Rủi ro trong phái sinh ngoại tệ

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh nha trang (Trang 25)

- Rủi ro do khách hàng: xuất hiện trong trường hợp khách hàng không thể thực hiện hợ đồng do nguyên nhân khách quan.

- Rủi ro do thị trường: là rủi ro do biến động lãi xuất, thị trường chứng khoán, tỉ giá hối đoái,...trong đó tỉ giá hối đoái là rủi ro đặc thù nhất. Thay đổi tỉ giá sẽ làm ảnh hưởng tới doanh số, lợi nhuận của khách hàng cũng như ngân hàng.

f.Các rủi ro khác

- Rủi ro trong hồ sơ mua bán ngoại tệ. - Rủi ro giao dịch giữa hội sở và chi nhánh. - Rủi ro khi hạch toán.

1.2 PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI

1.2.1 Quan điểm phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàngthương mại thương mại

Phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại mở rộng việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận trực tiếp thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau trên cơ sở kiểm soát rủi ro và phục vụ chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Như vậy ngân hàng thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ để thu lợi cho ngân hàng và cũng là cung cấp một dịch vụ tài chính cho nền kinh tế khi ngân hàng đứng ra thu mua hay bán các loại ngoại tệ.

Phát triển ở đây là sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Phát triển kinh doanh ngoại tệ tức là doanh số và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại cao hơn trước, đồng thời chất lượng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng được hoàn thiện hơn.

Từ khái niệm hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên có thể rút ra một số đặc trưng của hoạt KDNT như sau:

- Thứ nhất, là hoạt động KDNT gắn chặt với các hoạt động thương mại quốc tế. Bởi hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên quan đến việc mua bán các ngoại tệ trên thị trường. Mà các loại ngoại tệ được các doanh nghiệp chủ yếu giao dịch thông qua hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra trong một số trường hợp ngoại tệ được dùng làm phương tiện cất giữ giá trị hay đầu cơ. Tuy nhiên, hoạt động này rất ít và nó chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong các giao dịch ngoại tệ và được thực hiện chủ yếu bởi các cá nhân.

biến động của các loại ngoại tệ nên để thực hiện thành công hoạt động này cần theo sát các biến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ quốc tế.

1.2.2 Nội dung phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàngthương mại thương mại

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh nha trang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w