1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BTHK môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật: Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật

12 444 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư để hướng dẫn cho các hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với các quy định của pháp luật, ngăn ngừa hay giảm thiểu các rủi ro pháp lý. Vì vậy, vai trò của người tư vấn ngày càng quan trọng hơn. Để tư vấn được cho khách hàng hiệu quả nhất thì người tư vấn cần phải có những kỹ năng cơ bản nhất của hoạt động tư vấn pháp luật. Nhằm tìm hiểu về kỹ năng và vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật, sau đây, trong phạm vi bài tập học kỳ em xin chọn đề tài số 06: “Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật”.

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐỀ BÀI: 06 Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật Họ và tên : MSSV : LỚP : NHÓM : Hà Nội, 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG .1 I Khái quát chung về tư vấn pháp luật và kỹ năng tư vấn pháp luật 1 1 Khái niệm về tư vấn pháp luật .1 2 Kỹ năng tư vấn pháp luật .2 2.1 Khái niệm về kỹ năng tư vấn pháp luật.…………………………………………2 2.2 Đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật 2 II Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật 3 1 Kỹ năng tiếp xúc khách hàng và nhận yêu cầu tư vấn 4 2 Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề 5 pháp lý 3 Kỹ năng soạn thảo văn bản trong hoạt động tư vấn pháp luật .5 4 Một số vai trò khác của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật 6 KẾT LUẬN .8 MỞ ĐẦU Cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư để hướng dẫn cho các hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với các quy định của pháp luật, ngăn ngừa hay giảm thiểu các rủi ro pháp lý Vì vậy, vai trò của người tư vấn ngày càng quan trọng hơn Để tư vấn được cho khách hàng hiệu quả nhất thì người tư vấn cần phải có những kỹ năng cơ bản nhất của hoạt động tư vấn pháp luật Nhằm tìm hiểu về kỹ năng và vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật, sau đây, trong phạm vi bài tập học kỳ em xin chọn đề tài số 06: “Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật” I NỘI DUNG Khái quát chung về tư vấn pháp luật và kỹ năng tư vấn pháp luật 1 Khái niệm về tư vấn pháp luật Theo từ điển Luật học, Tư vấn pháp luật được hiểu là người có chuyên môn về pháp luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc; Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách cộng tác viên hoặc là làm dịch vụ1 Từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Điều 28 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ” Như vậy, có thể tổng kết lại Tư vấn pháp luật là một hoạt động dịch vụ nghề nghiệp, theo đó, người có trình độ hiểu biết pháp luật cung cấp ý kiến 1 Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa – NXB Tư pháp, HN, Tr.606 1 pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc thực hiện các công việc chuyên môn khác ngoài tố tụng theo yêu cầu của khách hàng 2 Kỹ năng tư vấn pháp luật 2.1 Khái niệm về kỹ năng tư vấn pháp luật Trước hết, cần hiểu kỹ năng là gì? Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra Để có kỹ năng tư vấn pháp luật, người tư vấn không chỉ có kiến thức pháp luật, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tư vấn pháp luật, kinh nghiệm cuộc sống xã hội mà còn phải có khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức, hiểu biết đó để phân tích, giải đáp, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình Như vậy, Kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật, đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người được tư vấn để họ biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý nhằm giúp họ thực hiện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Để có kỹ năng tư vấn pháp luật, người tư vấn không chỉ có kiến thức pháp luật, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tư vấn pháp luật,kinh nghiệm cuộc sống xã hội mà còn phải có khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức, hiểu biết đó để phân tích, giải đáp, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợpvới pháp luật, đạo đức xã hội để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Theo khái niệm này, kỹ năng tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải có khả năng vận dụng tri thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm hoạt độngthực tiễn trong lĩnh vực pháp luật 2.2 Đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật Thứ nhất, Là loại kỹ năng gắn với một nghề nghiệp cụ thể nên nó 1 thuộc loại kỹ năng hỗn hợp 2 Thứ hai, Gồm nhiều tiểu kỹ năng được sử dụng đồng thời trong mỗi giai đoạn giải quyết vụ việc tư vấn, khó chuẩn hóa và không thể áp dụng một cách cứng nhắc, mà phải vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào vụ việc cụ thể Thứ ba, Được hình thành trong thời gian khá dài và thường xuyên bổ sung phát triển qua học tập, rèn luyện, trải nghiệm và đúc rút từ thực tiễn cuộc sống… Các kỹ năng tư vấn pháp luật có quan hệ mật thiết, biện chứng,tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và được sử dụng trong suốt quá trình tư vấn một vụviệc cụ thể với một đối tượng cụ thể Tuỳ theo từng loại vấn đề (vụ việc tư vấn) và từng loại đối tượng cụ thể mà sử dụng các kỹ năng cùng một thời điểm hoặc sử dụng kỹ năng này trước, kỹ năng kia sau Thông thường, để tiến hành tư vấn một vụ việc, người tư vấn phải tiếp đối tượng (nghiên cứu hồ sơ vụ việc); nghe các bên tranh chấp trình bày, yêu cầu đưa ra tài liệu có liên quan đến yêu cầu tư vấn Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành xem xét, xác minh vụ việc; tra cứu tài liệu pháp luật, tham khảo các nhà chuyên môn và vận dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, giải thích, hướng dẫn đối tượng úng xử phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội II Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật Muốn thực hiện thành công, có hiệu quả một công việc nào đó, đặt được kết quả như mong muốn thì đều cần có kỹ năng Mỗi công việc, mỗi ngành nghề lại đòi hỏi những kỹ năng nhất định, do vậy mỗi người cần phải rèn luyện những kỹ năng phù hợp với công việc, ngành nghề của mình Trong hoạt động tư vấn pháp luật cũng vậy, kỹ năng đóng một vai trò vô cùng quan trọng Kỹ năng sẽ góp phần bổ trợ cho những kiến thức chuyên môn của người tư vấn pháp luật, nhằm tăng năng suất lao động tạo ra hiệu quả cao trong công việc Do đó, ngay từ khi còn học tập trên giảng đường, sinh viên cần hiểu rõ vai trò quan trọng của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật và tăng cường học tập, trau dồi những kỹ năng này 3 1 Kỹ năng tiếp xúc khách hàng và nhận yêu cầu tư vấn Mỗi khách hàng khi tìm đến người thực hiện TVPL đều có những “câu chuyện” pháp lý riêng và người TVPL phải là người gợi mở, nắm bắt và hiểu được “câu chuyện” pháp lý đo Những thông tin thu được từ khách hàng sẽ là những gợi mở quan trọng để hình dung ra sự việc đã và sẽ diễn ra, những kế hoạch mà khách hàng dự định thực hiện Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng không biết đâu là những thông tin cần thiết, có giá trị, quan trọng cần cung cấp Họ lặp đi lặp lại những thông tin mà họ cho là quan trọng nhưng đối với người tư vấn những thông tin đó có giá trị pháp lý thấp hoặc hoàn toàn không có giá trị để người tư vấn có thể sử dụng trong qua trình tư vấn Trong trường hợp này, để nắm được những thông tin hữu ích người tư vấn phải định hướng cho khách hàng thông qua các hỏi gợi mở, phải tổng hợp và chốt lại những thông tin quan trọng là cơ sở thực hiện việc tư vấn Do đó, những kỹ năng và hiểu biết của người tư vấn về tiếp xúc khách hàng sẽ giúp người tư vấn vượt qua được những khó khăn và có được buổi tiếp xúc khách hàng hiệu quả Bên cạnh đó, nếu người tư vấn có kỹ năng tiếp xúc khách hàng tốt cũng là một trong những yếu tố để hình thành mối quan hệ pháp lý đối với khách hàng Xét ở góc độ hẹp việc hình thành quan hệ đối với khách hàng được hiểu là việc người tư vấn thiết lập mối quan hệ giữa người tư vấn và khách hàng Khi người tư vấn tiếp cận thông tin về bối cảnh vụ việc cũng là khi người tư vấn gánh trên vai trọng trách nhiệm vụ bảo mật thông tin để khách hàng yên tâm, cởi mở trong việc trao đổi với mình Sự truyền tải thông điệp đáng tin cậy cũng là một kỹ năng quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý là công việc người tư vấn hướng đến xây những " lớp xi măng" đầu tiên tạo dựng quan hệ với khách hàng và mình Từ đó, là cơ sở để khách hàng có thể thỏa thuận và ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn 4 2 Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề pháp lý Mỗi vụ việc hay đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng đều có những sự kiện, tình tiết, bối cảnh thực tế có liên quan với nhau Công việc của người tư vấn là phải nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc và xác định những vấn đề pháp lý có liên quan dùng để giải quyết vụ việc đó Nếu người tư vấn việc làm này phải cần có phương pháp, cách thức, kỹ năng để giải quyết các công việc Nếu không có những kỹ năng trong việc nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc thì dẫn đến việc là người tư vấn sẽ không biết tình tiết nào trong hồ sơ mà khách hàng giao cho là quan trọng, tình tiết nào là không quan trọng; sẽ không biết phải làm công việc gì trước, làm công việc gì sau Như vậy, sẽ rất khó để nắm bắt được bối cảnh tư vấn chứ chưa nói đến việc khai quát hóa được nội dung của hồ sơ, hiểu và thẩm thấu được câu chuyện của khách hàng và cao hơn đó là bước vào quá trình phân tích các vấn đề pháp lý trong tương quan kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành Ngược lại, nếu người tư vấn có kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc thì từ đó rất nhanh có thể hiểu được câu chuyện của khách hàng, mong muốn thật sự của khách hàng Như vậy, có thể khái quát được vụ việc mà khách hàng đưa cho giải quyết Từ việc khái quát được những tình tiết quan trọng của vụ việc sẽ giúp người tư vấn nhanh chóng tìm được những cơ sở pháp lý phù hợp đối với mỗi tình tiết 3 Kỹ năng soạn thảo văn bản trong hoạt động tư vấn pháp luật Để hành nghề, người tư vấn không chỉ cần phải nói giỏi mà còn phải biết soạn thảo văn bản chặt chẽ, chính xác, dễ hiểu Người tư vấn phải biết đưa ra các ý kiến bằng văn bản một cách rành mạch, cụ thể, chính xác nhằm đưa ra những thông tin thiết thực nhất cho khách hàng Ý kiến pháp lý đưa ra 5 phải đủ rõ ràng, nhằm tránh việc khách hàng hiểu lầm ý của người tư vấn dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc Tuy nhiên, bên cạnh các kinh nghiệm trong soạn thảo văn bản tư vấn cho khách hàng, để soạn thảo tốt, người tư vấn vẫn nắm vững một số vấn đề thuộc về kỹ thuật soạn thảo, đặc biệt là việc soạn thảo các văn bản mang tính pháp lý Đó là tính logic, tính súc tích, tính chính xác, việc sử dụng các ngôn ngữ thích hợp, văn phong rõ ràng, dễ hiểu… Nếu người tư vấn nắm vững được những kỹ thuật đó, cộng với kinh nghiệm thì chắc chắn khi soạn thảo ra văn bản tư vấn, khách hàng chắc chắn có thể hiểu được ý kiến mà người tư vấn muốn truyền tải tới khách hàng 4 Một số vai trò khác của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật Thứ nhất, Kỹ năng tư vấn pháp luật giúp cho cho người hành nghề tư vấn có phong cách làm việc mang tính chuyên nghiệp cao, thể hiện rõ năng lực trình độ chuyên môn của mình trước khách hàng và trước đối tượng có liên quan khác Phong cách làm việc, Trình độ chuyên môn là những yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nghề nghiệp nào, đặc biệt là nghề tư vấn pháp luật Đây là một trong những yếu tố quyết định lên giá trị của người tư vấn tại các văn phòng, công ty hay trung tâm tư vấn pháp luật; đồng thời nó cũng là yếu tố quyết định xem khách hàng có tìm đến người tư vấn đó hay không? Tuy nhiên, làm thế nào để cho khách hàng biết được mình là người có phong thái làm việc chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao thì người tư vấn cần phải có và tạo cho mình những kỹ năng trong quá trình tư vấn cho khách hàng Một người tư vấn có trình độ chuyên môn giỏi nhưng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe… với khách hàng không tốt thì cũng không mang lại hiệu quả tư vấn cao cho khách hàng Từ đó, cũng có thể làm khách hàng nhận định người tư vấn đó không phải là người có trình độ chuyên môn 6 cao hay không có một phong thái làm việc chuyên nghiệp để họ có thể tin cậy giao cho giải quyết được vụ việc của họ Ví dụ: nếu kỹ thuật đặt câu hỏi không tốt Người tư vấn hỏi những thông tin những vấn đề mình hoàn toàn có thể suy luận được thì khách hàng cũng có thể đưa ra những đánh giá không cao về khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của người tư vấn Ngược lại, một người tư vấn có kỹ năng cao sẽ thể hiện cho khách hàng thấy được trình độ chuyên môn, khách hàng cảm thấy yên tâm rằng khi giao vụ việc này cho người đó giải quyết thì khả năng cao sẽ mang lại lợi ích được cho mình Từ đó tạo được niềm tin cho khách hàng vào trình độ của người tư vấn Như vậy, có thể thấy những kỹ năng tư vấn pháp luật sẽ giúp cho hoạt động tư vấn của luật sư trở nên chuyên nghiệp hơn, khiến cho khách hàng dễ nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của mình khi làm việc với người tư vấn Thứ hai, Kỹ năng tư vấn pháp luật giúp cho người tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc hạn chế được các sai sót trong công việc tư vấn Kỹ năng tư vấn pháp luật gồm nhiều tiểu kỹ năng được sử dụng đồng thời trong mỗi giai đoạn giải quyết vụ việc tư vấn, khó chuẩn hóa và không thể áp dụng một cách cứng nhắc, mà phải vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào vụ việc cụ thể Những kỹ năng này được hình thành trong thời gian khá dài và thường xuyên bổ sung phát triển qua học tập, rèn luyện, trải nghiệm và đúc rút từ thực tiễn cuộc sống… Trong quá trình hành nghề, người tư vấn sẽ đúc kết được những kỹ năng tư vấn riêng cho từng vụ việc khác nhau Khi có những vụ việc tương tự nhau, họ sẽ biết được cần phải làm cái gì trước; quy trình giải quyết ra làm sao; cần phải có những loại hồ sơ, tài liệu nào;… từ đó, vụ việc đó sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, nâng cao được năng suất làm việc Bên cạnh đó, trong quá trình hành nghề, người tư vấn sẽ không tránh khỏi những sai sót trong công việc, khiến công việc, vụ việc của khách hàng không được hiệu quả như mong muốn Tuy nhiên, nếu người tư vấn biết đúc 7 kết được những kinh nghiệm, những kỹ năng và những sai sót đó thì với những công việc tương tự lần sau họ sẽ biết phải làm như thế nào là phù hợp nhất Như vậy, chất lượng, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao, hạn chế những sai sót tương tự trong công việc Thứ ba, Kỹ năng tư vấn pháp luật giúp người tư vấn, tổ chức tư vấn thiết lập và duy trì phát triển mở rộng các mối quan hệ với khách hàng Khi đã rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho công việc thì hoạt động tư vấn sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao hơn Có thể thấy, trên thực tế giữa một người tư vấn chỉ có kiến thức pháp luật mà thiếu đi kinh nghiệm thực tế, chưa có kỹ năng giúp cho khách hàng tin tưởng vào khả năng của mình với một luật sư có kiến thức, có kinh nghiệm và kỹ năng thực tế, ngay từ những lần đầu tiếp xúc đã tạo dựng cho khách hàng sự tin cậy thì tất nhiên người tư vấn có kỹ năng sẽ đạt được kết quả cao hơn và sẽ được khách hàng tin cậy, tìm đến nhiều hơn Như vậy, có thể thấy, nếu người tư vấn có trong mình những kỹ năng tư vấn pháp luật tốt là một trong những cơ sở tiền đề để cho khách hàng tin cậy, giúp người tư vấn, tổ chức tư vấn thiết lập và duy trì phát triển mở rộng các mối quan hệ với khách hàng KẾT LUẬN Như vậy, có thể thấy các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hành nghề của người tư vấn Hiện nay, hoạt động tư vấn pháp luật ngày càng phổ biến, đòi hỏi người thực hiện tư vấn pháp luật ngày càng phải hoàn thiện các kỹ năng tư vấn pháp luật để có được niềm tin và uy tín từ khách hàng Bên cạnh trau dồi những kỹ năng đó thì cũng cần có sự vận dụng linh hoạt các kỹ năng khi thực hiện công việc tư vấn để từ đó mang lại hiệu quả cao nhất của quá trình tư vấn pháp luật 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật – Học viện tư pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 2 Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa – NXB Tư pháp, Hà Nội 3 Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 4 Luật trợ giúp pháp lí năm 2017 5 Sổ tay: Kỹ năng tư vấn pháp luật ... quát chung tư vấn pháp luật kỹ tư vấn pháp luật 1 Khái niệm tư vấn pháp luật .1 Kỹ tư vấn pháp luật .2 2.1 Khái niệm kỹ tư vấn pháp luật. …………………………………………2 2.2 Đặc điểm kỹ tư vấn. .. người tư vấn cần phải có kỹ hoạt động tư vấn pháp luật Nhằm tìm hiểu kỹ vai trò kỹ hoạt động tư vấn pháp luật, sau đây, phạm vi tập học kỳ em xin chọn đề tài số 06: ? ?Phân tích vai trị kỹ hoạt động. .. hoạt động tư vấn pháp luật? ?? I NỘI DUNG Khái quát chung tư vấn pháp luật kỹ tư vấn pháp luật Khái niệm tư vấn pháp luật Theo từ điển Luật học, Tư vấn pháp luật hiểu người có chun mơn pháp luật hỏi

Ngày đăng: 12/07/2020, 08:33

Xem thêm:

Mục lục

    I. Khái quát chung về tư vấn pháp luật và kỹ năng tư vấn pháp luật

    1. Khái niệm về tư vấn pháp luật

    2. Kỹ năng tư vấn pháp luật

    2.1. Khái niệm về kỹ năng tư vấn pháp luật

    2.2. Đặc điểm của kỹ năng tư vấn pháp luật

    II. Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật

    1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng và nhận yêu cầu tư vấn

    2. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề pháp lý

    3. Kỹ năng soạn thảo văn bản trong hoạt động tư vấn pháp luật

    4. Một số vai trò khác của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w