1. Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hộiNhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học, tâm lý học, y học, luật học, xã hội học, v.v... Trong tâm lý học không chỉ có tâm lý học đại cương nghiên cứu nhân cách mà tâm lý học xã hội cũng nghiên cứu nhân cách. Nhân cách là những phẩm giá cá nhân thể hiện mức độ phát triển cao về mặt XH. Trong quá trình xã hội hóa cá nhân con người trở thành nhân cách, nhân cách được hình thành trong quá trình phát triển cá thể của xã hội.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHẦN TLHXH
1 Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học, tâm lý học, y học,luật học, xã hội học, v.v Trong tâm lý học không chỉ có tâm lý học đại cươngnghiên cứu nhân cách mà tâm lý học xã hội cũng nghiên cứu nhân cách
- Nhân cách là những phẩm giá cá nhân thể hiện mức độ phát triển cao về mặt XH
- Trong quá trình xã hội hóa cá nhân con người trở thành nhân cách, nhâncách được hình thành trong quá trình phát triển cá thể của xã hội Vì vậy có khái
- Nhân cách cũng là đối tượng nghiên cứu của TLHXH bởi vì: Một mặt, nhâncách góp phần mình vào việc hình thành và phát triển nhóm, hình thành các đặcđiểm tâm lý của nhóm Mặt khác, trong quá trình phát triển nhóm, nhân cách tựđiều chỉnh và hoàn thiện dưới tác động của nhóm và của mỗi thành viên trongnhóm, sao cho phù hợp với chuẩn mực và hệ thống giá trị trong nhóm TLHXH là
bộ môn giữa tâm lý học và xã hội học, song nếu như Xã hội học quan tâm đến kiểu
xã hội của nhân cách, tâm lý học đại cương nghiên cứu nhân cách quan tâm đếncác thuộc tính tâm lý bên trong, những quá trình tiếp nhận ảnh hưởng bên ngoài,nghiên cứu các chức năng điều chỉnh hành vi của nhân cách như tính cách, khíchất, năng khiếu, năng lực, động cơ thì tâm lý học xã hội nghiên cứu nhân cách
quan tâm đến tính chất lịch sử cụ thể những thuộc tính tâm lý, cấu trúc bên trong của nhân cách như là chủ thể của mối quan hệ xã hội.
=> Đối tượng của tâm lý học xã hội nhân cách nghiên cứu kiểu chủ thể, sựđiển hình hóa chủ thể xã hội, với tính cách là cá nhân, nghiên cứu các kiểu hoạtđộng xã hội, gắn liền với mức độ cấu trúc tâm lý bên trong: động cơ, định hướnggiá trị, tâm thế xã hội, và các cơ cấu vị thế khác của nhân cách
1.1 Khái niệm nhân cách trong TLHXH.
* Thuật ngữ nhân cách: Muốn hiểu được khái niệm nhân cách trước hết cầnnói tới thuật ngữ "nhân cách"
Khi tách chữ "nhân" và chữ "cách" ra khỏi chữ "nhân cách " để phân tích hai
từ đó trong mối quan hệ của từ này Chữ "nhân" vừa có nghĩa chỉ con người với tưcách đại diện cho lời người đối lập với loài vật, vừa có nghĩa chỉ con người cụ thể(cá nhân) – chữ "cách" có nghĩa là phẩm cách, chỉ phẩm chất và giá trị xã hội củacon người Tuy nhiên ở ta thuật ngữ "nhân cách" thiên về mặt đức hơn ra mặt tàicủa con người Một con người được gọi là có tài phải dùng cái tài đó phục vụ cho
xã hội, giai cấp, một tập đoàn người, một cộng đồng người thì mới gọi là người cónhân cách
* Khái niệm: Để có một định nghĩa hợp lý về nhân cách định nghĩa đó phảinêu được mối quan hệ cá nhân và xã hội, và bản chất tích cực xã hội của nhân cách.Quá trình phát triển cá nhân và hình thành cá nhân với tư cách là quá trình xãhội hóa, không thể tiến hành ngoài xã hội, xã hội cũng không nằm ngoài nhân cách
mà là bản chất của nhân cách Các Mác viết "Bản chất của cá nhân không phải làrâu, không phải là tóc, không phải là tính chất vật lý trừu tượng của cá nhân đó, mà
là chất xã hội của cá nhân đó"
Quan niệm của Các Mác về bản chất xã hội của cá nhân là tiền đề phươngpháp luận của việc hiểu khái niệm nhân cách
Trang 2Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện mối quan hệ xã hội (cá nhân - cá nhân, cá nhân - nhóm - tập thể, cá nhân - cộng đồng xã hội), trong quá trình hoạt động và giao tiếp của cá nhân đó.
Bằng hoạt động và giao tiếp con người ý thức được phẩm chất và giá trị củamình trong hệ thống mối quan hệ xã hội Điều đó có nghĩa là con người đã trởthành chủ thể của mối quan hệ xã hội Nhân cách chỉ được hình thành khi nào conngười ý thức được mình, ý thức được mối quan hệ của mình đối với người khác,đối với xã hội
Cách hiểu nhân cách như vậy không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còngóp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn trong việc hình thành và phát triển conngười mới xã hội chủ nghĩa và trong đó giá trị xã hội, tính tích cực xã hội là thước
đo nhân cách
1.2 Đặc điểm tâm lý của nhân cách và điều kiện tiền đề xã hội của nó.
Để hiểu đặc điểm tâm lý của nhân cách và điều kiện xã hội của nó cần phảihướng đến tâm lý học đại cương, những quy luật và cơ chế chung của tâm lý học.Song cũng không nên mô tả nhân cách như là sự liệt kê đơn giản những thuộc tínhtâm lý vì Nhân cách không đồng nghĩa với tất cả đời sống tâm lý con người mà chỉ
ở cấp bậc cao của đời sống tâm lý của con người
- Quan hệ bên trong chủ thể: tức là những cấu trúc tâm lý bên trong con người
Ví dụ như thành phần tổng hợp tâm lý bậc cao, tính chất trọn vẹn bậc cao, sựthống nhất mặt cơ bản và phẩm chất tâm lý (nhận thức và xúc cảm)
- Quan hệ chủ thể - khách thể: Điều này thể hiện tính độc lập và tính bềnvững của nhân cách trước tác động của môi trường Chủ thể phải điều khiển bảnthân mình, hành động và hành vi của mình cho phù hợp với khách thể
- Quan hệ chủ thể - chủ thể: mối quan hệ giữa các cá nhân Ở mặt này chúng
ta nghiên cứu ảnh hưởng của người này đối với người khác Vì vậy, nhân cáchkhông chỉ ở bản thân cá nhân mà còn ở sự đánh giá của người khác có quan hệ với
cá nhân Điều này thể hiện tiềm năng xã hội của con người được đánh giá qua mức
độ phát triển của người khác
1.3 Tính quy luật về sự phát triển ý thức đạo đức của nhân cách
Trong các tài liệu tâm lý học, tiêu biểu là quan điểm của nhà tâm lý học MỹL.Kohlberg người ta phân chia 3 giai đoạn chính của việc phát triển ý thức đạo đứccủa nhân cách
- Giai đoạn đầu tiên là tiền đạo đức (giai đoạn trước khi có đạo đức): tức làkhi đứa trẻ còn chịu sự thúc đẩy vị kỷ riêng của mình
- Giai đoạn thứ 2 là: đạo đức quy ước: hướng đến một tiêu chuẩn hay một yêucầu nhất định
- Giai đoạn thứ 3 là đạo đức: có nghĩa là hướng đến hệ thống những nguyên tắcbên trong có tính chất phổ biến, chuyển biến những vấn đề bên trong của nhân cách
=> Môi quan hệ: khẳng định tính quy luật bền vững của mối quan hệ có quyluật giữa mức độ ý thức đạo đức cá nhân với sự phát triển trí tuệ và hành vi
1.4 Tâm thế của nhân cách
Hiện nay ở Liên Xô hiểu vấn đề tâm thế theo các khái niệm khác nhau
Trang 3- Uznadze: Tâm thế được ông coi như là sự thực hiện những nhu cầu tâm sinh
lý giản đơn ở con người và ngay cả những hiện tượng vô thức Không thể áp dụngtrong tâm lý học xã hội
- Miaxisev: tâm thế nhân cách như là thái độ của con người
- Bogiovich coi tâm thế nhân cách như là xu hướng của nhân cách
- A N Leonchiev: tâm thế nhân cách như là ý nghĩa nhân cách Trong lý luận
về nhân cách ông nhấn mạnh đến tính chất nhận biết của nhân cách đối với hoàncảnh hoạt động khách quan bên ngoài có ý nghĩa Vì vậy, khi có sự phù hợp ýnghĩa nhân cách với hoàn cảnh khách quan tạo thành xu hướng hành vi chờ đợi
2 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội?
1 Sự cần thiết phải xác định đối tượng của tâm lý học xã hội
Xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề được đặt ra đầu tiên cho bất cứ mộtkhoa học nào, bởi vì nó trả lời câu hỏi: nghiên cứu cái gì? và vấn đề đó đã có khoahọc nào nghiên cứu chưa? đây là một tiêu chuẩn để khẳng định sự tồn tại và tínhđộc lập của một khoa học
Điều này thoạt tiên tưởng chừng như đơn giản, nhưng ở bất cứ một khoa họcnào cũng đã từng có những quan điểm khác nhau Tâm lý học xã hội cũng khôngphải là một ngoại lệ Ngoài những ý kiến cố tình phủ nhận sự tồn tại của nó bằngcách hoà nó vào với những khoa học khác thậm chí không phải là tâm lý học Ởđây phải kể đến sự lẫn lộn giữa đối tượng của tâm lý học xã hội với tâm lý học đạicương hay tâm lý học cá nhân mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự phủ nhận sự có mặt củakhoa học này trong hệ thống các khoa học
Nếu đối tượng của một khoa học nằm ở bản chất của các hiện tượng màkhoa học ấy coi là khách thể nghiên cứu thì việc làm tốt nhất là hãy đi tìm bản chấtcủa các hiện tượng ấy
2 Những hiện tượng tâm lý xã hội
Cũng như những hiện tượng tâm lý diễn ra thường xuyên trong mỗi conngười, những hiện tượng tâm lý xã hội cũng diễn ra thường xuyên và ở mọi nơitrong xã hội: trong gia đình, giữa bạn bè, trên lớp học, nơi hội hè ngoài đườngphố… Ở đâu có đời
Chúng ta, ai đã chẳng từng chứng kiến cảnh một đám đông đang tụ tập trênđường phố Họ đang tỏ thái độ của mình trước một sự việc chướng tai gai mắt hoặcbất công vô lý nào đó vừa xẩy ra ở đây Người cao giọng phê phán, người lớn tiếng
xỉ vả, người đỏ mặt đòi có biện pháp xử lý Bằng những cử chỉ, hành vi khônggiống nhau, ở những mức độ khác nhau, mọi người đang biểu lộ một thái độ chung
là bất bình Và nếu ai đã từng có lần hoà mình vào cái đám đông khán giả, hàngngàn hàng vạn người trên sân bóng đá để cùng sôi nổi bình luận, khản cổ hò reo,nhảy lên vui sướng hoặc vỗ đùi tiếc rẻ trước những pha gay cấn, bất ngờ của trậnđấu thì sẽ thấy được sự tác động lẫn nhau giữa những người trong đám đông ấymạnh mẽ biết nhừng nào Nó có thể lôi cuốn cả những con người vốn có tính khítrầm lặng, cả những người đang mang những tâm tư buồn phiền vào cá không khísôi động, cái tâm trạng phấn khích chung ấy
Trang 4Và nữa, trong sinh hoạt đời thường, mọi người cũng luôn luôn đề cập đếnnhững hiện tượng tâm lý xã hội Thanh niên bàn tán đến những gì đã trở thành thờithượng trong ăn mặc vui chơi, học hành ; bậc cha mẹ phàn nàn về con cái đua đòibạn bè hư hỏng; công nhân, viên chức bình luận về khí hậu tâm lý trong cơ quan,
xí nghiệp, đến uy tín của người lãnh đạo người ta đã nhận định về đặc điểm tâm lýcác vùng, các giai cấp; quần chúng thỉnh thoảng lại xôn xao, đồn đại chuyện nọ,chuyện kia, vui mừng hay lo lắng trước một sự kiện quan trọng nào đó vừa xẩy ratrong nước hay trên thế giới
Những hiện tượng kể trên đều là những hiện tượng tâm lý xã hội Vậy thìbản chất của chúng là gì?
3 Bản chất của những hiện tượng tâm lý xã hội
Như chúng ta đã biết, tâm lý là sự phản ánh của chủ thể mỗi người đối vớinhững tác động của hiện thực khách quan Những hiện tượng tâm lý bao giờ cũngdiễn ra trong một con người cụ thể Tuy nhiên, là một thực thể xã hội, con ngườiluôn luôn sống và hoạt động trong những tập hợp người lớn và nhỏ khác nhau vớinhững mối quan hệ cụ thể khác nhau Còn nhỏ, trong gia đình chú bé khăng khítvới mẹ, với cha, anh chị em và ông bà Đi học, ở trường, ở lớp cậu học sinh họcthầy, học cô, vui chơi cùng bè bạn Trưởng thành, anh thanh niên lập gia đìnhriêng, bìu ríu vào vợ nào con; đi làm có bạn bè đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới Càng hoạt động nhiều mặt, càng tham gia vào nhiều tập hợp khác nhau, người tacàng có nhiều mối quan hệ Chúng chồng chéo lên nhau phong phú và phức tạp.Tập hợp dù lớn hay nhỏ, dù được tạo lập như thế nào đều được tâm lý học xã hộigọi chung là nhóm: có nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm chính thức, nhóm không chínhthức và nhóm đặc biệt là đám đông
Ở trong nhóm, mỗi cá nhân đều tác động tới tâm lý của cá nhân khác và toànnhóm, trước hết bằng ngay sự có mặt của mình Ngược lại tâm lý của nó cũng chịu sựtác động mạnh mẽ của cá nhân khác và của toàn nhóm Sự tác động qua lại diễn ratrong nhóm ấy chi phối, điều chỉnh thái độ, hành vi và tâm lý nói chung của mỗi cánhân, thành viên của nhóm dẫn đến một kết quả kép là tạo nên quá trình xã hội hoá cánhân và hình thành nên những hiện tượng tâm lý chung năng đặc trưng của nhóm
Thông qua sự phân tích ở trên chúng ta kết luận rằng: tâm lý xã hội bao gồmnhững hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ thể, nẩy sinh từ sự tácđộng qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm; chi phốithái độ, hành vi của họ khi ở trong nhóm
4 Đối tượng của tâm lý học xã hội
Đối tượng của tâm lý học xã hội nằm ở bản chất các hiện tượng tâm lý xãhội đã được phân tích ở trên Đó là cái tâm lý của những nhóm xã hội cụ thể baogồm những nét tâm lý chung nhất, đặc trưng nhất của nhóm được tạo nên từ sự tácđộng qua lại giữa các cá nhân trong nhóm Nó không phải là cái tâm lý như là sảnphẩm hoạt động của chủ thể mỗi người dưới những tác động của hiện thực kháchquan Nó cũng không phải là cái tổng số đơn giản những đặc điểm tâm lý của tất cảnhững cá nhân trong nhóm hợp thành
Có thể đồng ý với những quan điểm cho rằng tâm lý học xã hội là một phânngành của khoa học tâm lý nghiên cứu qui luật hình thành, phát triển, biểu hiện của
Trang 5các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm lớn và nhóm nhỏ, mối liên hệ giữa cácnhóm và con người trong nhóm.
Xác định được đối tượng nghiên cứu, phân biệt được nó với đối tượngnghiên cứu của tâm lý học đại cương và tâm lý học cá nhân một cách rõ ràng, tâm
lý học xã hội đã khẳng định được sự tồn tại của nó như một khoa học độc lập
Tuy nhiên, là một ngành của khoa học nghiên cứu về tâm lý con người nóichung, tâm lý học xã hội không thể không có mối liên quan hữu cơ, tất yếu với tâm
lý học đại cương - cái khoa học gốc mà từ đó nó tách ra, cũng như không thểkhông có những mối quan hệ tương hỗ với các ngành tâm lý học khác Mối quan
hệ qua lại giữa các khoa học không hề mảy may ảnh hưởng đến tính độc lập củakhoa học nào
Đến đây cũng cần phải nói thêm rằng trong một số tài liệu, sau khi đã xác địnhđối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội là tâm lý nhóm thì ở chỗ khác một số tácgiả lại cho rằng đối tượng của nó không chỉ là tâm lý nhóm mà còn là sự tương táctrong nhóm Thật ra chỉ có thể quan niệm được rằng: trong các yếu tố cấu thành bảnchất các hiện tượng tâm lý xã hội thì nhóm chủ thể mang các hiện tượng này và tácđộng qua lại là nguyên nhân nẩy sinh, về mặt nhận thức chúng không tách khỏi đốitượng nghiên cứu Cũng tính từ quan niệm như vậy, chúng tôi trình bày vấn đề nhóm
và vấn đề tác động qua lại như những phần chủ yếu của cuốn sách này
(Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu TLHXH của Đặng Quốc Thành)
1 Các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học xã hội
Giống như mọi khoa học Tâm lý học xã hội cần phải xác định rõ đối tượngnghiên cứu của mình Cũng không phải là ngoại lệ, khi trong lịch sử phát triển củaTâm lý học xã hội, vấn đề đối tượng của khoa học này đã là vấn đề của nhiều cuộctranh luận Vấn đề xác định đối tượng của Tâm lý học xã hội lại càng trở nên khókhăn hơn bởi tính chất giao thoa và sự đa dạng của các vấn đề mà nó nghiên cứu
Có thể điểm qua những quan điểm khác nhau về đối tượng của Tâm lý học xã hộinhư sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tâm lý học xã hội phải nghiên cứu các hiệntượng tâm lý đám đông như tâm lý tầng lớp, cộng đồng xã hội, bao gồm: truyềnthống đạo đức, tập quán; nghiên cứu các tập thể, các quan điểm xã hội Nhữngnghiên cứu sớm trong lịch sử Tâm lý học xã hội đều tập trung vào đối tượng đámđông Các tác phẩm của G.Tard về tâm lý dân tộc, của G.Lebon về tâm lý đámđông là minh họa cho quan điểm này
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tâm lý học xã hội phải nghiên cứu nhân cách:đặc điểm loại hình, vị trí, các mối quan hệ liên nhân cách trong đời sống xã hội.Quan điểm này xuất phát từ nghiên cứu nhân cách, đặt các nhân cách trong mốiquan hệ liên nhân cách Cơ sở lý luận của nó chính là bản chất xã hội và giá trị xãhội của nhân cách
Quan điểm thứ ba: nghiên cứu cả các quá trình tâm lý đại chúng, cả vị trí của
cá nhân trong nhóm; những thay đổi hoạt động tâm lý của cá nhân trong nhóm doảnh hưởng của sự tác động qua lại, các đặc điểm nhóm, các khía cạnh tâm lý củacác quá trình xã hội Các nhà tâm lý học xã hội theo quan điểm này tập trung vàoviệc nghiên cứu suy nghĩ, hành vi xã hội của cá nhân, tri giác xã hội, sự ảnh hưởng
xã hội đối với các cá nhân
Trang 62 Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học xã hội
Các quan điểm nêu trên cho thấy: đối tượng của Tâm lý học xã hội là rấtrộng và phải xác định từ hai phía - cá nhân và nhóm xã hội Từ đó, ngày nay mộtcách phổ biến, đối tượng của Tâm lý học xã hội được xác định như sau:
- Các hiện tượng tâm lý chung của nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quátrình giao tiếp và tác động qua lại giữa các cá nhân
- Cái chung, đặc trưng, cái bản chất trong tâm lý nhiều người trong cácnhóm xã hội nhất định
- Những đặc trưng tâm lý cơ bản của các loại nhóm xã hội được tạo nên từ
sự tác động qua lại
- Các quy luật nảy sinh hình thành, vận động và phát triển của các hiệntượng tâm lý xã hội và sự tác động qua lại
Cách xác định như vậy cho phép bao quát một diện rộng các vấn đề mà Tâm
lý học xã hội cần giải quyết Đồng thời nó định hướng cho việc nghiên cứu cáchiện tượng tâm lý không phải đơn thuần của cá nhân mà là các hiện tượng tâm lýnảy sinh trong đời sống xã hội của con người
Từ cách xác định như vậy, trong quá trình phát triển của Tâm lý học xã hội,hàng loạt các phân ngành ra đời và tập trung sâu hơn vào các vấn đề trong từnglĩnh vực cụ thể như tâm lý học tôn giáo, tâm lý học dân tộc, tâm lý học giới tính
3 Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội
* Nghiên cứu lý luận: Với tư cách là một bộ môn khoa học giao thoa, sửdụng nhiều tri thức khoa học từ các ngành khoa học liên quan, đồng thời tập trungvào việc nghiên cứu các hiện tượng rất phức tạp, Tâm lý học xã hội muốn khẳngđịnh được vị trí của nó trong hệ thống các khoa học thì không thể coi nhẹ việcnghiên cứu lý luận Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận tập trung vào các nội chính nhưsau:
- Xác lập hệ thống các khái niệm khoa học riêng của Tâm lý học xã hội, đặcbiệt thống nhất nội hàm của các khái niệm dùng trong lĩnh vực này giữa các nhàkhoa học và phân biệt các khái niệm đó với các khái niệm gần hoặc có liên quantrong các lĩnh vực khác Việc sử dụng các khái niệm của các khoa học giao thoavới nội hàm không xác định làm đánh mất bản chất tâm lý xã hội của khái niệmcũng như tạo ra sự lẫn lộn trong việc trao đổi và phản biện khoa học Điều đó làmgiảm giá trị khoa học của các nghiên cứu
- Phát hiện các quy luật của sự nảy sinh, hình thành và phát triển của cáchiện tượng tâm lý xã hội, các quy luật của sự tác động qua lại giữa người với ngườitrong các nhóm, các quan hệ xã hội Cụ thể: phát hiện những điều kiện chủ quan,khách quan của sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội, những hình thái biếnđộng, các cơ chế diễn ra các hiện tượng đó Đóng góp của Tâm lý học xã hội đốivới khoa học khác và đối với đời sống xã hội chính là ở nội dung này Trên cơ sởcác quy luật được phát hiện, Tâm lý học xã hội có thể góp phần lý giải các hiệntượng lâm lý xã hội nảy sinh, dự báo xu hướng của các hiện tượng đó và chỉ racách thức tác động đến các hiện tượng tâm lý xã hội
- Xây dựng, thiết kế các phương pháp nghiên cứu đặc thù để nghiên cứu cáchiện tượng tâm lý xã hội Trong các phương pháp đã có, Tâm lý học xã hội khámạnh với việc sử dụng các phương pháp thực nghiệm để làm bộc lộ các quy luật
Trang 7và các cơ chế của các hiện tượng tâm lý xã hội tuy vậy trong xu hướng nghiên cứucác hiện tượng tâm lý xã hội ở phạm vi rộng lớn như tâm lý tộc người, tôn giáo,xuất hiện những khó khăn nhất định về phương pháp nghiên cứu.
* Nghiên cứu thực tiễn: Có thể nói những vấn đề thực tiễn ngày càng đượcđặt ra hết sức đa dạng trước Tâm lý học xã hội và các chuyên ngành hẹp của nó.Việc ứng dụng các quy luật chung của Tâm lý học xã hội vào các lĩnh vực hẹp hơntrong đời sống xã hội liên tục làm nảy sinh các chuyên ngành mới với các vấn đềnóng hổi và phức tạp Tâm lý học dân tộc đang rất được chú ý trong quá trình hộinhập và toàn cầu hóa với các vấn đề thực tiễn cần giải quyết: làm thế nào để gìngiữ bản sắc dân tộc, sự đồng nhất về văn hóa và tâm lý dân tộc có vai trò thế nàotrong quá trình hội nhập? Tâm lý học tôn giáo với các vấn đề về niềm tin tôn giáo,tình cảm tôn giáo trong thời kì có sự tác động qua lại mạnh mẽ của các tôn giáokhác nhau sẽ như thế nào? Tâm lý học giới tính lại đối đầu với các vấn đề nóngbỏng: đâu là nguyên nhân tâm lý xã hội của các hiện tượng đồng giới? Hệ quả củacác phong trào đồng giới đối với đời sống xã hội nói chung? Đặc trưng tâm lý xãhội của các nhóm đồng giới? Cũng như vậy, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học tổchức và công nghiệp cũng đang đứng trước các vấn đề thực tiễn hết sức cấp bách.Việc giải quyết các vấn đề thực tiễn vừa là một nhiệm vụ xã hội đặc ra với Tâm lýhọc xã hội nói chung và các chuyên ngành của nó nói riêng vừa là nhiệm vụ bênngoài, vừa là sự thúc đẩy bên trong của chính Tâm lý học xã hội Giải quyết đượccác nhiệm vụ đó sẽ tạo ra sự phát triển cho chính Tâm lý học xã hội và khẳng định
vị trí của Tâm lý học xã hội trong hệ thống các khoa học và trong đời sống xã hội
3 Đặc điểm tâm lý dân tộc? (là một trong các nhóm lớn).
Đặc điểm tâm lý dân tộc là toàn bộ các đặc điểm tâm lý đã hình thành và biểuhiện trong hoạt động sống và sinh hoạt của dân tộc Có những đặc điểm sau:
- Thuộc tính dân tộc: Là yếu tố khắc họa những đặc điểm nhất định của môitrường xã hội rộng lớn
Đặc điểm ở một mức độ được đúc kết trong kinh nghiệm lịch sử của mỗi dântộc… tiếp thu là nội dung trong xã hội hóa cá nhân
- Tính cách dân tộc: là thành tố cơ bản của kết cấu tâm lý dân tộc, là sự địnhhình của các nét tiêu biểu mang tính ổn định đặc trưng trong các mối quan hệ.Biểu hiện trong các dạng hoạt động… phải nghiên cứu sản phẩm hoạt động:phong tục, truyền thống, nghệ thuật, ngôn ngữ… đặc biệt là ngôn ngữ vì nó cóchức năng truyền lại tính cách dân tộc trong quá trình xã hội hóa
(Đỗ Long tâm lý học dân tộc đã chỉ ra những phẩm chất con người Việt Nam.Yêu lao động, cần cù chăm chỉ chịu khó Giản dị, chất phác
Tình yêu đất nước bất khuất kiên cường, không chịu khất phục, dũng cảm mưtri anh hùng
Trang 8Tùy tiện, thiếu kỉ luật, thiếu tổ chức, được chăng hay chớ, đánh trống bỏ dùi,bình quân chủ nghia, hòa tan vào cộng đồng, ít biểu hiện cá tính, xấu đều hơn tốtlỏi, thiếu trách nhiệm cá nhân).
- Khí chất, khả năng của dân tộc: là những vấn đề liên quan tới sự bình đẳnggiữa các dân tộc
- Ý thức dân tộc: thường được hình thành và biểu hiện thông qua ý thứcthường ngày của tâm lý dân tộc
+ Ý thức thường ngày nảy sinh trong quá trình tri giác lẫn nhau giữa các đạidiện tâm lý dân tộc
Cơ chế khái quát hóa thường áp dụng triệt để trong việc tạo ra hình ảnh tâm
lý về đặc điểm dân tộc, đó là quan hệ cá nhân với nhau, đặc điểm cá nhân của mộtthành viên dân tộc đó
Do sự tri giác chụp mũ, dập khuôn mà thường có định kiến và phân biệt đối
xử, nên có định kiến dân tộc
Bàn tới ý thức dân tộc sẽ bàn tới vấn đề cốt lõi là tự ý thức dân tộc Có thểkhông khách quan và tuân theo 2 xu hướng độc lập khác nhau tùy thuộc vào vị trí,địa vị và quan hệ với các dân tộc khác: Tự kỉ dân tộc và tự ti dân tộc
+ Tự kỉ là sự đề cao có tính thiên vị, thổi phồng,cường điệu hóa, dễ bị lợidụng để coi thường dân tộc khác Đường lối chính trị về dt không đúng đắn thì tự
kỷ dân tộc có thể Là nguyên nhân dẫn đến xung đôt và kì thị, thù hằn dân tộc.+ Tự ti dân tộc: ngược lại có thể dẫn tới làm nhụt ý chí tự lực tự cường, giảm
ý chí vươn lên của dân tộc
=> Vì vậy, muốn ý thức tốt về dân tộc phải tránh cả 2 xu hướng trên
- Nguồn gốc các đặc điểm tộc người: các đặc điểm này là kết quả của nhữngđiều kiện lịch sử nhất định, là sự cố định một số đặc điểm trong nhiều thế hệ, tuynhiên có thể thay đổi trong quá trình lịch sử
4 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học xã hội
Công tác nghiên cứu của tâm lý học xã hội được thực hiện bằng nhiềuphương pháp khác nhau Những phương pháp này được xác định trên cơ sở tínhđặc thù của khoa học về tâm lý con người Tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể và hoàn cảnhnghiên cứu, nhà khoa học phải lựa chọn phương pháp này hay phương pháp kháccho thích hợp Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa nhà khoa họccũng phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những yêu cầu có tính chất nguyên tắccủa công việc nghiên cứu
1 Phải đảm bảo tính chất khách quan
Sự vật và hiện tượng bao giờ cũng tồn tại và phát triển theo những quy luậtcủa chính nó, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Bởi vậy, đảmbảo tính chất khách quan là yêu cầu đầu tiên đối với công tác nghiên cứu khoa học
Nó đòi hỏi các nhà khoa học phải xem xét sự vật và hiện tượng như chúng vốn cótrong hiện thực, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu hiện của chúng Nó không chấpnhận thái độ hời hợt tắc trách Nó lại càng không chấp nhận sự cố ý, thêm bớt,nhào nặn các tài liệu thu thập được cốt sao cho phù hợp với những dự đoán, nhữnggiả thuyết, những kết luận có sẵn trong khoa học Tính khách quan trong nghiêncứu không chỉ phụ thuộc vào ý thức và phẩm chất của nhà khoa học mà còn phụthuộc một phần vào phương pháp được sử dụng để nghiên cứu Phương pháp nội
Trang 9quan "suy bụng ta ra bụng người" trong nghiên cứu tâm lý học là một ví dụ Càngđảm bảo tính chất khách quan bao nhiêu, nhà khoa học càng tiến gần tới chân lýbấy nhiêu.
2 Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong các mối liên hệ của chúng
Sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội hay trong tâm lý con ngườiđều liên quan và tác động lẫn nhau Điều này đòi hỏi các nhà khoa học trong quátrình nghiên cứu không được xem xét chúng một cách biệt lập mà phải đặt chúngtrong mối liên quan và quan hệ giữa chúng nhằm vạch ra được những ảnh hưởnglẫn nhau, những quan hệ phụ thuộc nhân quả và những quy luật của sự tác độngqua lại giữa chúng Nghiên cứu tâm lý xã hội càng cần phải thực hiện tốt yêu cầunày, bởi vì chính moi hiện tượng tâm lý xã hội đều chịu ảnh hưởng của sự liênquan và tác động của nhiều hiện tượng tâm lý khác
3 Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong sự phát triển
Mọi sự vật trong tự nhiên hay trong xã hội đều phát triển Tâm lý của cánhân hay của xã hội không phải lúc nào cũng như lúc nào mà luôn luôn vận động
và phát triển, có sự biến đổi về chất Điều này yêu cầu nhà khoa học phải xem xét
sự vật và hiện tượng trong một quá trình Việc thực hiện yêu cầu này làm phongphú thêm nguồn tài liệu, tăng thêm tính khách quan trong công tác nghiên cứu,giúp cho nhà khoa học đi sâu vào bản chất sự vật và hiện tượng và phát hiện ranhững quy luật của chúng
4 Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có một cấu trúc nhất định Để phục vụ cácbước nghiên cứu khác nhau với những yêu cầu khác nhau, các nhà khoa họcthường tách sự vật và hiện tượng ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu
tố để xem xét, xác định vị trí, chức năng, vai trò của chúng trong cái cấu trúc ấy,cũng như mối quan hệ giữa chúng Nghiên cứu có tính chất phân tích ấy là cầnthiếu nhưng nó lại có tính chất phiến diện nếu chỉ dừng lại ở đó, bởi vì trên thực tế
sự vật và hiện tượng bao giờ cũng xuất hiện như là một chính thể toàn vẹn với toàn
bộ hệ thống của chúng Bởi vậy, một yêu cầu đặt ra với các nhà khoa học là phảinghiên cứu sự vật và hiện tượng ấy với cả hệ thống các hành phần trong cấu trúccủa chúng cũng như thối liên hệ và quan hệ của các thành phần ấy
Những yêu cầu trên đây phải được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu, nói một cách đơn giản, là cách thức nhận thứchiện thực mà nhà khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm đạt đượcnhững nhiệm vụ đề ra:
Đối tượng nhận thức của tâm lý học hay tâm lý học xã hội lại là cái trừu tượng,không có những thuộc tính vật chất để có thể cân, đo, đong, đếm được cụ thể Tuynhiên, nó được biểu hiện ra bên ngoài thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chủthể mang nó Nó cũng để lại dấu ấn trong những sản phẩm hoạt động của chủ thể ấy.Các phương pháp nghiên cứu tâm lý nói chung xuất phát từ những đặc điểm trên.Chúng giúp các nhà khoa học thu thập tài liệu để trên cơ sở phân tích, tổng hợp, kháiquát, rút ra những kết luận cần thiết Bởi thế, phương pháp dù tốt đến mấy cũngkhông thể thay thế được vốn tri thức và phẩm chất trí tuệ của nhà khoa học
Sau đây là một số phương pháp thường dùng.
1 Phương pháp quan sát.
Trang 10Quan sát là phương pháp trong đó nhà khoa học tri giác một cách có chủđịnh các khách thể nghiên cứu nhằm một mục đích nhất định Đó là một quá trìnhnhận thức có kế hoạch và có chọn lọc Phương pháp quan sát được sử dụng rất phổbiến trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nói chung cũng như nghiêncứu các hiện tượng tâm lý xã hội nói riêng như là một phương pháp độc lập hoặcnhư là một biện pháp trong phương pháp thực nghiệm Nó đặc biệt cần thiết vàchiếm ưu thế trong việc thu thập các biểu hiện của tâm lý xã hội, nẩy sinh như mộtquá trình trong chốc lát rồi mất đi không để lại dấu vết, như: sự cuồng nhiệt củakhán giả trong một trận bóng đá quan trọng và quyết liệt, niềm hân hoan của quầnchúng khi nghe tin chiến tranh kết thúc được loan báo lần đầu tiên, thái độ củangười nghe trong một buổi nói chuyện
Có thể quan sát tổng quát và cũng có thế quan sát từng khía cạnh, tuỳ theochủ định của người nghiên cứu Ngày nay, với sự sử dụng các máy móc hiện đạinhư máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim làm phương tiện, phương pháp quan sátcàng phát huy được tác dụng của nó trong nghiên cứu Những hiện tượng tâm lý dùchỉ biểu hiện ra trong khoảnh khắc cũng có thể được ghi lại đầy đủ, rõ ràng, đảmbảo được tính khách quan và nhất là khi cần, người ta có thể quan sát nhiều lần
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp quan sát cũng cónhững hạn chế nhất định Thứ nhất, dùng phương pháp này, nhà khoa học dễ trởnên bị động, mất thời gian vì những hiện tượng cần nghiên cứu không phải lúc nàocũng xuất hiện, trong suốt thời gian quan sát Thứ hai, với phương pháp này, ngườinghiên cứu cũng chỉ thu thập được những tài liệu có tính chất cảm tính, trực quan
Bởi thế, khi dùng phương pháp quan sát, nhà khoa học cần phải thu thập đượcmột khối lượng tài liệu đủ lớn để có thể lọc lựa được những tài liệu cần thiết: Ngoài ra,cần đối chiếu chúng với những tài liệu đã thu thập được bằng các phương pháp khác
2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Sản phẩm hoạt động mà một tập hợp người nào đó tạo ra bao giờ cũng mangđậm nét những đặc điểm tâm lý chung của tập hợp ấy Qua những sản phẩm này,nhà khoa học có thể tìm hiểu được nhiều điều về trình độ nhận thức cũng nhưphẩm chất trí tuệ về mức độ kỹ sảo cũng như phẩm chất ý chí, về nội dung tìnhcảm cũng như đặc điểm tính cách của những tập hợp người khác nhau Sản phẩmhoạt động bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần Sản phẩm vật chất
có thể to lớn như đê điều, thành quách, lâu đài , cũng có thể nhỏ bé như những vậtdùng thông thường Sản phẩm tinh thần đó có thể được tạo ra dưới hình thức nghệthuật như dân ca, dân vũ , cũng có thể đã biến thành phong tục, tập quán, đường
ăn, nếp ở diễn ra hàng ngày Tất thảy đều chứa đựng những đặc điểm tâm lý củadân tộc, của thời đại, của mỗi địa phương
Khi nghiên cứu sản phẩm hoạt động nên chú ý cả hai mặt số lượng và chấtlượng Cũng cần phải nghiên cứu cả quá trình tạo nên sản phẩm với những điềukiện cụ thể của nó
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động có ưu điểm là tài liệu của nó cụthể, phong phú và ổn định Nhà khoa học có thể nghiên cứu những tài liệu ấy mộtcách tỉ mỉ trong một thời gian không bị khống chế Phương pháp này thường đượcdùng để nghiên cứu tâm lý của những tập hợp người lớn nhỏ của một thời đã qua
Trang 11Nhược điểm của nó là tốn thời gian, công sức, tiền của và nhiều khi nó cònđòi hỏi nhà nghiên cứu phải có những kiến thức của nhiều ngành.
3 Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp dùng để nắm bắt những phản ứng tâm lý của mộttập hợp người nào đó đối với những sự kiện, những biến cố xã hội đã hoặc đangxẩy ra, những nhiệm vụ xã hội có liên quan đến họ cũng như để tìm hiểu nhữngnhu cầu, những nguyện vọng, những định hướng hoạt động của họ trong tương lai.Phương pháp được thực hiện với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho mỗi thành viêncủa tập hợp được điều tra trả lời Có nhiều loại câu hỏi:
- Loại câu hỏi hạn chế hoặc câu hỏi đóng, yêu cầu người được điều tra chọnmột trong những câu trả lời mà người nghiên cứu đã đề ra sẵn
- Loại câu hỏi mở cho phép người được điều tra trả lời tương đối tự do vềvấn đề được hỏi
Câu hỏi đóng thuận tiện cho việc thống kê, tính toán nhưng câu hỏi mở lạigiúp ta xác định rõ hơn về mức độ Các câu trả lời có thể do người được điều tra tựghi nhưng cũng có thể do điều tra viên ghi hộ
Phương pháp điều tra có ưu điểm là nó cho phép chúng ta điều tra trên mộtđịa bàn rộng, nhiều người tham gia va thu thập ý kiến của một số lượng ngườiđông đảo Nó cũng chó phép chúng ta thu thập được những tài liệu về nhiều mặt từnhững câu hỏi đặt ra
Tuy nhiên, phương pháp điều tra cũng có những nhược điểm cơ bản là tàiliệu nó cung cấp chỉ thiên về mặt sồ lượng Những câu hỏi đề ra được từng ngườitrả lời một cách riêng rẽ mà cái tâm lý chung lại không phải là tổng cộng của cáitâm lý từng cá nhân riêng rẽ
Ngoài ra nó còn một nhược điểm nữa khá quan trọng là trong quá trình điềutra có thể gặp trường hợp người được điều tra vì không hiểu rõ câu hỏi nên trả lờilạc đề, không đạt yêu cầu hoặc do không hưởng ứng mà trả lời lung tung chiếu lệ
Để bổ sung phương pháp điều tra, người ta thường dùng phương pháp phỏngvấn kèm theo Phương pháp phỏng vấn có mấy tác dụng:
- Qua trò chuyện tạo nên được một không khí tự nhiên, gần gũi giữa ngườiđiều tra và người được điều tra khiến họ có thể thông cảm hơn với mục đích, yêucầu của cuộc điều tra, nắm vững hơn nội dung các câu hỏi, tích cực hưởng ứng vàtrả lời chính xác
- Tạo điều kiện cho người điều tra thâm nhập vào cuộc sống của xã hội mà
họ đang tiến hành công tác, có được những thông tin ban đầu, có cái nhìn chung về
xã hội ấy
- Người điều tra có điều kiện đề nghị làm rõ thêm những câu trả lời hoặc thuthập thêm những thông tin mở rộng Phương pháp phỏng vấn cũng có thể đượcdùng như một phương pháp độc lập, nhưng cũng chỉ hạn chế trong một diện hẹp,
có lựa chọn, thường là những người lãnh đạo, những cá nhân tiêu biểu Cuộcphỏng vấn có thể được tiến hành dưới hình thức trò chuyện tự do (hay có địnhhướng) và cũng có thể được chuẩn hoá bằng những câu hỏi đưa cho người đượchỏi để họ trả lời một cách có chuẩn bị
4 Phương pháp thực nghiệm
Trang 12Thực nghiệm là phương pháp trong đó nhà khoa học chủ động tạo ra hiệntượng cần nghiên cứu bằng cách đặt những người được thực nghiệm (nghiệm thể)vào hoàn cảnh buộc phải có hoạt động tích cực, đáp ứng những tác động thựcnghiệm Với sự biến thiên của các điều kiện trong thực nghiệm, nhà khoa học cóthế tìm biết được mối quan hệ nhân quả và xác định được những quan hệ có tínhquy luật giữa các hiện tượng Người ta có thể thu được những cứ liệu lớn cần choviệc khái quát hoá bằng cách lặp đi lặp lại thực nghiệm.
Thực nghiệm có thể được tiến hành dưới hình thức tự nhiên hoặc trongphòng thí nghiệm
Phương pháp thực nghiệm giúp cho việc nhận thức hiện thực nhanh chóng
và sâu sắc hơn các phương pháp khác Nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu củaviệc nghiên cứu khoa học và đem lại những vết quả đáng tin cậy Bởi vậy, nó làmột phương pháp rất quan trọng đối với tâm lý học xã hội, khi nó muốn khẳngđịnh mình như là một khoa học thực nghiệm
Trong tâm lý học xã hội, thực nghiệm là một phương pháp rất phức tạp, rấtkhó sử dụng vì nó được thực nghiệm đối với con người Nó không chỉ liên quanđến vấn đề tri thức hay kỹ thuật, tài chính hay tổ chức mà nó còn liên quan đến vấn
đề đạo đức và cả pháp luật nữa Ngoài ra, mỗi thực nghiệm đã là một công trìnhsáng tạo của nhà khoa học, nó có những yêu cầu, những nhiệm vụ, những phươngtiện, những biện pháp, những thao tác tiến hành riêng đòi hỏi người làm thựcnghiệm (nghiệm viên) phải có quá trình nghiên cứu và tập dượt
5 Phép đo xã hội
Phương pháp này dùng để nghiên cứu cấu trúc tâm lý xã hội của nhữngnhóm nhỏ, cũng như để tìm hiểu cá nhân như một bộ phận cấu thành của nhóm.Phép đo xã hội có những nhiệm vụ chính sau:
- Chuẩn đoán những quan hệ giữa các cá nhân và giữa các nhóm nhằm làmthay đổi và hoàn thiện chúng
- Do quan hệ tương hỗ của các thành viên trong cơ cấu chính thức, cũng nhưnhững chính thức; đánh giá ảnh hưởng lẫn nhau của các thành viên trong nhómkhông chính thức và chính thức, tìm hiểu các nhóm nhỏ này chịu áp lực của nhómlớn như thế nào trong hoạt động chung
- Dựa trên các kết quả khảo cứu của phép đo xã hội, có thể đề ra các biệnpháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý trong các nhóm sản xuất
Quá trình tiến hành phép đo xã hội thông qua các giai đoạn sau:
- Đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu và lựa chọn đối tượng để đo
- Hình thành các giả thuyết và các nhận định cơ bản
- Lập câu hỏi cho các phiếu điều tra
Phải xác định được các tiêu chuẩn cho các câu hỏi trước khi soạn thảo Tiêuchuẩn này phải dựa vao nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu Các câu hỏi phải ngắngọn, đơn giản, rõ ràng, phải tính đến các yếu tố xã hội, nghề nghiệp và tâm lý củacác đối tượng hỏi
Đối với các nghiệm thể (người được đo) phải lựa chọn số thành viên trongnhóm để điền vào phiếu điều tra Có hai trường hợp lựa chọn:
- Trường hợp thứ nhất: chọn tất cả các thành viên trong nhóm, trừ mình ra,
ví dụ, nhóm 15 người, chọn 14 người Đây là sự lựa chọn không có giới hạn
Trang 13- Trường hợp thứ hai: lựa chọn có giới hạn Ví dụ, trong nhóm 15 người, lựachọn 5 người So với lựa chọn không có giới hạn, lựa chọn có giới hạn có độ tincậy và chính xác hơn, nghiệm thể chú ý và tập trung hơn đối với các câu hỏi, vàlựa chọn thành viên đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Các công thức của xác suất lựa chọn ngẫu nhiên (lựa chọn có giới hạn) là: d
P(A) =
N-1
P(A): xác suất lựa chọn
d: Số lượng các thành viên lựa chọn
N: Số lượng các thành viên nhóm,
N - 1: Số thành viên của nhóm trừ đi nghiệm thể
Thông thường P(A) trong giới hạn 0,20 đến 0,30
Giai đoạn cuối của quá trình chuẩn bị là lập phiếu điều tra, quá trình này gồm:
- Chuẩn bị danh sách các cá nhân điều tra theo thứ tự từ 1 đến n
- Lập phiếu điều tra: ở phần đầu phiếu ghi hướng dẫn cách thực hiện (lựachọn bao nhiêu người và theo yêu cầu nào) Đối với lựa chọn không có giới hạn,trong phiếu sau mỗi câu hỏi cần để khoảng cách cho nghiệm thể trả lời
- Đối với trường hợp lựa chọn có giới hạn, sau mỗi câu hỏi cần kẻ cột dọc để thểnghiệm điền tên những người lựa chọn vào (ví dụ, cần chọn 5 người thì kẻ 5 cột)
- Trong trường hợp muốn so sánh kết quả điều tra, có thể tiến hành một sốlần thí nghiệm, trong phiếu phải ghi rõ số lần điều tra
Kết quả điều tra phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị Cần phải làm chonghiệm thể (đối tượng điều tra) hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu, tầm quan trọng củacuộc điều tra Người được điều tra phải trả lời các câu hỏi trong phiếu một các độclập và không được đem phiếu về nhà trả lời Nếu người được hỏi mà quên cácthành viên trong nhóm thì nhân viên điều tra có thể giúp anh ta nhớ lại Số lượngcác câu hỏi không nên quá nhiều để làm mất thời gian cho người trả lời Thái độcủa nghiệm viên (người tổ chức điều tra) phải niềm nở, tin tưởng, không nên tạo ởcác nghiệm thể trạng thái căng thẳng
Khi các phiếu điều tra thực hiện xong, nghiệm viên thu lại và sau đó là giaiđoạn xử lý
Đánh giá độ tin cậy của phép đo xã hội dựa vào các nhiệm vụ và giả thuyếtnghiên cứu Độ tin cậy phụ thuộc vào số lần đo Số lượng đo càng lớn thì độ tincậy càng cao Cho nên phép đo xã hội thường tiến hành trong cùng một thời gian ởcác nhóm có không ít hơn 25 người
Tính hạn chế của phép đo xã hội thể hiện ở chỗ: Khuynh hướng chủ quantrong các câu trả lời của các nghiệm thể về quan hệ qua lại của con người Vì vậyphương pháp này cần kết hợp với một số phương pháp khác để đảm bảo các thôngtin thu được có độ tin cậy cao
6 Đánh giá của nhóm về cá nhân
Đây là phương pháp mà tâm lý học xã hội hay sử dụng trong các xí nghiệp vàtrường học để tìm hiểu sự thể hiện và mức phát triển các phẩm chất tâm lý xã hộicủa công nhân, kỹ sư, quản đốc học sinh, sinh viên v.v… Phương pháp này được sử
Trang 14dụng rộng rãi trong tâm lý học công nghiệp với mục đích lựa chọn và bố trí cán bộ,đây là những vụ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với chúng ta hiện nay.
Hoạt động sản xuất của con người được thực hiện trong sự tác động qua lạivơi những người khác (người lãnh đạo, người dưới quyền, người cộng sự ), dovậy trong điều kiện của giao tiếp chính thức và không chính thức, hoạt động nàymang tính chất xã hội và tập thể Hiệu quả làm việc của một công nhân nào đó phụthuộc không chỉ vào năng lực cá nhân của người đó, mà còn phụ thuộc vào quan hệvới các thành viên khác của tập thể Các quan hệ này hoặc tạo điều kiện thuận lợi,hoặc cản trở hoạt động của cá nhân Sự tác động qua lại trong quá trình sản xuất đãhình thành những quan hệ tốt hay xấu về người khác Những quan niệm này là kếtquả tri giác hàng ngày của cá nhân về hoạt động, hành vi của những người cùnglàm việc với mình Về nội dung, các quan niệm này là những nhận định có tínhchất đánh giá những phẩm chất khác nhau của một cá nhân về người khác như:tính cách, năng lực, hiểu biết, ý chí, kỹ năng v.v… Trong quá trình giao tiếp, dựatrên những quan niệm lẫn nhau này đã hình thành nên dư luận xã hội của các thànhviên trong tập thể sản xuất và mỗi con người
Do vậy, về bản chất tâm lý xã hội, đánh giá của nhóm về cá nhân là sự phảnánh dư luận xã hội về con người, mà trước hết thể hiện như kết quả nhận thức lẫnnhau trong quá trình giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp Xuất phát từ bản chất này đểxác định nhiệm vụ nghiên cứu là phân tích cấu trúc của giao tiếp giữa khách thể vàchủ thể đánh giá
Đánh giá khách quan là đánh giá phải dựa vào tác động cảm xúc qua lại mộtcách cụ thể đối với khách thể đó, tức là dựa vào kinh nghiệm giao tiếp với conngười Đối tượng đánh giá trong phương pháp này là con người - chủ thể của hoạtđộng lao động, của giao tiếp và nhận thức, có những đặc điểm cá nhân, nhân cách và
cá tính Cho nên trong quá trình tiến hành đánh giá phải chú ý đến cấu trúc của nhâncách Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này trong khi nghiên cứu thể hiện ở chỗ phải xácđịnh những phẩm chất cần thiết đối với việc thực hiện các chức năng cụ thể Nghĩa
là ở vị trí và công việc đó anh ta đã có những phẩm chất tương ứng chưa
Những phẩm chất về cá nhân được nhóm đánh giá phải được phân ra theochức năng và yêu cầu đối với công việc mà người đó thực hiện Việc phân loại nàydựa vào các yếu tố sau:
- Phân tích quá trình lao động cụ thể của cá nhân
- Dựa vào cấu trúc tâm lý chung của nhân cách
- Dựa vào quan niệm thực tế của những người đồng nghiệp
Ví dụ: đánh giá các phẩm chất của một kỹ sư dựa vào quan niệm thực tế vềnhân cách kỹ sư của chính các kỹ sư
Các nhà tâm lý học bộ môn tâm lý học xã hội Trường Đại học Tổng hợpLêningrat (Liên Xô cũ) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm: đánh giá của tập thểlao động về người kỹ sư Họ đã nhận được 109 phẩm chất mà tập thể lao động sảnxuất cho là người kỹ sư cần phải có Các phẩm chất nhân cách đó được chia ra cácnhóm sau:
- Các phẩm chất thể hiện quan hệ với công việc, gồm: yêu lao động, sáng tạotrong công việc, hiệu quả, chú ý tới công việc quan hệ giao tiếp trong lao động v.v…
Trang 15- Các phẩm chất thể hiện phong cách chung của hành vi và hoạt động conngười, gồm: niềm tin, tính nguyên tắc, tính tổ chức, sự chú ý, khả năng làm việc,tính kỷ luật, v.v….
- Tri thức, gồm: tri thức kinh tế, tri thức tổ chức lao động, tri thức về toán học, vềnghĩa vụ, về luật pháp, về kỹ thuật của chuyên môn mình, về đạo đức, v.v…
- Các phẩm chất trí tuệ, gồm: tính phân tích, linh hoạt, chú ý suy luận, phêphán, lôgíc, khái quát, tư duy không gian, trừu tượng, v.v…
- Các phẩm chất liên quan đến tổ chức kỹ thuật, gồm: kinh nghiệm trongcông việc, biết tổ chức quy trình kỹ thuật, kiểm tra, biết giải thích những vấn đề kỹthuật, v.v…
- Các hoạt động liên quan đến hoạt động tổ chức hành chính, gồm: biết tạonên không khí lao động, biết quản lý con người, biết tạo nên những quan hệ có lợicho công việc và cho tập thể, biết thuyết phục người khác, v.v
- Các phẩm chất thể hiện quan hệ với con người, gồm: khéo léo, cởi mở,chân thật, tính tập thể, công bằng, tin tưởng, thiện chí, hiểu người khác, v.v…
- Các phẩm chất thể hiện trong quan hệ với bản thân, gồm: tự phê bình,khiêm tốn, đòi hỏi bản thân, tự kiềm chế, tự ái, v.v…
Từ các phẩm chất đã phân loại trên có thể phân loại ra những phẩm chấtchính, tiêu biểu cho các nhóm phẩm chất trên Để tìm ra những phẩm chất quantrọng và cần thiết hơn đối với vai mà cá nhân đó đảm nhiệm trong nhóm có thểtính chung theo thang điểm mười (từ 0 đến 10 điểm)
Trên đây là một số phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứutâm lý học xã hội Mỗi phương pháp thích hợp với một loại đề tài nào đó, thực hiệntốt một loại nhiệm vụ nào đó và đều có những ưu điểm lẫn nhược điểm Vấn đề đặt
ra với người nghiên cứu là phải biết lựa chọn phương pháp Trong nghiên cứu khoahọc nhất là khoa học xã hội, người ta thường phải kết hợp nhiều phương pháp đểnghiên cứu cùng một vấn đề nhằm khai thác triệt để những tác dụng của từngphương pháp và để có thể đối chiếu kết quả của chúng với nhau hiện nay trên thếgiới, nhiều nhà tâm lý học xã hội đã tiến hành nghiên cứu ở một trình độ cao hơn,
đã áp dụng điều khiển học, những phương pháp thống kê và mô hình hoá toán học.Tuy nhiên, tất cả còn là mới mẻ
5 Cơ cấu tâm lý của nhóm lớn?
sự suy yếu của mối quan tâm tới các nghiên cứu lý luận trong Tâm lý học xã hội,cũng như vì tính phức tạp của việc nghiên cứu các nhóm lớn bằng phương phápthực nghiệm
Có thể khẳng định một cách tự tin rằng vấn đề nhóm lớn đang được sinh ralần thứ hai Về bản chất, nếu Tâm lý học xã hội không có phần về tâm lý học nhómlớn thì nói chung không thể trở thành Tâm lý học xã hội theo đúng nghĩa của từ
Trang 16này Theo khẳng định của G.Điligenxki, việc xem xét tâm lý của nhóm lớn khôngphải là một trong số các vấn đề của Tâm lý học xã hội mà là vấn đề quan trọngnhất của nó
Có hàng loạt các vấn đề liên quan đến nhóm lớn Trước tiên đó là vấn đề:những nhóm nào cần được xem là nhóm lớn? Thứ hai, tâm lý của nhóm lớn có cấutrúc như thế nào? Các yếu tố cơ bản và sự phụ thuộc lẫn nhau, tính chất mối liên hệlẫn nhau giữa chúng ra sao? Thứ ba là vấn đề về mối quan hệ lẫn nhau giữa tâm lýcủa các cá nhân riêng lẻ tham gia vào nhóm và các yếu tố tâm lý nhóm Cuối cùng,thứ tư, những phương pháp nào có thể sử dụng trong việc nghiên cứu tất cả cáchiện tượng đó?
- Vậy “nhóm lớn xã hội” là gì? Xuất phát từ những nguyên tắc chung trongcách hiểu về nhóm, tất nhiên không thể đưa ra một định nghĩa đơn thuần về sốlượng cho khái niệm này Theo sơ đồ được nêu ra ở phần trên đã chỉ ra rằng:những tập hợp người lớn về số lượng được chia ra thành hai loại: loại thứ nhất làcác nhóm ngẫu nhiên và tự phát Đó là các tập hợp tồn tại trong khoảng thời giantương đối ngắn như đám đông, thính giả (cử toạ), công chúng và loại thứ hai là cácnhóm xã hội - theo đúng nghĩa của từ này, tức là những nhóm hình thành trong tiếntrình xã hội lịch sử, chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống các quan hệ xã hộicủa mỗi kiểu xã hội cụ thể và do vậy tồn tại lâu dài và bền vững Loại thứ hai nàybao gồm các nhóm như giai cấp xã hội, tầng lớp xã hội và các nhóm tộc người (vớihình thức chính là các dân tộc), các nhóm nghề nghiệp, nhóm giới tính, lứa tuổi(theo quan điểm này với tư cách là nhóm có thể xem xét các nhóm như: nhómthanh niên, phụ nữ những người trưởng thành và trung niên )
- Tâm lý nhóm lớn có cấu trúc như thế nào? Hầu như tất cả các nhà nghiêncứu (G.G.Điligenxki, A.I.Goriachieva, Iu.V.Brômlei ) đều phân chia thành haiphần cấu thành trong nội dung của nó: 1 Nếp tâm lý như là cấu tạo tâm lý ổn địnhhơn (bao gồm tính cách xã hội hay tính cách dân tộc, nếp sống, truyền thống, thịhiếu ); 2 Phương diện xúc cảm như một cấu tạo tương đối biến động hơn (nhucầu, hứng thú, tâm trạng) Mỗi yếu tố cần trở thành đối tượng phân tích Tâm lý học
xã hội một cách đặc biệt
- Vấn đề thứ ba - vấn đề mối quan hệ qua lại giữa các đặc trưng tâm lý củanhóm lớn và ý thức của mỗi cá nhân tham gia vào nhóm Trong dạng chung nhất,vấn đề này được giải quyết như sau: Các đặc trưng tâm lý nhóm là những gì mangtính đặc thù (cho nhóm) nhưng lại chung cho tất cả các cá nhân và do vậy hoàntoàn không phải là tổng các nét có ở mỗi cá nhân: Rõ ràng, cái phần tâm lý của các
cá nhân tạo ra nhóm, thuộc về nhóm là cái có thể gọi là “tâm lý nhóm” Nói cáchkhác: tâm lý nhóm là cái có chung ở tất cả các đại diện nhóm ở mức độ này haymức độ khác, tức là đặc thù cho họ, được sinh ra bởi các điều kiện tồn tại chung.Cái đặc thù đó không phải là như nhau đối với tất cả các cá nhân mà chỉ là cáichung Các nét chung của các đại diện của một nhóm xã hội nào đó tồn tại mộtcách khách quan, bởi lẽ chúng thể hiện trong hoạt động hiện thực của nhóm Theomối quan hệ với “ý thức” riêng lẻ, tâm lý nhóm như là một hiện thực xã hội nào đóvượt ra khỏi phạm vi ý thức của cá nhân riêng lẻ và tác động đến cá nhân cùng vớicác điều kiện khách quan của cuộc sống, theo cách nói của Valông, dẫn tới “sựnhân đôi môi trường” trong đó con người hoạt động
Trang 17Bằng các phương pháp nào có thể nghiên cứu tâm lý nhóm lớn xã hội?Trong chừng mực các nét điển hình được củng cố trong đạo đức, truyền thống vànếp sống, Tâm lý học xã hội - trong trường hợp này - cần sử dụng các phươngpháp của các khoa học khác, như Dân tộc học để phân tích các sản phẩm văn hóa.W.Wundt đề xuất về việc nghiên cứu ngôn ngữ, huyền thoại và nếp sống để tìmhiểu tâm lý dân tộc Một trong các hình thức hiện đại trong việc sử dụng cácphương pháp đó là các nghiên cứu so sánh hay liên văn hóa Ở đây thuật ngữ “liênvăn hóa” được sử dụng mang tính truyền thống khi nói đến các nguồn gốc văn hóakhác nhau Trong thực tế thì không nhất thiết chỉ so sánh các văn hóa khác nhau
mà còn so sánh các nhóm xã hội khác nhau
Trong việc nghiên cứu tâm lý nhóm lớn còn có thể áp dụng cả các phươngpháp truyền thống của xã hội học bao gồm cả các phương pháp phân tích thống kêkhác nhau Các kết quả nghiên cứu được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các phươngpháp đó không phải luôn phát hiện ra được các liên hệ nhân quả; trong đó trướctiên mô tả một số những liên hệ phụ thuộc chức năng nào đó cho phép có được cáctương quan có ý nghĩa, điều chấp nhận được đổi với nghiên cứu tương quan, phổbiến trong việc nghiên cứu đặc trưng tâm lý của nhóm lớn Ngoài các phương phápnghiên cứu nêu trên, trong khi nghiên cứu nhóm lớn, Tâm lý học xã hội sử dụng cảcác phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học
Lý thuyết “Biểu tượng xã hội” được đưa ra trong trường phái Tâm lý họcPháp (X.Moscovisi) đã có đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Tâm lý học xãhội nhóm lớn Lý thuyết này ở một mức độ có ý nghĩa đồng thời đề ra phươngpháp nghiên cứu nhóm lớn Biểu tượng xã hội trong lý thuyết này được hiểu là cácbiểu tượng đời thường của một nhóm nào đó về hiện tượng xã hội này hay hiệntượng xã hội khác, tức là phương thức lý giải và thấu hiểu hiện thực đời sống Nhờ
sự trợ giúp của các biểu tượng xã hội, mỗi nhóm xây dựng hình ảnh thế giới xãhội, các thiết chế của nó, chính quyền, luật pháp, chuẩn mực Các biểu tượng xãhội - công cụ không phải của cá nhân mà của chính nhận thức xã hội của nhóm.Bởi lẽ “biểu tượng” được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, hoạt động của nhóm,hướng tới cách lý giải đời thường được nhấn mạnh trong kinh nghiệm này Về bảnchất, thông qua sự phân tích các biểu tượng xã hội của các nhóm lớn, bộ mặt tâm
lý của chúng được nhận thức (Đônxôp, Emelianôva, 1987)
Các biểu tượng xã hội được nhóm tạo ra thể hiện dưới dạng: một mặt nhómđịnh hình một số khía cạnh của hiện thực xã hội, tạo ra ảnh hưởng trong việc đánhgiá các khía cạnh đó, sau đó sử dụng biểu tượng của mình về hiện tượng xã hộitrong việc xác định thái độ đối với chúng Mặt khác, biểu tượng xã hội nhóm đượcđặt ra tạo khả năng hoà nhập nhóm, dường như thực hiện chức năng “giáo dục”nhận thức cho các thành viên, mang đến cho họ những cách lý giải đặc thù, quenthuộc (đối với nhóm) về các sự kiện, tức là tạo khả năng hình thành sự đồng nhấtnhóm (Anđrêeva, 2000) Như vậy phân tích các biểu tượng xã hội là chìa khóa choviệc hiểu tâm lý nhóm Lý thuyết này giúp xác định khái niệm “khuôn mẫu xã hội”của nhóm lớn xã hội chính xác hơn Trong đó phản ánh “góc nhìn” và “cách hiểu”thế giới của các thành viên của một nhóm, phản ánh câu trả lời đặc thù của họ đốivới bức tranh thế giới Các thành viên của một nền văn hóa nhất định lĩnh hội cácphương thức tri giác giống nhau hình thành các hình ảnh giống nhau thể hiện trong
Trang 18các hình mẫu ứng xử đặc thù Tập hợp các biểu tượng xã hội độc đáo của nhóm vàtương ứng với nó là các hình mẫu hành vi nhất định xác định khuôn mẫu củanhóm Không phải ngẫu nhiên trong ngôn ngữ đời thường nhắc tới “hình mẫu tríthức”, “hình mẫu doanh nhân”
2 Đặc điểm Tâm lý dân tộc
Các nhóm tộc người là ví dụ về nhóm lớn xã hội có ý nghĩa trong quá trình
xã hội lịch sử Khác với tâm lý học giai cấp, các đặc điểm của các nhóm tộc người,trước hết là dân tộc được nghiên cứu nhiều hơn Một nhánh đặc biệt của khoa họcgiao thoa giữa Tâm lý học xã hội và Dân tộc học - Tâm lý học tộc người, nghiêncứu riêng biệt những vấn đề nêu trên (Xtêphanhencô, 1999)
Truyền thống nghiên cứu Tâm lý học nhóm tộc người trong Tâm lý học xãhội bắt đầu từ các công trình của W.Wundt trong “Tâm lý học dân tộc” Sự thâuthuộc về tộc người của cá nhân là nhân tố đặc biệt có ý nghĩa đối với Tâm lý xã hộihọc Bởi lẽ nó xác định những đặc trưng nhất định của môi trường vi mô Trongcác điều kiện của môi trường đó, nhân cách được hình thành Đặc trưng tộc người
ở một mức độ nhất định tập trung trong kinh nghiệm lịch sử của mỗi tộc người vàviệc lĩnh hội các kinh nghiệm này là nội dung quan trọng nhất của quá trình xã hộihóa Thông qua môi trường xung quanh gần gũi nhất trước tiên là gia đình, nhàtrường, cá nhân theo từng mức độ phát triển tiếp cận với đặc trưng văn hóa tộcngười, tập quán truyền thống, phương thức, ý thức về sự thâu thuộc vào tộc ngườiphụ thuộc vào các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể của sự tồn tại của tộc người đó
Tương ứng với truyền thống được hình thành trong Tâm lý học xã hội nhómlớn, trong tâm lý học cộng đồng tộc người phân biệt hai mặt: 1 Tính cách dân tộc -phần ổn định hơn cả - nếp tâm lý (bao gồm, tính cách khí chất và cả truyền thống,tập quán) của một tộc người hoặc cả một dân tộc; 2 Phương diện xúc cảm (baogồm tình cảm dân tộc, tộc người)
- Tính cách dân tộc: Đây là khái niệm phổ biến hơn cả để mô tả các đặcđiểm của nếp tâm lý tộc người (dân tộc) Mặc dù còn nhiều mâu thuẫn vả nhiềutranh luận liên quan đến nội dung của tính cách dân tộc nhưng trong các nghiêncứu cụ thể vẫn có sự đồng thuận tương đối lớn khi mô tả các nét tính cách dân tộc
ở nhiều nhóm dân tộc riêng lẻ (tính dũng cảm, yêu lao động, khả năng kiềm chế ).Liên quan đến bản chất của tính cách dân tộc thì ở đây xuất hiện nhiều vấn đề gâytranh cãi Trước tiên là nét tính cách dân tộc có quan hệ như thế nào với các néttính cách của mỗi đại diện của nó Liệu các nét tính cách có phải hoàn toàn chỉ có
ở một dân tộc mà hoàn toàn không có ở các nhóm khác (tức là liệu có thể nói rằngmột dân tộc nào đó yêu lao động, còn dân tộc khác - cởi mở) Cuối cùng các néttính cách dân tộc và tính cách xã hội tác động qua lại như thế nào? Do vậy khôngchỉ đơn giản nói về tập hợp các nét tính cách mà chủ yếu là về mức độ biểu hiệncủa nét này hay nét khác trong tập hợp đó, về đặc trưng trong cách biểu hiện củanó: Không phải ngẫu nhiên các tài liệu tập trung vào việc xác định một số đặctrưng nào đó Ví dụ, đặc trưng của người Anh là hài hước, mặc dù sự hài hướckhông chỉ có ở người Anh Giải thích sự hình thành tính cách tộc người cũng làcông việc được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các nhà nghiên cứu đã đi theonhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề này Từ cách tiếp cận dựa trêncác điều kiện tự nhiên, khí hậu đến tiếp cận dựa trên sự giao thoa và khuyếch tán
Trang 19văn hóa; từ tiếp cận dựa trên các đặc điểm sinh học thể chất, đến tiếp cận hoạtđộng sống của tộc người Tuy vậy, câu hỏi này vẫn cần những nghiên cứu tiếptheo.
Trong nghiên cứu tính cách dân tộc, ngoài việc tìm hiểu tập quán và truyềnthống, việc phân tích ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng Bởi lẽ, việc truyềnlại các nét tính cách dân tộc được thực hiện trong quá trình xã hội hóa, trước tiên làtrực tiếp qua ngôn ngữ Tính ổn định tương đối của các nét tính cách dân tộc, dù có
sự thay đổi của môi trường được giải thích bằng sự xuất hiện của sức ỳ nào đó,được đảm bảo bằng con đường chuyển giao kinh nghiệm giữa các thế hệ
- Phương diện xúc cảm của tộc người bao gồm sự đồng nhất tộc người và ýthức tự giác tộc người Các đặc trưng này liên quan đến ý thức của con người về sựthâu thuộc của bản thân vào một nhóm tộc người nhất định và sự trải nghiệm xúccảm về việc đó, tức là tiếp nhận và trải nghiệm sự khác biệt văn hóa của nhóm mìnhvới nhóm khác Cùng với quá trình đó là sự xuất hiện của các khuôn mẫu tộc người
Tính cộng đồng tâm lý có ở mọi nhóm tộc người được thể hiện trong sự hìnhthành tình cảm “chúng ta” nào đó Đối với nhóm tộc người “tình cảm chúng ta”xác định ý thức về các đặc điểm của tộc người mình khác biệt với tộc người khác.Hình ảnh của các nhóm khác, trong đó thường bị làm tầm thường hóa, được hìnhthành dưới ảnh hưởng của các quan hệ liên nhóm, các quan hệ tạo ra tâm thế đặcbiệt cho các đại diện của nhóm khác Trong đó kinh nghiệm giao tiếp với nhóm tộcngười khác có vai trò nhất định Nếu các quan hệ này trong quá khứ mang tính thùđịch thì màu sắc đó được di chuyển sang mỗi đại diện được gặp lại của nhóm đó vàbằng cách đó hình thành tâm thế tiêu cực Thường xuyên hơn cả, khuôn mẫu tộcngười xuất hiện vì sự hạn chế của giao tiếp liên nhóm: các nét có ở những đại diện
cá biệt của nhóm tộc người (khác) lần lượt được phổ biến ra toàn bộ nhóm(Stêphanhencô, 1999)
Khuôn mẫu được hình thành bằng cách đó sau này ảnh hưởng tới sự xuấthiện của thái độ thiện cảm hay không thiện cảm của tộc người Bản thân sự ý thức
về các đặc điểm của tộc người không chứa đựng định kiến trước chống lại tộcngười khác Nhưng vấn đề vẫn xảy ra cho tới khi sự tương phản của các khác biệtđược nhận thức vẫn còn tiếp diễn Tuy nhiên rất dễ chuyển từ sự tương phản sangviệc đánh giá nhóm tộc người khác, sang sự thân thiện hay không thiện cảm và khi
đó có thể xảy ra sự hạ thấp hình ảnh của nhóm khác Trong các khuôn mẫu tộcngười luôn luôn có sự va chạm mạnh mẽ của những kiểu ảnh hưởng từ ngoài tộcngười, trước hết là xã hội, lịch sử, chính trị, cũng như những ảnh hưởng được quyđịnh bởi nội dung văn hóa Cơ chế tiếp theo của việc biến khuôn mẫu tộc ngườithành định kiến và sau đó là sự củng cố định kiến trong các học thuyết chinh trị, tưtưởng - vấn đề không phải của Tâm lý học xã hội Khuôn mẫu tộc người luôn đượchình thành trong một vài bối cảnh xã hội nào đó và khi đó chúng có được một hìnhthức bền vững - định kiến, tức là một cấu tạo có màu sắc xúc cảm tiêu cực mangtính quy chuẩn, chúng dễ dàng được sử dụng như là vũ khí của sự thù hằn dân tộc.Cũng từ đó xuất hiện về phương diện tâm lý học hiện tượng trung tâm tộc người(hay trung tâm luận tộc người, hay tự kì tộc người) - đề cao nhóm tộc người mình,mong muốn tiếp nhận mọi hiện tượng cuộc sống từ lập trường của nó, xác địnhmột cách thống nhất các nét tính cách của tộc người
Trang 20Tính tương đối của các khác biệt tâm lý giữa các nhóm là đặc trưng quantrọng của TLH nhóm tộc người (Kon, 1970) Những khác biệt này không thể tuyệtđối hóa và cần được xem như là cái phải sinh từ những điều kiện lịch sử nhất định,được củng cố trong chiều dài của hàng loạt các thế hệ (“sự chuyển giao văn hóa”).
Dù cho có tính ổn định tương đối, các nét này có thể thay đổi theo lịch sử Tâm lýhọc tộc người đã tích luỹ được một số lượng tương đối lớn những tư liệu thú vị liênquan đến những đặc điểm nếp tâm lý và hành vi của con người, bị quy định bởi sựthâu thuộc của họ vào một tộc người Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho Tâm lý học xãhội và Tâm lý học xã hội tộc người ngày nay tương đối phức tạp Tính nóng bỏngchính trị của vấn đề trong thế giới hiện đại buộc phải giải quyết các vấn đề này với
sự chính xác đặc biệt Nguyên tắc bình đẳng các dân tộc, đặc trưng cho các chươngtrình chính trị của các quốc gia dân chủ không biểu thị sự thừa nhận tính giốngnhau giữa các dân tộc Từ đó chỉ ra các đặc điểm dân tộc, trong đó có sự khác biệttrong tâm lý dân tộc vẫn còn là một nhiệm vụ cấp thiết
3 Đặc điểm Tâm lý giai cấp
Giữa sự đa dạng của các nhóm lớn các giai cấp xã hội có được sự quan tâmđặc biệt Trong nhiều tập sách về Tâm lý học xã hội do H.Linđcey và E.Aronsonchủ biên đã chỉ ra rằng bản thân thuật ngữ giai cấp có nội dung khác nhau đối vớicác nhà nghiên cứu châu âu và Mỹ Đối với các nhà nghiên cứu phương Tây, kháiniệm “giai cấp” hiện thực hơn bởi lẽ sự đồng nhất với giai cấp rõ ràng hơn, tươngđối thường xuyên gắn với việc xác định sự thâu thuộc về chính trị Đối với vănhóa, nhìn chung việc thao tác hóa khái niệm “giai cấp công nhân”, “giai cấp tưbản” là không đặc trưng nhưng họ lại quen hơn với khái niệm “giai cấp trung lưu”,
“giai cấp bần cùng” Điều đó liên quan tới việc trong các lý thuyết xã hội học cấutrúc xã hội được mô tả nhờ sự trợ giúp của các khái niệm như “các thiết chế kinh tế
- xã hội” chứ không phải “giai cấp xã hội” Một cách tự nhiên, điều đó không thểkhông ảnh hưởng tới những sự khác biệt trong cách hiểu cấu trúc Tâm lý học xãhội về giai cấp Nói riêng, trong một mức độ lớn, thay vì phân tích tâm lý học vềgiai cấp, người ta đề nghị phân tích tâm lý học các tầng lớp xã hội khác nhau Tuyvậy trong mọi tình huống cần lưu ý rằng bản chất của sự phân tích xã hội là ở chỗlàm rõ liên hệ giữa các đặc trưng tâm lý của nhóm và hình mẫu hành vi của cácthành viên nhóm
Từ cách hiểu truyền thống của xã hội học mác xít (trong đó có cả xã hội họcNga) về giai cấp có thể nhận thấy ba tuyến nghiên cứu tâm lý học giai cấp: Đó làchỉ ra các đặc điểm đặc thù của các giai cấp cụ thể đã tồn tại trong lịch sử và đangtồn tại; chỉ ra đặc trưng của các giai cấp khác nhau trong các thời đại nhất định;phân tích mối quan hệ giữa tâm lý giai cấp và tâm lý các thành viên riêng lẻ củagiai cấp như là những trường hợp riêng của vấn đề mối quan hệ giữa tâm lý họcnhóm và tâm lý học cá nhân Đối với truyền thống này việc sử dụng thuật ngữ
“tâm lý học giai cấp” có đặc trưng là không loại trừ sự phân tích tâm lý học cáctầng lớp riêng lẻ tham gia vào giai cấp này hay giai cấp khác
Phương diện động thái xúc cảm của tâm lý học giai cấp được nghiên cứu đầy
đủ hơn cả, bao gồm các nhu cầu giai cấp, các lợi ích giai cấp, tập hợp các vai trò xãhội Trong chừng mực vị trí xã hội nhất định, khối lượng và thành phần của cácquyền lợi tinh thần và vật chất mà mỗi thành viên nhóm được phân bố chừng đó
Trang 21Nó tạo ra cấu trúc nhất định của các nhu cầu, ý nghĩa tâm lý và trọng lượng củamỗi nhân tố Bên cạnh đó vẫn còn một loạt các vấn đề đòi hỏi sự phân tích Tâm lýhọc xã hội Lợi ích được hình thành như là lợi ích của toàn nhóm, nhưng mỗi thànhviên của giai cấp không chỉ tham gia vào nhóm đó mà họ còn là thành viên củanhiều nhóm xã hội khác: Thứ nhất, ngay trong bản thân mỗi giai cấp có nhiều tiểunhóm được phân biệt bằng trình độ nghề nghiệp của nó theo các phương diện côngviệc… Thứ hai, mỗi thành viên của một giai cấp có thể đồng thời là thành viên củamột nhóm nào đó trong phương diện học vấn (ví dụ trong trường đại học, trườngphổ thông), nơi thành viên đó tác động qua lại trực tiếp với những thành viên củacác giai cấp khác Xuất hiện sự đan xen các lợi ích khác nhau, mỗi lợi ích trong số
đó được xác định bởi sự thâu thuộc vào một nhóm có giá trị xã hội Trong hệ thốngcác lợi ích của cá nhân có những lợi ích bền vững hơn và ngược lại trong một sốnhững tình huống nào đó, các lợi ích ít sâu sắc hơn bắt đầu đóng vai trò nổi bật - có
ý nghĩa mang tính nguyên tắc
Các yếu tố tham gia vào phần biến động của tâm lý học giai cấp như tập hợpcác vai trò xã hội và định hướng xã hội tương ứng của cá nhân cũng như tínhchưa rõ ràng của các khái niệm này trong khi áp dụng vào việc phân tích tâm lýhọc nhóm lớn trên thực tế chưa được nghiên cứu Điều này cũng đúng với một hiệntượng được gọi là “tình cảm xã hội” Khái niệm tình cảm xã hội không phải đượcthừa nhận chung trong các tài liệu Ở một mức độ nhất định, nhiều vấn đề về tìnhcảm xã hội còn tranh luận Do vậy có thể sử dụng nó như một định nghĩa mô tảtrạng thái nào đó trong phương diện xúc cảm của nhóm (Ví dụ: “căm thù giai cấp”,xúc cảm xuất hiện trong mối liên hệ với mọi sự đồng nhất xã hội liên quan tới sựbất bình đẳng) Do vậy tính không xác định của thuật ngữ không làm giảm ý nghĩacủa bản thân vấn đề Nó chỉ chứng tỏ rằng trong Tâm lý học xã hội chưa có truyềnthống nghiên cứu lĩnh vực này với sự trợ giúp của một bộ máy khái niệm khoa học.Tâm lý học xã hội buộc phải kết hợp hệ thống các thuật ngữ từ các khoa học khácnhư văn học nhân văn, triết học và lịch sử
Khi đề cập tới việc xác định các thành phần ổn định hơn trong tâm lý họcgiai cấp thì có thể thấy vấn đề này ít được nghiên cứu hơn ở một mức độ đáng kể.Liên quan tới giai cấp, nếp tâm lý thường được mô tả như là một diện mạo tâm lýthể hiện trong một phương thức đặc biệt của hành vi và hoạt động, trên cơ sở đó cóthể tái thiết kế các chuẩn mực điều chỉnh nhóm xã hội Diện mạo đó thể hiện trongtính cách xã hội, những định nghĩa mang tính thao tác của cả khái niệm này cũngcòn chưa được làm rõ trong các tài liệu riêng của Tâm lý học xã hội
Thuật ngữ “tính cách xã hội” thực tế được đưa ra trong các công trình củatrào lưu Phân tâm học mới, trong đó có các công trình của E.Fromm Theo ông,tính cách xã hội - đó là mắt xích kết nối giữa tâm lý cá nhân và cấu trúc xã hội.Nhưng các loại tính cách xã hội ở Fromm không gắn với một giai cấp xã hội nhấtđịnh mà tương ứng với các kiểu khác nhau của sự tự tách biệt của con người trongcác thời đại lịch sử khác nhau Ông nêu ra các kiểu như sau: con người thời đại tiền
tư bản (loại “tích luỹ”), những năm 20 của thế kỉ XX (“loại thị trường” gắn liền với
xã hội “xa lánh hoàn toàn”) Do vậy tính cách xã hội thường xuyên hơn cả đượcxác định bằng cách mô tả những cái được thể hiện trong hình mẫu hành vi ứng xử
ổn định đặc thù của các thành viên của các giai cấp khác nhau trong các tình huống
Trang 22trong hoạt động sống của họ và giúp phân biệt giai cấp này với giai cấp khác.Trong việc đưa ra các tính cách xã hội, các mô tả được chứa đựng trong lịch sử vănhóa, lịch sử quốc gia, trong các tài liệu văn học có thể được sử dụng (có thể nóiđến các tác phẩm của Banzắc, Gorki) Văn học thực chất đã tiến hành công việccủa tâm lý học trong việc thực hiện cái được gọi là chuyên khảo Dù cho sản phẩmcủa nghiên cứu loại này không tồn tại dưới dạng các lý thuyết khoa học, khôngdưới dạng các khái niệm khoa học, mà dưới dạng các hình ảnh nghệ thuật, tức làdưới dạng các tài liệu văn học phản ánh hiện thực vẫn không làm mất đi giá trị củacác nghiên cứu đó Ngoài tính cách xã hội, khuôn mẫu xã hội được tìm thấy trongcác thói quen và tập quán, cũng như truyền thống giai cấp Tất cả các cấu tạo nàyđóng vai trò người điều chỉnh hành vi và hoạt động của các thành viên trong nhóm
xã hội, do vậy có ý nghĩa lớn đối với việc hiểu tâm lý học nhóm Chúng đưa ra đặctrưng quan trọng nhất của dấu hiệu mang tính tổ hợp của giai cấp như là lối sốngcủa nó Khía cạnh Tâm lý học xã hội của các nghiên cứu lối sống, nói riêng, là saocho trong phạm vi vị trí khách quan của giai cấp, xác định và giải thích được hìnhmẫu hành vi nổi trội của đa số quần chúng đại diện cho giai cấp đó trong các tìnhhuống độc đáo trong đời sống hàng ngày Thói quen và tập quán được hình thànhdưới ảnh hưởng của các điều kiện sống nhất định nhưng sau đó được củng cố vàđóng vai trò cái điều chỉnh hành vi Phân tích thói quen và tập quán chính là vấn đềriêng của Tâm lý học xã hội Các phương pháp nghiên cứu vấn đề này gần với cácphương pháp nghiên cứu tâm lý học truyền thống, trong một chừng mực nhất định
ở đây có thể sử dụng phương pháp quan sát
Như vậy chúng ta đã chỉ ra những hướng phân tích cơ bản, theo đó Tâm lýhọc xã hội còn phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các đặc trưng tâm lý của cáctầng lớp xã hội khác nhau và các phương thức mà nhờ chúng, tâm lý nhóm được
“xây dựng”, đảm bảo cho “sự lãnh hội” hiện thực xã hội của mỗi cá nhân Ở đâyđiều quan trọng là phải hiểu bằng cách nào quần chúng với số lượng tương đối lớn
- với tất cả sự đa dạng về tâm lý của họ - trong những tình huống có ý nghĩa nào đócủa cuộc sống thể hiện sự giống nhau trong các biểu tượng như thị hiếu, hay thậmchí cả những đánh giá xúc cảm về hiện thực Các tình huống này là các tình huốngtrong điều kiện sống đặc biệt, được quy định trước hết bởi sự thâu thuộc vào mộtnhóm lớn xã hội cụ thể, do vậy Tâm lý học xã hội không thể bỏ qua sự kiện nàykhi xây dựng các mô hình giải thích hành vi và hoạt động của con người
- Số lượng: Là nhóm có ít thành viên, từ 2,3 đến 30-40 người
- Có quan hệ trực tiếp, thường xuyên
- Có sự hoạt động tương hỗ, thống nhất trong nhóm
Trang 23Ví dụ:
* Vai trò: Nhóm nhỏ có vai trò vị trí to lớn với sự phát triển của cá nhân,
cộng đồng xã hội Đó là môi trường đầu tiên để con người bước đi những bước banđầu để gia nhập xã hội
2 Tâm lý nhóm nhỏ.
Là sự phản ánh trực tiếp những mối liên hệ của nhóm, biểu hiện ở sự đồngnhất, cố kết, hòa hợp của các thành viên trong hoạt động và giao tiếp Là cơ sở tinhthần đảm bảo nhóm tồn tại và phát triển
3 Các hướng nghiên cứu về nhóm nhỏ
Tâm lý học xã hội phương tây có 3 hướng nghiên cứu chính về nhóm nhỏ:
- Trường phái phân tích xã hội học, đại biểu là J.Moreno
- Trường phái XHH, E Mayo
- Trường phái động thái nhóm gắn với K.Levin Ông nghiên cứu trên cơ sởthực nghiệp và phát hiện ra yếu tố trường tâm lý Trường tâm lý này sẽ là yếu tốquy định động thái của nhóm
Trường phái tâm lý học tập thể
Macarenco: làm thực nghiệm trong quá trình quản lý, giáo dục trẻ hư ông xâydựng lên quan niệm về tập thể Nhưng nhóm nhỏ nghiên cứu ở đây chủ yếu lànhóm chính thức Đây cũng là mặt hạn chế về lý luận tâm lý học xã hội của cácnhà tâm lý học xô viết
=> Qua các hướng nghiên cứu về nhóm nhỏ đã làm phong phú cách tiếp cận,phương pháp nghiên cứu về nhóm nhỏ và phát hiện ra nhiều hiện tượng tâm lý xãhội, quy luật nhóm nhỏ, đặc biệt là công lao của các nhà tlhxh phương tây Chúng
ta cần tiếp thu cả tây và tập thể và cả 2 hình thức chính thức và không chính thức.Trong tiếp thu, lĩnh hội các trường phái tlh phương tây phải chú ý đến ý nghĩa
xã hội, dấu ấn giai cấp đằng sau nó
4 Đặc trưng tâm lý nhóm nhỏ
- Đặc trưng về sự hình thành: được hình thành do những nhu cầu nhất định do
sự phân công lao động xã hội và hoạt động xã hội Là nguyên nhân khách quan cho
sự nảy sinh, hình thành nhóm nhỏ Đội bóng đá, thể thao
- Những chuẩn mực của nhóm giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của nhóm
Chuẩn mực của nhóm: là hệ thống những quy định và mong muốn của thành viênđòi hỏi chung phải thực hiện Là điều kiện để thống nhất thái độ, hành vi và phươngthức ứng xử giữa các thành viên Chuẩn mực là sợi dây dàng buộc giữa cá nhân vớinhóm, là cái đảm bảo duy trì trật tự ứng xử trong nhóm Chuẩn mực còn là cơ sở để cánhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong mối quan hệ với nhóm
- Tính Adua là áp lực tâm lý chủ yếu của nhóm: thể hiện mức độ chấp nhậnhay phản đối, sự phục tùng cá nhân với áp lực nhóm Có adua bên ngoài và trong.Ngoài thể hiện khi cá nhân chấp nhận hình thức Bên trong là khi cá nhân hoàntoàn tâm phục khẩu phục, hoàn toàn bị ý kiến của đa số thu phục, thường bên trong
sẽ khắc phục được xung đột cá nhân trong nhóm và mang lại lợi ích cho nhóm
- Sự nhất trí của nhóm gắn liền với mức độ phát triển các quan hệ liên nhâncách khi trong các quan hệ đó có tỉ lệ lựa chọn cao dựa trên cơ sở tình cảm với nhau
Trang 24- Cấu trúc của nhóm nhỏ là một sự cân bằng tương đối: do nhiều nguyên nhânkhách quan chủ quan nên có xu hướng mất cân bằng dẫn đến sự thay đổi tổ chức trongnhóm nên chỉ tương đối Nguyên nhân là vì tồn tại 2 lực đối lập nhau, môt là sự nhất tríluôn muôn giữ lại câu trúc, hai là lực phân hóa luôn luôn đòi hỏi thay đổi cấu trúc.
- Quá trình ra quyết định của nhóm liên hệ chặt chẽ với vai trò thủ lĩnh và vaitrò lãnh đạo
- Tập thể là một loại hình của nhóm được TLHXH Xô viết quan tâm nghiêncứu Đây là 1 loại hình nhóm tồn tại trong XHCN, là hình thức chủ yếu của ngườilao động trong các lĩnh vực đời sống xã hội
5 Quan hệ qua lại giữa các thành viên trong nhóm
- Chính thức và không chính thức
- Cá nhân - Cá nhân, Cá nhân - Nhóm
- Va chạm và xung đột: Do xung đột giữa các cá nhân; xung đột giữa cácnhóm; xung đột do nguyên nhân xã hội
=>Sau xung đột hình thành, phân tán thành các nhóm nhỏ hơn, thay đổi tổchức, thay đổi người lãnh đạo, tan dã
6 Vấn đề lãnh đạo quản lý trong nhóm nhỏ.
Lãnh đạo là một yếu tố không thể thiếu được với bất cứ nhóm nào Lãnh đạo
là một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhóm Không có sự lãnh đạohoạt động của nhóm sẽ không nhìn được mục tiêu hành động, không phươnghướng, hỗn độn, các thành viên không kết hợp được với nhau Lãnh đạo có thểxem là một quá trình tổ chức, kết hợp và thúc đẩy các thành viên thực hiện cácmục tiêu của nhóm
- Nhiệm vụ chủ yếu: Ra quyết định, tổ chức và kiểm tra
- Phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo:
Theo K.Levin: có 3 phong cách là độc đoán, dân chủ, tự do
- Khi tìm hiểu về sự lãnh đạo nhóm, nhiều nhà nghiên cứu đã rất quan tâmđến một hiện tượng khá đặc biệt của lãnh đạo nhóm và là nhân tố quan trọng trongquản lý nhóm là vai trò thủ lĩnh Một số nhà tâm lý học Xô viết đã so sánh nhữngđiểm giống nhau khác nhau giữa vai trò thủ lĩnh và vai trò lãnh đạo nhóm
Lãnh đạo gắn với nhóm chính thức và thủ lĩnh gắn với nhóm khong chínhthức, gắn với những mối quan hệ tâm lý theo chiều dọc Lãnh đạo liên quan đến tổchức hoạt động của nhóm, quản lý nhóm Thủ lĩnh chủ yếu điều hòa quan hệ cánhân Lãnh đạo được bầu còn thủ lĩnh suy tôn Lãnh đạo thực hiện bởi quy chế phêchuẩn còn thủ lĩnh thì bất thành văn Thủ lĩnh chủ yếu trong nhóm nhỏ, lãnh đạothì không chỉ như vậy Kể cả trong nhóm chính thức cũng có cả lãnh đạo và thủlĩnh (thủ lĩnh từng mặt)
Qua phân tích trên ta thấy thủ lĩnh và lãnh đạo có cùng một loại nhiệm vụ, họ
có trách nhiệm kích thích nhóm, hướng nhóm vào giải quyết các nhiệm vụ nhấtđịnh, quan tâm tới các phương tiện phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ.Trong thực tế hoạt động của nhóm nhỏ bên cạnh lãnh đạo có thể có các thủlĩnh với tư cách là trung tâm các quan hệ tình cảm hoặc trung tâm của một số thànhviên nào đó trong nhóm Thường trong nhóm nhỏ có sự phân công lao động đặcbiệt giữa thủ lĩnh và lãnh đạo