Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 60 - 70)

Độc thoại nội tâm là lời nói bên trong, hớng đến thể hiện đời sống tinh thần của nhân vật. Nó là một trong những phơng thức để nhân vật tự giải toả tình

trạng không thể bày tỏ. ở truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ xuất hiện hai loại

độc thoại: độc thoại mang tính hớng nội và độc thoại mang tính hớng ngoại. Trong "Cõi mê" đoạn kết là một đoạn độc thoại mang tính hớng ngoại: "Tôi chợt giật mình. Lúc này, trông mẹ rất giống cô, giống một ngời điên.

Và thắt ruột lại vì sợ. Nhỡ mẹ điên? và các bác nữa ? lúc lên xe, tôi thấy bác trởng, bác thứ ai cũng thất thần, hốt hoảng và già sọp đi vì tính toán, lo âu. Hai bác dâu có thể điên lắm. Có những ngời đau khổ quá, sau một đêm đầu bạc trắng. Có ngời bất hạnh quá vì mọi thứ bỗng tuột ra khỏi tay mình, cái sự điên tỉnh chỉ là gang tấc. Mà suy cho cùng nếu điên, đợc nh cô, tôi thấy tất cả, nên điên. Vì đó sẽ là hạnh phúc" [tr.259].

Trong đoạn này, ý nghĩ nhân vật hớng về xung quanh: về mẹ - ngời bị đẩy ra khỏi ngôi nhà của tổ tiên; về bác cả, bác thứ ... những ngời chỉ quanh quẩn bon chen danh lợi. Nhân vật tự vấn và tự giải đáp, nói với mình và nói với ngời. Vì thế, đoạn độc thoại mang tính phức điệu. Cũng qua đó, ngời đọc nhận ra thái độ, quan điểm của ngời kể đối với vấn đề đợc đặt ra.

Còn ở "Giai nhân", tác giả để cho Sao độc thoại: "khốn nạn. Sao ngời mỗi ngày một đông nh kiến mà tôi thì cô đơn thế này mãi sao? Cứ đợi một cái gì mà chính mình cũng không biết. Bên ngoài cảnh cửa kia, có thể là thiên thần, có khi là quỷ dữ. Cái thời mà mình đợc lựa chọn qua rồi ?" [tr.200].

Dòng tâm t của Sao là đoạn độc thoại nội tâm hớng nội. Sao đang đối diện với lòng mình, tự phân tích, phê phán, mổ xẻ con ngời mình. Nhân vật tự chiêm nghiệm chính mình, tự vấn lòng mình trớc nổi cô đơn, trống trải.

Độc thoại nội tâm thuộc phạm vi ngôn từ của nhân vật. Tuy nhiên ở đây không thể đối lập hoàn toàn nó với ngôn ngữ của ngời kể chuyện. Có những câu

"lai ghép" có thể xem là độc thoại nội tâm. ở chúng có hai chủ thể phát ngôn là ngời kể và nhân vật. Giọng của ngời kể và của nhân vật hoà lẫn ngay từ cái vỏ của ngôn từ, ngời đọc khó phân biệt đợc đó là lời của ngời kể hay lời của nhân vật. Đoạn độc thoại sau đây trong "Tình yêu ơi ở đâu" là một ví dụ:

" Cổ họng nàng đắng nghét. Một cơn buồn bực vô cớ trào dâng trong lòng. Tại sao nàng lại phải ngồi đây nhìn những đứa trẻ con xa lạ hậm hực với mình? Chúng sợ nàng sẽ là mẹ ghẻ, là mụ phù thuỷ độc ác đối xử tàn tệ với chúng" [tr.46].

Bằng việc "dời chỗ vào nhân vật", đặt điểm nhìn từ bên trong nội tâm nhân vật, nhà văn đã tái hiện dòng ý thức của nhân vật bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp. Ngôn từ trong đoạn văn lộ rõ hai tính chất: thứ nhất là tính trực tiếp về nội dung, tức nó đợc chứa đựng ý thức và kiểu giọng của nhân vật, thứ hai là tính gián tiếp về ý thức, nghĩa là đợc tác giả phát ngôn, viết nh lời gián tiếp.

Có thể thấy ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong sáng tác của Thu Huệ mang đến một hiệu quả nghệ thuật khá đặc biệt. Nhờ đó mà ngời đọc có thể hiểu đợc những "góc khuất" trong tâm hồn nhân vật. Nói theo cách của Thu Huệ, ngời đọc có thể khám phá đợc "cái nửa bên kia" trong nhân vật.

3.2.4. Hình thức tổ chức câu văn.

Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng đa dạng các kiểu câu trong sáng tác của mình: câu dài, câu vừa, câu ngắn. Thế nhng, điểm khác biệt của chị trong việc tổ chức hình thức câu văn so với các nhà văn cùng thời chính là ở hai dạng câu: câu dài và câu ngắn.

Nguyễn Thị Thu Huệ cũng sử dụng câu dài trong 21 truyện ngắn với một số truyện có giá trị, đạt các giải cao nh: "Hậu thiên đờng", "Mi nu xinh đẹp", ... chị đã có những thành công trong cách xây dựng câu dài. Câu dài xuất hiện trong truyện ngắn của chị khá đa dạng,đủ cả câu đơn lẫn câu ghép.

Điều đặc biệt, câu dài là câu ghép trong "21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ" là kiểu câu ghép có quan hệ ngữ nghĩa: nhân - quả, nhợng bộ - tăng tiến, điều kiện - kết quả và câu có quan hệ thời gian - hiện thực, nhng giữa các vế của câu thờng không sử dụng liên từ liên kết. Các câu ghép kiểu này thờng đợc phân biệt nhờ các dấu ngắt câu hay là ngữ điệu.

Nhờ sử dụng câu dài trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện đợc những cảm xúc phức tạp ở nội tâm nhân vật và chuyển tải đợc những bộn bề, phong phú, đa dạng của sự kiện hàng ngày, cũng nh tâm sự day dứt của chủ thể sáng tạo muốn gửi đến ngời đọc.

Tuy nhiên, cái độc đáo trong tổ chức câu văn của Thu Huệ không phải ở câu dài mà là câu ngắn. Đây là dạng câu quen thuộc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và trong truyện ngắn đơng đại. Câu ngắn là loại câu phù hợp với đặc trng thể loại truyện ngắn và hợp với nhịp sống sôi động thời hiện đại. Thế nhng, viết câu ngắn mà không có sự sáng tạo mới mẻ thì dễ sa vào đồng dạng phong cách hoặc đơn điệu trong văn phong. Điều này có nghĩa là sẽ là thử thách với Nguyễn Thị Thu Huệ khi chị đi vào sử dụng loại câu này để xây dựng tác phẩm của mình.

Cùng với Thu Huệ có khá nhiều nhà văn nữ xuất hiện và trởng thành nh: Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan ... Phải có một phong cách và bản lĩnh vững vàng lắm, Thu Huệ mới dám khẳng định mình ở dạng câu ngắn này. Đọc truyện của Thu Huệ chúng ta có thể tìm thấy nét riêng làm nên cái độc đáo, tài hoa cho chính chị ngay ở dấu ấn ngôn ngữ. Các dạng câu miêu tả, câu hội thoại có cấu trúc ngắn đã làm nên thi pháp truyện Nguyễn Thị Thu Huệ.

Chúng tôi khảo sát tập "21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ" và thấy rằng có đến 3384 / 9282 câu văn chị viết theo dạng câu ngắn (từ 1-7 âm tiết), chiếm tỷ lệ 36,4%.

Khảo sát thêm độ dài câu ở truyện ngắn Việt Nam chúng tôi thấy: xu h- ớng về độ dài câu của truyện ngắn Việt Nam trong những năm gần đây có thiên

hớng sử dụng câu vừa (có độ dài trung bình từ 8-29 âm tiết). Những câu ngắn d- ới 8 âm tiết đợc sử dụng nhiều nhất trong các mẩu đối thoại giữa các nhân vật.

Điều thú vị về câu ngắn trong truyện Nguyễn Thị Thu Huệ là nó không chỉ đợc xuất hiện trong các đoạn văn có lơì đối thoại của nhân vật mà nó còn đ- ợc sử dụng nhiều trong văn miêu tả.

Ví dụ:

"Rồi đêm cũng qua. Tôi dậy. Đầu đau buốt. Có cảm giác nhà rất đông ngời. Phòng bác có cả mấy ngời đang bàn bạc. Ngoài sân, trong bếp đều có ngời. Họ đo. Họ tính ngôi nhà giống nh ở công trờng. Mẹ vẫn ngồi trong bếp. Lại nớc mắt. Lại khóc trong không gian đầy mùi than nông nặc, mùi bùn ớt".

("Cõi mê") [ tr.255].

Thu Huệ đã tách câu, viết câu rất ngắn. Không phải kiểu viết gặp đâu đánh dấu chấm đó, hay là "điệu đà trong văn phong" để gây chú ý. Theo chúng tôi cái đáng chú ý ở đây là: chính câu ngắn đã làm nên ngôn ngữ đa giọng điệu của tác giả.

Đọc từng câu ngắn xuất hiện liên tiếp trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chúng ta sẽ thấy một chủ thể phân thân. Nghĩa là ở ngay tác giả đã có sự phân vai cho mình (nhân vật tôi). Trong sự tự phân vai này chị diễn rất đạt. Lúc là sự ngây thơ của cô bé đang yêu, ngoan ngoãn dại khờ trong yêu đơng ("Biển ấm"), khi là sự từng trải của một ngời mẹ ("Hậu thiên đờng"), có lúc ngoa ngoắt, có khi lại dịu dàng đằm thắm.

Cũng phải thấy rằng hoà chung vào xu hớng viết truyện ngắn hiện đại là câu văn phải giảm bớt độ dài cho thích nghi với hoàn cảnh mới. Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh ... đã làm nh vậy. Với Thu Huệ, để khẳng định vị trí của mình trong làng truyện ngắn, chị đã tạo nên những câu văn ngắn gọn, súc tích nhng chứa giá trị nghệ thuật cao, dẫu có lúc dấu chấm câu đ- ợc đặt tởng nh là ngẩu hứng.

Về loại câu ngắn, trớc đây và gần đây trong văn học đã xuất hiện nhiều. Đặc điểm chung của câu ngắn trong sáng tác của các tác giả là: câu ngắn chủ yếu có dạng cấu trúc khá đủ thành phần. Trong văn Thu Huệ, kiểu câu này xuất hiện không nhiều. Câu ngắn trong truỵện của chị phần lớn là câu đặc biệt tách biệt (câu đặc biệt do một từ, hoặc một cụm từ đảm nhiệm).

Trong "21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ" mà chúng tôi khảo sát, có một số lợng khá lớn câu đơn đặc biệt trong tổng số câu ngắn (3102 / 3384 câu, chiếm 91,7%). Phải công nhận ở dạng câu này, Thu Huệ đã viết mải mê, viết bằng cả tâm hồn, trái tim ngời cầm bút, kết quả là chị đã gặt hái đợc nhiều thành công trong tác phẩm của mình. Với cách viết riêng đầy cá tính, Thu Huệ bằng câu ngắn của mình đã làm cho ngời đọc ngỡ ngàng trớc cách viết nh "lên đồng" của mình. Thu Huệ bằng cách tách một vấn đề trong những vấn đề và tách một giai đoạn trong các giai đoạn để tạo câu ngắn. Hiệu quả của cách làm này là đã diễn tả xuất sắc tình huống, tâm trạng, t tởng của nhân vật. Cách tạo câu ngắn này chứng tỏ sự khác biệt giữa chị với những nhà văn nữ cùng thời. Chính chị đã tạo nên một giọng điệu riêng cho mình bằng thể loại truyện ngắn đang đợc bạn đọc yêu thích hiện nay. "Cát và biển ở lại sau lng. Đợi chờ. Xa dần. Đêm nay. Tôi sẽ sửa lại bàn thờ" ("Cát đợi") [tr.10]. Đó là dạng câu văn đặc trng khó lẫn trong văn phong của Thu Huệ. Nó làm cho vấn đề trong tuyện nh đang xảy ra tr- ớc mắt ngời đọc, sôi động, bất ngờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn Thu Huệ thờng dùng những câu chữ động đậy, lối viết phá cách bằng cấu trúc cú pháp mới. Cấu trúc câu đặc biệt tự phân đã làm cho vấn đề đợc bộc toạc một cách cụ thể, thẳng thắn, hết mình thông qua hình thức đối thoại trực tiếp với độc giả. Đây chính là nét độc đáo trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ.

Tóm lại, Nguyễn Thị Thu Huệ còn rất trẻ, cả ở tuổi đời và tuổi nghề, song sức sáng tạo của chị ở thể tại truyện ngắn đã đợc khẳng định ngay từ đề tài đến ngôn ngữ. Thông qua truyện ngắn của chị, ngời đọc nhận đợc kiểu ngôn ngữ vừa

dịu dàng vừa táo tợn, thật thà và đỏng đảnh. Có lúc thâm trầm triết lý nhng lại có lúc rất hồn nhiên và ngây thơ. Giọng điệu trong truyện ngắn của chị có lúc căng ra, nhiều ý với những câu văn dài, lại có lúc dồn dập không ẩn dụ vì tác giả chủ động sử dụng nhiều câu ngắn. Và dù nhạy cảm, thiên bẩm hay cố tình, thì nữ nhà văn này cũng đang khẳng định cho mình một phong cách độc đáo.

Kết luận

in đợc nhắc lại ý kiến của nhà văn Nguyễn Khải nói về cuộc sống hôm nay: "Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những bất ngờ mới là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút khai vỡ" [12]. Truyện ngắn hôm nay có sức thuyết phục ngời đọc bởi u thế riêng của mình: vừa ngắn gọn, cô đọng, vừa nhạy bén với mọi vấn đề của thời đại và có khả năng chứa một dung lợng lớn. Làm nên diện mạo truyện ngắn là nhờ sự nỗ lực không ngừng của mọi thế hệ nhà văn và có sự đóng góp không nhỏ của các nữ nhà văn trẻ, trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ. Thu Huệ quả nhiên đã đầy hứng khởi, đầy nhiệt huyết bắt nhịp truyện ngắn vào muôn cái bộn bề, muôn cái nhỏ nhặt nhng đầy bất ngờ của cuộc sống để mang lại cho ngời đọc sự nhận thức về những gì đang diễn ra và những gì sắp tới. X

Vận dụng kiến thức đã có và khả năng tìm tòi, chúng tôi đi sâu vào khảo sát, phân tích tập "21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ", từ đó rút ra những kết luận sau:

1. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đề cập đến những vấn đề con ngời và cuộc đời với nhiều dáng vẽ, đa dạng, nhiều chiều và phức tạp, khó nắm bắt. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của chị là những chủ nhân và cũng là những nạn nhân của cuộc sống hiện đại. Đa số họ là phụ nữ với số phận biến thái khác nhau từ cuộc sống. Đó là sự giằng xé giữa những cam phận và bứt

phá; là sự xáo trộn giữa cái tốt, cái xấu, có thể rất vị tha nhng cũng rất ích kỷ, rất tự tin nhng cũng rất bị cám dỗ, sống yên phận nhng không chịu yên với những số phận đã an bài. Bằng cảm xúc nữ tính, truyện của chị đã nêu lên những lời đồng vọng với ngời phụ nữ về hạnh phúc đích thực của con ngơì và khát khao h- ớng tới cuộc sống.

2. Không gian trong " 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ" là cuộc sống phố phờng với bao âu lo, bao muộn phiền và trắc trở. Đó là không gian gia đình với nỗi lo lắng tan vỡ. Đó là không gian xã hội với bao toan tính của cuộc sống. Và đó là một thứ không gian tâm tởng với những ảo ảnh, những giấc mơ, với trăng và niềm khát khao hạnh phúc.

Đối ứng với không gian ấy là thời gian đồng hiện và thời gian quá khứ - hoài niệm. Thu Huệ hoài niệm về quá khứ với tình yêu đẹp đẽ, lãng mạn, với gia đình sum vầy, hạnh phúc, với những đêm trăng huyền ảo. Trong những thời gian ấy, đêm là thời điểm đặc biệt, là lúc con ngời sống với không gian của mình, đối diện với chính mình, với ớc mơ nhỏ nhặt, với những khát khao chính đáng.

Chính vì vậy mà không gian và thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ thể hiện đợc dấu ấn cá tính sáng tạo của tác giả. Đó là một nữ nhà văn có xu hớng đa dạng hoá phong cách của mình.

3. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là ngôn ngữ đa gịong điệu. Lúc thâm trầm triết lý, khi táo bạo, sắc bén, lúc lại dịu dàng đằm thắm. Có đợc nh vậy là nhờ vào lớp từ ngữ giản dị không trau chuốt nhng giàu tính biểu cảm bởi nó đợc xuất hiện sau cảm xúc, là từ ngữ của tâm trạng.

Sử dụng câu văn làm nên diện mạo riêng cho truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, đó là những câu ngắn. Số lợng câu ngắn với tần số xuất hiện cao tạo cho giọng văn Thu Huệ sôi nổi, bứt phá, nhịp điệu dồn dập. Phát ngôn của nhân vật cơ bản không cần qua lời mào của tác giả khiến cho tác phẩm của chị mang dấu ấn của lối văn hiện đại. Cách sử dụng câu miêu tả khéo léo đạt đến độ chín, tạo cho giọng văn của Thu Huệ mợt mà gây cảm xúc thấm đợm cho ngời đọc.

Kể chuyện bằng cách miêu tả tinh tế kết hợp với cấu trúc so sánh ngẫu hứng, văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã làm mê hoặc lòng ngời. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trở thành thi pháp cho tác phẩm của chị nếu ngời đọc muốn bóc tách, tìm hiểu.

4. Là một tác giả có nhiều triển vọng, trong sự tìm tòi thể nghiệm Thu Huệ đã viết đến cạn kiệt trong từng tác phẩm của mình. Truyện của chị nh mê cung tình ái thả ra thứ ma lực làm mê đắm, cuốn hút ngời đọc. Nhng trong

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 60 - 70)