1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ôn THI học PHẦN THAM vấn tâm lý CHUYÊN NGÀNH tâm lý học SAU đại học

24 569 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 179 KB

Nội dung

Vấn đề 1: Cơ sở lý luận của các kỹ năng trong TVTL? Vận dụng trong hoạt động thực tiễn?1. Kỹ năng lắng nghea. Khái niệm lắng nghe Lắng nghe là tập trung hết sức để thu nhận, tiếp nhận cho được âm thanh. Lắng nghe trong giao tiếp hàng ngày là quá trình im lặng để thu nhận thông tin phát ra từ người nói qua cơ quan thính giác.Kĩ năng lắng nghe thể hiện ở chỗ nhà tham vấn phải biết điều chỉnh mình, dừng nói, dừng suy nghĩ, tập trung vào các từ ngữ mà thân chủ nói ra mà không xem xét các mối quan hệ khác. Lắng nghe giúp nhà tham vấn đi vào nội tâm của thân chủ, hiểu họ trong khung cảnh quan điểm của họ. Việc lắng nghe đích thực làm cho người nghe tự quên mình và tự làm trống rỗng hồn mình để đón nhận người khác”

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN THAM VẤN TÂM LÝ – SAU ĐẠI HỌC

Vấn đề 1: Cơ sở lý luận của các kỹ năng trong TVTL? Vận dụng trong hoạt

động thực tiễn?

1 Kỹ năng lắng nghe

a Khái niệm lắng nghe

Lắng nghe là tập trung hết sức để thu nhận, tiếp nhận cho được âmthanh Lắng nghe trong giao tiếp hàng ngày là quá trình im lặng để thu nhận thôngtin phát ra từ người nói qua cơ quan thính giác

Kĩ năng lắng nghe thể hiện ở chỗ nhà tham vấn phải biết điều chỉnh mình,dừng nói, dừng suy nghĩ, tập trung vào các từ ngữ mà thân chủ nói ra mà khôngxem xét các mối quan hệ khác Lắng nghe giúp nhà tham vấn đi vào nội tâm củathân chủ, hiểu họ trong khung cảnh quan điểm của họ Việc lắng nghe đích thực làmcho người nghe tự quên mình và tự làm trống rỗng hồn mình để đón nhận ngườikhác”

Lắng nghe sẽ kém hiệu quả khi: Nhà tham vấn không kiên nhẫn chờ đợi người

nói; Thông tin từ thân chủ đưa ra quá nhiều và gây nhiễu cho sự tập trung lắng nghecủa nhà tham vấn; Nhà tham vấn đang bận tâm với việc khác vì vậy không có khảnăng tập trung lắng nghe; Nhà tham vấn cho rằng những điều đang nghe không có giátrị gì vì vậy sự lắng nghe tự động bị dập tắt; Nhà tham vấn vội vàng rút ra kết luận vàcho rằng mình đã rõ vấn đề của thân chủ; Nhà tham vấn có thành kiến từ trước; Nhàtham vấn thiếu đồng cảm cũng dẫn đến sự kém lắng nghe…

b Các yếu tố của sự lắng nghe

Katheryn Geldard và David Geldardl chỉ ra sáu thành tố chính của sự lắngnghe tích cực Đó là:

Một là, Nhà tham vấn hoà nhập với ngôn ngữ cơ thể của thân chủ hay còn gọi là sự đáp ứng không lời Khi lắng nghe tích cực, nhà tham vấn tự động có

những hành vi phi ngôn ngữ phù hợp với tư thế của thân chủ Đó là đáp ứng phingôn ngữ, sự hoà nhập của ngôn ngữ cơ thể với thông tin thân chủ đang chia sẻ

Nó thể hiện sự lắng nghe tích cực của nhà tham vấn Sự hoà nhập này đem đến chothân chủ một thông điệp là “Tôi đang lắng nghe anh đây”, “Tôi đang muốn giúpanh đây” Sự hoà nhập của nhà tham vấn thể hiện ở tư thế, hành vi cơ thể giốngnhư của thân chủ

Hai là, Sử dụng câu trả lời tối thiểu Khi nhà tham vấn chú ý nghe nhiều

hơn là nói, thì việc sử dụng câu trả lời tối thiểu tự nó sẽ diễn ra Nhà tham vấn sửdụng câu trả lời tối thiểu như: gật đầu, hoặc những tiếng” a ha”, “phải”, “được”,

“điều đó đúng”, “ừ”, “à”, hay có thể dài hơn:”vâng, tôi hiểu”, “ tôi đang nghe anhnói”, “tiếp tục đi”… Điều này làm cho thân chủ cảm thấy mình đang được chú ý,được quan tâm, vì vậy họ muốn nói nhiều hơn, họ sợ nói bỏ sót, nói không hết sẽlàm cho nhà tham vấn không hiểu họ

Ba là, Nhấn mạnh Khi lắng nghe, nhà tham vấn có thể nhấn mạnh điều thân

chủ nói bằng cách nhắc lại những từ chốt, hoặc sử dụng các biểu hiện của hành viphi ngôn ngữ, như: gật dầu, dướn mắt, sử dụng cường độ, nhịp độ giọng nói v.v…nhằm giúp cho thân chủ tăng cường và lưu ý những thông tin vừa nói

Trang 2

Bốn là, Sử dụng sự phản hồi Mục đích của phản hồi là cho thân chủ thấy

nhà tham vấn hiểu thân chủ đã cảm thấy như thế nào về điều họ nói, qua đó giúpthân chủ đánh giá và kiềm chế xúc cảm của họ

Năm là, Lưu ý điều thiếu sót Khi lắng nghe tích cực, nhà tham vấn nhận

ra được trong câu chuyện của thân chủ có những thông tin mập mờ, chưa đầy đủ;những thông tin bị mâu thuẫn; những ý nghĩ tiềm ẩn Hoặc đó có thể là nhữngkhoảng ngừng trong câu nói, những chỗ thiếu logic trong câu chuyện, sự thở dài,nói lạc chủ đề, hay những động tác thừa trong khi trò chuyện với nhà tham vấn

Sáu là, Tóm tắt, tóm lược Mục đích của tóm tắt là đưa toàn bộ phần câu

chuyện của thân chủ vào một trọng tâm, qua đó để tạo đà thảo luận những khíacạnh khác của vấn đề, để tóm tắt, nhà tham vấn có thể nói: “Những ý chính mà bạn

đã nêu ra là…”, hay “Nếu tôi hiểu không sai thì bạn nhìn nhận vấn đề này là…”

Sự tóm tắt làm sáng tỏ điều thân chủ nói và đặt thông tin vào trình tự của nó để thânchủ có một hình ảnh rõ rệt và tập trung chú ý tốt hơn, nhờ thế thân chủ có cơ hội tìmgiải pháp cho các vấn đề của mình

c Luyện kĩ năng lắng nghe

Để luyện khả năng lắng nghe, người học phải thực hiện một trình tự lắngnghe bao gồm các thao tác sau:

1 Nhà tham vấn đặt câu hỏi mở để thân chủ bắt đầu câu chuyện của mình.Đây cũng là việc khai thác thông tin để làm sáng tỏ vấn đề của thân chủ Nếu thânchủ lạc sang chủ đề khác không quan trọng có thể phản hồi để hướng thân chủquay lại chủ đề chính Điều này tạo cho thân chủ cảm giác là nhà tham vấn đangtập trung nghe thân chủ, đang cố gắng hiển thân chủ, vấn đề của thân chủ là quantrọng với nhà tham vấn Tuy nhiên im lặng lắng nghe vẫn là quan trọng nhất

2 Nhà tham vấn bày tỏ sự khích lệ bằng các biểu cảm phi ngôn ngữ và đôikhi diễn giải điều thân chủ chia sẻ để duy trì sự tiếp tục chia sẻ nhiều hơn của thânchủ

3 Nhà tham vấn sử dụng phản hồi để cho thân chủ thấy nhà tham vấn hiểucâu chuyện của thân chủ ra sao, hoặc nói lời thấu hiểu vào cảm xúc của thân chủ

và kèm câu hỏi để làm rõ cảm xúc hay hành vi của thân chủ

4 Nhà tham vấn sử dụng tóm lược Khi tóm lược, nhà tham vấn cần lưu ýtránh đề cập đến phản ứng cá nhân của mình, tránh bình luận, cho lời khuyên hayphán xét câu chuyện của thân chủ

Tóm lại, lắng nghe trong tham vấn thực chất là một nghệ thuật – Nghệ thuậtlắng nghe Kĩ năng lắng nghe trong tham vấn được coi là một trong những kĩ năngquan trọng bậc nhất, cơ bản nhất, nó được coi là bí quyết dẫn tới thành công trongtham vấn Lắng nghe tích cực là một hoạt động rất khó, vì xu hướng của con người

là khi nghe luôn đối chiếu với hiểu biết của mình; luôn lấy kinh nghiệm của mìnhlàm thước đo cho mọi vấn đề (ngay cả khi họ không nói)

Trang 3

2 Kỹ năng đặt câu hỏi

a Khái niệm đặt câu hỏi

Hỏi là cách thức trong đó người hỏi muốn khai thác thông tin từ người đượchỏi, nhằm mục đích nào đó Hỏi trong tham vấn không chỉ khai thác những thôngtin bề nổi có liên quan đến sự kiện của thân chủ, mà qua đó làm toát lên nhữngthông tin được ẩn chứa đằng sau sự kiện đó, ưu thế của kĩ năng này trong tham vấn

là không chỉ làm cho thân chủ nói ra những điều mình biết mà còn khiến cho thânchủ nói ra cả những điều đã bị quên đi trong quá khứ

Sử dụng tốt kĩ năng hỏi, nhà tham vấn sẽ thúc đẩy thân chủ đánh giá những hành

vi, suy nghĩ, cảm giác nào là có hiệu quả trong việc họ nhận được điều gì họ muốnthông qua khám phá những mẫu hình hành vi trong quá khứ của thân chủ, phát hiệnnhững vấn đề chưa được bộc lộ, khuyến khích khả năng thay đổi và tự bộc lộ một cáchsâu sắc ở thân chủ…

b Các loại câu hỏi

Có rất nhiều cách hỏi khác nhau Mỗi nhà tham vấn dựa vào kinh nghiệmcủa mình có thể vận dụng và sáng tạo các kiểu hỏi khác nhau cho mình Tất cả đềunhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề cần hỏi

* Câu hỏi đóng Đó là những câu hỏi đưa đến câu trả lời cụ thể, đơn giản,

ngắn: “có” hoặc “không” và thường bắt đầu với những từ “đã”, “có thể”, “sẽ”, “cóphải”… Câu hỏi đóng không phải là câu hỏi gợi mở nên nó cung cấp thông tin rất

ít cho người hỏi VD: Chị có công việc ổn định không?; Anh ấy có hay trò chuyệnvới chị ko?

Khi nhà tham vấn hỏi theo dạng đóng thì dù ít hay nhiều thân chủ cũng bịdẫn dắt bởi nhận thức, thái độ của nhà tham vấn Do đó cần phải hạn chế tối đaloại câu hỏi đóng vì có thể kết quả cho không khách quan

* Câu hỏi mở: Câu hỏi mở đòi hỏi thân chủ trả lời theo nhiều cách khác

nhau, mà không chỉ là “có” hay “không” Câu hỏi mở khuyến khích thân chủ nói

về mình nhiều hơn với sự đa dạng về từ ngữ và cách mô tả Câu hỏi mở cho phépnhà tham vấn khai thác vấn đề ở mức độ sâu hơn và cũng tạo điều kiện cho nhàtham vấn giúp thân chủ đi sâu vào các tình huống của vấn đề Câu hỏi mở rất phùhợp với giai đoạn tìm hiểu vấn đề và lựa chọn giải pháp hành động

Câu hỏi mở thường bắt đầu với các từ “thế nào”, “khi nào”, “cái gì”, “ai”… vàthường đạt được những câu trả lời miêu tả Ví dụ: Chị nghĩ như thế nào về công việccủa mình? Chị cảm thấy…

Trang 4

* Câu hỏi trực tiếp – gián tiếp Benjamin lưu ý rằng một câu hỏi sẽ đem lại

cuộc trò chuyện cởi mở hơn nếu nó được hỏi một cách gián tiếp Nhà tham vấn có thểhỏi theo cách gián tiếp như: “Chắc hẳn ông phải có nhiều cảm xúc liên quan đến việc

bỏ đi của vợ ông?”, thay vì hỏi trực tiếp có thể dẫn tới thiếu tế nhị, như “Chắc ông đãtức giận lắm khi vợ ông bỏ ông ra đi?”

* Câu hỏi về nhận thức, xúc cảm và hành vi Câu hỏi tập trung làm rõ trạng

thái tâm lí của thân chủ hoặc người khác có liên quan tới vấn đề của thân chủ.Thông thường các câu hỏi về nhận thức, xúc cảm và hành vi thường là trực diện và

rõ ràng

VD: Chị cảm thấy thế nào khi cháu đã nhận ra sai lầm của mình?

* Câu hỏi phản hồi Đây là loại câu hỏi khuyến khích thân chủ ý thức tốt

hơn về vấn đề họ vừa trình bày, nó giúp cho nhà tham vấn và thân chủ xem xét sựkiện này trong mối quan hệ với các sự kiện khác một cách khách quan

VD: Khi biết anh chị đã ly thân từ nhiều tháng nay, còn con chị đã bỏ anhchị đi lang thang, mẹ chị sẽ như thế nào?

* Câu hỏi dẫn dắt là một dạng của câu hỏi đóng có sự gợi ý câu trả lời

trong

VD:Tôi không ngờ chị ta lại xử sự tồi tệ như vậy với con mình, anh thấy thế nào

về chị ấy?

* Câu hỏi lựa chọn: hướng thân chủ đến một sự mạch lạc trong tư duy; so

sánh, cân nhắc vấn đề có lựa chọn hoặc thế này hoặc thế kia Điều này giúp thânchủ ý thức được điều nào là quan trọng hơn cho mình và thân chủ chịu trách nhiệm

về sự lựa chọn các giải pháp hành động của mình

VD: Nếu bố mẹ em ly hôn em sẽ ở với bố hay với mẹ?

* Câu hỏi vòng vo Kiểu hỏi này không gây cảm giác tự vệ ở thân chủ Nhà

tham vấn có thể sử dụng “người thứ ba” để làm rõ những thông tin: những thái độ,cảm nghĩ của thân chủ về vấn đề của người khác”, mà trên thực tế thân chủ đangtrải nghiệm vấn đề của mình

* Câu hỏi chuyển tiếp Loại câu hỏi này giúp cho thân chủ liên thông mạch tư

duy, còn nhà tham vấn tập trung vào những vấn đề hiện hữu của thân chủ và tránhcho nhà tham vấn đi lạc vấn đề hoặc khai thác thông tin theo ý của nhà tham vấn Câuhỏi chuyển tiếp khuyến khích thân chủ tích cực trò chuyện, nó không những “ngắt”được sự lạc mạch của thân chủ mà còn giúp chuyển tiếp vấn đề một cách linh hoạt

VD: Lúc trước anh có nói về việc mẹ anh không hài lòng với vợ anh, thế vợanh nghĩ gì về chuyện này?

* Câu hỏi ngoại lệ Câu hỏi ngoại lệ giúp thân chủ tư duy không theo khuôn

mẫu cố định, mà nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác của một hành vi xấu Câuhỏi ngoại lệ chỉ nên sử dụng khi nhà tham vấn có hiểu biết tốt về thân chủ, nắm tốtnhững hành vi gây hạn chế sự thay đổi ở thân chủ Câu hỏi ngoại lệ thường bắt đầu

từ mệnh đề “có bao giờ”, “có khi nào”, “liệu có thể”

VD: Làm cách nào anh giữ được bình tĩnh khi say rượu?

* Câu hỏi tưởng tượng Những câu hỏi này thường buộc thân chủ phải tưởng

tượng, phải giả định Chúng giúp cho thân chủ tư duy sâu hơn về những thứ chưa xảy

Trang 5

ra, giúp bộc lộ những mong muốn thầm kín và giúp thay đổi cách nhìn Câu hỏi tưởngtượng thường bắt đầu với từ “nếu”.

VD: Nếu em có 3 điều ước, em sẽ ước những điều gì?

* Câu hỏi kép: Câu hỏi kép là câu hỏi nhà tham vấn đặt ra cùng một lúc với

nhiều câu hỏi

VD: Chị cảm thấy thời gian học ở nước ngoài như thế nào? Nó có làm chịnhớ nhà không và tại sao?

c Luyện kĩ năng đặt câu hỏi

Kĩ năng hỏi không chỉ đơn thuần là biết các cách để đặt câu hỏi Điều quantrọng là phải nhận biết nội dung cần hỏi Điều này có nghĩa là nhà tham vấn phảitôn trọng trật tự lôgíc của các tình tiết câu chuyện; các cảm xúc hay nhận thức hiệnđang ngự trị trong thân chủ Các câu hỏi đặt ra phải giúp cho thân chủ nhìn đượcvấn đề như nó đang tồn tại Khi câu hỏi đưa ra đi theo logíc và mối quan tâm củanhà tham vấn thì dù kĩ thuật hỏi rất tốt, thân chủ nói có nhiều, nhưng làm xáo trộnvấn đề và tâm can của thân chủ là không tránh khỏi Điều này có thể làm thân chủ

“quên quên”, “nhớ nhớ” hay đảo lộn thông tin, cản xúc Hỏi như thế không gọi làthân chủ trọng tâm trong khai thác thông tin Một trong những mục tiêu đầu tiên củatham vấn là giúp thân chủ nhìn nhận được những cảm xúc “tại đây”, “ngay bây giờ”– cái đang ngự trị trong lòng thân chủ cần được “lôi ra” một cách có kĩ thuật để thânchủ đối mặt

3 Kỹ năng thấu hiểu

a Khái niệm thấu hiểu

Thấu hiểu là cảm nhận điều mà thân chủ đang cảm nhận Đó là khả nănghiểu bằng cảm xúc, hiểu biết chính xác cái thế giới của thân chủ (C.Rogers)

Truax và Carkhuff cho rằng thấu hiểu nghĩa là hiểu người kia bằng tình cảm cũngnhư bằng tư duy Để sử dụng được kĩ năng này, nhà tham vấn phải đặt được mìnhvào vị trí của thân chủ để hiểu thân chủ nhận thức thế nào? và cảm nhận sự việc rasao?

H.J.Hass cho rằng nhà tham vấn thấu hiểu khi cảm thấy cách thức của mình đivào nhận thức của thân chủ và trườn vào trong thế giới của thân chủ để hiểu sâu xahơn cách thức thân chủ cảm, cách thức thân chủ nghĩ và cầm được điều thân chủđang kinh nghiệm

Có thể nói, thấu hiểu là khả năng nhận biết, cảm nhận, hiểu cảm xúc củangười khác thông qua cử chỉ, lời nói, hành vi của người đó và là khả năng giao tiếpđúng mực để hiểu người đó Thấu hiểu không chỉ là một kĩ năng mà là một tổ hợpcác kĩ năng

Những dấu hiệu cho thấy nhà tham vấn có sự thấu hiểu, đó là: Có khả năng đặtmình vào hoàn cảnh của thân chủ và đánh giá đúng vấn đề của thân chủ; Lắng nghetốt, không chỉ bề mặt của ngôn từ mà những biểu cảm dưới ngôn từ; Có khả năngcảm nhận và hiểu những cảm xúc, những điều mà thân chủ đã trải qua; Quan tâmđầu tiên trên nhu cầu của thân chủ, Nhạy cảm và tôn trọng những giá tri, những trảinghiệm của thân chủ cho dù điều đó có phù hợp với nhà tham vấn hay không; Có sựtrao đổi với thân chủ những điều mà nhà tham vấn đã hiểu

Trang 6

M.Daigneault cho rằng thấu hiểu là một phức hợp cảm xúc Ông phân tích

chúng theo những khía cạnh sau:

+ Thấu hiểu là một kinh nghiệm Được hình thành từ lòng trắc ẩn khi con

người gặp khó khăn Như vậy, thấu hiểu là một phản ứng tình cảm, được khơi dậybởi trạng thái tình cảm ở một người khác

+ Thấu hiểu là một thái độ đón tiếp Nhà tham vấn có thấu hiểu luôn mong

muốn nhận biết sắc thái riêng biệt ở thân chủ Sự quan tâm này như một tín hiệuđón tiếp thân chủ, mời chào thân chủ chia sẻ nhiều hơn vấn đề của họ

+ Thấu hiểu là một tập hợp các năng khiếu tinh tế Thấu hiếu được coi như

một tập hợp các năng khiếu tinh tế và khéo léo một cách chuyên biệt như: Nănglực khám phá ở thân chủ những dấu hiệu dù không rõ ràng; Năng lực sử dụngnhững phản ứng nội tâm phù hợp để hiểu những trải nghiệm của thân chủ…

+Thấu hiểu là một quá trình cảm nhận Thấu hiểu là sự tìm kiếm rất tích cực

những hình thức và màu sắc của các cảm xúc nơi thân chủ

+Thấu hiểu là một tình cảm Thấu hiểu là một tình cảm mà nhà tham vấn

cảm nhận được, nhưng bằng một cách thức ít mãnh liệt hơn những tình cảm ở thânchủ

Có thể nói kĩ năng thấu hiểu cho phép nhà tham vấn lắng nghe sâu sắc hơn ýnghĩ và cảm giác của thân chủ Qua đó, nhà tham vấn có thể trả lời thân chủ về nhữngđiều họ nói theo những cách khác nhau Theo E.D.Neukrug, thấu hiểu là một phẩmchất nhân cách của nhà tham vấn, được nâng lên thành một kĩ thuật Khi nhà tham vấnđạt đến sự thấu hiểu là đã lắng nghe những quan điểm của thân chủ, chấp nhận nhữnggiá trị tự tại nơi con người họ một cách vô điều kiện, nhà tham vấn hoà nhập với cáchnhìn nhận của thân chủ để giúp họ đi theo hướng phù hợp nhất với tính cách và cuộcsống của họ

b Các mức độ của thấu hiểu

Truax đã đưa ra một thang đo có 9 mức độ để đo mức độ thấu hiểu và saunày Carkhuff đã hiệu chỉnh thành thang đo 5 mức độ Thang đo mà Carkhuff xắpxếp mức độ từ thấp là 1.0 đến mức độ cao là 5.0 Đáp ứng ở “mức độ 1”, “mức độ2” là làm giảm giá trị của những điều mà thân chủ đang nói Bất kì sự đáp ứngnào dưới 3.0 đều được coi là âm tính hoặc không thấu hiểu Từ 3.0 trở lên đượccoi là thấu hiểu Đáp ứng ở “mức độ 3” là bày tỏ được cảm xúc và ý nghĩa vềnhững gì thân chủ đang nói Những đáp ứng ở “mức độ 4” và “mức độ 5” là phảnánh được những cảm xúc, ý nghĩa vượt xa hơn những gì mà thân chủ nói bênngoài và bổ sung thểm ý nghĩa cho sự bày tỏ bên ngoài của thân chủ

c Luyện kĩ năng thấu hiếu:

– Đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ để cảm nhận về điều họ đang cảmthấy, cảm nhận vấn đề “như thể của mình” – Đây là yêu cầu về sự tôn trọng, chấpnhận con người thân chủ

– Nhắc lại cảm xúc mà thân chủ đang nói và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc

đó (Làm cho thân chủ cảm thấy mình được lắng nghe, vấn đề của mình có ý nghĩa)

– Nói rằng điều họ đang cảm thấy là đúng trong hoàn cảnh của họ (Làm chothân chủ thấy mình được chấp nhận)- đạt ở mức độ 3

Trang 7

– Chỉ ra giá trị, ý nghĩa sâu kín nằm sau cảm xúc, hành vi tiêu cực của thânchủ (Làm cho thân chủ thấy họ có giá trị trong hoàn cảnh của họ) - đạt ở mức độ 4.

Những lưu ý tránh sử dụng khi nói lời thấu hiểu:

– Không đưa ra lời khuyên (hãy, lên), hoặc bảo họ làm gì, làm thế nào

– Không đưa kinh nghiệm cá nhân của mình vào câu nói

– Không đứng về một phía nào đó – thân chủ hay các nhân vật trong câuchuyện của thân chủ để bênh hoặc chê họ

– Không giảng giải đạo đức xã hội, hay bình luận vấn đề, con người thân chủ.– Không đặt câu hỏi

* Kết luận và vận dụng:

4 Kỹ năng diễn giải: a Khái niệm về diễn giải: Diễn giải là sự phân tích

hành vi, ý nghĩa và cảm xúc của thân chủ từ quan điểm tiếp cận của nhà tham vấn và

đạt được sự hài lòng, chấp thuận của thân chủ cách tích cực Hiện vẫn còn tồn tại

quan điểm tranh cãi về sự trùng lặp giữa kĩ năng diễn giải và kĩ năng thấu hiểu Cả hai

kĩ năng này đều là kết quả của sự lắng nghe sâu sắc và tập trung cao độ về phía nhàtham vấn Chúng đều dựa trên một sự thấu hiểu sâu sắc logic nội tại của thân chủ.Chúng đều đòi hỏi nhà tham vấn phản hồi những hiểu biết của mình về chính tìnhhuống khó chịu của thân chủ mà không bổ sung, thểm thắt điều gì bên ngoài vào Nhưvậy cả thấu hiểu và diễn giải đều là những kĩ năng đáp ứng sâu sắc nội tâm của thânchủ, tạo điêu kiện thuận lợi cho việc dẫn dắt thân chủ theo một cách nhìn nhận khác.Các nhà phân tâm học sử dụng kĩ năng diễn giải như một công cụ can thiệp trị liệuchính, đặc biệt trong giải thích các giấc mơ Một số nhà trị liệu nhận thức cho rằngvới một người có rối nhiễu lo âu do có những niềm tin cơ bản sai lầm thì quá trình

tham vấn dù tiếp cận theo quan điểm nào (tâm động học, nhận thức hay một số tiếp cận lí thuyết khác), nhà tham vấn sử dụng kĩ năng diễn giải vì nó có thể đưa thân chủ

Trang 8

đến sự thay đổi Trong thực tế, nhà tham vấn có thể sử dụng sự diễn giải, nhưng cótiếp thu hay không là phụ thuộc vào quan điểm nhận thức, triết lí sống của thânchủ Vì vậy, sự diễn giải đôi khi lại trở thành một công cụ vô dụng trong quá trìnhtham vấn Sự diễn giải chỉ có thể là công cụ có giá trị khi nhà tham vấn xây dựngđựợc mối quan hệ tin tưởng với thân chủ và họ thật sự có kiến thức vững vàng vềmột lí thuyết trị liệu nào đó

b Luyện kĩ năng diễn giải.Mục đích của việc sử dụng kĩ năng diễn giải là:–

Để thân chủ thấy là nhà tham vấn đang lắng nghe mình, thấu hiểu những gì mìnhnói, cảm thấy được chia sẻ.– Để thân chủ nhìn nhận lại những vấn đề cốt yếu củamình một cách rõ ràng, sáng tỏ hơn, cô đọng hơn.– Giúp nhà tham vấn nhìn ra vấn

đề chính của thân chủ là cần phải tập trung vào điều gì Từ đó, nhà tham vấn cóthể đưa ra những bước đi tiếp theo cho phù hợp.– Giúp nhà tham vấn biết đượcmình có hiểu rõ vấn đề và cảm xúc chủ đạo của thân chủ không sau khi được thânchủ phản hồi lại.Trong quá trình tham vấn, kĩ thuật diễn giải thường được sử dụngsau khi thân chủ đã kể tương đối đầy đủ về vấn đề của mình, nhà tham vấn thấycần chốt lại vấn đề ấy để có thể từ đó phát triển đi các bước tiếp theo, hoặc khi nhàtham vấn muốn giúp thân chủ hiểu rõ hơn vấn đề của thân chủ

Kĩ năng diễn giải đòi hỏi một số thao tác như sau: - Lắng nghe cẩn trọng để

hiểu cách nhìn nhận về vấn đề của thân chủ, phải xác định rõ trong thân chủ đangdiễn ra tâm trạng gì và cảm nhận được tâm trạng của thân chủ - Phân tích sự kiện:+ Chỉ ra cảm xúc và quy chiếu nguyên nhân gây ra nó.+ Xác định vấn đề của thânchủ.- Diễn giải những điều nhà tham vấn cảm nhận bằng cách cấu trúc lại vấn đềcủa thân chủ theo cách nhìn của nhà tham vấn để giúp thân chủ nhìn nhận lại vấn

đề theo một hướng tích cực Diễn giải thông điệp bằng ngôn ngữ của nhà tham vấnmột cách ngắn gọn và rõ ràng hơn thông tin thân chủ nói Thông điệp cũng bắt đầuvới các mệnh đề: dường như, đôi khi, có vẻ như… - Im lặng, lắng nghe sự phảnhồi của thân chủ Khi diễn giải lưu ý không nói giọng khẳng định mà lời diễn giảicần mang tính ướm thử Diễn giải thể hiện sự thông cảm của nhà tham vấn, vì vậygiọng nói không to, không nhanh, tốc độ nói theo nhịp của thân chủ Nội dung củacâu diễn giải có thể là các sự kiện mà thân chủ đề cập gây cảm xúc cho thân chủ.Lời diễn giải hoặc tập trung vào cảm xúc của thân chủ trong, và sau sự kiện ấy –Vấn đề của thân chủ là gì? Cấu trúc câu mở đầu thường được sử dụng trong diễngiải là: “Bạn cảm thấy… “, “Dường như…” “Điều mà tôi vừa nghe bạn nói là…“,

“Bạn vừa nói với tôi là…”

5 Kỹ năng xử lý im lặng:

1 Khái niệm im lặng

im lặng là sức mạnh của tinh thần Vì nó cho phép thân chủ ngẫm nghĩ vềnhững điều mình nói ra, còn nhà tham vấn có thời gian xử lý tình huống tham vấn

và trình bày rõ ràng, chính xác đáp ứng tiếp theo của mình

Đó là một công cụ có tác động mạnh trong mối quan hệ tham vấn, xét từ góc độtrưởng thành của thân chủ im lặng luôn là một phần, một kĩ năng trong quá trình thamvấn, vì không phải lúc nào mối quan hệ tham vấn cũng được thể hiện và nhận biết bằngngôn ngữ

Trang 9

Sự im lặng đôi khi chỉ là một thời gian tạm ngừng, tuy nhiên nó ảnh hưởng đếnkết quả tham vấn Đối với các nhà tham vấn, họ có thể cũng nên cân nhắc xem thờigian tạm ngừng bao lâu của mình để nhận biết về khả năng duy trì sự im lặng trong catham vấn và cũng đề tìm ra mức độ thoải mái đối với sự im lặng của mình trong catham vấn Ngoài ra nhà tham vấn nên cân nhắc thời gian tạm ngừng của thần chủ mànhà tham vấn có thể chấp nhận được Mức độ duy trì khả năng im lặng của thân chủ cóảnh hưởng đến hiệu quả tham vấn, xét từ góc độ tự nhận thức bản thân và vấn đề củathân chủ.

Sự im lặng có thể tạo những bối rối và làm cho nhà tham vấn cảm nhận việccần làm một điêu hữu ích nhất để lập đầy khoảng trống này

Với nhà tham vấn mới vào ngực thường nhìn nhận sự yên lặng như là nhữngphản hồi tiêu cực Họ nhận thấy sự yên lặng trong buổi hỏi chuyện như là nhữngthời điểm khó khăn, họ rất bối rôí khi thân chủ im lặng lâu,họ cho rằng sự im lặngcủa thân chủ đồng nghĩa với sự thất bại của nhà tham vấn Vì vậy khi thân chủ imlặng - không nói hay đơn giản chỉ là sự tạm ngừng, nhà tham vấn có thể trở thànhngười nói nhiều Đôi khi nói chỉ là để khỏa lấp “ khoảng trống sợ hãi không có lído" Mặt khác, khi không đoán dược những cảm xúc và các mối quan tâm có thểđang ẩn tàng trong sự im lặng của thân chủ thì nhà tham vấn thường lựa chọn cáchthay đổi chủ đề khác hơn là khai thác sâu để hiện nội hàm của sự yên lặng

Vì sao cá nhân, thân chủ im lặng, hay họ im lặng vì nguyên nhân gì? Việcnhận biết lí do im lặng của thân chủ có thể giúp cho nhà tham vấn duy trì liên tụcđược cuộc tham vấn

Một số lí do của im lặng khác nhau của thân chủ là:

Không có gì để nói, đầu óc trống rỗng; Không có khả năng bày tỏ nội tâm,hoặc là người nhút nhát không quen tâm sự, hoặc không có thói quen chia sẻ vớingười khác; Sợ điều nói ra sẽ bị nhà tham vấn sẽ cười, chê trách hay đánh giá,hoặc làm tổn thương đến người khác.; Nói ra gây tổn thương cho chính thân chủnên thân chủ muốn giấu ngôn quên đi; Nói ra sợ nhà tham vấn hiểu lầm; Chorằng giữ im lặng sẽ tốt hơn nói ra; Do thân chủ không hiểu gì về tham vấn nên chỉnói khi nhà tham vấn hỏi; Không biết bắt đầu từ đâu; im lặng đề thư giãn làm dịuxúc cảm; hoặc để nhận lỗi; im lặng đề cân nhắc, suy xét điều định nói, chưa tìmđược tử để nói; hoặc cho người kia suy nghĩ; Do điều đó tế nhi khó nói; Im lặng

đe thăm dò hay kiêm chứng gì đó; Cho rằng đó là số phận và cam chịu, chấp nhận;Đang quá xúc động, bức xúc nên không nói ra được…

Sự yên lặng cũng có thể là một dấu hiệu cho biết phản hồi trước đó của nhà thamvấn là không có mối liên hệ với điều thân chủ bộc bạch Nhà tham vấn đã "bỏ rơithân chủ và sự yên lặng ở đây là hình thức lịch sự mà thân chủ sử dụng để nói vềđiều này

2 Luyện kĩ năng xử lý im lặng:

Khi nhà tham vấn nhận thấy thân chủ đang suy nghĩ, đang phân vân về mộtđiều gì đó, nhà tham vấn nên im lặng Sự phản hồi bằng cách im lặng này sẽ cho phépthân chủ suy nghĩ sâu hơn về vấn đề của mình Sự im lặng hợp lí cho thấy khả năng

Trang 10

tôn trọng thân chủ là một phần việc không thể thiếu trong tham vấn Đó chính là sựthể hiện kĩ năng im lặng của nhà tham vấn.

Để có thể phá tan được Sự im lặng của thân chủ, nhà tham vấn cần phảiphỏng đoán lí do mà thân chủ im lặng, sau đó cảm nhận và bày tỏ được một số yêucầu sau:

- Cho phép thân chủ duy trì sự im lặng khoảng 30 giây

- Gọi tên cảm xúc mà họ đang trải nghiệm

- Bày tỏ thông cảm với sự im lặng của họ

- Khuyến khích họ nói ra vấn đề của họ bằng cách nói cho thân chủ hiểu khôngvui trong lòng sẽ không tốt vì họ sẽ phải chịu đựng một mình và vấn đề không tự mất

đi

- Cho họ thấy mình muốn giúp họ - khi nào họ muốn

- Nói về sự bảo mật của thông tin

Trong đó, các câu nói luôn phải có từ "im lặng", hoặc từ "nói", vì đây lànhững từ chốt cần nhấn để cho thân chủ ý thức về trạng thái tâm lí của mình

Sự im lặng thường xuất hiện trong quá trình làm tham vấn Tuy nhiênkhông phải bất cứ sự im lặng nào cũng đều là kĩ năng Khi thân chủ im lặng, nhàtham vấn nỗ lực khám phá ý nghĩa của sư yên lặng đó

Các chuyên gia tham vấn cho rằng kĩ năng im lặng có thể thường xuyên bịthiếu hụt trong quá trình làm tham vấn Vì vậy nhà tham vấn cùng phải nhìn cởi mởmột sự thật rằng sự phán đoán có thể là sai hoặc không phù hợp, do đó có thể cầnphải khuyến khích thân chủ cảm thấy được tự do bộc bạch để tránh rơi vào tình trạnggiữ im lặng do phòng vệ

* Kết luận và ý nghĩa vận dụng:

Trang 11

6 Kỹ năng phản hồi:

* Đặt vấn đề:

* Nội dung:

1 Khái niệm về phản hồi:

Phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của thân chủ mộtcách cô đọng hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành củathân chủ

Hoặc, phản hồi là tăng cường ý thức về những gì thân chủ làm và làm như thế nào.Thực chất đó là sự tiếp nhận và truyền tin về hành vi

Trong tham vấn, phản hồi đạt được một sự khách quan khi nhà tham vấn chỉđơn giản nói lại những điều mình quan sát thấy mà không gắn với suy luận, đánh giá vềvấn đề và con người thân chủ Vì vậy, phản hồi chỉ nên liên quan đến các câu hỏi: thếnào? cái gì? mà không nhằm giải thích tại sao

ý nghĩa của phản hồi là giúp cho thân chủ cảm thấy có người đang lắngnghe và hiền mình, làm cho thân chủ được khích lệ và giúp thân chủ ý thức đượcđiều họ vừa nói và có trách nhiệm với lời nói đó Phản hồi làm cho thân chủ cócảm giác được quý trọng, còn nhà tham vấn biết chắc chắn điều mình hiểu làkhông sai, không suy diễn

2 Các loại phản hồi:

* Lặp lại câu nói của thân chủ: thông thường khi thân chủ đến tham vấn họ

thường ở trong tình trạng bối rối lo lắng nên những gì họ nói ra có thể vòng vo khôngtheo một trật tự, logic nào Nhà tham vấn sử dụng phản hồi lặp lại nội dung để tómlược câu chuyện, sắp xếp những điểm chính trong đó Nhờ cách này thân chủ đối mặtđược với điều chính yếu vừa bộc lộ Mặt khác, anh ta có cảm tưởng là nhà tham vấnđang nghe mình nói và thân chủ cũng ý thức đây đủ hơn về điều mình vừa nói Do đóloại phản hồi này làm tăng sự chú ý của thân chủ

Phản hồi kiểu lặp lại, nhắc lại là kĩ năng dạy cách nghe "tích cực ,, hoặc cáchnghe "có suy nghĩ Cách phản hồi này của nhà tham vấn thường được thực hiện khibắt đầu tiếp cận với thân chủ, khi nhà tham vấn còn thiếu hiểu biết về con người vàmối quan hệ của thân chủ

Phản hồi lặp lại là nhắc lại đơn giản những gì thân chủ vừa nói, những ngắngọn hơn, rõ ràng hơn, sử dụng từ ngữ đơn giản

Theo Katheryn Geldard và David Geldard, phản hồi lại nội dung giúp chonhà tham vấn tiếp cận thân chủ mà không làm xáo nhãng khía cạnh "Thân chủtrọng tâm" và có thể bắt đầu được câu chuyện cách này dễ sử dụng vì nhà thamvấn chi cần nghe những lời xuất phát từ miệng của họ

- Phản hồi cảm xúc (phán hồi tâm tình)

Theo M Daigniesult, thân chủ bày tỏ thường bắt đầu bằng các cảm xúc haycảm giác và chính sự phản hồi cảm xúc giúp giải mã vấn đề này Tuy nhiên, phản hồicảm xúc thường không được trình bày rõ ràng Vì vậy, khi phản hồi cảm xúc nhàtham vấn phải tính tới những gì nhìn thấy, nghe thấy, đưa ra những kết luận hoặc giảthuyết tù một cảm xúc, một tinh huống do thân chủ bộc lộ

Trang 12

C Rogers cũng có nhận xét rằng, thông thường khi khách hàng bày tỏ,thường bắt đầu bằng các cảm xúc hay cảm giác

Nhà tham vắn thường phản hồi lại những cảm giác mạnh mà nhà tham vấncảm nhận là thân chủ muốn nói về cảm giác này hơn cả, nhu cầu này có thực và nónổi lên rằng nêu nhà tham vấn không tập trung vào nó, mà bỏ qua thì những nhu cầunày sẽ còn quay trở lại

Tuy nhiên, nhà tham vấn cũng có thể phản đối lại một cảm giác ngầm ẩn mà nhàtham vấn cảm nhận thông qua những dấu hiểu như: sự lựa chọn từ, một tiếng thởdài, một sự ngập ngừng, một thoáng nổi giận trong cái nhìn, một giọng nói yêuđi

- Phản hồi soi sáng

Trong các hình thức phản hồi thì soi sáng vấn đề của thân chủ bằng cách lôilên bề mặt ý thức những cảm nhận vô thức của thân chủ và làm sáng tỏ chúng làcách làm "cao cấp hơn cả Đó là hình thức phản hồi soi sáng

3 Luyện kĩ năng phản hồi:

Tham vấn theo quan điểm thân chủ trọng tâm của C.Rogers tập trung nhiềuvào kĩ năng lắng nghe và phản hồi Trong kĩ năng phản hồi ông tập trung hướngdẫn cho người học biết cách mô tả những từ khóa nói lên tâm trạng của thân chủ

mà người học cảm nhận được, sau đó phát biểu gián tiếp cảm nhận của thân chủ vềthông điệp nói đến và phản hồi trực tiếp cảm xúc liên quan đến sự kiện đó, cuốicùng quan sát phản ứng của thân chủ để có sự phản hồi lại từ phía thân chủ

M Daignieault lại tập trung nói về sự phản hồi thấu hiểu của người trợ giúp(nhà tham vấn) Theo ông, có năm cách phản hồi thấu hiểu khác nhau:

- Giúp thân chú nhận thức lại cảm xúc mà thân chủ vừa bộc lộ: Để thân chủ tự

do khám phá bản thân, nhà tham vấn cần giúp thân chủ nhận thức được cảm xúccủa họ

VD, nhà tham vấn nói: - Có vẻ như anh không cảm thấy hài lòng; Dường nhu anh cỏ vẻ không vui; Hình như anh đang cảm thẩy mất bình tĩnh… Cách

phản hồi này giúp thân chủ nhận thức được cảm xúc mà mình đã bày tỏ ra hoặcnhững cảm xúc bị đè nén trong vô thức mà thân chủ cố tình né tránh

- Giúp thân chủ làm sáng tỏ nguyên nhân của sự trải nghiệm cảm xúc: Nhà

tham vấn phản hồi tình câm của thân chủ kèm với nội dung gây ra tình cảm đó

- Lôi kéo thân chủ tập trung vào tình cảm ngầm của anh ta: Thông thường

các thân chủ bày tỏ tình cảm của mình qua hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữtrên bề mặt ngôn từ, nên.nhà tham vấn có thê lôi kéo anh ta tập trung vào tình cảmngầm ẩn

- Động viên an ủi thân chủ: Phản hồi tốt phải tránh được các nhận xét mang tính

đánh giá của nhà tham vấn và cần giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề theo chiều hướngtích cực

- Đặt thân chủ vào trạng thái phá vỡ sự cân bằng: Khi thân chú thấy mình

được thông cảm, được hiệu họ thấy được an ủi, nhưng đôi khi cũng có thể đặt thânchủ vào trạng thái phá vỡ sự cân bằng cố hữu, đẩy anh ta vào việc ý thức một cách có

Ngày đăng: 13/04/2017, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w