Đó là chất giọng chủ đạo của các truyện tác giả viết về sự phức tạp, xô bồ của cuộc sống con ngời thời đại kinh tế thị trờng. Đó cũng chính là sự quan tâm khắc khoải của tác giả về sự hoàn thiện nhân cách, trong ngõ ngách tận cùng của đời sống cá nhân con ngời; Sự băn khoăn không dứt về môi trờng nhân tính đang giảm sút, bảng giá trị xã hội bị đảo lộn.
ở "ám ảnh" ta thấy sự chua chát trong giọng điệu khi tác giả viết về đạo đức đời thờng mà cụ thể là sự suy đồi của một ngời đàn ông tàn nhẫn với gia đình, chạy theo những mối tình "hờ" để hởng thụ niềm vui một mình. Hay ở "Mi nu xinh đẹp", đằng sau sự quyết liệt của chiến dịch buôn chó Nhật ta bắt gặp chất giọng trào lộng, sâu cay trớc cảnh tình ngời bị đánh tráo. Vợ chửi chồng, cha mẹ coi con "không bằng chó", ngời ta chăm sóc chó tận tình chu đáo hơn mẹ già.
Ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ có khi pha tạp nhiều ngôn ngữ đời thờng. Trong "Phù thuỷ" tác giả viết: "Bố nó hầm hầm dắt xe vào nhà. Thay quần áo trong tiếng chởi lầu bầu. Rồi mẹ nó cũng về, tơi hơn hớn. Mẹ còn ử hát nữa" [tr.176].
Giọng kể của chị có lúc chân thật nhng vẫn không hết đợc cái táo bạo, từng trải : "Nó nhìn mẹ. Lại đôi môi khô nứt và nhệch nhạc. Lại đôi mắt long sòng sọc. Nó nghĩ: Kể ra mắt mẹ cũng đẹp, nhng hình nh nhắm lại thì đẹp hơn" ("Phù thuỷ") [ tr.169].
Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ít khi chìm trong suy t nội tâm nh ở một số nhà văn cùng thời. Bởi thế nó đã tạo cho dòng kể của chị luôn sôi động, trôi chảy. Đó chính là sự "tuôn chảy câu chữ" (chữ dùng của Bùi Việt Thắng). Tốc độ truyện nhanh, thoáng, ít có điểm dừng, mọi vấn đề đợc giải quyết nhanh chóng, ít vòng vo:
"Tôi tỉnh dậy. Trời sáng lạnh. Không khí nồng nàn hơi Thuý. Bên gối tôi nằm cái áo của anh vắt hờ hững nh thể anh dậy sớm và dắt con đi ăn sáng. Tôi nhìn thầy tờ giấy, mọi thứ đêm qua ùa về" ("Hình bóng cuộc đời") [tr. 394].
Văn Thu Huệ vì thế mà có lối viết ngắn gọn, súc tích, cô đọng. Truyện của chị ít quan tâm đến việc đi vào lột tả tâm trạng mà nó hấp dẫn ngời đọc ở độ căng của truyện.