Không gian tâm tởng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 41 - 45)

Đó là thứ không gian tinh thần, mơ ớc không gian hồi tởng, không gian khát vọng. Trớc hết phải kể đến những không gian lịm buồn trống trếnh vận hành theo tâm lí nhân vật - loại không gian này thờng là cái gần gũi của ngày xa dội về, vừa thân quen, vừa xa lạ nhng bao giờ cũng trầm lắng có cái gì đó nh sự âm vang của những tấm lòng trớc sự chuyển biến của thời gian, đợc nhìn dới con mắt của nhân vật. Trong "Thành phố không mùa đông", không gian trong quá khứ và ở hiện tại chen lẫn nhau nhờ sự liên tởng của nhân vật "tôi". "Lúc này đây, tôi lại đợc hít trong không gian mát lạnh của ma, của miền rừng cộng với độ lạnh trong xe cái mùi hơng êm diụ của những hạt ngô rang" (tr.217). Đó là mùi thơm âm thầm nhẹ nhàng lan toả của mùa đông gió rét Hà Nội trong quá khứ. Mùi ngô rang ấy gợi lại cảnh sum vầy, đầm ấm của cha mẹ và con cái. Sự thực thì nhân vật "tôi" đang sống trong mùa đông theo sự luân chuyển của bốn mùa, nhng đó không phải là mùa lạnh (mùa đông Sài Gòn), càng không phải là "mùa đông ấm áp" tình cảm gia đình. Sài Gòn - "Thành phố không mùa đông" chính là thành phố vắng bóng những kỷ niệm ngọt ngào của "ngày xa". Bởi thế, lúc "chọn Sài Gòn làm đất sống" là khi sự lạnh lẽo và trống trải vây bọc lấy tâm hồn và cuộc sống của một cô gái - một đứa con đã bị mất gia đình.

Không gian tâm tởng trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ là thứ không gian mà nhân vật sống với một thế giới đầy ắp những hồi ức, tởng tợng, những giấc mơ, những ớc ao và ảo vọng. Không gian trong các truyện "Ngời đi tìm giấc mơ", "Phù thuỷ" ... là những ám ảnh ảo giác vừa nh tâm linh lại và nh máu thịt. Con ngời sống trong thế giới vừa mơ, và thực, có lúc không phân biệt đợc bản thân.

Nhân vật "tôi" trong "ngời đi tìm giấc mơ" kể :"Tôi bắt đầu tởng tợng. Một ngày kia tôi bổng dng xinh đẹp, cao vọt lên, ngực to, mông nở. Tôi đi thi

hoa hậu. Tôi sẽ đính ở hai đầu vú hai bông cúc tím, ở bụng một cái lá dâu, và đi ra sân khấu" ... "Tôi sẽ thành hoa hậu". [tr.18].

"Giấc mơ hoa hậu" là không gian mơ ớc của một cô bé nghèo không có gì ngoài một quá khứ buồn tủi: Không có cha, mẹ thì luôn tìm kiếm những khát khao không bờ bến ... Nhân vật này "thích sống trong những cơn mê ngủ: bởi lẽ "Lúc ấy tôi không phải là một kẻ tật nguyền. Tôi có bố mẹ, có sắc đẹp và tình yêu. Tôi có tất. Có tất cả những gì tôi thích. ở trong mơ" [tr.23]. Những giấc mơ triền miên của nhân vật này nh là một thế giới khác, thế giới của tâm linh, của linh cảm, của lòng khát khao hạnh phúc và tình yêu cái đẹp.

Lẽ thờng khi thực tại buồn đau và chán nản ngời ta tìm đến một thế giới khác, một thế giới không có thực. Không gian tâm tởng là thứ không gian hoàn toàn đối ngợc với không gian xã hội. ở "ngời đi tìm giấc mơ " Hai không gian này này cứ chống lại nhau. Những điều ngời ta muốn có ở ban ngày, không có đợc thì trong giấc mơ họ tìm thấy ánh sáng, tình yêu, sự trả thù đời ... Thế nhng,

ngay cả ớc ao và ảo vọng cũng chẳng tròn đầy, viên mãn. ảo vọng có lúc cũng

vỡ tan tành! Không tìm đợc hạnh phúc ở cuộc hôn nhân với chàng hoàng tử có đôi chân bé nhỏ xíu" (ngời thực, từng xuất hiện trong giấc mơ của "tôi" ), cô gái phải ra đi và tìm về sống trọn đời với " giấc mở hoa hậu" của mình. Trong giấc mơ ấy, cô sống hạnh phúc dẫu đó chỉ là khoảnh khắc h vô.

Không gian tâm tởng gắn với ý niệm của nhân vật còn là thứ bối cảnh đặc biệt gắn với tâm trí, t tởng, tình cảm của nhân vật. Đó là thiên nhiên. Là gió, là biển, là cát, là trăng, khi thì ôm ấp, che chở, lúc thì lạnh lẽo, hoe hoắt và hoang vắng. Đặc biệt là trăng.

Qua khảo sát tập truyện, chúng tôi thấy có đến 11/21 truyện nhắc đến ánh trăng hoặc vầng trăng, mỗi lần xuất hiện của trăng là một lần tâm trạng hoặc số phận nhân vật một khác. Chẳng hạn, ở "Cát đợi": "Đêm nay. Trăng mời sáu.

Tròn trĩnh và trinh nguyên, vàng rực dới ánh sáng xuống sóng nớc nh thể lần đầu hiển hiện trên đời " [tr.6]. Trăng gắn chặt với nổi niềm suy t của "tôi", lúc này cô đang sống với nỗi cô đơn khi vừa xa ngời mà cô yêu mến.

Còn ở "Phù Thuỷ" trăng trong giấc mơ của nó có cái gì đó là ảo giác về một sự biến thái kì dị: "Trăng mùng mời nhạt thếch nhô lên trong quầng sáng xanh. Ma quái" [tr.178]. Sau đó nhân vật lạc vào một giấc mơ kì lạ. "Nó" mơ thấy mình và ông hàng xóm kia biến thành khỉ trớc bàn thờ mẫu trong ngôi chùa u tịch. Trong giấc mơ ấy, ngời đàn ông ấy đã nói với nó rằng: "Muốn cháu là của chú " ... Cuối truyện, khi "nó" đã chết thì "Trăng giữa tháng sáng xanh, lạnh lẽo". Cái lạnh lẽo của trăng, cái cô đơn, hụt hẫng và sự đớn đau của bố và mẹ nó nh nhập vào một.

Trăng trong "Giai nhân" lại khác, sau khi đi điếu ngời đàn bà đẹp, xấu số, trở về với sự trống trải lẻ loi của mình "Sao đứng lặng ngắt" cảm nhận những âm

thanh và ánh sáng ở quanh mình. Từ điểm nhìn của Sao :"Xa xa sau mảng mây

ghi sẩm, trăng đầu tháng nhạt thếch nh có nh không" [tr.190]. Có thể cái "nhạt thếch nh có nh không "của trăng là sự dự cảm cho kiếp phù du bọt biển của đời Sao.

"Còn lại một vầng trăng" là những xót xa, ân hận của ngời con gái trớc sự ra đi của ngời bố. Trong cái đêm ông bố đã từ giã cõi đời, cố gái ấy đã đến với

tình yêu đầu đời của mình: "Trăng đã lên, chênh chếch trên đầu, tròn sáng

không bị một gợn mâu che khuất" [tr.301]. Nh biểu hiện cho những tâm hồn trong sáng ngây thơ cha từng lấm bụi. Những tâm hồn trẻ trung ấy nh " ánh trăng bạc trắng, thanh khiết đến cao vời vợi". "ánh trăng rắc bạc xuống mặt đ- ờng. Trăng đung đa qua tán lá. Trăng nh cạn đi trong không trung. Những con đơng lunh linh, mờ ảo" [tr.304]. Đấy chính là trăng của những rung động đầu đời. Nó đợc nhìn ngắm từ một trái tim đang yêu nên mới "lung linh mờ ảo". Nó đẹp hơn thế nhiều, bởi: "có anh. Trăng trở nên thần thánh, thiêng liêng".

Trăng trong "21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ", trăng khi gắn với niềm vui, những rung cảm đầu đời, lúc lại gắn với nỗi đau đớn xót xa, ân hận, có khi trăng mang cảm giác cô đơn của nhân vật, còn có lúc trăng trở thành niềm mơ ớc khát khao. Không gian với ánh trăng là thứ không gian nhuốm đâỳ tâm trạng, biểu đạt sự tinh tế trong miêu tả nội tâm nhân vật.

Tóm lại, đặt nhân vật trong mối quan hệ giữa ba không gian : gia đình, xã hội và không gian tâm tởng, Nguyễn Thị Thu Huệ, qua "21 truyện ngắn" đã cho chúng ta thấy đợc những nổi buồn vắng cô đơn của kiếp ngời. Và khi đớn đau, thất vọng, cô đơn giữa gia đình và xã hội thì nhân vật của chị lại tìm đến một thế giới khác - thế giới của hồi ức, của ớc mơ, của khát vọng và ảo vọng nh là đi tìm sự giải thoát, tìm những phút yên tĩnh cho cuộc đời. Và cho dù những nhân vật của chị đi suốt cuộc hành trình mà vẫn không tìm đợc cái mình cần thì họ vẫn phải sống và "sống đợc là nhờ ảo vọng và ngộ nhận".

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w