Những biến động của cuộc sống xã hội đã tạo ra những chuyển biến dữ dội trong tính cách con ngời và những quan niệm sống của họ. Trớc kia, gia đình đợc coi là khuôn mẫu để qui chiếu ra ngoài xã hội . Những ứng xử trong gia đình cũng chính là tôn ti ngoài xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình phải ăn ở sao cho "trong ấm ngoài êm". Con ngời cá nhân bắt đầu trỗi dậy và đòi hỏi xã hội phải đáp ứng những nhu cầu đa dạng của mình. Bởi vậy mà những lo lắng băn khoăn trớc sự bất ổn của gia đình bắt đầu xuất hiện. Các nhà văn đã đa vào tác phẩm của mình những vấn đề phức tạp nảy sinh trong mối quan hệ gia đình. Nguyễn Thị Thu Huệ nhìn nhận gia đình trong xã hội bằng nỗi băn khoăn trớc mọi dấu hiệu của sự hợp tan, của sự tồn tại và rạn vỡ. Và chị cố gắng đi tìm
nguyên do cho sự rạn vỡ và những nguy cơ rạn vỡ ấy. Trong tập "21 truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ" ta khó có thể tìm thấy một gia đình thực sự trọn vẹn với hạnh phúc của sự sum vầy, của tình chồng vợ, cha con, mẹ con ...
Gia đình trong tập truyện đợc cảm nhận nh là nơi mà nhân vật cảm thấy ngột ngạt bởi những mâu thuẫn, những toan tính "cơm áo gạo tiền"; cũng là nơi trống trải quạnh quẽ bởi nỗi cô đơn, tâm trạng chán chờng mà mỗi thành viên trong từng gia đình phải gánh chịu.
Trong "Mi Nu xinh đẹp", sự ngột ngạt và mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh từ chuyện làm giàu với giấc mộng đổi đời của gia đình một sĩ quan về hu giữa thời đại kinh tế thị trờng. Với giấc mộng đổi đời ấy, gia đình "Tôi" đã nuôi chó nhật
và "coi chó hơn con" bởi chó lúc này không còn là chó nữa mà là "hai cây vàng bốn con chín" ! Gia đình này từ đó có những xung khắc nhỏ giữa mẹ với con, vợ với chồng, tất cả là vì "hai cây vàng" ấy. Ngời vợ không còn là cô giáo dạy văn hiền lành nhã nhặn, còn ngời chồng đã trở thành một con ngời khác, không còn cái quyết đoán, mạnh mẽ của một ngời đàn ông. Khi nhận ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của mình và những ngời thân và cũng chính là nguyên nhân của sự rạn vỡ gia đình, ngời chủ gia đình - nhân vật "Tôi" cảm thấy cô đơn và sợ cuộc sống.
Sự rạn nứt trong quan hệ gia đình ở "21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ" hầu hết là bởi những chênh lệch quá mức về trình độ, hiểu biết, lối sống muôn hình vạn trạng, đặt biệt và ở độ vênh về tâm lí cuộc hôn nhân của Thuỷ và Phát trong "Hình bóng cuộc đời" chỉ là sự ngộ nhận về tình yêu. Họ "mê nhau hơn là yêu nhau", họ có thể gắn bó bên nhau (trớc khi cới) là nhờ những cảm giác mới lạ, tìm kiếm. Để rồi chính ái sự mê nhau mà không hiểu nhau ấy đã kéo họ nhích dẫn đến ranh giới mong manh của sự đời hợp - tan. Và họ, hai con ngời từng gặp gỡ trong nỗi kiếm tìm và sự si mê cứ xa dần, xa dần cho đến lúc một ngời đi đến tận cùng cái gọi là "cuộc đời ngắn ngủi", còn ngời kia đứng lại giật mình thoảng thốt với những ao ớc - những "giá nh", có thể - Bởi cuộc đời còn lại sẽ dài lắm những xót xa, ân hận, những tiếc nuối và cả nỗi cô đơn.
Sự xung khắc gia đình trong "ám ảnh" còn do sự chênh lệch về tính cách: một bên là ông bố gia trởng thích ngời khác phục tùng mình, một con ngời có những ham muốn tầm thờng, ích kỉ; và một bên là bà mẹ nhẫn nhục cam chịu và những đứa con còn "trẻ ngời, non dạ" cha biết khôn khéo trong ứng xử. Một bên chỉ lo hởng thụ, còn một bên nhân ái và hy sinh trở thành nhu nhợc. Độ chênh lệch về tâm tính của họ dù lúc này, lúc khác không bộc lộ quyết liệt nhng thể hiện sự rệu rã, tan vỡ không tránh khỏi của quan hệ gia đình.
Trong tập 21 truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ viết về gia đình nh là cái "hang ổ cuối cùng" mà mỗi thành viên trong đó đều cố sức kết dính với nó nhng
lại bị giằng co, lôi kéo bởi những tham vọng, bởi những đam mê, những toan tính ... Những gia đình luôn đứng ở miệng vực của sự đổ vỡ. Và họ, mỗi con ng- ời có riêng một cánh cửa, có riêng một cuộc đời thì vẫn phải đi từ những con đ- ờng riêng, khác nhau, trở về với mái nhà chung dù họ cô đơn trong mái nhà ấy.
Thu Huệ viết :"Thế nào đi nữa thì ai cũng có một mái nhà. Con gà cả ngày
lang thang bới móc nhng cứ tối lại phải về chuồng" ("phù thuỷ").
ở "Phù Thuỷ" chúng ta bắt gặp sự rách nát của một gia đình, đó là gia đình "nó". "Nó" là một cô bé 12 tuổi sớm cô đơn trong một mái nhà có đủ cả cha và mẹ. Tất cả những hành vi ứng xử của bố mẹ đã ám ảnh nó: họ sắp ra toà, cả hai đều muốn bỏ nhau, ban ngày họ coi nhau nh rác rởi, thậm chí nh ... đống phân - còn ban đêm họ lại ngủ với nhau bình yên và thân thiện. Mọi sự lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác khiến "nó" không thể nào hiểu nổi "cuộc sống đầy bí ẩn". Rồi một đêm, tất cả oà vỡ. Nó nghe thấy cuộc trò chuyện của bố mẹ mình, họ đều không muốn ở với nó, họ đều sợ "nuôi nó bây giờ tốn kém". Đây là điều khủng khiếp nhất mà nó cha bao giờ nghĩ đến. Thật "đúng là trò phù thuỷ" [tr.183]. Đối với nó, đây là cú sốc mạnh. "Nó buồn và trống trải, giữa nó và bố mẹ bắt đầu có khoảng cách và nó thấy nó xa lạ với bố mẹ vô cùng".
[tr.184].
Rõ ràng là những toan tính vật chất tầm thờng đã ăn sâu trong gia đình này và làm băng hoại nhân cách đạo đức của ngời làm cha, làm mẹ. Họ không còn là cha và mẹ nữa mà là "Phù thuỷ" và trong những " trò phù thuỷ" của họ, nạn nhân không là ai khác mà chính là đứa con gái duy nhất của mình.
Trong "21 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ", sự mong manh nh
đèn trong gió không chỉ ở những gia đình đam mê vật chất, khát vọng đổi đời làm rạn vỡ ("cõi mê", "mi nu xinh đẹp", "phù thuỷ" ... ) mà còn ở những gia đình đủ đầy vật chất ("Nớc mắt đàn ông", "Dĩ vãng", "Thiếu phụ cha chồng", "Hình bóng cuộc đời" ... ). Gia đình trong "Dĩ vãng" là một ví dụ. Gia đình ông Xung sống trong một mái nhà cao rộng đầy đủ tiện nghi, một vờn hoa đẹp, hơng
thơm ngào ngạt nh cảnh thần tiên. Thế nhng ở đó, không có sự dum vầy của một gia đình sau chiến tranh mà ngời vợ đã chờ chồng suốt thời tuổi trẻ, ngời chồng đã đi qua những cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt nhất. Họ không thể và không còn đem lại hạnh phúc cho nhau đợc nữa bởi một ngời đá sống bình yên suốt một thời ngời kia phải trải qua bão giông, khói lửa. Bởi họ bây giờ, một ngời thèm bình yên, còn ngời kia thèm dông bão, luôn khát khao một cuộc sống mà tình yêu phải là ngọn lửa thiêu đốt. Họ không chia tay nhau mà chấp nhận nhau trong sự đi - về, trong sự kiếm tìm và mỏi mệt. Ngời phụ nữ vợ ông Xung đã 3 lần bỏ nhà ra đi tìm cái gọi là "hạnh phúc" nhng đã hai lần quay về ... và lần này, chắc gì ngời phụ nữ ấy đi mãi ?
Có đến hàng trăm, hàng nghìn và nhiều hơn thế những nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình: vì nghèo khổ, vì không hiểu nhau, vì ngoại tình ... Có những gia đình tởng chừng ấm êm nhng đó chỉ là cái vỏ bề ngoài mà thôi. Gia đình mong manh, chao đảo, tình yêu không còn chất men say lãng mạn và thay vào đó là những toan tính, những xếp đặt dới sao chiếu mạng là vật chất, tiền bạc, con ngời trở nên cô đơn, ghê rợn trong những ham muốn, toan tính ích kỷ. Thu Huệ đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với sự tồn tại, sự hợp - tan của mỗi gia đình trong xã hội mới mà ở đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự tìm lại ở chính mình niềm tin và trách nhiệm.