sách Nhà nước Quản lý, sử dụng nguồn kinh phíđược cấp theo đúng chế độ kế toán tài chính, quản lý tài sản, trang phục và cácphương tiện phục vụ công tác, đảm bảo các yêu cầu phục vụ công tác chuyênmôn của cơ quan Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Thực hiện nghiêm chỉnh quyđịnh của Nhà nước và của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về công tác hậu cần
- Tổ chức nhà ăn phục vụ cán bộ, công chức trong cơ quan Viện Kiểm sátNhân dân Tối cao
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Trang 16Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm:
Đại diện Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh
Trung tâm tập huấn và dịch vụ Miền Đông Nam Bộ
Trung tâm tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Viện Kiểm sát Nhân dân Tốicao tại Nghệ An
2.2 Cơ sở lý luận về hoạch định nhân sự trong Văn phòng
2.2.1 Hoạch định nhân sự
Khái niệm: hoạch định nguồn nhân sự là quá trình xem xét các nhu cầu về
nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức để từ đó vạch ra kế hoạch tuyển dụng,đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả cho cơ quan, tổ chức
2.2.2 Hoạch định số lượng nhân sự làm công tác trong Văn phòng
a Mục tiêu
- Giúp Văn phòng đáp ứng đầy đủ số lượng người làm công tác Vănphòng, tránh tình trạng quá tải trong công việc
- Giúp Văn phòng có thể phân công bố trí công việc hỗ trợ cho các đơn
vị, cá nhân khác trong cơ quan để giải quyết kịp thời các công việc đặt ra
- Trên cơ sở hoạch định số lượng nhân sự giúp cho Văn phòng ổn định
về quy mô, dự phòng được công tác nhân sự
b Phương pháp để đạt được mục tiêu số lượng cán bộ trong công tác Vănphòng