Thời gian đồng hiện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 48 - 49)

Qua thời khảo sát tập truyện ngắn chúng tôi nhận ra thấy tác giả đã sử dụng đan xen những khoảng khắc thời gian khác nhau trong cùng một lúc, giúp ngời đọc nhìn thấy cả hiện tại và quá khứ (có khi là một phần của tơng lai) của nhân vật. Đó chính là thời gian đồng hiện trên từng sự vật, từng con ngời, từng cảm giác.

"Hậu thiên đờng", nhân vật "tôi" trong ngày sinh nhật lần thứ 16 của con gái đã kể : "Bây giờ, khi tôi bốn mơi tuổi chợt thấy sao lâu nay tôi để tuổi thơ của con trôi qua trong nỗi buồn sự cô đơn, và hứng chịu nỗi cay đắng của ngời đàn bà bị phụ bạc. Bổng nhiên, lâu lắm rồi, tôi lại thấy tôi nghiệp nó"

(tr.140).

Trong một thoáng, ngời phụ nữ này lập tức sống vơí quá khứ với "ngày x- a" với kỉ niệm buồn trong ngày sinh nhật "nó" năm nào "lâu lắm rồi" sinh nhật con chị không nhớ. Đi làm về với bó hoa trên tay, bó hoa chị đợc "Những ngời đàn ông loe xoe" lôi ra khỏi lọ hoa trên bàn hội nghị tặng mình. Thế mà con gái chị lại tởng mẹ mua hoa tặng sinh nhật mình, "nó" mừng đến nổi luýnh quýnh, bị ngã chảy máu. Trong khi đó mẹ nó không hề nhớ ra sinh nhật con gái mình. Ngời phụ nữ này bùi ngùi sống với quá khứ "Chỉ có con tôi là khổ. Cái sự sinh ra nó trên đời cũng vậy. Ngày ấy, khi sung sớng chúng tôi chỉ nghĩ đến mình. Nhng khi đau khổ tôi lại hoang mang nó ra mà soi, mà ngắm, và nhìn nó nh chớng ngại vật cản trở tôi bớc trên đờng đời" [tr.140].

Bằng việc tái hiện hai loại thời gian khác nhau trong cùng một thời điểm, tác giả đã cho ngời đọc thấy đợc nổi xót xa, dằn vặt trong tâm trạng của ngời phụ nữ lầm lạc trong tác phẩm.

Nhân vật "Tôi" trong "Dĩ vãng" trong một khoảng thời gian hiện thực cha đầy một ngày nhng đã sống trọn trong hiện tại và quá khứ. Từ hiện tại anh quay về quá khứ rồi lại quay trở về với hiện tại. Cứ nh thế đến 3 lần đan xen nhau trong một khoảnh khắc quá khứ và hiện tại đang chập chờn, ẩn hiện, đan quyện vào nhau nh đang diễn ra trớc mắt nhân vật: "Trăng sáng. Hoa thơm và rợu say. Tôi thấy mình cũng sắp điên đến nơi lại thấy ngoài vờn nh có ai đang vẫy. Cô nàng có bộ ngực nhô cao nh hai trái núi và vầng trăng ở giữa. Lại thấy những hạt cơm cháy của thằng bếp kì cạch gom góp và phơi khô tung toé ra đất. Thấy những con cá chết treo lộn ngợc. Thấy ánh sáng của những làn đạn, những ánh mắt của đồng đội lúc hấp hối ... Thấy tất cả" [tr.345]. Lần cuối khi đã "hất cái dĩ vãng cuộc chiến ra khỏi đầu" để trở về hiện tại thì nhân vật này lại nghĩ đến tơng lai: "Một ngày nào đó gần thôi, ngời đàn bà đó lại về" [tr.345].

Nhờ việc sử dụng thời gian đồng hiện mà trong một hoàn cảnh thời gian, không gian nhất định, bi kịch tinh thần của nhân vật đợc đẩy lên đến đỉnh điểm, nỗi đau của nhân vật do vậy cũng tăng lên.

Trong "Hậu Thiên đờng", đoạn ngời mẹ đi tìm con gái trong h ảo, lúc nhìn thấy con gái say đắm vuốt tóc "ngời yêu" chị nghĩ ngay: "điệu bộ của con gái giống nh ngày xa, lâu lắm rồi tôi cũng nh thế với bố nó" [tr.159]. Và chính nhờ vào thời gian đồng hiện mà ngời đọc thấy rõ tâm lý hoảng loạn, tâm trạng đau đớn xót xa, thấy đợc bi kịch của một ngời mẹ lầm lỡ nhìn thấy con đi lại con đờng cũ của mình mà không ngăn lại đợc.

Đồng thời, nhờ vào thời gian đồng hiện mà tác phẩm này giúp ngời đọc thấy đợc sự khắc khoải, âu lo và dự báo cho tơng lai nhân vật nh một ám ảnh đáng sợ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 48 - 49)