1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BTHK thương mại quốc tế 8 điểm: Bình luận các quy định của CISG về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

13 368 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những sự kiện làm mất mát, hư hỏng hàng hóa như cướp biển, bão đánh chìm tàu chở hàng... Trong những trường hợp đó, yêu cầu đặt ra là phải xác định được trách nhiệm gánh chịu rủi ro về hàng hóa thuộc về ai. Do đó, việc xác định cụ thể thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là điều rất cần thiết. Để tìm hiểu về vấn đề này, em xin chọn đề bài số 09: “Bình luận các quy định của CISG về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” để hoàn thành bài tập học kỳ môn Luật Thương mại quốc tế.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN:Luật Thương mại quốc tế

ĐỀ BÀI: 09

Bình luận các quy định của CISG về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế

Hà Nội, 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1

I Một số khái niệm cơ bản 1

II Phân tích và bình luận các quy định của CISG về vấn đề chuyển rủi ro trong

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2

1 Điều 66 CISG 2

2 Điều 67 CISG: Chuyển đổi rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác

định và không có địa điểm giao hàng xác định 2

2.1 Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định 3 2.2 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định 3

3 Điều 68 CISG: Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa trên đường

vận chuyển 4

4 Điều 69 CISG: các trường hợp khác ngoài các trường hợp trên 5 KẾT LUẬN 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những sự kiện làm mất mát, hư hỏng hàng hóa như cướp biển, bão đánh chìm tàu chở hàng Trong những trường hợp đó, yêu cầu đặt

ra là phải xác định được trách nhiệm gánh chịu rủi ro về hàng hóa thuộc về ai Do đó, việc xác định cụ thể thời điểm chuyển giao rủi ro

từ người bán sang người mua là điều rất cần thiết Để tìm hiểu về

vấn đề này, em xin chọn đề bài số 09: “Bình luận các quy định của

CISG về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” để hoàn thành bài tập học kỳ môn Luật Thương mại quốc

tế

NỘI DUNG I.Một số khái niệm cơ bản

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế hay có yếu tố nước ngoài, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giao hàng, chứng từ liên quan hàng hóa

và quyền sở hữu về hàng hóa cho bên kia (người mua) và người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng.1

Rủi ro đối với hàng hóa chính là những mất mát hay tổn thất đối với hàng hóa Trong đó, sự mất mát của hàng hoá bao gồm các trường hợp hàng hóa không thể được tìm thấy, đã bị đánh cắp hoặc

đã được chuyển giao cho người khác; sự tổn thất của hàng hóa bao gồm hàng hóa bị phá hủy toàn bộ, sự hư hỏng, giảm sút chất lượng hàng hóa và sự thiếu hụt số lượng của hàng hoá trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ

Trang 4

Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm mà khi đó sự mất mát hay tổn thất của hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua Thời điểm này do 2 bên (người bán và người mua) thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nếu không thỏa thuân thì xác định theo quy định của pháp luật

1 Ngô Hữu thuận (2019), chế tài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước viên 1980 và thep pháp luật Việt Nam

Trang 5

II.Phân tích và bình luận các quy định của CISG về vấn đề

chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Vấn đề chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại chương IV, phần III – Mua bán hàng hóa của CISG (từ điều 66 đến điều 70)

1.Điều 66 CISG

Theo quy định của CISG, Điều 66 CISG được coi là quy tắc chung để phân bổ rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó, đối với các giao dịch không được quy định tại các Điều 67

và Điều 68, rủi ro liên quan đến các mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua khi người mua nhận hàng Trong trường hợp người mua không trực tiếp tiếp nhận hàng hóa được giao theo hợp đồng, rủi ro được chuyển giao tại thời điểm hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua2 Tuy nhiên, đối với trường hợp này, CISG lại không quy định cụ thể, người bán có cần thiết phải gửi thông báo cho người mua về sự sẵn sàng của hàng hóa hay không (hàng hóa đã được đăt dưới sự kiểm soát của người mua) được xem là thời điểm chuyển giao rủi ro Trong trường hợp sự hư hỏng hay mất mát đó là do hành động hay thiếu sót của người bán, thì người mua sẽ được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, trong trường hợp này, người mua có nghĩa vụ chứng minh rằng sự hư hỏng hay tổn thất của hàng hóa là do hành

vi hay sơ suất của người bán

2.Điều 67 CISG: Chuyển đổi rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định và không có địa điểm giao hàng xác định

Trang 6

Điều 67: “1 Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng

hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro không được chuyển sang

2 Điều 66: Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi

ro chuyển sang người mua không miễn trừ cho người này nghĩa

vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy là do hành động của người bán gây nên

Trang 7

người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.

2.1 Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

Người chuyển chở thứ nhất được hiểu là một bên thứ ba độc lập chịu trách nhiệm về việc vận tải mà không phải là chính người bán hàng hoặc nhân viên của họ Do vậy điều 67 không được hiểu là chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa hai bên bán – mua mà còn bao gồm sự có mặt của một bên thứ ba Họ được người bán yêu cầu hoặc ủy quyền vận chuyển hàng Điều 67 không điều chỉnh trường hợp người vận chuyển là nhân viên của người bán, bởi nếu như vậy thì rủi ro vẫn thuộc về phía người bán cho đến khi hàng hóa được chuyển giao cho người mua, như vậy nếu có bất kỳ sự thiệt hại nào xảy ra không phải do lỗi của bên nào thì người mua vẫn có thể nại

ra trách nhiệm của người bán dựa vào điều 66 Như vậy là bất hợp lý

Trong trường hợp này, nếu người bán không buộc phải giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về hàng hóa được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người vận chuyển đầu tiên

2.2 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại một địa điểm xác định thì người mua sẽ không phải gánh chịu rủi ro nếu hàng hóa chưa được giao

Trang 8

cho người vận chuyển tại địa điểm đó Việc người bán được phép giữ lại các chứng từ chứng nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển dịch rủi ro Quy định này nhằm đảm bảo rằng nguyên tắc chuyển dịch rủi ro được đề cập đến ở trên không bị ảnh hưởng gì bởi việc người bán giữ lại chứng như một biện pháp nhằm bảo đảm thanh toán Quy định này nhằm tránh những hiểu nhầm có thể xảy

ra, đặc biệt là đối với những hệ thống pháp luật mà đồng nhất thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm chuyển quyền sở hữu

Xuất phát từ thực tế là hàng hóa thường được vận chuyển với

số lượng lớn, hoặc được vận chuyển trên một chuyến mà có cả hàng hóa của những hợp đồng khác, công ước Viên quy định trong trường hợp hàng hóa không được đặc định hóa

Trang 9

rõ ràng cho mục đích mua bán thì rủi ro không được chuyển sang người mua Hàng được đặc định hóa là hàng phân biệt được với các hàng cùng loại bởi những đặc điểm riêng, được xác định bằng cách ghi mã hiệu trên hàng hóa hoặc đi kèm các chứng từ vận chuyển, bằng một thông báo gửi người mua, hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác, ví dụ như hàng hóa được đóng gói riêng và ghi tên người mua ở bên ngoài Theo CISG (Điều 67.2), người mua sẽ không phải gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp hàng chưa được đặc định hóa rõ ràng Quy định này nhằm đảm bảo rằng trong trường hợp hàng hóa bị mất một phần hoặc có thiệt hại xảy ra, người bán không thể tuyên bố rằng hàng hóa bị thiệt hại là hàng hóa

mà người mua đã mua Người bán chỉ cần gửi đi một trong những loại giấy tờ đó là đủ, việc người mua có nhận được hay không không có ý nghĩa quyết định Rủi ro được chuyển giao khi những thông báo đó được gửi đi và không có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm hàng được chất lên tàu.3

3.Điều 68 CISG: Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa trên đường vận chuyển

Hàng hóa bán trên đường vận chuyển thường được thực hiện đối với những loại hàng như dầu, bột mì, khí tự nhiên, kim loại và những hàng hóa được vận chuyển với số lượng lớn, chưa xác định

sẽ được bán cho ai và hợp đồng mua bán hàng hóa đượ cgiao kết trong khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển, thông thường chúng sẽ được mua bán vài lần cho đến khi nó đến điểm cuối cùng Trong trường hợp này, rủi ro đốivới hàng hóa được chuyển dịch cho người mua từ thời điểm giao kết hợp đồng, trừ trường hợp người

Trang 10

bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết về sự kiện mất mát hay hư hỏng

đó tại thời điểm giao kết hợp đồng mà không thông báo về điều đó cho người mua.4

Quy định tại Điều 68 CISG được cho là còn phức tạp, chưa rõ ràng Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp mất mát hoặc thiệt hại, khó mà xác định được

3Khoản 2 Điều 67: rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng

từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác

4

Điều 68: Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu

Trang 11

chắc chắn rằng sự thiệt hại đó xảy ra trước hay sau thời điểm giao kết hợp đồng trừ khi sự kiện đó là rõ ràng, chẳng hạn tai nạn đâm va hay sự cố cháy nổ Điển hình là trong vận chuyển bằng container, khi mà các container được niêm phong sau khi được đưa lên tàu

4.Điều 69 CISG: các trường hợp khác ngoài các trường hợp trên

Với những trường hợp không nằm trong các trường hợp trên đây thì rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng tại trụ sở của người bán, hoặc nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì người mua sẽ phải chịu rủi ro kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của anh ta Lưu ý rằng việc người mua sử dụng dịch vụ nhà chuyên chở đến nhận hàng sẽ không ngăn cản việc rủi ro được chuyển sang người mua tại thời điểm nhận hàng đó, ngay cả khi trong hợp đồng thỏa thuận người mua sẽ đến nhận hàng Nếu người mua phải nhận hàng tại một địa điểm khác với nơi trụ sở của người bán thì thời điểm rủi ro được chuyển giao

là khi đã đến thời hạn giao hàng theo quy định của hợp đồng và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình.5

Cuối cùng, trong trường hợp quy định tại Điều 70 CISG, người mua sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý nếu người bán gây

ra một sự vi phạm chủ yếu đối với hợp đồng, các vi phạm theo định nghĩa của Điều 70 là những vi phạm mà nó không phải nguyên nhân gây ra sự mất mát hoặc thiệt hại cho hàng hóa

KẾT LUẬN

Trang 12

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luôn luôn tồn tại khả năng hàng hóa bị mất mát hoặc hư hại do những lí do đột ngột

mà không ai mong muốn và người mua và người bán đều không có trách nhiệm gì, những rủi ro đó có thể gây ra thiệt hại lớn cho một hoặc các bên Những quy định của CISG về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng là tiền đề để pháp luật quốc gia quy định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng, đối với Việt Nam, thì những quy định

về chuyển rủi ro được quy định trong Luật thương mại 2005 và một

số luật khác liên quan

5 Tr 176 – 180, 101 Câu hỏi - đáp về Công ước của Liên hợp quốc

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

Trang 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2018

2 Trường đại học Ngoại thương, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt

Nam (VIAC), 101 Câu hỏi - đáp về Công ước của Liên hợp quốc về

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).

3 Công ước 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

4 Ngô Hữu thuận (2019), chế tài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế theo Công ước viên 1980 và thep pháp luật Việt Nam.

Ngày đăng: 12/07/2020, 08:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w