Giọng trữ tình dịu êm, sâu lắng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 54 - 55)

Văn Thu Huệ có lối viết ngắn gọn, súc tích nhng đó lại là thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh của một ngời phụ nữ đa cảm, tinh tế và dịu dàng. Nếu ngời đọc phải "che mặt", "ớn lạnh" trớc giọng điệu sắc lạnh thản nhiên khi chị viết về cuộc sống hiện đại, thì cũng sẽ tiếp tục ngạc nhiên hơn ở văn trữ tình đằm thắm của chị.

Trữ tình dịu êm, sâu lắng - đó là giọng điệu chủ yếu trong các truyện: "Hình bóng cuộc đời", "Còn lại một vầng trăng", "Cát đợi", "Biển ấm" ... ở đó những rung cảm tinh tế của đời sống nội tâm thờng bị dồn nén và bộc lộ ra ngoài. Bằng giọng trữ tình, truyện "Cát đợi" diễn ra đẹp nh một bài thơ: "Đêm nay trăng mời sáu. Tròn trĩnh và trinh nguyên, vàng rực tới ánh sáng xuống sóng nớc nh thể lần đầu tiên hiển hiện trên đời" [tr.6].

Cũng chất giọng mợt mà êm dịu ấy, ở "Còn lại một vầng trăng" tác giả đã để cho nhân vật nói lên cái xao động không lời, cái rung cảm đầu đời của ngời con gái mới lớn: " ... Không có anh, có ai dám phủi bụi ở quần tôi? Ai đa đón tôi trên những con đờng vắng, hoa sấu rụng trắng li ti sau cơn ma mùa hạ ớt đẩm? Không có vui buồn hồi hộp chờ mong giờ hò hẹn. Cả đất trời bao la đầy ánh sáng này, không có anh sẽ thành vô nghĩa. Có anh trăng trở nên thần thánh thiêng liêng. Tôi cời và thì thầm với mình: ôi, tôi yêu cuộc sống này, yêu đêm nay và yêu anh quá !" [tr.306].

Còn ở "Hình bóng cuộc đời" giọng kể trữ tình của Thu Huệ lại ào ạt tuôn chảy trong dòng tâm thức nhân vật Thuỷ về nguyên nhân của sự rạn vỡ cuộc sống gia đình nh là lời tâm sự của một ngời bạn, một ngời chị. Tác giả viết:

"Tôi biết anh không thích vào đầu những chuyện đó. Tôi giận anh vì tự ái. Chúng tôi có khoảng cách dần. Giá ngày ấy tôi đừng lấy anh, tôi sẽ có trọn vẹn sự say mê, tình yêu thần thánh cho anh vì tôi còn phải kiếm tìm mọi thứ nơi ấy" [tr.387]. Nhờ sự dẫn dắt tài hoa vừa mang tính chất tự sự của giọng kể chuyện, vừa có tính chất phát ngôn trực diện không cần đến lời mào đầu, tác giả

đã tạo đợc nhịp điệu khoẻ khoắn trong ngôn ngữ hiện đại. Ngôn ngữ tự nhiên, dễ đi vào lòng ngời, ngời đọc không có cảm giác cách biệt nào đối với nhân vật. Thu Huệ miêu tả tâm trạng buồn man mác, khắc khoải âu lo của ngời con gái gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống bằng lối kể chuyện đan xen độc đáo. Đó là cách kể vừa tự sự, táo tợn, vừa dịu dàng đấy nữ tính. Hai giọng tuy đối lập nhau nhng không triệt tiêu hiệu quả của nhau mà lại bù đắp cho nhau, tạo đợc sự thay đổi "khẩu vị" cho ngời đọc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 54 - 55)