VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI BÀI TẬP CÁ NHÂNTƯ PHÁP QUỐC TẾĐề 10: Anh chị hãy phân tích vấn đề xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam và trong các Điều ước quốc tế.Họ và tên:Phan Quốc NghiệpMã số sinh viên: 1353801010057Lớp:K1BHà Nội, 2016 MỞ ĐẦUBồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài, có nghĩa là: các bên chủ thể bao gồm bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân); hay hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoàiChế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới về vấn đề này đã làm phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định để giải quyết vấn đề này để bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan.Với mục đích tìm hiểu một cách chi thiết hơn về vấn đề này, chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Anh chị hãy phân tích vấn đề xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam và trong các Điều ước quốc tế” làm bài tập cá nhân lớn học kì của mình.Nội dung bài viết của tôi gồm các phần sau đây:I.Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế.II.Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.III.Quan điểm của Việt Nam về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.IV.Quan điểm về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài có trong một số điều ước quốc tế. NỘI DUNGI.Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế.Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới về vấn đề này đã làm phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định để giải quyết vấn đề này để bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan.Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào. Các bên nói trên vẫn có trách nhiệm với nhau trong việc bồi thường thiệt hại trước sự kiện gây ra thiệt hại ngoài dự kiến về tài sản hoặc về tinh thần. Cụ thể người gây thiệt hại là người duy nhất phải thực hiện trách nhiệm trước người bị hại và người bị hại có quyền yêu cầu người gây hại phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Từ đó cơ thể hiểu, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì không có hợp đồng) mà chỉ giải quyết trên cơ sở của pháp luật quy định là thiệt hại thực tế đã gây ra.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là quan hệ trách nhiệm có yếu tố nước ngoài. Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong các yếu tố sau đây:Thứ nhất, các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân). Ví dụ: Công dân Việt Nam lái ô tô gây thiệt hại cho công dân Lào về sức khoẻ và tài sản.Thứ hai, hành vi gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài. Ví dụ: hai công dân Việt Nam đi lao động hợp tác tại Campuchia gây thiệt hai cho nhau về tài sản.II.Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại một số hệ thuộc luật để giải quyết vấn đề xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau:Luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. (Lex loci delicti commisi)Luật nơi xảy xa hành vi gây thiệt hại.Luật nơi xảy ra thiệt hại.Luật cư trú của các bên. (Lex Domicilli)Luật do các bên lựa chọn.Những hệ thuộc luật này được sử dụng khá phổ biến trên thế giới trong việc giải quyết vấn đề xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng những hệ thuộc luật nào để giải quyết thì các quốc gia lại có nhưng quan điểm khác nhau và chưa có sự thống nhất chung.Hiện nay có thể thấy rằng, đa số pháp luật của các quốc gia đều áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commisi) để giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên cách hiểu như thể nào là nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật thì trên thế giới cũng có những quan điểm khác nhau về vấn đề này và phổ biến là ba luồng quan điểm sau:Theo pháp luật của Italia, Hy lạp áp dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. Theo quan điểm này, thì khi giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các cơ quan Tư pháp của các nước này sẽ áp dụng hệ thuộc luật nơi có hành vi gây thiệt hại xảy ra. Khi chỉ áp dụng dụng hệ thuộc luật này thì gặp một số khó khăn trong việc giải quyết những vụ việc mà hành vi gây thiệt hại được thực hiện ở nước này nhưng hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó lại phát sinh ở một nước khác.Theo pháp luật của Anh và Hoa Kỳ thì quy định nơi vi phạm pháp luật là nơi phát sinh hậu quả thực tế do hành vi gây thiệt hại gây ra. Theo quan điểm này, người ta sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi có hiện diện của hậu quả thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Kết hợp cả hai quan điểm nêu trên, pháp luật của một số nước (Đông âu) quy định áp dụng cả hai loại pháp luật. Đó là pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể pháp luật nước nào có lợi hơn khi áp dụng.III.Quan điểm của Việt Nam về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.Theo quy định pháp luật Việt Nam, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 773 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”Như vậy, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm phạm pháp luật (Lex loci delicti commisi) và với quan điểm là pháp luật của nước xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc pháp luật nơi có thiệt hại thực tế xảy ra. Việc áp dụng hệ thuộc luật này thể hiện tính khách quan, công bằng đối với mỗi bên đương sự bởi vì không phải lúc nào bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại cũng có cùng quốc tịch hoặc nơi cư trú. Hơn nữa, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để Tòa án có thẩm quyền điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh thiệt hại thực tế, lợi ích của bên bị thiệt hại cũng vì thế mà được bảo đảm chặt chẽ hơn.Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đó là nhà làm luật chỉ quy định chung là “xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại” mà không đưa ra thứ tự ưu tiên áp dụng luật như thế nào. Do đó, đây là vấn đề cần được hướng dẫn rõ ràng hơn để tránh việc các cơ quan có thẩm quyền áp dụng luật một cách tùy tiện, không thống nhất, chẳng hạn: có thể theo hướng ưu tiên áp dụng luật có lợi hơn cho đương sự; hoặc theo hướng ưu tiên áp dụng luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại trước, nếu không xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại thì sẽ xem xét áp dụng luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại; hoặc có thể để cho các bên đương sự có quyền đề xuất chọn luật áp dụng.Ngoài ra, trên thực tế, đối với những trường hợp không thể xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại nằm trong lãnh thổ của một quốc gia nhất định như các trường hợp thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả, pháp luật nước ta cũng đã dự liệu tại khoản 2 Điều 773 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, hệ thuộc luật quốc tịch của tàu bay, tàu biển sẽ được áp dụng để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, một điểm bất cập đặt ra khiến cho quy định này khó có được tính khả thi đó là nhà làm luật đã không dự liệu tới các trường hợp như: tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ được điều chỉnh như thế nào; các tàu bay, tàu biển có quốc tịch khác nhau va chạm nhau gây thiệt hại cũng không có cơ sở để điều chỉnh. Khoản 3 Điều 773 Bộ luật Dân sự 2005 đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự để giải quyết khi hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà họ lại có cùng quốc tịch Việt Nam. Quy định này giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết có cơ sở pháp lý rõ ràng để áp dụng. Đồng thời, do luật quốc tịch gần gũi với các bên đương sự hơn cả nên việc áp dụng hệ thuộc này là phù hợp và có thể đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự. Hướng dẫn quy định này, khoản 2 Điều 17 Nghị định 1382006 ngày 15112006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã quy định như sau: “2. Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tuân theo các quy định tại Chương XXI Phần thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan”.
Trang 1
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TẬP CÁ NHÂN
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề 10: Anh chị hãy phân tích vấn đề xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam và trong các Điều ước
quốc tế.
Họ và tên: Phan Quốc Nghiệp
Mã số sinh viên: 1353801010057 Lớp: K1B
Hà Nội, 2016
z
Trang 3MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự
về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài, có nghĩa là: các bên chủ thể bao gồm bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại
có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân); hay hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống các chế định của pháp luật dân
sự Việt Nam cũng như các quốc gia khác Sự khác biệt giữa các
hệ thống pháp luật trên thế giới về vấn đề này đã làm phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Pháp luật Việt Nam đã có những quy định để giải quyết vấn đề này để bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan
Với mục đích tìm hiểu một cách chi thiết hơn về vấn đề
này, chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Anh chị hãy phân tích vấn đề xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam và trong các Điều ước quốc tế” làm bài tập cá nhân lớn học kì của mình.
Nội dung bài viết của tôi gồm các phần sau đây:
trong Tư pháp quốc tế
Trang 4II Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về vấn
đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
đồng có yếu tố nước ngoài có trong một số điều ước quốc tế
Trang 5NỘI DUNG
I Khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong Tư pháp quốc tế.
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống các chế định của pháp luật dân
sự Việt Nam cũng như các quốc gia khác Sự khác biệt giữa các
hệ thống pháp luật trên thế giới về vấn đề này đã làm phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Pháp luật Việt Nam đã có những quy định để giải quyết vấn đề này để bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan
Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào Các bên nói trên vẫn
có trách nhiệm với nhau trong việc bồi thường thiệt hại trước sự kiện gây ra thiệt hại ngoài dự kiến về tài sản hoặc về tinh thần
Cụ thể người gây thiệt hại là người duy nhất phải thực hiện trách nhiệm trước người bị hại và người bị hại có quyền yêu cầu người gây hại phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của mình
Từ đó cơ thể hiểu, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra
Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì không có hợp đồng)
Trang 6mà chỉ giải quyết trên cơ sở của pháp luật quy định là thiệt hại thực tế đã gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là quan hệ trách nhiệm có yếu tố nước ngoài Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân) Ví dụ: Công dân Việt Nam lái ô tô gây thiệt hại cho công dân Lào về sức khoẻ và tài sản
Thứ hai, hành vi gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của
hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài Ví dụ: hai công dân Việt Nam đi lao động hợp tác tại Campuchia gây thiệt hai cho nhau về tài sản
II Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới về
vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu
tố nước ngoài.
Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại một số hệ thuộc luật
để giải quyết vấn đề xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau:
delicti commisi)
Trang 7 Luật do các bên lựa chọn.
Những hệ thuộc luật này được sử dụng khá phổ biến trên thế giới trong việc giải quyết vấn đề xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, việc
sử dụng những hệ thuộc luật nào để giải quyết thì các quốc gia lại có nhưng quan điểm khác nhau và chưa có sự thống nhất chung
Hiện nay có thể thấy rằng, đa số pháp luật của các quốc gia đều áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commisi) để giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên cách hiểu như thể nào là nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật thì trên thế giới cũng có những quan điểm khác nhau về vấn đề này và phổ biến là ba luồng quan điểm sau:
Theo pháp luật của Italia, Hy lạp áp dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại Theo quan điểm này, thì khi giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các cơ quan Tư pháp của các nước này sẽ áp dụng hệ thuộc luật nơi có hành vi gây thiệt hại xảy ra Khi chỉ áp dụng dụng hệ thuộc luật này thì gặp một
số khó khăn trong việc giải quyết những vụ việc mà hành vi gây thiệt hại được thực hiện ở nước này nhưng hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó lại phát sinh ở một nước khác
Theo pháp luật của Anh và Hoa Kỳ thì quy định nơi vi phạm pháp luật là nơi phát sinh hậu quả thực tế do hành vi gây thiệt hại gây ra Theo quan điểm này, người ta sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi có hiện diện của hậu quả thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trang 8Kết hợp cả hai quan điểm nêu trên, pháp luật của một số nước (Đông âu) quy định áp dụng cả hai loại pháp luật Đó là pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế tuỳ theo hoàn cảnh
cụ thể pháp luật nước nào có lợi hơn khi áp dụng
III Quan điểm của Việt Nam về vấn đề bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy
định tại Điều 773 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
“1 Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.
2 Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
3 Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Như vậy, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm phạm pháp luật (Lex loci delicti commisi) và với quan điểm là pháp luật của nước xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc pháp luật nơi có thiệt hại thực tế xảy ra Việc áp dụng hệ thuộc luật này thể hiện
Trang 9tính khách quan, công bằng đối với mỗi bên đương sự bởi vì không phải lúc nào bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại cũng có cùng quốc tịch hoặc nơi cư trú Hơn nữa, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để Tòa án có thẩm quyền điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh thiệt hại thực tế, lợi ích của bên bị thiệt hại cũng vì thế mà được bảo đảm chặt chẽ hơn
Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đó là nhà làm luật chỉ quy định chung là “xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại” mà không đưa ra thứ tự ưu tiên áp dụng luật như thế nào Do đó, đây là vấn đề cần được hướng dẫn rõ ràng hơn để tránh việc các cơ quan có thẩm quyền áp dụng luật một cách tùy tiện, không thống nhất, chẳng hạn: có thể theo hướng ưu tiên áp dụng luật có lợi hơn cho đương sự; hoặc theo hướng ưu tiên áp dụng luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại trước, nếu không xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại thì sẽ xem xét áp dụng luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại; hoặc có thể để cho các bên đương sự có quyền đề xuất chọn luật áp dụng
Ngoài ra, trên thực tế, đối với những trường hợp không thể xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại nằm trong lãnh thổ của một quốc gia nhất định như các trường hợp thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả,
pháp luật nước ta cũng đã dự liệu tại khoản 2 Điều 773 Bộ
luật Dân sự 2005 Theo đó, hệ thuộc luật quốc tịch của tàu
bay, tàu biển sẽ được áp dụng để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Tuy nhiên, một điểm bất cập đặt ra khiến cho quy định này khó có được tính khả thi đó là nhà làm luật đã không dự liệu tới các trường hợp như: tàu bay, tàu biển
Trang 10không mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ được điều chỉnh như thế nào; các tàu bay, tàu biển có quốc tịch khác nhau va chạm nhau gây thiệt hại cũng không có cơ sở để điều chỉnh
Khoản 3 Điều 773 Bộ luật Dân sự 2005 đã áp dụng hệ
thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự để giải quyết khi hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà họ lại
có cùng quốc tịch Việt Nam Quy định này giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết có cơ sở pháp lý rõ ràng để áp dụng Đồng thời, do luật quốc tịch gần gũi với các bên đương sự hơn cả nên việc áp dụng hệ thuộc này là phù hợp và có thể đảm bảo quyền
và lợi ích của các bên đương sự Hướng dẫn quy định này,
khoản 2 Điều 17 Nghị định 138/2006 ngày 15/11/2006
quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã quy định như sau: “2 Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tuân theo các quy định tại Chương XXI Phần thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan”.
Như vậy, trong việc điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật Tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng pháp luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật với việc kết hợp cả hai quan điểm là theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc theo pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại và áp dụng pháp luật quốc tịch của các đương sự
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có quy định để điều chỉnh vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên, do các quan hệ trong đời sống quốc
tế ngày càng phát triển nên các quy định này vẫn chưa thể điều
Trang 11chỉnh hết các tình huống xảy ra trong thực tiễn Do đó, Bộ luật
dân sự Việt Nam 2015 đã ra đời để sửa đổi, bổ sung kịp thời
để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích của đương sự, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giao lưu dân sự quốc tế
Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 có quy đinh về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Điều
678 như sau:
“1 Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2 Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi
cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.”
Như vậy, có thể thấy ở Bộ luật dân sự Việt Nam 2015
đã thừa nhận ba hệ thuộc luật sau:
delicti commisi)
Tuy vẫn sử dụng hệ luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commisi) nhưng cách nhìn nhận thế nào là nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật lại khác so với trước Chúng ta không thừa nhận nó là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại
và chỉ thừa nhận đó là nơi xảy ra thiệt hại thực tế Nó đặc biệt giúp ích trong công tác xác định thiệt hại thực tế của cơ quan
Trang 12Tòa án để bồi thường sao cho tương xứng với những thiệt hại đã xảy ra
Hơn nữa việc ghi nhận đến sự thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng
để giải quyết tranh chấp đã thể hiện được một đặc trưng của quan hệ dân sự đó là việc tự do thỏa thuận của đương sự
Việc quy định như vậy không chỉ khắc phục được một số bất cập nêu trên mà còn phù hợp với xu hướng pháp triển chung của thế giới và giúp ích rất lớn trong việc giải quyết những vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế
IV Quan điểm về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài có trong một số điều ước quốc tế.
Trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
có yếu tố nước ngoài, bên cạnh giải quyết theo pháp luật Việt Nam như đã nêu trên, Tư pháp quốc tế còn có cách giải quyết khác không kém phần hiệu quả Đó là cách thức giải quyết trên
cơ sở các quy định của điều ước quốc tế Các quy định của điều ước quốc tế ở đây chủ yếu được kể đến là các quy định quy phạm xung đột pháp luật được ghi trong các Hiệp định tương trợ
tư pháp về dân sự
Hiện nay, có thể thấy các hiệp định này có cách giải quyết tương đối giống nhau trong việc xác định luật giải quyết vấn đề bồi thường Cụ thể, hiệp định thường chia thành hai trường hợp:
Trong truờng hợp các bên chủ thể (người bị hại và người gây hại) cùng quốc tịch: các hiệp định ghi nhận việc áp
Trang 13dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự để giải quyết
Trong truờng hợp các bên chủ thể (người bị hại và người gây hại) khác quốc tịch, áp dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật
Hiện nay, Việt Nam đã kí kết Hiệp định tương trợ Tư pháp với khoảng 15 nước Các Hiệp định cơ bản đều có điều khoản quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài Cụ thể Hiệp định với Liên Xô (cũ) tại Điều 33, với Tiệp Khắc tại Điều 33, với Hunggari tại Điều 30, với Bungari tại Điều 31, với Ba Lan tại Điều 38, với Lào tại Điều 23, với Liên Bang Nga tại điều 37, với ucraina tại Điều 33, với Mông Cổ tại Điều 41và với Bêlarút tại Điều 39 Còn lại ba Hiệp định là Hiệp định với Cuba, Hiệp định với Trung Quốc và Hiệp định với Cộng Hoà Pháp không có điều khoản quy định về vấn đề này
Nội dung của điều khoản quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong các Hiệp định kể trên tương đối thống nhất Ví dụ, Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên Bang Nga năm 1998 quy định:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật) được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của một Bên ký kết hoặc đều được thành lập hoặc có trụ sở ở một Bên ký kết, thì áp dụng pháp của Bên kí kết đó ”.