1. Nguyên nhân của định kiến dân tộc. Đề xuất những phương thức giảm thiểu tính định kiến dân tộc?Trong đời sống tâm lý của một nhóm, của một cộng đồng người của chúng ta có thể quán sát và chứng kiến những biểu hiện khác nhau trong giao tiếp, trong ứng xử, mà một trong số đó là hiện tượng định kiến.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC DÂN TỘC
1 Nguyên nhân của định kiến dân tộc Đề xuất những phương thức giảm thiểu tính định kiến dân tộc?
Trong đời sống tâm lý của một nhóm, của một cộng đồng người của chúng
ta có thể quán sát và chứng kiến những biểu hiện khác nhau trong giao tiếp, trong ứng xử, mà một trong số đó là hiện tượng định kiến
Chaplin J.P cho rằng định kiến là thái độ hoặc tích cực hoặc tiểu cực hình thành trên cơ sở cảm xúc, là lòng tin hoặc cách nhìn không thiện cảm, thậm chí ác cảm thể hiện trong ứng xử với người khác, trong suy nghĩ về người khác
A.L.LPORT G.W định kiến là thái độ không thiện chí thù địch đối với thành viên của nhóm mình hoặc nhóm khác
Căn cứ từ tính chất duy cảm hơn duy lý thể hiện trong quan hệ giữa các nhóm tộc người, HERBERT BLUMER nêu lên 4 loại cảm giác của định kiến thường thấy thuộc tầng lớp thống trị, cảm giác tự cho mình là thuộc nhóm có thứ bậc cao, cảm giác cho rằng nhóm thiếu số là cách biệt và xa lạ, cảm giác cho rằng mình là người có đặc quyền đặc lời, cảm giác cho rằng người thiểu số có mưu toan chiếm đoạt quyền lực, luôn luôn lo sợ và hoài nghi rằng họ có chủ đoạn lật đổ để chiếm quyền
Theo ông định kiến của các nhóm chủng tộc cần được các nhà nghiên cứu quan tâm.trong đó nhóm thống trị luôn tự cho rằng mình có ưu thế, có nhiều quyền lực về sở hữu nghề nghiệp, quyền sử dụng các thiết chế văn hóa như: trường học nhà thờ khu vực vui trơi giải trí
KRAMER MANN lại đưa ra những nhận định khác hơn so với hai tác giá nêu trên Định kiến là một thành tố của nhận thức vì có lẽ người ta thường có những hiểu biết nào đó về đối tượng tiếp xúc nhờ có những tưởng tượng nào đó
Trang 2Có thể nêu lên một số dấu hiệu đặc trưng của định kiến xã hội như sau: dựa trên những hiểu biết và nguyên nhân không có căn cứ khoa học và logic thành viên trong nhóm hoặc các nhóm thừa nhận, dựa trên niềm tin thông tin không chính xác Dựa trên thái độ thiếu khách quan của thủ lĩnh của người lãnh đạo Vấn đề định kiến dân tộc cũng được nhiều nhà tâm lý học tìm hiểu phân tích và nghiên cứu Định kiến có thể nhất trí với định nghĩa cho rằng định kiến dân tộc là thái độ ứng
xử mang tính tiểu cực của thành viên thuộc nhóm này đối với thành viên của nhóm khác Trong giao tiếp, người ta thường muốn biết những nét chung nhất về người đang đối thoại, đang có quan hệ với mình, đặc biệt người đó tuộc về một tộc người khác.khi định khuôn trở thành định kiến thi hành vi ứng xử của người ta thường thiện lệnh, thậm chí sai lệch trong nhìn nhận đánh giá và biểu cảm
Nguyên nhân của định kiến dân tộc?
+ Sự cạnh tranh về kinh tế,về chính trị giữa các tộc người, giữa các dân tộc diễn ra trong một khu vực, một châu lục hoặc trên phạm vi thế giới.định kiến dân tộc cũng bắt nguồn tù sự thành bại trong chiến tranh,trong thương mại,tranh chấp
về lãnh thổ về vị thế ảnh hưởng,từ những lo sợ về vị thế có thể bị giảm sút hoặc mất đi trong tương lai
+ Nhận thức sai lệch về dân tộc khác.quan niệm hiểu biết không đầy đủ,không chính xác, không đúng đắn về dân tộc khác,tộc người khác thường dẫn đến những định kiến sâu sắc trong quan hệ giữa các cộng đồng người, giữa các nhóm người Nhận thức sai lệch cũng có thể bắt nguồn từ những niệm tin và giá trị khác nhau
+ Sự tuân theo các chuẩn mực xã hội Ở miền nam nước mỹ các chuổn mực trong cộng đồng người da trắng thường gây ra thái độ thù địch và có những tác động tai hại đến người da đen
+ Các yếu tố xã hội Thái độ với các nhóm khác thông thường sẽ có ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con người trước hết là trẻ em
Trang 3Trái lại nói đến người da đen là người ta liên tưởng ngay bệnh hoạn, tàn bạo,
ác độc và chết chóc Quan điểm này không phải tự nhiên hình thành ở trẻ,mà do yếu tố xã hội tắc động bằng nhiều cách thức khác nhau
Những cản trợ xã hội dù lớn hoặc nhỏ đều có ảnh hưởng đến những tiến bộ về kinh
tế xã hội.những cản trợ này trở thành những biểu hiển của chủ nghĩa phân biệt chủ tộc một cách có chủ định và có tổ chức Trẻ em thuộc nhóm tộc người đa số đã thấy đượcnhững trở ngại đó đã trở thành những kẻ muốn duy trì những vật cản đó
Sự phân biệt chủng tộc đã được duy trì một cách có tổ chức và thành công này diễn ra bằng sự đáp án và kiểm soát dựa trên những nguồn thông tin và giá trị nhất định, được cộng đồng quảng bá và thể hiện trong quan hệ với dân tộc khác, sự phân biệt chủng tộc cũng được thực hiện từ phía xã hội và từ phía cá nhân
Các báo cáo nghiên cứu gần đây như báo cáo “Phân tích xã hội quốc gia – Dân tộc và phát triển ở Việt Nam” đã chỉ ra rằng đang có sự kì thị và định kiến đối với người dân tộc thiểu số từ phía chính quyền địa phương và từ cộng đồng dân tộc
đa số Những kì thị và định kiến này thường không dễ mô tả và trong nhiều trường hợp là không chủ ý Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu sâu về kì thị và định kiến đối với người dân tộc thiểu số và tác động của chúng tới việc xây dựng chính sách, cách thức thực hiện các chương trình, sinh kế và văn hoá của người dân tộc thiểu
số Không có nghiên cứu nào đưa ra các công cụ đo lường mức độ kì thị và định kiến với người dân tộc thiểu số cũng như nguyên nhân của sự kì thị với người dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Do vậy, để giải quyết tình trạng kì thị và định kiến đối với người dân tộc thiểu số thì cần thiết phải thực hiện nghiên cứu về vấn đề này nhằm đưa ra những bằng chứng và giải pháp giúp chính phủ cũng như các tổ chức phát triển Kết quả đầu tiên của nghiên cứu này sẽ là một tập hợp các khái niệm, công cụ và thang đo về kì thị và định kiến sẽ được phát triển để chính quyền, cộng đồng những người làm công tác phát triển, các cơ quan nghiên cứu và những người có quan tâm đến kì thị và đinh kiến đối với người dân tộc thiểu số sử dụng
Trang 4Nghiên cứu này sẽ quan tâm trả lời hai câu hỏi: (i) Làm thế nào để đo lường được mức độ kì thị và định kiến đối với người dân tộc thiểu số trong xã hội Việt Nam?
và (ii) Làm thế nào để đo lường được sự tự kì thị của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam? Để trả lời cho hai câu hỏi này, các nghiên cứu viên của iSEE sẽ xem xét các tài liệu chính về kì thị và định kiến với người dân tộc thiểu số; gặp gỡ với những chuyên gia và những nhà nghiên cứu khác có quan tâm và kinh nghiệm về chủ đề này Kết quả của hoạt động này là một tóm tắt các công trình nghiên cứu tương tự trên thế giới và ở Việt Nam Nối tiếp hoạt động nghiên cứu các tài liệu sẵn có và gặp gỡ các chuyên gia, iSEE sẽ phát triển khái niệm, phương pháp và thang đo mức độ kì thị và định kiến đối với người dân tộc thiểu số tại Việt Nam Các khái niệm, và thang đo này sẽ được phát triển thông qua việc tham vấn một cách rộng rãi giữa các nhà nghiên cứu và được kiểm tra độ tin cậy tại thực địa Các kết quả của dự án này có ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ được nhiều tổ chức khác nhau sử dụng trong công việc của họ Đối với iSEE, nó sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu về kì thị và định kiến với người dân tộc thiểu số của chính quyền địa phương nơi người dân tộc thiểu số sinh sống Nó đồng thời cũng được sử dụng cho nghiên cứu về sự tự kì thị của chính người dân tộc thiểu số Kết quả của nghiên cứu này cũng sẽ được sử dụng để nâng cao nhận thức về kì thị, định kiến và hậu quả cho công chúng cũng như những nhà lập chính sách và chính quyền địa phương ở các cấp và có thể trợ giúp để thiết kế những chính sách và chương trình tốt, trong đó đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, trao quyền và quyền văn hoá của người dân tộc thiểu số
- Những phương thức giảm thiểu định kiến dân tộc?
+ Thay đổi thái độ.tiến hành các chiến dịch dung hòa thái độ của đa số,thái
độ của con người có thể được thay đổi bằng những giao tiếp thích hợp thông qua các phương tiện đại chúng có thể tổ chức các chiến dịch làm giảm thiểu sự thù hằn
và các định kiến dân tộc
Trang 5+ Thay đổi cách thức giáo dục trẻ em Hành vi của cha mẹ có dẫn đến chủ nghĩa độc đoán và từ đó hình thành định kiến dân tộc ở trẻ
+ Thay đổi hành vi Nhiều nhà tâm lý học mỹ khẳng định rằng thay đổi hành
vi sẽ dẫn đến thay đổi định kiến Đây là một kết luận có căn cứ,vì thay đổi thái độ
sẽ dẫn đến thay đổi hành vi
+ Tiếp xúc trên cơ sở bình đẳng về vị thế Sự giao tiếp giữa người da đen và
da trăng trở nên thân thiện hơn,dễ thông cảm với nhau hơn,hai bền đều có nguyện vọng hợp nhất ắc sẽ tiến tới chỗ phát triển thành sự thống nhất chủng tộc
Để thay đổi thái độ một cách tích cực cần tạo ra các điều kiện:
Khuyến khích các cuộc tiếp xúc của hai nhóm có vị thế bình đằng như nhau ,không ai có địa vị cao hơn ai
Khuyến khích hợp tác để đạt được hiệu quả nếu hai bền phải phụ thuộc lẫn nhau phải dựa vào sự hỗ trợ của nhau
Các chuẩn mực xã hội phải có tác dụng khuyến khích sụ liên kết mang tính tương tác và thống nhất của các hai bên
Tình huống tiếp xúc phải thúc đẩy hành thành các quan hệ cá nhân tạo lập nên tình bạn thân ai tham gia vào các cuộc tiếp xúc mỗi bên phải phủ định các kiểu định kuôn tiêu cực thể hiện trong thái độ đối với nhau
Tính huống tiếp xúc có tác dụng đề cao và quảng bá những thái độ đã biến đổi thay cho các tình huống khác đã xảy ra trong quá khứ
Các nhà tâm lý học đã tạo ra được các tình huống tiếp xúc trong đó cả 6 điều kiện trên đay đều phát huy tác dung tốt và thái độ chủng tộc đã được khắc phục sau khi cuộc thí nghiệm kết thúc
Với mục tiêu thúc đẩy sự bình đẳng và giảm định kiến với người dân tộc thiểu số, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế- Xã hội và
Trang 6Môi trường đã đưa ra kết quả nghiên cứu, phân tích từ những chính sách và truyền thông Theo đó, các thách thức và những điều không mong đợi từ các chương trình phát triển cần được giải quyết thông qua giảm thiểu những cách nhìn sai lệch mang tính định kiến về người dân tộc thiểu số, đề cao đa dạng văn hóa, nâng cao tính nhạy cảm văn hóa trong các chương trình và chính sách phát triển Ông Bình cũng khẳng định: Quan niệm mô hình kinh tế thị trường, hiện đại hóa là con đường duy nhất để xóa đói giảm nghèo và phát triển đã dẫn đến sự phủ nhận kiến thức bản địa, áp đặt cách thức làm ăn và những hệ quả xa hơn là tâm lý thụ động, mất tự tin vào bản thân của người dân tộc thiểu số Thực trạng này đang làm giảm hiệu quả của các chính sách phát triển vốn được thiết kế để mang lại lợi ích cao nhất cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
2 Vấn đề xung đột dân tộc Liên hệ thực tiễn ở việt nam hiện nay?
Xung đột giữa các dân tộc là một vấn đề lịch sử và đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại Ngay cả thời kỳ của các bộ tộc nguyên thuỷ đã xảy ra những cuộc xung đột và chiến tranh giữa các bộ tộc và lợi ích của mình Càng về sau này các cuộc xung đột dân tộc diễn ra ngày càng lớn hơn và để lại hậu quả nghiêm trọng hơn Ngày nay, xu hướng xung đột và hợp tác là hai xu hướng cơ bản của các dân tộc Trong quá trình giao lưu và hợp tác với có thể dẫn đến xung đột về lợi ích, văn hoá và trong quá trình xung đột các dân tộc lại tìm cách để hoà giải và hợp tác với nhau Trên thế giới, nhiều quốc gia buộc phải dùng đến biện pháp “cực chẳng đã” để giải quyết những xung đột tôn giáo, sắc tộc Trong nhiều trường hợp, người ta đã không lường trước được mức độ nguy hiểm của âm mưu tạo cớ gây xung đột tôn giáo, sắc tộc của các thế lực thù địch thông qua các vụ việc
cụ thể Khi tình hình đã khó kiểm soát, hiệu quả của các “biện pháp mạnh” rất dễ gây phương hại không đáng có trong các mối quan hệ đa phương quốc tế, ảnh hưởng đến tiến trình bảo vệ và phát triển của một quốc gia
Xung đột dân tộc là vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ các nghành khoa học khác nhau, trong đó có khoa học tâm lý
Trang 7- Xung đột giữa các quốc gia: Là xung đột trong quan hệ quốc tế, là sự
tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các quốc gia, các cộng đồng đối kháng với nhau Đó là quá trình các bên xung đột tìm cách làm tổn hại, gián đoạn hoạt động hoặc tiêu diệt lẫn nhau Xung đột quốc tế mang tính rất đa dạng, được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau như: Chiến tranh thế giới, chiến tranh khu vực, chiến tranh giữa hai quốc gia hoặc trong lòng một quốc gia có sự can thiệp, hậu thuẫn của các lực lượng bên ngoài, hoặc cũng có thể là những cuộc bạo động, chính biến, những cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao, quân sự, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, những bất đồng quan điểm, các cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng
Những năm gần đây, chỉ trong khu vực châu Á đã xảy ra hàng loạt các cuộc xung đột quốc tế với quy mô, mức độ và tính chất khác nhau như: khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Trung Quốc, giữa Nhật Bản và Nga, căng thẳng giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản xoay quanh cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản, căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan về việc tuyên bố độc lập của Đài Loan, tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông giữa các nước trong khu vực, cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo ở các đảo miền Nam Phi-lip-pin, tranh chấp vùng biển giữa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a, tranh chấp giữa Ma-lai-xi-a và Thái Lan, giữa Thái Lan và Cam-pu-chia Ngoài ra, còn xảy ra rất nhiều cuộc xung đột, khủng hoảng khác ở Trung Đông và Bắc Phi được ví như hiện tượng “Mùa xuân Ảrập” ở các quốc gia như Ai Cập, LiBi, Xyri, Yêmen và trên thế giới Các cuộc xung đột quốc tế rất đa dạng về hình thức, mức độ, quy mô, tính chất và đối tượng tham gia
Nguyên nhân của xung đột dân tộc:
Các nhà xã hội học, chính trị học và tâm lý học đều quan tâm đến việc tìm ra nguyên nhân của xung đột dân tộc
Trang 8Theo hướng tiếp cận xã hội học và chính trị học:
* Xã hội học: tìm nguyên nhân của xung đột dân tộc bằng việc phân tích mối
liên hệ giữa sự phân tầng xã hội với thuộc tính dân tộc của người dân
* Chính trị học: giải thích nguyên nhân của xung đột dân tộc là vai trò của
giới thượng lưu, mà trước hết là đội ngũ tri thức và đội ngũ chính trị trong việc huy động tình cảm dân tộc và trong việc leo thang của căng thẳng dân tộc tới mức xung đột công khai
Theo các nhà chính trị học, xung đột dân tộc bao gồm những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự tranh chấp biên giới, xâm chiếm lãnh thổ;
+ Phân biệt tín ngưỡng, ngược đãi tín ngưỡng, va chạm các giá trị tôn giáo; + Phong toả hàng hoá, thiết lập hàng rào giá cao, tuyên bố độc quyền thương mại, cấm vận thương mại;
+ Khói mù, mưa acid, ô nhiễm nguồn nước, tiêu chuẩn môi trường;
+ Khai thác khoáng sản tự nhiên, tranh chấp nguồn tài nguyên;
+ Hệ tư tưởng, nhân quyền, dân chủ, nhóm đối lập;
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân: xuyên tạc lẫn nhau; vấn đề hạt nhân; xung đột văn hoá; sách giáo khoa lịch sử
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Những nhóm dân tộc có sự phân chia danh giới hành chính tương đối rõ ràng Tổ chức nhà nước dựa vào nguyên tắc lãnh thổ dân tộc
+ Sự tương đối khác nhau ở địa phương kết hợp với sự tập trung cao ở trung ương (các vùng khác nhau về kinh tế, tín ngưỡng, văn hoá, dân tộc)
Trang 9+ Có sự thay đổi kinh tế, xã hội, chính trị lớn trong quốc gia.
+ Sự yếu kém của các cơ quan chính quyền có vai trò đảm bảo sự điều phối
và giải quyết các tình huống xung đột trong nước
+ Văn hoá hoà giải, thoả thuận kém phát triển trong xã hội
Theo hướng tiếp cận của tâm lý học:
Từ góc độ tâm lý học, có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành xung đột dân tộc:
Xung đột giữa các dân tộc là kết quả của những đặc điểm tâm lý tổng hợp
Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải sự xung đột xã hội như là một hình thức mà một số dân tộc có nhu cầu xâm kích hay có nhu cầu kích động con người
Tác giả của của một trong những quan điểm tâm lý xã hội đầu tiên là U.MacDaugan (1871 – 1935) Tác giả đã gán cho các cuộc đấu tranh tập thể “bản năng đánh nhau” Hướng tiếp cận này gọi là mô hình thuỷ lực, bởi vì xâm kích theo quan điểm của ông không phải là phản ứng với sự tức giận, mà là hành động mang tính bản năng của con người Hay nói cách khác, nó mang nhiều tính chất vô thức hơn là có ý thức.Mô hình thuỷ lực cũng là nền tảng trong tư tưởng của S Freud về nguyên nhân chiến tranh trong lịch sử nhân loại S Freud cho rằng sự thù địch giữa các nhóm là tất yếu và luôn luôn tồn tại về xung đột lợi ích trong quan hệ giữa con người và xung đột này chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực Theo ông, con người có một ham muốn vô lý, đó là ham muốn chết Lúc đầu, ham muốn này hướng vào bên trong, nhưng sau đó lại hướng ra thế giới bên ngoài, bởi vì điều này tốt hơn cho con người Sự thù địch này cũng có lợi cho nhóm bởi vì nó làm nhóm
ổn định, hình thành nên tình cảm chung ở các thành viên nhóm
Liên hệ thực tiễn:
Ở nước ta, cũng từng xảy ra khi bọn phản động lưu vong bịa đặt ra cái gọi
là Nhà nước Đề-ga độc lập và Tin Lành Đề-ga ở Tây Nguyên nhằm tuyên
Trang 10truyền, kích động, gây xung đột sắc tộc, tạo tiền đề cho sự chia rẽ, li khai, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Gần đây, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, một số phần tử phản động nhân danh những người Công giáo chân chính đã tìm cách tạo ra sự hiềm khích lương - giáo, giữa đa số người dân không theo đạo với giáo dân ở một số khu vực, vùng miền Chúng thường dùng chiêu bài đòi lại đất cũ của nhà thờ hay cố tình tạo ra biến cố xung đột với chính quyền địa phương bằng những hành động vi phạm pháp luật, qui định nơi công cộng Sở dĩ một số kẻ cố tình gây rối, bất chấp pháp luật như vậy vì chúng tin rằng, có thể thông qua việc tạo
ra những xung đột tôn giáo, sắc tộc để những thế lực đứng đằng sau mượn cớ
“tự do, nhân quyền” lên án cái gọi là “đàn áp tôn giáo, sắc tộc” của Nhà nước ta Bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật, cố tình tạo xung đột với chính quyền địa phương một số kẻ ngang nhiên dựng nhà trái phép trên khu bảo tồn chứng tích tội ác chiến tranh khu tháp chuông nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới – Quảng Bình);
tụ tập trái phép gây mất trật tự công cộng và đập phá tài sản một số cơ quan ở khu vực 42 Nhà Chung, phá hoại tài sản của Công ty may Chiến Thắng ở Thái
Hà (Hà Nội); hay gần đây nhất là vụ xây dựng trái phép cây thánh giá bằng bê tông trên đỉnh núi Chẽ (còn gọi là núi Thờ) thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội)… Đây là những hành động không phù hợp với tôn chỉ của bất cứ tôn giáo nào, đặc biệt là của những người Công giáo chân chính với mong ước “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, cùng với cộng đồng xã hội xây dựng một cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” Đó chỉ là hành vi của một số phần tử phản động, cố tình làm theo
sự giật dây của các thế lực thù địch, nhằm tạo ra những bất ổn xã hội
Như vậy, xung đột dân tộc là vấn đề xã hội lớn có tính thời sự của nhiều quốc gia
và toàn cầu hiện nay Có rất nhiều nhà nghiên cứu từ các nghành khoa học khác nhau, mỗi ngành khoa học có cách tiếp cận riêng theo phạm vi nghiên cứu của mình để tìm ra những nguyên nhân xung đột dân tộc, những biện pháp để hoà giải xung đột dân tộc Với cách tiếp cận tâm lý học, chúng ta có thể thấy các giai đoạn