LỜI MỞ ĐẦUQuyền con người là nền tảng mà trên đó xã hội loài người được xây dựng và cuộc sống của cá nhân mới có ý nghĩa. Quyền con người là biểu trưng phân biệt của loài người, cũng như dấu hiệu cụ thể có thể được xác định tính nhân loại chung của chúng ta. Nó phản ánh lại trình độ phát triển của con người, phản ánh các tinh hoa, các giá trị kết tinh của loài người qua hàng thế kỷ.Do đó, vấn đề quyền con người luôn là vấn đề nóng và nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu từ nhiều phía, từ nhiều thành phần tầng lớp xã hội cùng như từ mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Để tìm hiểu về quyền con người, trước hết ta phải tìm hiểu về các thuộc tính, tính chất của quyền con người, cũng như mối liên hệ giữa các tính chất. Qua đó thấy được các tinh hoa văn hóa nhân loại, các chuẩn mực, thấy được giá trị nhân văn và giá trị tinh thầnSau đây em xin trình bày các nội dung đó ở bài tiểu luận dưới đây: I. Khái niệm và các thuộc tính của quyền con người1. Khái niệmQuyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.2. Tính chất của quyền con ngườiQuyền con người có những tính chất cơ bản sau đây:Tính phổ biến:Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự do cơ bản.Tính đặc thù: Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực đó. Ví dụ: ở các nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế phát triển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt hơn nơi khác. Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn chậm phát triển nên mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn.Tính không thể bị tước bỏ:Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: tù nhân bị giam do thực hiện hành vi phạm tội.Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền:Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ: nếu một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như Quyền bầu cử hoặc Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội. Tính không thể phân chia: Tính không thể phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, tùy bối cảnh và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần có những quyền đặc biệt cho do phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số... do đây là những nhóm yếu thế). Điều này không có nghĩa là các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác.Tính bình đẳngĐiều 1 và 2 của bản tuyên ngôn nhân quyền của LHQ đã khẳng định:“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào… hạn chế chủ quyền.”Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ phân biệt trong việc hưởng các quyền và thưc hiện các nghĩa vụ. Nguyên tắc bình đẳng phản ánh những nội dung căn bản, đó là, tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử. Quyền bình đẳng được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của con người không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, con người được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhauDo vậy, có thể hiểu tính bình đẳng một cách khái quát là quyền được hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnhTính tự nhiênBắt nguồn từ chỗ coi con ng¬ười là một thực thể tự nhiên, nên quyền con ng¬ười phải là quyền bẩm sinh, Khái niệm những quyền “bẩm sinh” được hiểu là quyền vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người Đồng thời đây cũng là đặc quyền, nghĩa là quyền con ng¬ười, quyền lợi của con ng¬ười với tư¬ cách là ngư¬ời, gắn liền với cá nhân con người, không thể tách rời.Các quyền con người có tính tự nhiên, do đó nó không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước có thể ban phát hay tước bỏ đi các quyền con người.Tính pháp lýNgược lại với tính tự nhiên, có một số quan điểm cho rằng quyền con người có tính pháp lý. Nó cho rằng quyền con người không phải là những gì bẩm sinh vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước qui định, ban hành cụ thể bằng pháp luật. Nói cách khác, tính pháp lý thể hiện quyền con người ở một góc độ khác, quyền con người ở đây bị giới hạn bởi các qui định pháp luật, có phạm vi phụ thuộc vào một không gian và thời gian nhất định, và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của tầng lớp thống trị cũng như các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa… của từng xã hội.II. Mối quan hệ giữa tính đặc thù và tính phổ biến theo phương diện triết họcTriết học MácLênin cho rằng, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, chứ không thể ở ngoài cái riêng. Để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Mặt khác, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của các riêng những cái không gia nhập vào cái chung nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng, dưới dạng đã bị cải biến. Từ đó, một kết luận được rút ra là, bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hóa. Nếu không chú ý tới sự cá biệt hóa đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất, thì sẽ rơi vào sai lầm Như trên đã nói, tính phổ biến của quyền con người gắn với cái chung, tính đặc thù gắn với cái riêng. Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nêu không chú ý tới sự cá biệt hoá đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất, thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại.Tính phổ biến và tính đặc thù là hai mặt đối lập, cùng tồn tại không thể tách rời trong phạm trù quyền con người. Sự phát triển của quyền con người chính là quá trình đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó. Tính phổ biến và tính đặc thù tuy đối lập nhau nhưng không triệt tiêu nhau, chúng cùng tồn tại trong quyền con người. Một quyền có tính phổ biến không có nghĩa là quỵền đó không có tính đặc thù và ngược lại. Trong tính phổ biến của quyền con người ẩn chứa tính đặc thù, trong tính đặc thù có ẩn chứa tính phổ biến, tính phổ biến và tính đặc thủ có thể chuyển hoá lẫn nhau.Do đó, việc tách tính phổ biến và tính đặc thù để phân tích ở trên có tính chất tương đối nhằm giúp cho chủng ta có thể hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về quyền con người. Trên cơ sở phương pháp luận triết học như vừa trình bày ở trên khi nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người,cần đặt tính phổ biến trong mối quan hệ không thể tách rời với tính đặc thù. Tính đặc thù là biểu hiện cụ thể của tính phổ biến, hay là sự cụ thể hóa của tính phổ biến. Tính phổ biến tồn tại thông qua tính đặc thù nên chắc chắn không thể có việc chỉ có tính phổ biến tồn tại một cách độc lập, đơn nhất. Nói cách khác, từ cơ sở phương pháp luận triết học, cho phép chúng ta khẳng định quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, đó là hai mặt không thể tách rời của quyền con người.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Quyền con người là nền tảng mà trên đó xã hội loài người được xây dựng và cuộc sống của cá nhân mới có ý nghĩa Quyền con người là biểu trưng phân biệt của loài người, cũng như dấu hiệu cụ thể có thể được xác định tính nhân loại chung của chúng ta Nó phản ánh lại trình độ phát triển của con người, phản ánh các tinh hoa, các giá trị kết tinh của loài người qua hàng thế kỷ
Do đó, vấn đề quyền con người luôn là vấn đề nóng và nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu từ nhiều phía, từ nhiều thành phần tầng lớp
xã hội cùng như từ mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Để tìm hiểu về quyền con người, trước hết ta phải tìm hiểu về các thuộc tính, tính chất của quyền con người, cũng như mối liên hệ giữa các tính chất Qua đó thấy được các tinh hoa văn hóa nhân loại, các chuẩn mực, thấy được giá trị nhân văn và giá trị tinh thần
Sau đây em xin trình bày các nội dung đó ở bài tiểu luận dưới đây:
Trang 2I Khái niệm và các thuộc tính của quyền con người
1 Khái niệm
Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau Một định nghĩa rất phổ biến thường được
trích dẫn bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người
là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của
Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự
bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.
2 Tính chất của quyền con người
Quyền con người có những tính chất cơ bản sau đây:
Tính phổ biến:
Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự do
cơ bản
Trang 3 Tính đặc thù:
Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người
đó đang sống Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế
- xã hội ở khu vực đó Ví dụ: ở các nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế phát triển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt hơn nơi khác Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn chậm phát triển nên mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn
Tính không thể bị tước bỏ:
Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người Ví dụ: tù nhân bị giam do thực hiện hành vi phạm tội
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền:
Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia Ngược lại, khi
có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác Ví dụ: nếu một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như Quyền bầu cử hoặc Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội
Trang 4 Tính không thể phân chia:
Tính không thể phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người
Tuy nhiên, tùy bối cảnh và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần có những quyền đặc biệt cho do phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số do đây là những nhóm yếu thế) Điều này không có nghĩa là các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác
Tính bình đẳng
Điều 1 và 2 của bản tuyên ngôn nhân quyền của LHQ đã khẳng định:
“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi,
có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn
này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào… hạn chế chủ quyền.”
Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ phân biệt trong việc hưởng các quyền và thưc hiện các nghĩa vụ
Nguyên tắc bình đẳng phản ánh những nội dung căn bản, đó là, tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử Quyền bình đẳng được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và pháp lý Quyền và nghĩa vụ của con người không bị phân biệt bởi
Trang 5giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị
xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, con người được hưởng quyền
và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau
Do vậy, có thể hiểu tính bình đẳng một cách khái quát là quyền được hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh
Tính tự nhiên
Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thể tự nhiên, nên quyền con người phải là quyền "bẩm sinh", Khái niệm những quyền “bẩm sinh” được hiểu là quyền vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người
Đồng thời đây cũng là "đặc quyền", nghĩa là quyền con người, quyền lợi của con người với tư cách là người, gắn liền với cá nhân con người, không thể tách rời
Các quyền con người có tính tự nhiên, do đó nó không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước có thể ban phát hay tước bỏ đi các quyền con người
Tính pháp lý
Ngược lại với tính tự nhiên, có một số quan điểm cho rằng quyền con người có tính pháp lý Nó cho rằng quyền con người không phải là những gì bẩm sinh vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước qui định, ban hành cụ thể bằng pháp luật
Nói cách khác, tính pháp lý thể hiện quyền con người ở một góc độ khác, quyền con người ở đây bị giới hạn bởi các qui định pháp luật, có
Trang 6phạm vi phụ thuộc vào một không gian và thời gian nhất định, và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của tầng lớp thống trị cũng như các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa… của từng xã hội
II Mối quan hệ giữa tính đặc thù và tính phổ biến theo phương diện triết học
Triết học Mác-Lênin cho rằng, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, chứ không thể ở ngoài cái riêng Để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người Mặt khác, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của các riêng - những cái không gia nhập vào cái chung - nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng, dưới dạng đã bị cải biến
Từ đó, một kết luận được rút ra là, bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hóa Nếu không chú ý tới
sự cá biệt hóa đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất, thì sẽ rơi vào sai lầm
Như trên đã nói, tính phổ biến của quyền con người gắn với cái chung, tính đặc thù gắn với cái riêng Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá Nêu không chú ý tới sự cá biệt hoá đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều Ngược lại, nếu xem
Trang 7thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất, thì
sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại
Tính phổ biến và tính đặc thù là hai mặt đối lập, cùng tồn tại không thể tách rời trong phạm trù quyền con người Sự phát triển của quyền con người chính là quá trình đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó Tính phổ biến và tính đặc thù tuy đối lập nhau nhưng không triệt tiêu nhau, chúng cùng tồn tại trong quyền con người Một quyền có tính phổ biến không có nghĩa là quỵền
đó không có tính đặc thù và ngược lại Trong tính phổ biến của quyền con người ẩn chứa tính đặc thù, trong tính đặc thù có ẩn chứa tính phổ biến, tính phổ biến và tính đặc thủ có thể chuyển hoá lẫn nhau.Do đó, việc tách tính phổ biến và tính đặc thù để phân tích ở trên có tính chất tương đối nhằm giúp cho chủng ta có thể hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về quyền con người
Trên cơ sở phương pháp luận triết học như vừa trình bày ở trên khi nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người,cần đặt tính phổ biến trong mối quan hệ không thể tách rời với tính đặc thù Tính đặc thù
là biểu hiện cụ thể của tính phổ biến, hay là sự cụ thể hóa của tính phổ biến Tính phổ biến tồn tại thông qua tính đặc thù nên chắc chắn không thể có việc chỉ có tính phổ biến tồn tại một cách độc lập, đơn nhất
Nói cách khác, từ cơ sở phương pháp luận triết học, cho phép chúng ta khẳng định quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, đó là hai mặt không thể tách rời của quyền con người
2.1 Tính phổ biến
Như đã trình bày ờ trên, quyền con người vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù Tính phổ biến gắn với cái chung, tính đặc thù gắn với cái riêng Do đó, quan điểm cho rằng quyền con người chỉ có tính phổ biến
Trang 8hoặc chỉ có tính đặc thù là quan điểm có tính chất siêu hình, phiến diện, không xem xét sự vật, hiện tượng trong ý nghĩa đầy đủ của nó Trong lịch sử phát triển của quyền con người, đã tồn tại nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau, chẳng hạn như khuynh hướng quyền tự nhiên, khuynh hướng thực định, khuynh hướng kinh tế, mỗi một quan điểm đã tuyệt đối hoá một khía cạnh khác nhau của quyền con người, do đó chỉ có thể nhận thức một cách đúng đắn về quyền con người khi xem xét một cách đầy đủ, toàn diện trên các phương diện khác nhau
Cần đặc biệt lưu ý là, tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người khác với quyền phố biến và quyền đặc thù Chẳng hạn, quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc, đó là những quyền phổ biến; quyền của những người bị hạn chế quyền, quyền của người đồng tính là quyền đặc thù Quyền phổ biến, theo chúng tôi là những quyền được áp dụng bình đẳng và rộng rãi cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gi, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân Ngược lại, quyền đặc thù không được áp dụng cho tất cà các thành viên trong xã hội mà chỉ được áp dụng đối với một nhóm người, một bộ phận người cụ thể trong xã hội Nhưng cho dù đó là quyền phổ biến hay quyền đặc thù thì trong bản thân nó đều bao chứa tính phổ biến và tính đặc thù
Chẳng hạn, quyền tự do được xem như một quyền phổ biến, trong nó bao chứa tính phổ biến và tính đặc thù Tính phổ biến của quyền tự do thể hiện ở chỗ đã là con người, bất kể dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính đều
có quyền tự do Còn tính đặc thù của quyền tự do được thể hiện ở chỗ, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, nó bị hạn chế đối với một số người, nhóm người như những người phạm tội; hay trong điều kiện một dân tộc bị thực dân, phong kiến đô hộ, bị mất quyền độc lập tự chủ, thì người dân có
Trang 9thể bị hạn chế hoặc thậm chí là tước bỏ quyền tự do Chính việc hạn chế ở phạm vi, mức độ, qui mô… đã tạo nên tính đặc thù của quyền tự do Nếu như tính phổ biến của quyền con người không bị chi phối bởi thời gian, không gian, hay những điều kiện lịch sử cụ thể, thì những yếu tố đó lại gắn chặt và tạo nên tính đặc thù của quyền con người
Như thế có thể nói, tính phổ biến là thuộc tính căn bản nhất của quyền phổ biến, tính đặc thù là thuộc tính căn bản nhất của quyền đặc thù Quyền phổ biến và tính phổ biến của quyền gắn chặt với nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất Cũng tương tự, quyền đặc thù gắn liền với tính đặc thù của quyền nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt
Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, tính phổ biến của quyền con người được xem như một tính chất cơ bản bên cạnh tính không thể phân chia, tính không thể chuyển nhượng, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Tính phổ biến (universal) thể hiện ờ chỗ quyền con người mang tính chất bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất
cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức
độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người
Ngoài ra, tính phổ biến của quyền con người còn thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, quyền con người là một giá trị chung của con người, là
nhu cầu chung là mục đích hướng tới của con người và xã hội loài người Tính phổ biến gắn liền với những quyền cơ bàn nhất (hay quyền phổ biến) của con người - đã là con người ai cũng có quyền tồn tại, có quyền phát triển
và có quyền mưu cầu hạnh phúc Do đó, nếu xét từ phương diện tính phổ
Trang 10biến thì quyền con người có thể đem áp dụng cho tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới Với ý nghĩa đó, tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ nó vượt qua những khác biệt về văn hoá
Thứ hai, tính phổ biến của quyền con người cũng bao hàm ý nghĩa có
thể áp dụng đối vói tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử Chẳng hạn, những quyền cơ bàn của con người như quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc thì đều tồn tại trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào
Do đó, không phải chỉ khi xuất hiện nhà nước, chỉ khi có những định chế pháp lý thi khi đó mới có quyền con người, mà quyền con người đã có ngay
từ khi con người xuất hiện với tư cách là con người
Thứ ba, tính phổ biến của con người thể hiện ở tính không bị giới hạn
bởi phạm vi, đối tượng, không gian, thời gian; không bị chi phối bởi bản chất tự nhiên hay bản chất xã hội của con người; không bị giới hạn bởi thiết chế chinh trị xã hội nào; không phụ thuộc vào giai cấp, địa vị xã hội, giới tính, trình độ phát triển của xã hội hay trình độ nhận thức của con người, Như chúng ta đã biết, quyền con người gắn bó chặt chẽ với trình độ phát triển của xã hội, là hệ quả của sự phát triển, quyền con người cũng như trình
độ nhận thức của con người Tuy nhiên, tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ, cho dù trình độ phát triển cao hay thấp, trình độ nhận thức cao hay thấp quyền con người vẫn được thừa nhận trong tính đầy đủ của nó
Thứ tư, tính phổ biến của quyền con người phản ánh sự nhận thức
chung của con người Chẳng hạn, đối với các quyền căn bản như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc thì đều có sự nhận thức chung của tất cả mọi người, tất cả mọi quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp, răng đó là những quyền cơ bản, không ai có thể xâm phạm
Thứ năm, tính phổ biến của quyền con người gắn với tính căn bản
Một quyền có tính phổ biến thì nhất định quyền đó phải là quyền căn bản