1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề tài : Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả.

20 452 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 247,86 KB

Nội dung

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI  BÀI TẬP NHÓM TƯ PHÁP QUỐC TẾ Đề tài : Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 LỚP K1B 1) Phan Quốc Nghiệp 2) Nguyễn Tuấn Anh 3) Bùi Đức Hiếu 4) Nguyễn Đình Tú 5) Nguyễn Lương Đức 6) Lê Mạnh Khởi Hà Nội, 2016  MỞ ĐẦU Công ước Berne là công ước quốc tế đa phương đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả và là công ước quan trọng nhất trong hệ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Việt Nam tham gia công ước này từ năm 2004, đây là một bước đi tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế. Khi tham gia Công ước Berne, đã rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học... của Việt Nam được bảo hộ trên nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, chúng ta cũng phải xây dựng một hành lang pháp lý để bảo hộ cho các tác phẩm nước ngoài tại Việt Nam. Điều này đã tạo nên những chuyển biến đáng được ghi nhận trong việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Qua hơn 10 năm tham gia vào Công ước này, mà Việt Nam vẫn đứng trước một thưc tế rằng quyền tác giả nói chung và quyền tác giả nước ngoài nói riêng bị xâm phạm ở mức độ cao. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng của việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, xây đựng một hệ thông pháp luật hoàn thiện để bảo hộ quyền tác giải cho các tac giả đặc biệt là các tác giả nước ngoài. Xuất phát từ mục đích trên, nhóm 2 lớp K1B chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả”. Qua đó, có thể giúp giúp các bạn có thể hiểu một cách sơ bộ về việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài và đưa gia một số kiến nghị để pháp giúp hoàn hiện hơn về hệ thông pháp luật trong lĩnh vực này.   NỘI DUNG A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI KỂ TỪ KHI VIỆT NAM THAM GIA CÔNG ƯỚC BERNE NĂM 1886 VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ. I. Khái quát chung về Công ước Berne. 1. Công ước Berne công ước quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả trên thế giới. Công ước Berne được lấy ý tưởng về một thỏa thuận quốc tế đa phương nhằm bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi châu Âu. Sau một thời gian thương lượng, đàm phán, ngày 991886 tại Berne, Thụy Sĩ, 10 nước châu Âu đã thông qua thỏa thuận quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả : Công ước Berne Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Berne ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới với vai trò tiên phong của các nước châu Âu, đồng thời cũng là những nước sáng lập ra Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). 2. Những lợi ích chủ yếu khi tham gia Công ước. WIPO đã tổng kết kinh nghiệm thực tế của hơn 110 năm áp dụng, phát triển Công ước và đã rút ra kết luận chung là quyết định gia nhập Công ước Berne của một nước là một hành động vì lợi ích của chính nước đó. Lợi ích chủ yếu đối với quốc gia nhập Công ước Berne là các tác phẩm của tác giả quốc gia đó tự động được bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên khác. Từ đó, các tác giả có thể được hưởng những lợi ích kinh tế tại các thị trường rộng lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước. Mặt khác, việc gia nhập Công ước Berne có thể sẽ làm cho vị thế cạnh tranh của các tác giả tại thị trường trong nước tăng lên, bởi vì các tác phẩm của tác giả nước ngoài chỉ có thể được đưa vào thị trường các quốc gia thành viên khi được họ cho phép; mặt khác cũng không thể duy trì được lâu trên thị trường các tác phẩm nước ngoài với giá thấp hơn giá nội địa bởi những đòi hỏi của việc ủy quyền phân phối tác phẩm không cho phép như vậy. Đây có thể được xem như là một yếu tố quan trọng đối với việc khuyến khích sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp quyền tác giả trong nền kinh tế thị trường của các quốc gia thành viên. Một khi đã gia nhập Công ước Berne thì quốc gia đó trở thành một bộ phận của hệ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong hệ thống thương mại quốc tế. Đây là một điều hết sức quan trọng đối với quá trình giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, công nghệ và các sản phẩm công nghiệp giải trí. Hơn thế nữa, các chuẩn mực thực chất của Công ước Berne được ghi nhận trong Hiệp định TRIPS với tư cách là những chuẩn mực cần thiết tối thiểu cho việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đóng một vai trò thiết yếu để các quốc gia có thể đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng thông qua việc trao đổi hàng hóa dịch vụ với nước ngoài. 3. Những đòi hỏi gia nhập Công ước Berne đối với Việt Nam. Trong một thời gian dài, các tác phẩm do tác giả Việt Nam sáng tạo không được xem xét đúng mức như những tài sản thuộc sở hữu trí tuệ. Tác giả không biết mình có quyền và nghĩa vụ gì, không có những đòi hỏi gì. Còn các tổ chức sử dụng tác phẩm phần đông lại dành cho mình toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không cần để ý đến quyền lợi tinh thần và vật chất của tác giả. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian qua cũng cho thấy, quyền tác giả nói chung và đặc biệt là tác giả nước ngoài bị xâm phạm ở mức độ cao. Xuất phát từ đặc thù của Việt Nam là Nhà nước độc quyền về in ấn, xuất bản, phát thanh và truyền hình..., vì vậy, có hiện tượng các cơ quan, tổ chức kinh doanh Nhà nước có thẩm quyền trên lĩnh vực này xâm phạm quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, sao chép và phổ biến các bản sao tác phẩm nước ngoài để sử dụng trong nước. Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng nhiều tác phẩm nước ngoài được nhập lậu vào Việt Nam để rồi lại được các cá nhân, tổ chức kinh doanh tư nhân nhân bản và phổ biến trên quy mô thương mại với giá rất thấp, cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh văn hóa phẩm của Nhà nước và lấn át các tác phẩm của tác giả trong nước. Xét về khía cạnh kinh tế thì việc sử dụng không xin phép và không trả tiền tác giả đã tạo ra nhiều lợi nhuận cho những tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh văn hóa phẩm, bởi các đối tượng này giảm được rất nhiều chi phí đầu vào. Còn xét về khía cạnh văn hóa nghệ thuật và khoa học công nghệ thì việc tự do khai thác các tác phẩm nước ngoài cũng đã góp phần đa dạng hóa các loại hình văn hóa phẩm, kể cả về hình thức lẫn nội dung, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân. Do giá bán các tác phẩm nước ngoài được sao chép ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các bản sao chính thức của nước ngoài, nhiều người dân bình thường vẫn có thể mua được để nghiên cứu và thưởng thức. Phải thừa nhận rằng trong thời gian qua, nếu không có hiện tượng vi phạm quyền tác giả nước ngoài một cách tích cực, thì trình độ dân trí khó có thể đạt được như hiện nay. Tuy nhiên, người sử dụng tác phẩm nước ngoài để kinh doanh không phải xin phép và trả tiền cho tác giả, nên họ có thể đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà không lựa chọn tác phẩm cho phù hợp với điều kiện, lối sống, phong tục tập quán của Việt Nam, vô tình họ còn góp phần tuyên truyền những loại văn hóa phẩm thiếu lành mạnh hoặc làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Hơn nữa, họ không chịu ràng buộc với các điều kiện bảo đảm uy tín cho tác giả nên có thể đưa ra những bảo sao kém chất lượng, gây thiệt hại cho tác giả và cho người tiêu dùng. Việc sử dụng tràn lan các tác phẩm nước ngoài ở Việt Nam đang dẫn đến nguy cơ làm hạn chế, thậm chí có thể làm thui chột hoạt động sáng tạo ở Việt Nam ; tạo cơ hội cho việc hình thành thói xấu sính ngoại, coi thường hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và khoa học của người Việt Nam. Vì vậy, việc tham gia Công ước Berne là một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. 4. Tác động của các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả trong công ước Berne đối với Việt Nam. Tháng 102004, Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam. Có thể nói nó đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình hộ nhập quốc tế và có thể coi là ngày mở ra một tương lai cho ngành công nghiệp bản quyền ở Việt Nam. Từ khi trở thành thành viên của Công ước Berne, Việt Nam có trách nhiệm bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả vả chủ sử hữu quyền tác giả trong nước cũng như cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của các quốc gia khác là thành viên Công ước. Đồng thời các quốc gia thành viên khác của Công ước cũng sẽ có nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Việt Nam. Từ đó mở ra cho các tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm, các nhà đầu tư tài chính và dịch vụ trong lĩnh vực này của Việt Nam có thể thuận tiện trong việc chuyển giao quyền tác giả của các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có lợi thế. Về mở rộng đầu tư và mở rộng thị trường các tác phẩm văn học nghệ thuật của Việt Nam tại các quốc gia thành viên công ước và các của các quốc gia thành viên công ước tại Việt Nam cũng được phát triển hơn. Bên cạnh đấy, môi trường văn hóa của Việt Nam cũng được văn minh hơn, tránh tình trạng vi phạm bản quyền, dùng tác phẩm của người khác để khai thác lợi nhuận. II. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam từ khi tham gia Công ước Berne. 1. Thành tựu. Kể từ ngày gia nhập Công ước Berne ( ngày 26 tháng 10 năm 2004), Việt Nam đà đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau: Gia nhập Công ước Berne, Việt Nam đã tạo cho mình những tiền đề đáng kể từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong vòng chưa đầy 3 năm từ khi gia nhập Công ước Berne, Việt Nam đã lần lượt tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác gia như: Công ước Gieneva, Công ước Rome, Hiệp định TRIPs... Đây là cơ hội đổ Việt Nam vận dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về quyền tác giả phù hợp với pháp luật quốc tế. Cũng từ sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne, hệ thống tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả đã được thành lập, góp phần tạo niềm tin cho các tác giả tập trung sáng tác, cống hiến. Đồng thời, số lượng giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả được cấp cho các tác giả Việt Nam nói chung và các giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói riêng tăng rất nhanh. Điều này cũng dễ hiểu, bởi việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam đã khá phù hợp với pháp luật quốc tế, được pháp luật bảo vệ sẽ tạo niềm tin, động lực cho các tác giả muốn bảo hộ các tác phẩm của chính mình. Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan được tăng cường có hiệu quả. Từ năm 2001 đến năm 2010 đã có trên 100 chương trinh hội nghị, tập huấn, hội thảo quốc gia và quốc tế được thực hiện với gần 10 nghìn lượt người tham dự. Website quyền tác giả Việt Nam ra đời từ năm 2004, đến cuối năm 2010 đã có trên 40 triệu lượt truy cập. Điều đó cỏ nghĩa là công chúng đã ý thức hơn đến vấn đề bản quyền trong việc khai thác, sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học và chấp hành tốt các quy định liên quan đến vấn đề này, ví dụ: năm 2009 Cục bản quyền đã thụ lý hồ sơ, cấp 4560 giấy chứng nhận cho 4560 tác giả, chủ sở hữu miền Bắc. Càng ngày số lượng chủ thể nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục bản quyền tác giả càng nhiều. Tính đến 15122010 Cục bản quyền đã cấp 3629 Giấy chứng nhận quyền tác giả, Giấy chứng nhận quyền liên quan. Về tổ chức, sau khi gia nhập Liên hiệp Berne hệ thống tổ chức quản lý quyền tác giả bao gồm: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC), Trung tâm quyền tác giả văn học (VLCC), hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV)... đã được thành lập và hoạt động rất hiệu quả. góp phần quan trọng trong việc tự bảo vệ quyền và tạo niềm tin cho các văn nghệ sĩ và nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Năm 2008 VCPMC đà thu được 15 tỷ đồng tiền tác quyền cho các nhạc sỹ và tác giả. Đến năm 2010 thu hơn 32 tỷ trong đó có gần 3 tỷ đồng thu từ dịch vụ karaoke đây được coi là thành công nhất năm này. Công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan thực thi được tăng cường đảm bảo cho Công ước Berne được thực hiện nghiêm túc ở Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền đà kết hợp với các ban ngành có liên quan về tổ chức kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến quyền tác giả. phát hiện và xử lý nhiều cơ sở vi phạm như việc UBND TP.HCM đà ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 500 triệu đồng đối với Công ty TNHH phát hành sách Sài Gòn đã sử dụng, sao chép bất hợp pháp tác phẩm của người khác. Từ năm 2001 đến nay, đã có trên 20 vụ án về quyền tác giả và quyền liên quan được các tòa dân sự, kinh tế xem xét và xử lý.

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI



BÀI TẬP NHÓM

TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Đề tài : Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham

gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2- LỚP K1B 1) Phan Quốc Nghiệp

2) Nguyễn Tuấn Anh 3) Bùi Đức Hiếu 4) Nguyễn Đình Tú 5) Nguyễn Lương Đức 6) Lê Mạnh Khởi

Hà Nội, 2016

z

Trang 2

MỞ ĐẦU

Công ước Berne là công ước quốc tế đa phương đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả và là công ước quan trọng nhất trong hệ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Việt Nam tham gia công ước này từ năm 2004, đây là một bước đi tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế Khi tham gia Công ước Berne, đã rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của Việt Nam được bảo hộ trên nhiều quốc gia trên thế giới Chính vì vậy, chúng ta cũng phải xây dựng một hành lang pháp lý để bảo hộ cho các tác phẩm nước ngoài tại Việt Nam Điều này đã tạo nên những chuyển biến đáng được ghi nhận trong việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Qua hơn 10 năm tham gia vào Công ước này, mà Việt Nam vẫn đứng trước một thưc tế rằng quyền tác giả nói chung và quyền tác giả nước ngoài nói riêng bị xâm phạm ở mức độ cao Chính vì vậy, chúng ta cần phải đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng của việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Từ đó, xây đựng một hệ thông pháp luật hoàn thiện để bảo hộ quyền tác giải cho các tac giả đặc biệt là các tác giả nước ngoài

Xuất phát từ mục đích trên, nhóm 2 lớp K1B chúng tôi đã quyết định chọn

đề tài: “Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả” Qua đó, có thể giúp

giúp các bạn có thể hiểu một cách sơ bộ về việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài và đưa gia một số kiến nghị để pháp giúp hoàn hiện hơn về hệ thông pháp luật trong lĩnh vực này

Trang 3

NỘI DUNG

A ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI KỂ TỪ KHI VIỆT NAM THAM GIA CÔNG ƯỚC BERNE NĂM 1886 VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ.

I Khái quát chung về Công ước Berne.

1 Công ước Berne - công ước quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả trên thế giới.

Công ước Berne được lấy ý tưởng về một thỏa thuận quốc tế đa phương nhằm bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi châu Âu Sau một thời gian thương lượng, đàm phán, ngày 9/9/1886 tại Berne, Thụy Sĩ, 10 nước châu Âu đã thông qua thỏa thuận quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả : Công ước Berne - Công ước

về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Công ước Berne ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới với vai trò tiên phong của các nước châu Âu, đồng thời cũng là những nước sáng lập ra Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)

2 Những lợi ích chủ yếu khi tham gia Công ước.

WIPO đã tổng kết kinh nghiệm thực tế của hơn 110 năm áp dụng, phát triển Công ước và đã rút ra kết luận chung là quyết định gia nhập Công ước Berne của một nước là một hành động vì lợi ích của chính nước đó

Lợi ích chủ yếu đối với quốc gia nhập Công ước Berne là các tác phẩm của tác giả quốc gia đó tự động được bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên khác Từ

đó, các tác giả có thể được hưởng những lợi ích kinh tế tại các thị trường rộng lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước Mặt khác, việc gia nhập Công ước Berne

có thể sẽ làm cho vị thế cạnh tranh của các tác giả tại thị trường trong nước tăng

Trang 4

lên, bởi vì các tác phẩm của tác giả nước ngoài chỉ có thể được đưa vào thị trường các quốc gia thành viên khi được họ cho phép; mặt khác cũng không thể duy trì được lâu trên thị trường các tác phẩm nước ngoài với giá thấp hơn giá nội địa bởi những đòi hỏi của việc ủy quyền phân phối tác phẩm không cho phép như vậy Đây

có thể được xem như là một yếu tố quan trọng đối với việc khuyến khích sáng tạo

và phát triển cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp quyền tác giả trong nền kinh tế thị trường của các quốc gia thành viên

Một khi đã gia nhập Công ước Berne thì quốc gia đó trở thành một bộ phận của hệ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong hệ thống thương mại quốc tế Đây là một điều hết sức quan trọng đối với quá trình giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, công nghệ và các sản phẩm công nghiệp giải trí Hơn thế nữa, các chuẩn mực thực chất của Công ước Berne được ghi nhận trong Hiệp định TRIPS với tư cách là những chuẩn mực cần thiết tối thiểu cho việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đóng một vai trò thiết yếu để các quốc gia có thể đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng thông qua việc trao đổi hàng hóa dịch

vụ với nước ngoài

3 Những đòi hỏi gia nhập Công ước Berne đối với Việt Nam.

Trong một thời gian dài, các tác phẩm do tác giả Việt Nam sáng tạo không được xem xét đúng mức như những tài sản thuộc sở hữu trí tuệ Tác giả không biết mình có quyền và nghĩa vụ gì, không có những đòi hỏi gì Còn các tổ chức sử dụng tác phẩm phần đông lại dành cho mình toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không cần

để ý đến quyền lợi tinh thần và vật chất của tác giả

Thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian qua cũng cho thấy, quyền tác giả nói chung và đặc biệt là tác giả nước ngoài bị xâm phạm ở mức

độ cao Xuất phát từ đặc thù của Việt Nam là Nhà nước độc quyền về in ấn, xuất bản, phát thanh và truyền hình , vì vậy, có hiện tượng các cơ quan, tổ chức kinh

Trang 5

doanh Nhà nước có thẩm quyền trên lĩnh vực này xâm phạm quyền tác giả của các

tổ chức, cá nhân nước ngoài, sao chép và phổ biến các bản sao tác phẩm nước ngoài để sử dụng trong nước Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng nhiều tác phẩm nước ngoài được nhập lậu vào Việt Nam để rồi lại được các cá nhân, tổ chức kinh doanh tư nhân nhân bản và phổ biến trên quy mô thương mại với giá rất thấp, cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh văn hóa phẩm của Nhà nước và lấn át các tác phẩm của tác giả trong nước

Xét về khía cạnh kinh tế thì việc sử dụng không xin phép và không trả tiền tác giả đã tạo ra nhiều lợi nhuận cho những tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh văn hóa phẩm, bởi các đối tượng này giảm được rất nhiều chi phí đầu vào Còn xét

về khía cạnh văn hóa nghệ thuật và khoa học - công nghệ thì việc tự do khai thác các tác phẩm nước ngoài cũng đã góp phần đa dạng hóa các loại hình văn hóa phẩm, kể cả về hình thức lẫn nội dung, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân

Do giá bán các tác phẩm nước ngoài được sao chép ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các bản sao chính thức của nước ngoài, nhiều người dân bình thường vẫn có thể mua được để nghiên cứu và thưởng thức Phải thừa nhận rằng trong thời gian qua, nếu không có hiện tượng vi phạm quyền tác giả nước ngoài một cách tích cực, thì trình độ dân trí khó có thể đạt được như hiện nay

Tuy nhiên, người sử dụng tác phẩm nước ngoài để kinh doanh không phải xin phép và trả tiền cho tác giả, nên họ có thể đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà không lựa chọn tác phẩm cho phù hợp với điều kiện, lối sống, phong tục tập quán của Việt Nam, vô tình họ còn góp phần tuyên truyền những loại văn hóa phẩm thiếu lành mạnh hoặc làm phương hại đến lợi ích quốc gia Hơn nữa, họ không chịu ràng buộc với các điều kiện bảo đảm uy tín cho tác giả nên có thể đưa ra những bảo sao kém chất lượng, gây thiệt hại cho tác giả và cho người tiêu dùng Việc sử dụng tràn lan các tác phẩm nước ngoài ở Việt Nam đang dẫn đến nguy cơ làm hạn chế, thậm chí có thể làm thui chột hoạt động sáng tạo ở Việt Nam ; tạo cơ hội cho việc

Trang 6

hình thành thói xấu sính ngoại, coi thường hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật

và khoa học của người Việt Nam

Vì vậy, việc tham gia Công ước Berne là một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới

4 Tác động của các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả trong công ước Berne đối với Việt Nam.

Tháng 10/2004, Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam Có thể nói nó đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình hộ nhập quốc tế và có thể coi là ngày mở ra một tương lai cho ngành công nghiệp bản quyền ở Việt Nam

Từ khi trở thành thành viên của Công ước Berne, Việt Nam có trách nhiệm bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả vả chủ sử hữu quyền tác giả trong nước cũng như cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của các quốc gia khác là thành viên Công ước Đồng thời các quốc gia thành viên khác của Công ước cũng sẽ có nghĩa

vụ bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Việt Nam Từ

đó mở ra cho các tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm, các nhà đầu tư tài chính và dịch

vụ trong lĩnh vực này của Việt Nam có thể thuận tiện trong việc chuyển giao quyền tác giả của các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có lợi thế

Về mở rộng đầu tư và mở rộng thị trường các tác phẩm văn học nghệ thuật của Việt Nam tại các quốc gia thành viên công ước và các của các quốc gia thành viên công ước tại Việt Nam cũng được phát triển hơn Bên cạnh đấy, môi trường văn hóa của Việt Nam cũng được văn minh hơn, tránh tình trạng vi phạm bản quyền, dùng tác phẩm của người khác để khai thác lợi nhuận

II Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam từ khi tham gia Công ước Berne.

1 Thành tựu.

Trang 7

Kể từ ngày gia nhập Công ước Berne ( ngày 26 tháng 10 năm 2004), Việt Nam đà đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau:

Gia nhập Công ước Berne, Việt Nam đã tạo cho mình những tiền đề đáng kể từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế Trong vòng chưa đầy 3 năm từ khi gia nhập Công ước Berne, Việt Nam đã lần lượt tham gia hầu hết các điều ước quốc tế

về quyền tác gia như: Công ước Gieneva, Công ước Rome, Hiệp định TRIPs Đây

là cơ hội đổ Việt Nam vận dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về quyền tác giả phù hợp với pháp luật quốc tế

Cũng từ sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne, hệ thống tổ chức quản

lý tập thể quyền tác giả đã được thành lập, góp phần tạo niềm tin cho các tác giả tập trung sáng tác, cống hiến

Đồng thời, số lượng giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả được cấp cho các tác giả Việt Nam nói chung và các giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói riêng tăng rất nhanh Điều này cũng dễ hiểu, bởi việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam đã khá phù hợp với pháp luật quốc tế, được pháp luật bảo vệ sẽ tạo niềm tin, động lực cho các tác giả muốn bảo hộ các tác phẩm của chính mình

Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan được tăng cường có hiệu quả Từ năm 2001 đến năm 2010 đã có trên 100 chương trinh hội nghị, tập huấn, hội thảo quốc gia và quốc tế được thực hiện với gần 10 nghìn lượt người tham dự Website quyền tác giả Việt Nam ra đời từ năm 2004, đến cuối năm 2010 đã có trên 40 triệu lượt truy cập Điều đó cỏ nghĩa là công chúng đã ý thức hơn đến vấn đề bản quyền trong việc khai thác, sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học và chấp hành tốt các quy định liên quan đến vấn đề này, ví dụ: năm 2009 Cục bản quyền đã thụ lý hồ sơ, cấp 4560 giấy chứng nhận cho 4560 tác giả, chủ sở hữu miền Bắc Càng ngày số lượng chủ thể nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục bản quyền tác giả càng nhiều Tính

Trang 8

đến 15/12/2010 Cục bản quyền đã cấp 3629 Giấy chứng nhận quyền tác giả, Giấy chứng nhận quyền liên quan

Về tổ chức, sau khi gia nhập Liên hiệp Berne hệ thống tổ chức quản lý quyền tác giả bao gồm: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC), Trung tâm quyền tác giả văn học (VLCC), hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV)

đã được thành lập và hoạt động rất hiệu quả góp phần quan trọng trong việc tự bảo

vệ quyền và tạo niềm tin cho các văn nghệ sĩ và nhà đầu tư trong lĩnh vực này Năm 2008 VCPMC đà thu được 15 tỷ đồng tiền tác quyền cho các nhạc sỹ và tác giả Đến năm 2010 thu hơn 32 tỷ trong đó có gần 3 tỷ đồng thu từ dịch vụ karaoke -đây được coi là thành công nhất năm này

Công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan thực thi được tăng cường đảm bảo cho Công ước Berne được thực hiện nghiêm túc ở Việt Nam Các cơ quan có thẩm quyền đà kết hợp với các ban ngành có liên quan về tổ chức kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến quyền tác giả phát hiện và xử lý nhiều cơ sở vi phạm như việc UBND TP.HCM đà ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 500 triệu đồng đối với Công ty TNHH phát hành sách Sài Gòn đã sử dụng, sao chép bất hợp pháp tác phẩm của người khác Từ năm 2001 đến nay, đã có trên 20 vụ án về quyền tác giả và quyền liên quan được các tòa dân sự, kinh tế xem xét và xử lý

2 Hạn chế.

a) Tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực.

Tình trạng vi phạm chủ yếu xuất phát từ động cơ lợi nhuận Khi xuất bản hoặc sử dụng không xin phép tác giả sẽ giúp tiết kiệm được một chi phí đáng kể Ngoài ra, hệ thống pháp luật vẫn chưa thật sự chặt chẽ và đủ mạnh để trừng trị những hành vi xâm hại

Trong lĩnh vực xuất bản: Hiện nay, ở nhiều nơi trên thị trường, sách dịch vi

phạm bản quyền tràn lan với giá bán giảm 20-70% so với giá bán trên bìa sách gây

Trang 9

ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và sự tồn tại của các nhà xuất bản Phổ biến nhất là truyện tranh thiếu nhi của nước ngoài Truyện tranh in lậu, không có bản quyền, thậm chí gắn thêm vào mác của các nhà xuất bản nổi tiếng, không được kiểm soát nội dung, bán tràn lan ngoài thị trường Những bản in lậu này đã gây thiệt hại lớn cho các nhà xuất bản vì giá bán chỉ bằng 50% sách có bản quyền, thậm chí cả thiệt hại về uy tín Các nhà xuất bản cùng giẫm chân lên nhau Sách của nhà xuât bản này đã mua bản quyền thì đã bị nhà xuất bản khác in và tung ra thị trường trước, tất nhiên là không có bản quyền

Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng, đĩa: Hoạt động nhập lậu, in

lậu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa lậu thường xuyên diễn ra trên thị trường và tại khu vực cửa khẩu, biên giới Cũng giống như sách in lậu, băng đĩa in lậu được bán với giá rất rẻ Chỉ bằng 1/10 so với giá băng đĩa sản xuất họp pháp Thị trường băng đĩa hiện nay phát sinh, biến tướng nhiều hỉnh thức và kiểu cách mới tinh vi khó lường Vừa qua cơ quan công an đã triệt phá tận gốc nhiều ổ băng đĩa phim đồi trụy với số lượng hành nghìn đĩa và hàng nghìn tập tin trong máy tính

Nghị định 75/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa (thay thế các quy định tại Chương II Nghị định 56/2006) đã có hiệu lực từ đầu tháng 9/2010 nhưng tình trạng sao chép đĩa lậu vẫn tràn lan Điểm mới là ngoài các quy định xử phạt những người in sao chép, bán và cho thuê băng đĩa lậu Nghị định này còn quy định xử phạt người mua băng đĩa lậu Theo quy định, khi đi kiểm tra các cửa hàng nếu gặp người mua đĩa không tem., nhãn hoặc dán nhãn giả từ 10 cái trờ lên sẽ phạt tiền với những mức phạt khác nhau Nhưng trên thực tế rất khó gặp người mua một lúc 10 đĩa

Trong lĩnh vực phần mềm máy tính: Cùng với sự phát triển của công nghệ

thông tin những vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cùng tăng đáng kể Nhiều phần mềm của tác giả nước ngoài và tác giả VN bị các tổ chức, cá nhân sao chép, sử dụng không được phép của tác giả Tình trạng vi phạm bản quyền phần

Trang 10

mềm tràn lan không chỉ gây tổn thất cho ngành phần mềm máy tính nước nhà mà còn ảnh hường tới uy tín của quốc gia Theo báo cáo gần đây của Liên minh phần mềm doanh nghiệp VN và IDC, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của VN là 85% Thiệt hại xử lỷ vi phạm của VN tăng lên tới 353 triệu USD Đứng thứ 24 trong số 30 quốc gia có giá trị vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất, khối người tiêu dùng, là nơi có tốc độ tăng số máy tính cá nhân mua mới rất cao (52%) đi kèm với các phần mềm lậu, đã làm giảm tác dụng của các nỗ lực kéo tỷ lệ vi phạm xuống

Trong lĩnh vực âm nhạc: Hiện nay, rất nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực

hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong các hoạt động văn hóa kinh doanh, du lịch và hoạt động thông tin - truyền thông Cụ thể:

+ Trong hoạt động biểu diễn thường xuyên: rất nhiều đoàn nghệ thuật

chưa thực hiện ký kết hợp động và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc cho VCPMC Tính đến 28/8/2010, tại khu vực phía Bắc chi có 9/40 (chiếm 22,5%) đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp thực hiện việc ký kết hợp đồng và trả tiền bản quyền tác giả

ảm nhạc cho VCPMC

+ Trong hoạt động biểu diễn không thường xuyên: hầu hết các cá nhân và

tổ chức sử dụng âm nhạc trong lĩnh vực kinh doanh dề dàng trốn tránh nghìa vụ luật pháp sau khi có giấy phép Trong 7 tháng đầu năm 2010, có 354 buổi biểu diễn được cấp phép tại Sở Văn hóa truyền thông du lịch Hà Nội nhưng chi cỏ 2-3% tổ chức biểu diễn thực hiện nghĩa vụ bản quyền tác giả âm nhạc

+ Trong hoạt động kinh doanh du lịch: Hiện nay trên cả nước có 1447

khách sạn từ 1 sao đến 5 sao do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và cấp phép hoạt động, nhưng mới có 40 đơn vị đăng ký hợp đồng bản quyền tác giả

âm nhạc Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên cả nước có 78 khu vui chơi giải trí và

Ngày đăng: 17/05/2017, 02:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w