Về phía BGH nhà trường: - SGK, tài liệu dành cho bồi dưỡng chưa có và chưa được thống nhất. Mọi nội dung đều do GV tự tìm tòi qua các nguồn thông tin khác nhau. Do vậy, không tránh khỏi những nguồn thông tin không chính thống. - Về việc đánh giá thực hành các modun cho giáo viên căn cứ vào lí luận hay thực tiễn dạy… - Về phía các giáo viên: 1- Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình bồi dưỡng khi mà chưa có nguồn tài liệu tham khảo. Mọi nội dung đều do bản thân mỗi giáo viên thấy mình “cần”, mình “yếu” thì lập kế hoạch bồi dưỡng cho mình. 2- Lượng thời gian giáo viên dành cho nghiên cứu bồi dưỡng đều là” tranh thủ”, có chăng chỉ được một khoảng thời gian hè là thật sự dành cho bồi dưỡng. Do vậy, việc bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc việc dạy thực hành áp dụng kiến thức bồi dưỡng đó vào như thế nào là nỗi trăn trở của tôi khi thực hiện chương trình bồi dưỡng.
Trang 1ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
Các yếu tố ảnh hưởng phát triển tâm lý của trẻ
Sự phát triển tâm lý của trẻ được chi phối bởi các yếu tố sau:
- Ảnh hưởng của nền văn hóa
- Ảnh hưởng của các hoạt động
- Ảnh hưởng của điều kiện sinh học (di truyền)
- Ảnh hưởng của giáo dục
Tâm lý của trẻ mẫu giáo
- Trẻ em bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp với “ người lạ” khi các em bước vào độ tuổi đi mẫu giáo, bạn bè ở trường mẫu giáo là một thế giới vô cùng rộng lớn đối với trẻ thơ
- Có rất nhiều em hứng thú với việc tới lớp vào mỗi sáng, nhưng trái lại cũng có rất nhiều em có tâm lý sợ tới trường Mặc dù ở đó có bạn bè để chơi, có thầy cô, nhưng với các em, vẫn luôn sợ tới lớp Thậm trí có những em nhỏ thường kêu với bố mẹ đau bụng vào sáng thứ 2, tuy nhiên triệu chứng này của các em cũng nhanh biến mất nếu như cha mẹ cho phép nghỉ học ở nhà buổi hôm đó
- Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của trẻ em sợ đi học Nguyên nhân chính đó là các em chưa tìm thấy hứng thú trong việc đi học, hoặc cảm thấy sợ cô giáo, sợ bị bạn bắt nạt…
- Những em nhỏ nào có hứng thú với việc đi học ở trường mầm non thì trong kí ức của các em sau này, trường mầm non là một thế giới tuyệt vời, và rất nhiều kỉ niệm đẹp
- Cũng trong giai đoạn này các em có hứng thú với việc khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc các vấn đề với cha mẹ Nếu cha mẹ hiểu được tâm lý của con, và định hướng sẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả tích cực
- Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và phần lớn thời gian của trẻ là chơi đùa Trẻ chơi mà học và học mà chơi Chúng tự nghĩ ra những trò chơi và chơi mãi không chán, đôi khi quên cả đi vệ sinh
- Trẻ con ở lứa tuổi này không thích những trò chơi phức tạp, nhiều quy tắc Những trò chơi ngắn sẽ thích hợp với trẻ ở lứa tuổi này vì khoảng thời gian chú ý, tập trung của trẻ không kéo dài
- Trẻ thường bắt chước theo các nhân vật trên phim, kịch Nhiều lúc cha mẹ sẽ cảm thấy vui vui vì nghe chúng lặp lại nguyên văn lời thoại các nhân vật mà chúng yêu thích Chúng ca hát, múa, uốn éo thân hình như các ca sĩ, người mẫu trên ti vi trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao
Trẻ em giai đoạn này (trẻ mẫu giáo) luôn muốn là trung tâm chú ý của người lớn Khi trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là rất "xuất sắc" nhưng với người lớn thì họ cho rằng rất bình thường, trẻ thường cáu giận, quấy khóc cho đến khi được người khác công nhận.Trẻ không thích bị chê trong tuổi này & rất dễ tủi thân, hay vùng vằng, làm mình mẩy để được dỗ dành Hiểu được tâm lý của trẻ giai đoạn này, cha mẹ sẽ biết cách dạy dỗ trẻ tốt hơn
2 Tiểu học :
- Đặc điểm : Tuy cùng chịu sự chi phối của những quy luật và yếu tố như ở các giai đoạn phát triển khác, nhưng
mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển tâm lí của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là 1 khoảng thời gian nhất định với những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển Lứa tuổi học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển với các đặc trưng sau:
Học sinh tiểu học thường là những trẻ có tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường- trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo Trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đén cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu phát triển tâm lí đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí của mình, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh- những cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi này Ngoài ra, nhà
Trang 2trường và hoạt động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống Trẻ không chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường “ trung lập về tình cảm”, mà còn phải thích ứng với những bó buộc không tránh khỏi
và chấp nhận việc một người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ Trẻ chẳng những phải ý thức và có thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả năng thiết lập, vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau và mang các tính chất khác nhau Trước những thách thức này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội các cách thức, phương thức phức tạp hơn của hành vi và hoạt động để thỏa mãn những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống nhà trường và nhờ vậy “đẩy” được sự phát triển của mình lên một mức cao hơn
Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi Sự lĩnh hội trên tạo
ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên- lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa:
“ Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc
Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà trường theo hai cấp độ Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp độ này thì lớp 1 là đặc biệt – lớp đầu của Cấp tiểu học, được nhiều người cho là “Cửa ải lớp 1” Cấp độ thứ hai gồm lớp 4 và lớp 5 – Lớp đầu ra của Cấp tiểu học Hai cấp độ này tuy
có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình dộ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc – năng lực tạo ra các năng lực khác Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách
cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại
3 Trung Học Cơ Sở :
Đặc điểm : A Đặt vấn đề:
Trước tiên ta tiếp cận một số vấn đề
- Từ khi tâm lý học phát triển mạnh mẽ với tư cách là một khoa học độc lập thì đồng thời cũng nẩy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu tâm lý có tính chất chuyên biệt, khiến cho các ngành tâm lý học ứng dụng được phát sinh Tâm lý học lứa tuổi là chuyên ngành phát triển sớm nhất của tâm lý học Đó là ứng dụng của tâm lý học vào lĩnh vực sư phạm lứa tuổi
- Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi của con người, sự phát triển cá thể của quá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý trong nhân cách của con người đang được phát triển
- Nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi là xem xét quá trình con người trở thành nhân cách như thế nào? Nghiên cứu đặc điểm của quá trình và các phẩm chất tâm lý riêng lẻ của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi cùng một lứa tuổi; Nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội các tri thức, phương thức hành động …
- Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em: (03 quy luật cơ bản)
Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý Tính toàn vẹn của tâm lý
Tính mềm dẽo và khả năng bù trừ
Sự phát triển tâm lý của trẻ em không tuân theo quy luật sinh học, mà tuân theo quy luật xã hội Dù có bộ óc tinh vi đến đâu chăng nữa, nhưng không sống chung trong xã hội loài người thì trẻ cũng không thể trở thành thực thể người với đầy đủ tính xã hội của nó
- Phân chia giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em
Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ,
căn cứ vào những thay đổi về cấu trúc tâm lý của trẻ và cả vào sự trưởng thành của cơ thể người ta chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý trẻ em:
Trang 3Giai đoạn trước tuổi học:
+ Tuổi sơ sinh: Thời kỳ 02 tháng đầu sau khi sinh + Tuổi hài nhi: Thời kỳ 02 đến 12 tháng
+ Tuổi Vườn trẻ: Từ 1 đến hết 3 năm + Tuổi Mẫu giáo: Từ 3 đến hết 5 năm Giai đoạn tuổi học sinh:
+ Thời kỳ đầu tuổi học hay Nhi đồng: Từ 6 đến 11 – 12 tuổi + Thời kỳ giữa tuổi học hay Thiếu niên: Từ 11 – 12 đến 14 – 15 tuổi + Thời kỳ cuối tuổi học hay đầu tuổi Thanh niên: Từ 14 – 15 đến 17 – 18 tuổi
Mỗi thời kỳ có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình chuyển từ đứa trẻ mới sinh sang một nhân cách trưởng thành Mỗi thời kỳ phát triển có những nét tâm lý đặc trưng của mình, mà đứa trẻ phải trải qua Sự chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác bao giờ cũng gắn với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới về chất
Trong chuyên đề này chỉ giới hạn nội dung Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS gồm:
1 Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS
2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS
Với mục tiêu là phải phân tích được các đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS
B Nội dung
I Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh THCS.
1 Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lý ở lứa tuổi học sinh THCS.
- Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy Trung bình một năm các em cao lên được 5, 6 cm Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát riển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao lại dừng lại Các em nam ở độ tuổi
15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại
Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 đến 6 kg
Sự phát triển hệ xương như các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm Vì vậy ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gây thiếu cân đối, các em có long ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ … Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu
- Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thích của mạch máu lại phát triển chậm Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi khi làm việc
- Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động hệ thần kinh Do đó dễ xúc động, dễ bực tực tức Vì thế các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động
- Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn địu, kéo dài Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em
Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dự định lớn lao
- Cần lưu ý ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục Sự phát dục ở lứa tuổi học sinh THCS là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịu ảnh hưởng của mội trường tư nhiên và xã hội
Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, các em gái khoảng 13,14 tuổi
Đến 15 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết thúc, có thể sinh đẻ được, tuy nhiên các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể và đặc biệt là sự trưởng thành về mặt xã hội Chính vì thế các nhà khoa học cho rằng ở lứa tuổi học sinh THCS không có sự cân đối giữa sự phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn đợm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý Nhiều khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính là các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa người bạn khác giới Vì thế các nhà giáo dục cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đúng vấn đề, đừng làm cho các em băn khoan, lo ngại
2 Sự thay đổi của điều kiện sống.
- Đời sống gia đình của các em học sinh THCS
Ở lứa tuổi này địa vị các em trong gia đình đã được thay đổi, được gia đình thừa nhận như một thành viên tích cực, được cha mẹ, anh chị giao cho những những nhiệm vụ cụ thể như chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc …, các em ý thức được các nhiệm vụ và thực hiện tích cực Các em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình
Những thay đổi đó đã động viên, kích thích học sinh THCS hoạt động tích cực, độc lập tự chủ
- Đời sống trong nhà trường của học sinh THCS
Trang 4Hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh THCS có nhiều thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS như: Sự thay đổi về nội dung dạy học, thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập Tất cả những thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của học sinh THCS có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước
- Đời sống của học sinh THCS trong xã hội
Ở lứa tuổi này các en đã được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực, được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tuyên tuyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, tham gia chăm sóc gia súc … Ở lứa tuổi này các em thích làm công tác xã hội vì: Các em có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn được mọi người thừa nhận; các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao; lứa tuổi này các em thích làm những công việc mang tính tập thể, những công việc có lien quan đến nhiều người và được nhiều người cùng tham gia Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh THCS được
mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đề của xã hội, do đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của các em được hình thành và phát triển
II Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.
1 Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS.
Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện
sự mâu thuẩn của nó
Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau Tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau:
- Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập
- Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế
- Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ
- Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì phải:
- Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học
- Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học
- Tài liệu phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập
- Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó
- Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp
2 Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS.
- Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
- Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các
em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các
em không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình Vì thế giáo viên cần phải:
+ Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic
+ Cần giải thích cho các em rỏ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các định nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào
+ Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình
+ Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho học sinh biết là hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện
- Sự phát triển chú ý của học sinh THCS diễn ra rất phức tạp, vừa có chú ý chủ định bền vững, vừa có sự chú ý không bền vững Ở lứa tuổi này tính lựa chọn chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập
và mức độ hứng thú của các em với đối tượng đó Vì thế trong giờ học này thì các em không tập trung chú ý, nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ
Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của học sinh THCS là tổ chức hoạt động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi như không có ý muốn và khả năng bị thu hút vào một đối tượng nào đó trong thời gian lâu dài
- Hoạt động tư duy của học sinh THCS cũng có những biến đổi cơ bản, ngoài tư duy trực quan – hình tượng, các em cần đến sự phát triển tư duy trừu tượng
Trang 53 Sự hình thành kiểu quan hệ mới.
Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với nó một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi nó như trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em
Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có những hình thức chống cự, không phục tùng Tuy nhiên không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa các em với người lớn
Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn và trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này
Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới – vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản than người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em
4 Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè.
Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng của hoạt động này là người khác – người bạn, người đồng chí Nội dung của hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản than mình; đồng thời qua đó làm phát triển mộtsố kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân
Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Vì thế làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này
Về đặc điểm quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này: Có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau và do đó quan tâm đến bề ngoài của mình Lúc đầu sự quan tâm tới giới khác, các em nam có tính chất tản mạn và biểu hiện còn trẻ con như xô đẩy, trêu chọc các em gái
… Các em gái rất bực và không hài long Về sau những quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn, ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp còn số khác thì được che dấu bằng thái
độ thơ ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ
Có nhiều học sinh lớp 8.9, đặc biệt là em gái hay để ý đến vấn đề ai yêu ai, nhưng điều này rất bí mật, chỉ kể cho những người bạn rất thân thiết và tin cậy
Ở học sinh lớp 6,7 tình bạn nam nữ ít nẩy sinh, nhưng các học sinh lớp 8,9 thì nẩy sinh thường xuyên, sự gắn bó hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị trí lớn trong cuộc sống của các em Tất nhiên quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này cũng có thể lệch lạc Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ đua đòi chơi bời, bỏ việc học tập và những công việc khác Vì thế công tác giáo dục phải thấy được điều đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng
5 Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS.
Học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các
em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người
Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình
Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách
Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình
Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã làm nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản than những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai lầm của mình
6 Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh THCS.
Tình cảm các em học sinh THCS sâu sắc và phức tạp Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã khiến các em không tự kiềm chế được Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ Đặc biệt những lúc xem phim, xem kịch … các em có biểu hiện những xúc cảm rất đa dạng, khi thì hồi hộp cảm động, khi thì phấn khởi vui
Trang 6tươi, có khi lại om sòm la hét Vì thế các nghệ sĩ cho rằng, các em lứa tuổi này là những khan giả ồn ào nhất và cũng đáng biết ơn nhất
Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn, buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản Nhiều em thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười ngay Do sự thay đổi tình cảm
dễ dàng, nên trong tình cảm của của các em đôi lúc mâu thuẫn
Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh Do vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động trong tập thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các em dần bị mất đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển
Hoàn cảnh xã hội cũng đã ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển ting cảm của các em Tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình tập thể ở lứa tuổi này cũng được phát triển mạnh Tình bạn của các em được hình thành trên cơ sở cùng học tập, cùng sinh hoạt, cùng có hứng thú, sở thích như nhau Các em đối với nhau chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, cứu bạn lúc nguy hiểm Các em tin tưởng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín của mình Các em sống không thể xa bạn, thiếu bạn Vì thế khi bị bạn phê bình, các em cảm thấy khổ tâm, buồn phiền, đặc biệt những em bị bạn bè không chơi, tẩy chay thì đó là một đòn tâm lý rất nặng, là một hình phạt rất nặng nề với các em./
4 Trung Học Phổ Thông :
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH THPT
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên)
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các
em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không) Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội.
II YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINH THPT
1 Đặc điểm về sự phát triển thể chất
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt
có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên
Trang 7Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…)
Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu” Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em
2 Điều kiện sống và hoạt động
2.1 Vị trí trong gia đình
Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các
em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình Có thể nói rằng cuộc sống của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động
2.2 Vị trí trong nhà trường
Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em Việc gia nhập Đoàn TNCS HCM trong nhà trường đòi hỏi các em phải tích cực độc lập, sáng tạo, phải có tính nguyên tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình
2.3 Vị trí ngoài xã hội
Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọn nghề Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng,các em có dịp hòa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này
Tóm lại: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa
phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn Thái độ đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính chất hai mặt đó là : Một mặt người lớn luôn nhắc nhở rằng các em đã lớn và đòi hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý Nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những đòi hỏi của người lớn…
III HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
1 Hoạt động học tập
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự thiếu
kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc
và bền vững hơn
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập Thái
độ có ý thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như
Trang 8nhau với các môn học Do vậy, giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
Mặt khác,ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thúc trong các lĩnh
vực tương ứng Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em.
2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ
Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em Tuy nhiên, sự quan sát ở các
em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế
Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học Có nghĩa là khi học bài các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào càn diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn Năng lực phân tích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những câu triết lý
Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn Các em
có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm
là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.
IV NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA HỌC SINH THPT
1 Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong Các em có khuynh hướng phân tích
và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá Ý thức làm người lớn khiến các em
có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…
Trang 9Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng
đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
2 Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử
sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào
những hành vi đó Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên.
3 Xu hướng nghề nghiệp
Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các
em Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp Tuy
vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ, vì cậy công tác hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng Qua đó giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với hứng thú, năng lực và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
4 Hoạt động giao tiếp
- Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị
- Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh Trong tập thể, các em thấy được
vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra
hiện tượng phân cực – có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè yêu mến Điều
đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân
- Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiêm, ước mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn
- Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì cá em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì
nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh
nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương Giáo viên cần thấy rằng đây là bắt đầu một giai đoạn bình thường và tất yếu trong sự phát triển của con người Tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là tình cảm lành mạnh, trong sáng nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp, nó đòi hỏi sự khéo léo tế nhị của giáo viên Một mặt giáo viên phải làm cho các em có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới, phải làm cho các em biết kìm chế những cảm xúc của bản thân; mặt khác, phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để đưa ra cách giải quyết thích hợp Bất luận trong trường hợp nào cũng đều không được can thiệp
Trang 10một cách thô bạo, không chế nhạo, phỉ báng, ngăn cấm độc đoán, bất bình mà phải có một thái độ trân trọng và
tế nhị, đồng thời cũng không được thờ ơ, lãnh đạm tránh những phản ứng tiêu cực ở các em.
V MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT
Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi, nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dục cần lưu ý:
- Ở một số thanh niên tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu, trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi…
- Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…
- Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại
- Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng
dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ
* Một số vấn đề GVCN cần lưu ý trong công tác giáo dục học sinh THPT
- Trước hết, cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh với giáo viên (với tư cách là người lớn) được dựa trên quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Người lớn phải thực sự tin tưởng vào các em, tạo điều kiện để các
em thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động Tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em bằng cách tổ chức các dạng hoạt động khác nhau để lôi kéo các em tham gia vào đó một cách tích cực nhằm giáo dục lẫn nhau và tự giáo dục
- Giúp đỡ tổ chức Đoàn thanh niên một cách khéo léo tế nhị để hoạt động Đoàn được phong phú hấp dẫn và độc lập Người lớn không được quyết định thay hay làm thay cho các em Nếu làm thay các em sẽ cảm thấy mất hứng thú, cảm thấy phiền toái khi có người lớn
- Người lớn cần phối hợp các lực lượng giáo dục để tạo nên sức mạnh tổng hợp đến các em ở mọi nơi, mọi lúc theo một nội dung thống nhất
- Nhìn chung thanh niên mới lớn là thời kỳ đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời con người Đây là thời kì lứa tuổi phát triển một cách hài hòa, cân đối, là thời kì có sự biến đổi lớn về chất trong toàn bộ nhân cách để các em sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập Do đó, giáo viên chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của lứa tuổi này để có nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động sư phạm