Trong những năm qua,hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng,vai trò của một trung gian tài chính quan trọng trên thị trường tài chính.Tuy nhiên trong điều k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
-*** -BÀI THẢO LUẬN MÔN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài: Hoạt động của NHTM và đóng góp của NHTM đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Trang 2Mục lục Trang
Mở đầu……… 5
A TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……… 6
I.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……….6
1 Khái niệm……… 6
2 Phân loại ngân hàng thương mại………6
II.HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……… 9
1 Khái quát chung về bảng tổng kết tài sản……… 9
2 Nghiệp vụ của NHTM………11
2.1 Nghiệp vụ tạo vốn……… 11
2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn……… 11
2.2.1 Hoạt động tín dụng (cho vay) 2.2.2 Nghiệp vụ ngân quỹ 2.2.3.Nghiệp vụ đầu tư tài chính 2.3 Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản………13
III.VAI TRÒ NHTM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ………13
B THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM Ở VIỆT NAM…….16
I Vốn và hoạt động sử dụng vốn………16
1 Vốn tự có
2 Vốn pháp định
3 Huy động vốn và lãi suất huy động vốn
4 Cổ phiếu và trái phiếu
5 Tác động đến nền kinh tế
Trang 3Trang
II QUẢN LÝ HIỆU QUẢ DANH MỤC TÀI SẢN CÓ TẠI CÁC NHTM ở VIỆT NAM………30
1 Các nghiệp vụ tài sản có tại Ngân hàng thương mại
2 Phân tích tình hình đầu tư vào tài sản có của các ngân hàng
thương mại tại VN
3 Những hạn chế tồn tại trong quản trị thanh khoản và cho vay
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 Đối với từng Ngân hàng thương mại
2 Đối với Ngân hàng nhà nước
II Nhóm giải pháp cho vấn đề quản lý tài sản có………54
1.Về quản trị thanh khoản
2 Về quản trị cho vay
Trang 4TrangIII Nhóm các Giải Pháp Vấn Đề Tín Dụng………56
6 Đa dạng hóa đầu tư
IV Nhóm giải pháp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng……… 60
D KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 5Mở đầu
Sau hơn 26 năm đổi mới,đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong mọi mặt của đời sống xã hội.Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế.Chính sự hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã tạo điều kiện và là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới đó
Trong những năm qua,hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng,vai trò của một trung gian tài chính quan trọng trên thị trường tài chính.Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam luôn chịu sự tác động của thị trường tài chính toàn cầu.Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải không ngừng củng cố,hoàn thiện hoạt động ngân hàng ,nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn
và dịch vụ ngân hàng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước
Bài thảo luận gồm 3 phần chính:
A Tổng quan NHTM và vai trò ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế
B Thực trạng hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
C Các biện pháp,khuyến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của NHTM
Trang 6A TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cungcấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàngthương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhậntiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác
và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tíndụng và tài chính”
Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại(còn gọi là ngân hàng tiền gửi hay ngân hàng tín dụng )với nghiệp vụ truyềnthống là huy động vốn phần lớn dưới hình thức ngắn hạn và cho vay ngắn hạndưới hình thức chiết khấu thương phiếu là chính.Tuy nhiên,do thị trường tiền tệngày càng phát triển,dần dần các ngân hàng này đi vào kinh doanh tổnghợp,làm cả nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trung dài hạn và làm gần nhưtất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính
mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản lànhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội
2.Phân loại ngân hàng thương mại
2.1.Dựa vào hình thức sở hữu:
a Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State owned Commercial bank):
Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước.Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài
Trang 7chính với thế giới các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang phát hànhtrái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với cácchi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay.Thuộc loạinày gồm:
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank forAgriculture and Rural Development)
– Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank of vietman – ICBV) gọi tắt là Vietinbank – đã cổ phần hoá)
– Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement andDevelopment of Viet nam – BIDV) đã cổ phần hóa
– Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam –Vietcombank) đã cổ phần hoá
– Ngân hàng phát triền nhà đồng bằng sông cửu long (Housing Bank ofMekong Delta) đã cổ phần hóa
b Ngân hàng thương mại cổ phần (joint Stock Commercial bank): Là ngân
hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần Trong đó một cánhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định củangân hàng nhà nước Việt nam
Trang 8Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngânhàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ
sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam
- INDOVINA BANK LIMITTED
d.Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật
nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật ViệtNam
e NHTM 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn
điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên50% vốn điều lệ (NH mẹ) NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hìnhthức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân
VN, có trụ sở chính tại VN
- NH TNHH một thành viên ANZ
- NH TNHH một thành viên Standard Chartered
Trang 9- NH TNHH một thành viên HSBC
- NH TNHH một thành viên Shinhan
- NH TNHH một thành viên Hongleong
2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh
a Ngân hàng bán buôn: là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cánhân
b Ngân hàng bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng
khách hàng cá nhân
c Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân
2.3 Dựa vào tính chất hoạt động
a Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một
lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
b Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực
kinh tế và thực hiện hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể đượcphép thực hiện
II.HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Khái quát chung về bảng tổng kết tài sản
1.1.Khái niệm
Bảng tổng kết tài sản (Blance Sheet) của ngân hàng thương mại là một bản báo cáo tài chính tổng hợp,được trình bày dưới dạng cân đối,phản ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định
-Đặc điểm của bảng tổng kết tài sản:
+Báo cáo tại thời điểm nhất định
+Có tính đặc thù:Đối tượng kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ vàquyền sử dụng tiền tệ
+Là báo cáo kế toán phản ánh tài sản của ngân hàng thành hai mặt tài sản Có(sửdụng vốn) và tài sản Nợ(nguồn vốn)
Trang 101.2.Kết cấu bảng tổng kết tài sản
1.2.1.Tài sản Nợ
-Diễn tả những khoản mà NHTM mắc nợ thị trường hay nguồn vốn hoạt động củaNHTM.Có nghĩa là những khoản mà dân chúng gửi vào NHTM hay nó đi vay cácđối tượng trong nền kinh tế như:NHTW,Ngân hàng trung gian hay tổ chức kinh tếkhác,nước ngoài,các doanh nghiệp Ngoài ra còn:Các khoản vốn tự có hay vốn cổphần,lợi nhuận trước thuế,tài sản ròng
1.2.2.Tài sản Có
-Phản ánh những khoản mà thị trường nợ NHTM hay những khoản mục sử dụngvốn của NHTM,tức là khoản mà NHTM cho thị trường vay,ngoài ra còn được gọi
là khoản đầu tư của ngân hàng
=>Hai bên Tài sản Có và Tài sản Nợ luôn bằng nhau nên đc gọi là Bảng cân đối kếtoán
Ví dụ Bảng cân đối tài sản đơn giản của một ngân hàng thương mại,cuối năm 1997
(đơn vị %)
Tài sản Nguồn vốn Các khoản tiền dự trữ
+Tiền gửi có kì hạn
34Chứng khoán
Tài sản khác
7
Trang 11Tổng cộng
100
Tổng cộng 100
2 Các nghiệp vụ của NHTM
2.1.Nghiệp vụ tạo vốn
2.1.1.Khái niệm
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động
được,dùng để cho vay,đầu tư và thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
2.1.2.Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng
-Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
-Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.-Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường
-Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
2.1.3.Đặc điểm các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh NHTM
2.2.1.Hoạt động tín dụng (cho vay)
Các NHTM chủ yếu thu lợi nhuận bằng việc cho vay Tiền cho vay là một khoản
nợ đối với người vay nhưng là một tài sản đối với NHTM và nó mang lại thu nhập
Trang 12cho ngân hàng.Tiền cho vay là kém lỏng so với các tài sản khác bởi vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các tài khoản cho vay đó mãn hạn,các tài sản cho vay cũng có xác xuất vỡ nợ cao hơn so với tài sản khác.Do thiếu tính lỏng và rủi ro cao nên NHTM thường thu được nhiều lợi nhuận.
Khoản tiền cho vay lớn nhất đối với NHTM là các món tiền cho vay thương mại vàcông nghiệp dành cho các doanh nghiệp và các món cho vay mua bất động
sản.Ngoài ra:cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân
Các NHTM cũng thực hiện các món cho vay giữa các ngân hàng thương mai với nhau nhưng thường là những món tiền cho vay ngắn hạn được thực hiện thông qua thị trường liên ngân hàng
2.2.2Nghiệp vụ ngân quỹ.
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng với mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc
do NHTW đề ra
Tiền dự trữ bao gồm tiền dự trữ bắt buộc theo luật định mà NHTM phải gửi vào NHTW và tiền mặt mà các NHTM dự trữ để thanh toán(tiền trong két-tiền dự trữ vượt quá)
2.2.3.Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Bắt nguồn từ hai lý do:
Đặc tính thanh khoản thấp của các khoản vốn vay
Hoạt động tín dụng ở mức rủi ro cao,đặc biệt với ngân hàng vừa và nhỏ chỉ giới hạn phạm vi hoạt động trong một địa bàn
Bên cạnh hoạt động tín dụng các NHTM còn sử dụng một phần nguồn vốn của mình tham gia hooajt động đầu tư tài chính.Tức là ngân hàng mua các trái phiếu kho bạc,tín phiếu kho bạc,trái phiếu công ty,cổ phiếu nhằm mục đích sau:
Tìm kiếm lợi nhuận
Nâng cao khả năng thanh khoản
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro
2.2.3.1.Các đặc điểm nghiệp vụ đầu tư tài chính
Trang 13a.Là hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chi phí điều hành tương đối thấpNgân hàng chỉ tiến hành lựa chọn từ một loạt các chứng khoán hiện có,với các kỳ hạn định sẵn.
b.Đầu tư tài chính là nghiệp vụ lớn thứ hai sau nghiệp vụ kinh doanh tín dụngc.Dễ thay đổi đổi đối tượng đầu tư
Khi ngân hàng muốn thay đổi mục tiêu đầu tư sao cho phù hợp cới những biến động của thị trường,môi trường đầu tư hoặc các yêu cầu trong hoạt động kinh doanh thì ngân hàng có thể dễ dàng thay đổi đối tượng đầu tư,danh mục đầu tư phùhợp với mong muốn của mình
2.3.Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản
(DỊCH VỤ THANH TOÁN,NGÂN QUỸ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA NHTM)
-Những hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản liên quan đến việc:Môi giới mua báncác công cụ tài chính đã tạo ra thu nhập nhờ các khoản lệ phí và chuyển nhượng những món vay,tất cả chúng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng nhưng không thấy xuất hiện trên bảng tổng kết tài sản ngân hàng
-Ngân hàng cung ứng các dịch vụ thanh toán như:Séc,thư tín dụng,ủy nhiệm chi,ủynhiệm thu,thẻ thanh toán
-Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước:thanh toán chuyển tiền trong nước,thanh toán chuyển tiền quốc tế,thanh toán quốc tế,thanh toán séc du lịch,chi trả kiều hối…
-Dịch vụ thu hộ-chi hộ
-Ngoài ra còn các dịch vụ thu tiền,dịch vụ phát tiền,nghiệp vụ chuyển tiền
III VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
1.Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Trang 14Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy,tiết kiệm của mỗi cá nhân,doanh nghiệp vàNhà nước trong nền kinh tế.Vì vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân
và có mức độ tiêu dùng hợp lý.Để tăng thu nhập quốc dân tức là phải mở rộng quy
mô chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hóa,đẩy mạnh sự pháttriển của các ngành trong nền kinh tế và muốn làm được điều đó cần thiết phải cóvốn.Mặt khác,khi nền kinh tế càng phát triển thì sẽ càng tạo ra nhiều nguồnvốn,điều đó sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng.Ngân hàngthương mại là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.NHTMđứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở các tổ chức ,cánhân,mọi thành phần kinh tế như:vốn tạm thời được giải phóng ra từ quá trình sảnxuất,vốn từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội.Bằng vốn huy động đượctrong nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng,NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọihoạt động kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sảnxuất.Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng cácdoanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất,cải tiến máy móc công nghệ,tăng năngsuất lao động,nâng cao hiệu quả kinh tế
2.Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thi trường
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tácđộng mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị,quy luậtcung cầu,quy luật cạnh tranhvaf sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thịtrường,thỏa mãn nhu cầu thị trường trong mọi phương diện như:phương diện giácả,khối lượng,chất lượng,thời gian,địa điểm.Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu củathị trường,các doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư một khối lượng vốn lớn,nhiều khivượt khả năng vốn tự có của doanh nghiệp.Để giải quyết khó khăn này doanhnghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư củamình.Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanhnghiệp với thị trường.Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doanhnghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quátrình sản xuất kinh doanh,đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanhnghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh
3
NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trang 15Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường,NHTM hoạt động một cách có hiệuquả trông qua các hoạt động kinh doanh của mình sẽ thực sự là công cụ để nhànước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống,các NHTM
đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.Thông qua việccung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế ,NHTM thực hiện việc dẫn dắtcác luồng tiền,tập hơp và phân chia vốn của thị trường,điều khiển chúng một cách
có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô:Nhà nước điều tiết ngânhàng,ngân hàng dẫn dắt thị trường
4.Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tếVới các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi,cho vay,nghiệp vụ thanhtoán,nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác,ngân hàng thương mại đã tạo điềukiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng phát triển.Thông qua các hoạt động thanhtoán,kinh doanh ngoại hối,quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài,hệ thốngNHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vậnđộng của nền tài chính quốc tế
Trang 16B THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM Ở VN ( số liệu nghiên cứu trong khoảng giai đoạn từ năm 2006 đến 2012)
đó vấn đề năng lực tài chính là vấn đề trọng tâm nhất là đối với các NHTM CPViệt Nam Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cácNHTM CP Việt Nam trong thời gian tới là tăng vốn tự có
Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của Ngân hàng do các chủ sở hữuđóng góp và nó còn được tạo ra trong qúa trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuậngiữ lại
Vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ (vốn ngân sách cấp, vốn cổ phầnthường, vốn cổ phần ưu đãi vĩnh viễn), quỹ dự trữ, dự phòng, lợi nhuận không chia
và các khoản khác (các tài sản nợ khác theo qui định của NHNN)
Với nền kinh tế thị trường, vốn tự có là cơ sở hình thành pháp lý kinh doanhcho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất trongviệc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng Với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,vốn tự có còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành và pháttriển lâu dài của Ngân hàng Giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay đã chứng kiếnviệc đua nhau tăng vốn của các Ngân hàng cổ phần, nhất là khối các NHTMCPtrong nước
Để rõ hơn về thực trạng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, dưới đây là một
số kết quả đã đạt được của các NHTM trong thời gian qua, bên cạnh đó là nhữngmặt còn hạn chế, nguyên nhân và giải pháp để từng bước khắc phục những hạn chếđó
1.2 Thực trạng
Thứ nhất, điểm đáng nổi bật trên thị trường tài chính thời gian qua là Nghịđịnh 141/2006/NĐ-CP, đến cuối năm 2010 vốn điều lệ của các NHTM CP phải đạt
Trang 173.000 tỷ đồng Các tổ chức tín dụng (TCTD) đều rất nỗ lực để hoàn thành việc tăngvốn điều lệ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ Tuy nhiên, quá trình tăngvốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách quan như bối cảnh nềnkinh tế thế giới sau khủng hoảng chưa có dấu hiệu thực sự khả quan.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ có chủ trương hạn chế các Tổng công ty,doanh nghiệp Nhà nước góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính cũng là một khó khăn lớncho các TCTD cổ phần có cổ đông hiện hữu là các Tổng công ty, doanh nghiệpNhà nước khi thực hiện tăng vốn điều lệ Ngoài ra, một số TCTD cổ phần đã niêmyết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thờigian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốnđiều lệ đúng thời hạn quy định
Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề xuất giãn lộ trình tăng vốn điều lệlên 3.000 tỉ đồng đối với các ngân hàng thương mại đến 31-12-2011 theo như đềxuất của ngân hàng Nhà nước
Cho đến thời điểm có quyết định gia hạn, có khoảng 17 trên tổng số hơn 40Ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn chưa thể hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều
lệ theo Nghị định 141 Mặc dù lộ trình tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng đã đượcNgân hàng Nhà nước chấp thuận ngay từ cuối tháng 9, vẫn có khá nhiều nguyênnhân khiến việc thực hiện kế hoạch gặp nhiều khó khăn ở một số Ngân hàng
Để tăng vốn điều lệ, các Ngân hàng chủ yếu huy động từ 3 nguồn chính:phát hành ra công chúng qua thị trường chứng khoán, phát hành cho các cổ đônghiện hữu và phát hành cho các cổ đông chiến lược nước ngoài
Tuy nhiên, bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước khiến thị trường chứng khoántrong năm trồi sụt và ảm đạm, các cổ đông hiện hữu là các tổng công ty, doanhnghiệp nhà nước hay Ngân hàng lớn của nhà nước bị hạn chế góp vốn cho các hoạtđộng ngoài lĩnh vực chính, thậm chí còn bị yêu cầu thoái vốn từ các tổ chức tàichính, trong khi kinh tế thế giới phục hồi chậm lại khiến sự quan tâm của nhà đầu
tư nước ngoài không còn mặn mà
Các nguồn huy động này còn đặc biệt khó khăn hơn nữa đối với các Ngânhàng nhỏ, chưa có thương hiệu và còn đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.Ước tính còn khoảng 10 nghìn tỷ đồng mà các Ngân hàng này cần phải huy độngthêm nếu muốn thực hiện đúng quy định, điều mà khó có thể hoàn thành trongkhoảng thời gian ngắn ngủi còn lại của năm 2010
Trang 18Rõ ràng, việc giãn thời gian tăng vốn điều lệ là không thể tránh khỏi, nếuNgân hàng Nhà nước không muốn những biến động khó kiểm soát trong hệ thốngtài chính trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước năm 2010 vẫn chưa ổn định.
Ví dụ, ở thời điểm năm 2011, việc sát nhập những Ngân hàng nhỏ và nănglực điều hành kém có thể sẽ là giải pháp mang lại nhiều xáo trộn, Ngân hàng Nhànước khó giám sát phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro
Mặc dù các Ngân hàng vẫn phải tăng vốn cho đến 31/12/2011, nhưng với sốvốn bổ sung thêm chỉ còn 10 nghìn tỷ đồng, hiện tượng cổ phiếu ngành Ngân hàng
bị pha loãng có thể sẽ không tái diễn, khi các Ngân hàng có tới một năm để thu xếpcác nguồn vốn cần thiết, trong kỳ vọng chính sách tiền tệ có thể không còn quá thắtchặt vào quý 2 năm 2011
Trong khi đó, các Ngân hàng quy mô nhỏ có thể quẳng gánh lo tăng vốnđiều lệ trong ngắn hạn để tập trung khả năng và nguồn lực để giải quyết những vấn
đề nội tại như đảm bảo các điều kiện an toàn theo Thông tư 13, đảm bảo thanhkhoản cho thời điểm cuối năm và giáp Tết, hoàn thành các chỉ tiêu tín dụng và lợinhuận và củng cố khả năng cạnh tranh trong bối cảnh lãi suất gia tăng
Tuy nhiên, việc hoãn tăng vốn điều lệ đến một năm có thể phải trả giá trongdài hạn Không phải vô cớ mà Ngân hàng Nhà nước muốn các Ngân hàng thươngmại tăng vốn điều lệ năm 2010 là 3.000 tỷ đồng, và có lộ trình tăng lên 5 nghìn tỷ(năm 2012) và 10 nghìn tỷ (năm 2015)
Một hệ thống tài chính gồm quá nhiều Ngân hàng quy mô nhỏ, năng lực tàichính yếu luôn là một rủi ro đến an toàn hệ thống Những hiện tượng như cuộc đualãi suất bắt nguồn từ những Ngân hàng nhỏ do tình trạng khát vốn, cho vay lãi suấtcao trong khi khả năng quản trị điều hành kém, vay ngắn hạn trên thị trường liênNgân hàng để cho vay dài hạn và đẩy lãi suất liên Ngân hàng tăng cao là những
ví dụ cho thấy việc tồn tại song song những Ngân hàng có quy mô khác biệt lớn cóthể gây bất ổn đến hệ thống như thế nào
Việc trì hoãn tăng vốn trong vòng 1 năm tới cũng đồng nghĩa với việc nhữnghiện tượng trên nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tái diễn, và theo đó, nỗ lực giảm lãisuất và bình ổn thị trường vốn sẽ còn gặp rất nhiều cam go
Trang 19Ngoài ra, quy định hệ số an toàn vốn CAR trong Thông tư 13 sẽ tiếp tục làcản trở các Ngân hàng không thể tăng mạnh được tài sản đã điều chỉnh rủi ro, nếuphần tử số - vốn tự có - vẫn ở quy mô thấp.
Do đó, mức lãi suất đầu ra ở các Ngân hàng, đặc biệt các Ngân hàng nhỏ, sẽtiếp tục gặp khó trong quá trình điều chỉnh giảm Hơn nữa, động thái gia hạn thêmvới thời gian tương đối dài là không cần thiết, khi các Ngân hàng nhỏ đã có rấtnhiều nỗ lực để tăng vốn điều lệ trong suốt năm qua, và số vốn mà các Ngân hàngcòn thiếu thực ra không quá lớn, nếu có với quy mô và khả năng của cả hệ thốngtài chính
Và cuối cùng nhưng chắc chắn chưa phải là hồi kết, những quan ngại “kinhniên” về tính nhất quán và hiệu lực của các quy định hay chính sách của Ngânhàng Nhà nước tiếp tục ám ảnh thị trường Niềm tin, điều tối quan trọng để điềuhành chính sách tiền tệ có hiệu quả và theo đó ảnh hưởng đến ổn định trong dàihạn, vẫn tiếp tục là điều phải chờ đợi
Vấn đề cơ bản của quy định về vốn điều lệ của một Ngân hàng không hẳn ởchỗ một nền kinh tế có quá nhiều hay quá ít Ngân hàng, hay Ngân hàng quánhỏ Mấu chốt của vấn đề vốn điều lệ là đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính,nên việc tăng vốn theo quy định cần thực hiện đồng bộ với các giải pháp như phânloại và quản lý nợ theo chuẩn mực quốc tế thì mới đạt mục đích đề ra
Một hệ thống tài chính an toàn khi các Ngân hàng có hệ số an toàn vốn(CAR – capital adequacy ratio) cao, nói cách khác có đủ vốn để “chịu trận” khi lỗ.Nếu vốn thấp mà lỗ nặng, Ngân hàng sẽ phá sản và vì đặc thù của loại hình kinhdoanh này sẽ rất dễ kéo toàn hệ thống sụp đổ theo, liên luỵ cho cả nền kinh tế
Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, capital adequacy ratio –CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các Ngân hàng.Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của Ngân hàng trong việc thanh toáncác khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi rovận hành
Điều quan trọng là hệ số này phụ thuộc vào hai yếu tố: tử số là vốn điều lệ
và mẫu số là tổng tài sản Như vậy để tăng độ an toàn cho một Ngân hàng hay toàn
bộ hệ thống, nhà quản lý hoặc chặn không cho Ngân hàng tăng tổng tài sản quá caohoặc yêu cầu Ngân hàng phải tăng vốn Việc NHNN yêu cầu các Ngân hàng tăngvốn tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng có thể coi là một vế của kế hoạch tăng hệ số an toàn
Trang 20vốn cho toàn hệ thống, nhưng chỉ yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu là không đủ và
có thể còn làm tăng rủi ro
+ Một là, nếu Ngân hàng tăng vốn điều lệ đồng thời tăng tổng tài sản thì hệ
số an toàn vốn có thể không tăng Đây là khả năng rất dễ xảy ra vì một Ngân hàngkhi đi huy động vốn điều lệ họ không thể nói tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) của Ngân hàng này sẽ giảm, như thế không ai bỏ tiền mua cổ phiếu củaNgân hàng đó Để ROE không giảm trong khi hệ số an toàn vốn tăng, Ngân hàngbuộc phải tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), một điều không dễ tronghoàn cảnh hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam còn rất khó khăn như hiện nay
+ Hai là, vấn đề phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng cho các khoản nợxấu đó của các Ngân hàng vẫn còn khoảng cách so với chuẩn mực quốc tế Cứ giả
sử NHNN thành công trong việc tăng hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống, nhưngnếu nợ xấu vẫn được giấu kỹ ở đâu đó thì hệ số an toàn vốn mà các Ngân hàng báocáo chỉ là số ảo, con số thực sẽ thấp hơn nhiều và rủi ro tiềm ẩn cao hơn nhiều
+ Ba là, Việc yêu cầu tăng vốn điều lệ sẽ buộc các Ngân hàng phải chạy đuatăng ROE/ROA như đề cập ở trên để cạnh tranh thu hút vốn Trường hợp này rủi
ro nợ xấu sẽ tăng lên, do vậy không giải quyết được vấn đề phân loại và theo dõi
nợ xấu Yêu cầu tăng vốn điều lệ (để tăng hệ số an toàn vốn) do đó không giảiquyết được bài toán an toàn cho hệ thống
+ Bốn là, khi các Ngân hàng không đáp ứng đủ điều kiện về vốn điều lệ, thìbuộc phải sáp nhập Về mặt số học, đây là giải pháp sai lầm vì hai Ngân hàng có hệ
số an toàn vốn thấp sau khi sáp nhập hệ số này không thể tăng dù vốn điều lệ tăng.NHNN lập luận rằng với số Ngân hàng ít đi họ sẽ giám sát chặt chẽ hơn và bảnthân các Ngân hàng sẽ cẩn thận hơn và điều hành tốt hơn là những Ngân hàng nhỏmanh mún hiện nay Trước hết cần xác định, Ngân hàng càng lớn thì hoạt động vàsản phẩm càng phức tạp, NHNN sẽ càng khó giám sát và kiểm tra để phòng ngừahay ngăn chặn rủi ro Ngoài ra, Ngân hàng lớn sẽ có nhiều cách để “lách luật”,hoặc tệ hơn nữa là tìm cách ảnh hưởng tới quá trình làm luật và các chính sách để
có lợi cho mình
Các Ngân hàng nhỏ hiện nay thiếu chuyên môn và hoạt động quá liều lĩnh cómột phần chính xác Tuy nhiên giải pháp sáp nhập các Ngân hàng nhỏ và/hoặcbuộc tăng vốn điều lệ không giải quyết được nguyên nhân căn bản Chuyên môn vànghiệp vụ Ngân hàng không phải là điều quá khó để các Ngân hàng nhỏ có thể học
Trang 21được (với sự giúp đỡ của NHNN) Việc điều hành những Ngân hàng nhỏ có 1 – 2chi nhánh đơn giản hơn nhiều so với một Ngân hàng lớn có chi nhánh toàn quốc và
cả ở nước ngoài Việc tăng chuyên môn phụ thuộc vào sự đào tạo, giúp đỡ, giámsát của NHNN nhiều hơn là vào việc sáp nhập Các Ngân hàng nhỏ sau khi sápnhập với nhau không có nghĩa đội ngũ nhân viên và lãnh đạo tự nhiên có trình độchuyên môn tăng lên
+ Điểm cuối cùng và không kém phần quan trọng, cần phải xác định đâu lànguyên nhân chính khiến các Ngân hàng nhỏ hoạt động quá rủi ro (ví dụ chạy đualãi suất hay vay ngắn hạn trên thị trường liên Ngân hàng để cho vay dài hạn) Đókhông phải là vì họ nhỏ và thiếu chuyên môn mà đó là hậu quả tất yếu của việc cácNgân hàng quốc doanh và một vài Ngân hàng lớn được hưởng nhiều ưu đãi nêncác Ngân hàng nhỏ không còn cách nào khác là phải liều lĩnh hơn để đạt đượcROE như đã hứa với các cổ đông
Tỷ trọng vốn tự có/tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại nhìn chungcòn thấp chỉ đạt trên dưới 5% Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vàđảm bảo phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thì các Ngân hàng thương mại nêntăng tỷ lệ này lên khoảng từ 8% - 10 % là hợp lý
2 Vốn pháp định
2.1 Khái niệm
Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp (2005) thì khái niệm vốn phápđịnh được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thànhlập doanh nghiệp Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu vềvốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từbằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp
2.2 Thực trạng
Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành Danh mụcmức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng Theo đó, tổ chức tín dụng được cấp
Trang 22giấy phép thành lập và hoạt động sẽ phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thựcgóp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định theo quy định, chậmnhất vào ngày 31/12/2011, thay cho quy định cũ thời hạn này là ngày 31/12/2010.
Với các Ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm
2011 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với Ngânhàng chính sách, Ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng đầu tư, Ngânhàng hợp tác và quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công tytài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng
Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, các NHTM có thời gian 4 năm để thựchiện việc tăng vốn điều lệ với 2 giai đoạn cụ thể (giai đoạn 1 kết thúc 31/12/2008
và giai đoạn 2 kết thúc 31/12/2010)
Tuy nhiên, quá trình tăng vốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyênnhân khách quan, khiến việc tăng vốn điều lệ từ các nguồn khác nhau của nhiềuNHTM trong nước gặp phải một số khó khăn
Vì vậy, việc gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các NHTM đến31/12/2011 là một trong những chủ trương đúng đắn Bởi sẽ giảm bớt áp lực vềthời gian tăng vốn cho các NHTM chưa thể tăng đủ ngay mức vốn pháp định,nhưng đảm bảo có sự công bằng đối với những NHTM thời gian qua đã nỗ lựctăng vốn để đảm bảo đủ mức vốn pháp định theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngânhàng Nhà nước
Dù được gia hạn việc nâng vốn pháp định lên 3.000 tỉ đồng thêm một nămnữa nhưng kết thúc năm 2010 (31-12), nhiều Ngân hàng thương mại vẫn nâng vốnpháp định đảm bảo quy định pháp luật
Như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) đến ngày
30-12 mới chính thức hoàn thành các thủ tục pháp lý tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉđồng
VIETBANK cho biết việc tăng vốn điều lệ này được thực hiện theo côngvăn chấp thuận tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng của Ngân hàng Nhà nước ngày 21-9 vànằm trong kế hoạch của Ngân hàng theo đúng lộ trình Không chỉ có VIETBANK
mà Đại Á và Tiên Phong cũng nâng vốn đúng thời hạn
Các Ngân hàng trên cho biết dù được gia hạn thời gian thêm 12 tháng nhưng
có ít Ngân hàng ỉ lại và nhiều Ngân hàng vẫn hoàn thành việc tăng vốn theo đúng
lộ trình (31-12-2010) Việc tăng vốn như quy định nhằm nâng cao năng lực tàichính cũng như vị thế cạnh tranh trong những năm tới
Trang 23Và quan trọng, là vẫn đảm bảo tiếp tục duy trì mục tiêu tăng vốn điều lệ đểnâng cao năng lực tài chính của các NHTM, tiếp tục khuyến khích các NHTM tăngvốn điều lệ để sớm đạt được mức vốn pháp định.
3 Huy động vốn và lãi suất huy động vốn
3.1 Thực trạng
Hầu hết các Ngân hàng thương mại chỉ có từ 20-30 % là vốn tự có, còn lại làvốn đi vay.Vì vậy, việc thu hút vốn là vấn đề hàng đầu của các Ngân hàng thương
mại và vốn cũng là một câu hỏi lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam
Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư khá cao, tuy nhiên
tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn lại thấp, mà chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn
Có nhiều hạn chế gây khó khăn trong việc huy động vốn của cac NHTM, trướchết là về phía bản thân các NHTM
Thứ nhất, mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao.Việc huy động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khácnhư tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư
cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính
Thứ hai, nội lực của chính các Ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhânlực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực
Công nghệ Ngân hàng hiện đại và dịch vụ tuy đã có bước phát triển, nhưngvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
Hệ thống dịch vụ Ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao,chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ Ngân hàng truyềnthống Các Ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổngnguồn vốn huy động
Thứ ba, dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng Tuynhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định
Do không thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Ngân hàng đã khiến cácNgân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranhthu hút khách hàng
Lãi suất là một trong những công cụ để các NHTM thu hút vốn, tuy nhiên,công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định Sức ép cạnh tranh đã
Trang 24khiến các Ngân hàng gần như đồng loạt công bố tăng lãi suất huy động vốn Đáng
lo ngại trước tình trạng lãi suất đang chạm sát với giới hạn sinh lãi, khả năng antoàn các các Ngân hàng và tác động tới tăng trưởng kinh tế Cạnh tranh trong việcthu hút vốn đã tạo ra cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường nhằm giảm bớt nhữngnguy cơ rủi ro thanh khoản đang có chiều hướng gia tăng
Nhiều NHTM đã liên tục tăng lãi suất với tần suất thay đổi có khi tới 3 đến 4lần/tuần, và không chỉ diễn ra ở các NHTM cổ phần nhỏ mà còn đối với cả cácNHTM cổ phần hàng đầu và các NHTM Nhà nước
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, hiện lãi suất huy động vốn mà cácNHTM đang áp dụng là quá cao, ngay cả khi lạm phát ở mức 10% Thông thườngcác NHTM chỉ nên đưa ra mức lãi suất huy động bảo đảm nguyên tắc lãi suấtdương, có lợi cho người gửi tiền là được
Để đảm bảo cho thị trường tín dụng ổn định, Hiệp hội Ngân hàng đã đưa ra
và kêu gọi đồng thuận với mức lãi suất trần huy động là 12%/năm vào những thángđầu năm 2010 Nhưng diễn biến lãi suất, cả huy động và cho vay hiện nay, lạikhông theo cái "lẽ phải thông thường" đó Biểu hiện bất thường, ẩn chứa nhiều bất
ổn của lãi suất có thể thấy ở hai khía cạnh lớn của vấn đề Thứ nhất là nhiềuNHTM, tuy chỉ niêm yết mức lãi suất huy động 12%/năm, nhưng cộng thêm cácchi phí khuyến mãi (bằng cả thưởng tiền "nóng", thưởng lãi suất…) khiến lãi suấthuy động trong thực tế đã vượt xa niêm yết Có Ngân hàng thực hiện ghi lãi suấthuy động trên sổ chỉ 12%/năm, nhưng lại kèm theo cam kết bằng văn bản trả thêm3% lãi suất cho món tiền gửi đó khi đáo hạn Tình trạng khuyến mãi huy độngkhông chỉ diễn ra đối với NHTM nhỏ, mà ở cả các NHTM lớn Thứ hai là có một
số NHTM công khai "vượt trần" lãi suất huy động 12%/năm
Trường hợp lách luật đầu tiên là NHTM CP Sài Gòn (SCB) Từ ngày7/4/2008, SCB đã triển khai kế hoạch phát hành 3.000 tỷ đồng kỳ phiếu kéo dàicho tới 4/6/2008 Kỳ phiếu có thời hạn 270 ngày và 360 ngày, với lãi suất trả trước
là 1%/tháng, tương đương 12%/năm Như vậy lãi suất thực khách hàng được trảkhi mua kỳ phiếu lên tới trên 13%/năm Đặc biệt là khách hàng còn được khuyếnmại thông qua tham gia chương trình quay số dự thưởng của SCB với tổng trị giágiải thưởng là 2,5 tỷ đồng; trong đó có giải đặc biệt là 2kg vàng SJC trị giá hơn 1
tỷ đồng, kèm theo rất nhiều giải khác có giá trị
Trang 25NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng triển khai chương trình tiết kiệmnhận ngay tiền lãi, với 7 loại gửi tiết kiệm đồng Việt Nam kỳ hạn từ 1 tháng đến 6tháng trả lãi trước là 10,5%/năm; các kỳ hạn từ 7 đến 13 tháng cũng trả lãi trước,với lãi suất 11,0%/năm Nhìn bề ngoài thì lãi suất của SHB thực hiện theo đúngthoả thuận giữa các NHTM thành viên do Hiệp hội Ngân hàng chủ trì, nhưng do lãitrả trước nên tính thực ra lãi suất khách hàng được hưởng lên tới 12%/năm.
Một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ khác, hay NHTM CP nông thôn,NHTM CP nông thôn mới chuyển lên thành NHTM CP đô thị cũng cho biết đangchuẩn bị điều chỉnh lãi suất huy động vốn đồng Việt Nam lên trên 11%/năm CácNHTM CP này kêu ca rằng họ đang ở vào thế bất lợi so với các NHTM NN vàNHTM CP quy mô lớn, quy mô khá, do đó vốn huy động từ khi áp dụng trần lãisuất thỏa thuận không tăng, thậm chí cá biệt có Ngân hàng còn giảm
Việc các NHTM đồng loạt tăng lãi suất đang gây ra nhiều lo ngại Đại diệnmột NHTM phân tích, lãi suất huy động USD tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phíđầu vào của cả doanh nghiệp và Ngân hàng Bởi khi lãi suất huy động tăng thì lãisuất cho vay khách hàng cũng phải tăng Điều này sẽ khiến chi phí của doanhnghiệp đội lên cao, gây áp lực tăng giá, một trong những nguyên nhân dẫn đến lạmphát Cứ như thế, lạm phát tăng buộc các Ngân hàng lại phải tăng lãi suất huy động
để đảm bảo thực dương Đồng thuận với việc cần đảm bảo lãi suất thực dương làcâu hỏi: Vậy lãi suất thực dương ở mức nào thì hợp lý? Lo ngại lớn nhất sau khi lãisuất huy động USD lên cao chính là việc tỷ giá VND/USD sẽ chịu nhiều áp lực.Bởi khi lãi suất USD tăng cũng đồng nghĩa với việc USD lên giá, khi đó VND bịcoi là giảm giá so với USD Điều này sẽ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực trên thịtrường tiền tệ đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều biến động hiện nay
Sau những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế của cuộc chay đua lãisuất, cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận
và cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt lãi suất huy động và cho vayVND của các Ngân hàng thương mại giảm dần (mức giảm khoảng 1%) Thời giangần đây, các Ngân hàng đã thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND khôngvượt quá 14%/ năm
Thứ tư, những NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thịphần Nhưng đây không phải là lợi thế của chúng ta mà chỉ là kết quả tất yếu của
sự bảo hộ trong suốt thời gian qua
Trang 26Bên cạnh những hạn chế của bản thấn các NHTM, cũng phải kể đến nhữnghạn chế khách quan từ môi trường vĩ mô.
Chính sách nhà nước về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (trong đó
có NHTMNN) còn chậm và nhà nước còn can thiệp vào hoạt động kinh doanh củaNgân hàng
Yếu tố giá cả tăng mạnh trong 2 năm gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền:Người dân e ngại gửi tiền VND dài hạn vào hệ thống Ngân hàng, dẫn đến việcngười dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD vàvàng
Về phía khách hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức caotrong nhiều năm nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người vẫn còn thấp, tiếtkiệm và tích lũy trong dân cư tuy đã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cưvẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiết kiệm
Qua thực tế trên cho thấy hiện nay, các Ngân hàng chưa tiếp cận các nguồnvốn ở nông thôn, chưa hướng người dân thay đổi tập quán cất vàng chuyển sanggởi tiền tiết kiệm tại các Ngân hàng
3.2 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân của thực trạng lãi suất cao Phải kể đến những biếnđộng tăng đột biến của giá vàng thế giới đã khiến giá vàng trong nước tăng vọttrong thời gian qua Bên cạnh đó, biến động tỷ giá ngoại tệ Không thể phủ nhậnchính những biến động của giá vàng và tỷ giá đã làm nảy sinh tâm lý lo sợ lạmphát cao khiến một phần tiền gửi bị hút đầu tư vào vàng và đôla, khiến nguồn huyđộng của các NHTM cũng bị ảnh hưởng Người ta cũng nói đến một nguyên nhânnữa, các NHTM phải thực hiện Thông tư 13 và Thông tư 19 về việc chỉ được chovay ra tối đa 80% vốn huy động đầu vào Chỉ tiêu pháp định về an toàn thanhkhoản này đã khiến các NHTM phải gia tăng nguồn huy động nhằm cân đối vớinhu cầu mở rộng tín dụng Đó cũng là áp lực khiến phải tăng lãi suất huy động
Ngoài ra, phải kể đến thực trạng mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn tạinhiều NHTM hiện nay Đây là hệ quả của một thời gian khá dài các NHTM tậptrung huy động kỳ hạn ngắn, đến mức đã kéo thẳng đường cong lãi suất Phần vốnngắn hạn buộc phải đáp ứng nhu cầu cho vay trung - dài hạn đó đã tạo áp lực đẩy
Trang 27lãi suất huy động tăng cao nhằm bù đắp thiếu hụt thanh khoản vốn ngắn hạn đáohạn
Bên cạnh đó, NHTM cổ phần quy mô nhỏ có mạng lưới hẹp, năng lực tàichính hạn chế, uy tín và thương hiệu chưa được nhiều người biết Do đó cùng lãisuất huy động vốn như nhau, các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần có mạnglưới rộng, có thương hiệu và uy tín, có năng lực tài chính mạnh, có điều kiện tăngchi phí cho quảng bá, tiếp thị… sẽ huy động được nhiều vốn hơn
Nên cuối cùng các NHTM cổ phần nhỏ lại phải đi vay lại vốn của cácNHTM khác trên thị trường liên Ngân hàng với lãi suất cao Đây cũng là lý do tạisao sau hơn 2 tuần thực hiện trần lãi suất của Hiệp hội Ngân hàng nhưng lãi suấttrên thị trường liên Ngân hàng thì vẫn nóng vào những tháng đầu năm 2010 Lãisuất cho vay qua đêm vẫn lên tới 10% - 14%, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 tuần và 2tuần lên tới 15% - 16%/năm
NHTM cổ phần nào cũng vì lợi ích kinh doanh của mình, của cổ đông Sauhơn 2 tuần thực hiện thoả thuận nhưng một số NH thành viên nhận ra sự bất lợitrong cạnh tranh nên đã tự ý phá vỡ thỏa thuận, đẩy mức lãi suất huy động lên caohơn rất nhiều so với thỏa thuân ban đầu
4 Cổ phiếu và trái phiếu
4.1 Cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty pháthành Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xácnhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ đông của công ty đó Nguời nắm giữ cổphiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành
Thực tế không chỉ những cổ đông cá nhân thoái vốn, các NHCP lớn trướcđây đã mạnh tay đầu tư vốn vào các Ngân hàng nhỏ cũng đang tìm cách thoái vốn
để đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn (CAR) theo quy định tại Thông tư 13 của NHNN(có hiệu lực 1-10-2010)
Sức cung cổ phiếu ngày càng tăng trong khi tỷ suất cổ tức của các Ngânhàng nhỏ vẫn ở mức thấp so với lãi suất Ngân hàng, dù cổ tức ngành này tương đối
ổn định
Với một thị trường mà nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và quỹ đều chấpnhận chơi ngắn hạn sẽ rất khó để CPNH được ưa chuộng Khối lượng cổ phiếu lưuhành quá lớn khiến cho những yếu tố đầu cơ rất khó “đụng” đến CPNH
Trang 284.2 Trái phiếu
4.2.1 Khái niệm trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) mộtkhoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàntrả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn
Phát hành trái phiếu là đi vay vốn Mua trái phiếu là cho người phát hànhvay vốn, và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành Là chủ nợ, người nắmgiữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khốilượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên pháthành
4.2.2 Thực trạng
Trong quá trình cổ phần hóa NHTMNN hiện nay sự thiếu minh bạch trongquá trình phát hành trái phiếu tăng vốn gây rủi ro cho các nhà đầu tư và làm ảnhhưởng đến uy tín của Ngân hàng trong tiến trình cổ phần hóa
Hiện tượng phát hành trái phiếu không minh bạch như trên có nhiều lí do
Về phía Ngân hàng, do sức ép tài chính và yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa
mà phải tăng vốn càng nhanh càng tốt, lãi suất huy động càng thấp càng tốt Vềphía nhà đầu tư, do chưa tìm hiểu kĩ về cơ chế phát hành cũng như tâm lí đầu tưtheo đám đông mua trái phiếu của Ngân hàng
Cách thức phát hành trái phiếu huy động vốn như vậy có thể giúp choNHTMNN đạt được mục tiêu tăng vốn một cách nhanh chóng với lãi suất thấp.Nhưng về lâu về dài mà nói thì nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của Ngânhàng
5 Tác động đến nền kinh tế
Hoạt động của các NHTM đã góp phần giúp huy động tiền nhàn rỗi trong dân đểgiúp các DN, cá nhân sử dụng vào mục đích đầu tư, các hoạt động cá nhân gópphần phát triển Kinh tế - xã hội Hoạt động huy động vốn chính là yếu tố quantrọng, phải có để các NHTM có thể là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thịtrường, điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nếu không có vốn, các NHTM không thể thựchiện các hoạt động của mình
Trang 29Tuy nhiên, như phân tích ở trên, Việc cạnh tranh huy động vốn khiến nhiều NH ápdụng lãi quá cao có thể gây thiếu an toàn cho NH cũng như sự phát triển ổn địnhcủa kinh tế
Trang 30II Quản lý hiệu quả dạnh mục tài sản có của các NHTM ở Việt Nam
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất củangân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàng thương mại là cầu nốigiữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu.Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóngmột vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn)của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động củamột nền kinh tế thị trường còn non yếu theo kinh nghiệm cho thấy khi sức khỏecủa nền kinh tế có sự thay đổi thì đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ thốngngân hàng Do đó, một ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thấtcho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dâychuyền cho các đơn vị khác và ngược lại Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngânhàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực doanh nhiệp sẽ càng lớn Thời giantới, khi hàng loạt các ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt "đổ bộ" vào Việt Nam, chắc chắnnhững đòi hỏi về công tác quản trị ngân hàng (QTNH) sẽ càng gay gắt hơn đối vớingân hàng nội
Vốn tiếp nhận từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự ántheo kế hoạch tập trung của Nhà nước; vốn chiếm dụng của khách hàng trong quátrình thực hiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt…
1 Các nghiệp vụ tài sản có tại Ngân hàng thương mại