Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh nha trang (Trang 93)

- Doanh số mua ngoại tệ của chi nhánh

3.3.2Đối với Ngân hàng Nhà nước

b. Giải pháp về công nghệ

3.3.2Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Chính sách về rủi ro và kiểm soát tỉ giá

Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết phù hợp

Tỷ giá cân bằng cung cầu là tỷ giá thị trường, linh hoạt, là sản phẩm của quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ nhưng vẫn cần có sự điều tiết

một cách vừa phải để có thể phát huy được ưu thế của nó. Hiện tại theo lý thuyết thì có 3 chế độ tỷ giá cơ bản đó là chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Hiện tại thì Việt Nam đang thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tức là ngân hàng nhà nước trực tiếp thực hiện chính sách tỷ giá này sẽ điều tiết tỷ giá phù hợp không có những biến động qua lớn gây bất lợi cho nền kinh tế. Nhưng dường như là NHNN đã quản lý quá chặt chẽ mà làm mất đi tính linh hoạt của chế độ tỷ giá này. Đó là việc ngân hàng nhà nước hầu như điều chỉnh tỷ giá theo hướng tăng suốt trong khoảng thời gian trước 12/2007, cũng có nghĩa là NHNN đã gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Như vậy có thể nói là chính sách tỷ giá ơ Việt Nam tuy là thả nổi có điều tiết nhưng mức độ điều tiết hơi nhiều. Nhưng nếu bây giờ thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi hoàn toàn ngay mà ít điều tiết thì có lẽ sẽ gây ra những cú ‘sốc’ với một nền kinh tế còn đang phát triển và chưa có các yếu tố bền vững như Việt Nam. Do đó, NHNN có thể từ từ thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với các điều kiện phát triển của thị trường. Trên thực tế thì từ sau tháng 1/2008 tỷ giá đã không như NHNN mong muốn đó là xảy ra hiện tượng tỷ giá liên tục giảm xuống thấp hơn cả giá sàn mà NHNN công bố. Do đó cái đích tỷ giá linh hoạt nhưng có sự điểu tiết lúc cần thiết là rất quan trọng đối với thị trường ngoại hối Việt Nam. NHNN có thê thực hiện bằng cách nới dần biên độ giao động của tỷ giá. Nếu như trước kia là 0.25% thì tháng 3/2008 vừa qua NHNN cũng đã nhận ra được việc thả nổi tỷ giá nhưng điều tiết hợp lý là cần thiết nên NHNN đã nới rộng biên độ lên 1%. Và trong tương lai thì biên độ có thể nới rộng thêm 2% sẽ là phù hợp với thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian tới. Việc nới rộng biên độ đó sẽ làm thị trường Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn vì bây giờ sự can thiệp của NHNN vào tỷ giá sẽ giảm đi. Trước kia biên độ giao động 0.25% là qua ít, NHNN luôn phải sẵn sàng can thiệp nhưng khi biên độ

mở rộng vừa phải thì NHNN sẽ đỡ phải can thiệp vào tỷ giá và để cho thị trường có thể tự điều chỉnh phù hợp. Hơn thế nữa việc mở rộng biên độ còn cho biêt tỷ giá có khả năng biến động lớn, nên buộc các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phải quan tâm tới việc bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá, và như vậy thì các sản phẩm như kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ của các ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển.

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: tỷ giá hay giá cả của ngoại tệ được hình thành theo qui luật cung cầu trên thị trường là nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc phát triển TTNH hoạt động hiệu quả. Tỷ giá được hình thành theo 2 cấp: tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn tỷ giá bán lẻ hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với chi phí bán lẻ.

Đối với Việt Nam do trình độ thị trường còn sơ khai, ngoài yếu tố tỷ giá còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng mới chỉ chiếm khoảng 25% do đó thị trường chỉ đóng vai trò thứ yếu, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng chưa thể là tỷ giá cơ bản đặc trưng cho nền kinh tế. Do đó, việc hình thành và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là việc làm tất yếu để hình thành và phát triển TTNH Việt Nam

Đối với thị trường liên ngân hàng do định hướng lâu dài trong việc điều tiết thị trường ngoại tệ phải thông qua công cụ lãi suất nên lãi suất không những là yếu tố trung tâm của thị trường tiền tệ mà còn là công cụ hiệu quả để điều tiết TTNH. Về nguyên lý, giống như tỷ giá, lãi suất cũng được hình thành theo 2 cấp là lãi suất bán buôn và lãi suất bán lẻ.

Đối với Việt Nam, do thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn trong qua trình đang định hình và phát triển, thủ tục phức tạp nên có mức độ thanh

khoản chưa cao và doanh số giao dịch còn thấp. Việc ảnh hưởng của NHNN lên lãi suất thường phải thông qua các biện pháp như can thiệp trực tiếp, hay nói cách khác là thị trường không có độ nhạy cảm cao với việc thay đổi lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Chính vì vậy, để có thể sử dụng công cụ lãi suất vào việc điều tiết TTNH một cách có hiệu quả thì tất yếu phải hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Ngoài ra, việc hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn góp phần vào việc thúc đẩy phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

KẾT LUẬN

Kinh doanh ngoại tệ là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại và là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả và phát triển mạnh sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đạt được mục tiêu về lợi nhuận, khách hàng…. Ngoài ra, hoạt động này còn góp phần thúc đẩy các hoạt động khác cùng phát triển, đưa ngân hàng tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập.

Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã đạt được các kết quả:

- Hệ thống hóa cơ sỡ lý luận liên quan đến phát triển kinh doanh ngoại tệ cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ cuae ngân hàng thương mại.

- Phản ánh thực trạng từ đó đưa ra những đánh giá chung về kết quả, hạn chế của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB Nha Trang.

- Từ đó đã nêu lên một số giải pháp phát triển kinh doanh ngoại tệ mang tính khả thi cao và phù hợp với thực trạng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Nha Trang nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

Với kết quả nghiên cứu trên tôi hy vọng VCB Nha Trang có thể xem xét và vận dụng trong tương lai để phần nào đóng góp vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.

Tuy nhiên, ngoài những nổ lực bản thân của ngân hàng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn, có tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng và công khai tạo điều kiện cho các sản phẩm tài chính ngân hàng nói chung và sản phẩm kinh doanh ngoại tệ nói riêng ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh nha trang (Trang 93)