Không gian xã hội.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 39 - 41)

Không gian xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là nơi xẩy ra những bi kịch trong cuộc sống nhân vật. Nếu nh không gian gia đình là thứ không gian tù túng, chật hẹp luôn có nguy cơ tan rã mà ở đó ta thấy đợc nỗi thất vọng, chán chờng của những tâm hồn cô đơn không tìm đợc chỗ dựa bình yên, thì ở đây, không gian xã hội là cái thứ không gian phố phờng, nơi diễn ra những mối quan hệ phức tạp giữa con ngời với con ngời - những lo toan kiếm sống, những toan tính vật chất, những tình yêu không thành ... chính xã hội này đã tạo ra những hành vi bạo dạn mới mà ngay cả những con ngời trong xã hội này cũng

không thể nào lờng trớc đợc. Nhân vật My ("Thiếu phụ cha chồng") và Sao ("Giai nhân") chẳng hạn. Họ không muốn sinh con (Sao) hoặc trong tình tạng nguy cấp "không mổ thì ngạt con. Tim thai yếu" vẫn không muốn mổ đẻ vì lý do

sắc đẹp "Tôi không muốn mổ! Giọng My đứt quảng. Một ý nghĩ chạy trong

đầu: nếu mổ bụng sẽ rất xấu. Một vết sẹo nh von giun chạy ngang bụng đến hết đời". My sợ một ngày nào đó mình sẽ già và xấu đi. Còn Sao, cô không muốn ôm con ngồi ở cửa ngóng chồng mỗi buổi sáng chiều. Cô muốn thành bà nọ bà kia chứ không muốn thành vú em. Vì thế mà Sao yêu cầu ngời yêu xin giấy chứng nhận của cơ quan, khai tên chị mình vào hộ tịch của mình để đi phá thai. Sao cứ thẳng băng, dửng dng nh một điều quá đỗi bình thờng.

Không gian xã hội trong tập truyện cũng chính là không gian o bế của những cuộc tranh giành, những mánh lới kiếm sống và làm giàu. Có lẽ hình ảnh của những ngời cựu chiến binh trong cuộc sống hôm nay phải lăn lộn, quay quả kiếm sống nh "Toàn", nh "Tôi" trong " Mi ni xinh đẹp" cũng chẳng còn xa lạ gì. Phần sau của truyện, "Tôi" đứng trớc không gian " "Gió lộng lên. Tôi ngớc nhìn lên. Góc trời đỏ ối hoàng hôn hắt sáng. Ngày hết rồi. Mai sẽ thế nào nhỉ? Sao tôi bổng thấy cô đơn và sợ cuộc sống thế này ? ..." [tr.118]. Đó là không gian thoáng, rộng của thời khắc cuối ngày. Sau tất cả những biến cố xẩy ra, ý nghĩ của ngời đàn ông trở nên u ám. Những câu hỏi thít chặt, tắc nghẹn thể hiện sự bất lực, buồn nản. Nỗi buồn lan trong không gian của nhân vật và thấm vào lòng ngời nh gợi sự sẻ chia với một cuộc đời bế tắc.

Đó cũng là cái không gian nơi một chiếc "cầu thang" mà sau giờ làm việc, "những giờ ngời ta buộc phải tỏ ra công chức", thì tất cả đợc bộc lộ, đợc phơi bày không dấu diếm: ngời đàn ông chuẩn bị sẵn những chiếc phong bì để lấp liếm những cuộc tình vụng trộm bằng việc nói dối vợ là đi họp về muộn! Ng- ời đàn ông với những dự án hợp tác với nớc ngoài hàng chục tỷ đồng và chiếc biến thế con để ăn cắp điện.

Nhờ vào không gian xã hội này mà tác giả đã lột tả, bóc trần sự thật cuộc sống hiện đại với bao nhiêu điều trái ngợc. Tác giả đã tìm đợc nhiều nghịch cảnh, nhiều tình hống tơng phản nhằm trào lộng, phê phán cách sống của ngời khi tầm tay cha với tới lối sống có văn hoá: "Khối con đàn bà, ngủ với trăm thằng đàn ông, lừa đợc một "con gà" vẫn vừa khóc, vừa thề rằng em vẫn còn trinh ... " (tr.322), một anh lính trẻ hung hăng nhng thích triết lý, một ngời đàn ông sát khí đằng đằng nhng lại là ngời của thi và: "Một đứa con gái còn trinh tiết nhng lại thiếu thốn tất cả, chứ không nh các cô gái may mắn khác là có tất cả mọi thứ nhng lại mất trinh " [tr.200].

Qua sự thể hiện không gian xã hội trong sáng tác của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã bóc trần sự thật để cảnh tỉnh cuộc sống. Không gian xã hội trong truyện ngắn của chị không thực sự là bối cảnh rộng lớn của mỗi nhân vật mà nó đợc thu hẹp lại trong từng tình hống, trong từng mối quan hệ. Dờng nh cách mà tác giả xử lý không gian đối với nhân vật là "thu gom mói thứ vào một bao tải to tớng buộc chặt lại: cho họ giãy dụa để tung ra khỏi bao tải đó, nhng rất khó ".

Nh đã nói đến ở trên, không gian xã hội trong sáng tác của Thu Huệ là không gian phố phờng với tất cả những ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống hiện đại. Nhng từ điểm nhìn của nhân vật và những tình huống cụ thể thì phố phờng lại là không gian rộng rãi, trống trếnh với những hụt hẫng, cô đơn. Đó là cái không gian lạnh lẽo khi còn lại một mình My ("Thiếu phụ cha chồng"): "Trên ô cửa buông những tấm rèm tím ở tầng hai, chỉ còn một mình My và bóng tối đang trùm xuống " [tr.381]. My đang đứng ở cái không gian mà cô đã tự mình lựa chọn, giành giật bằng tất cả sự trơ tráo, giảo hoạt. Bóng tối trùm xuống che phủ tầm nhìn của My, bao bọc cả cái không gian cô vẫn tởng là của mình. Trong hoàn cảnh không nổi cô đơn tuyệt vọng. Cái giá mà cô phải trả là nổi cô đơn mà bóng tối là bạn đồng hành của nó.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (qua tập 21 truyện ngắn nguyễn thị thu huệ) (Trang 39 - 41)