Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh nha trang (Trang 64)

- Doanh số mua ngoại tệ của chi nhánh

a. Nhân tố chủ quan

Trong nước với mạng lưới với hơn 190 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, riêng đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang đã có 1 chi nhánh chính và 5 phòng giao dịch trên khắp địa bàn tỉnh Khánh Hòa, khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ Vietcombank nào một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây là một thuận lợi trong việc lựa chọn là khách hàng ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang làm trung gian để nhận và chuyển tiền.

Vietcombank còn có sự hiện diện thương mại tại nước ngoài thông qua các văn phòng đại diện tại Paris, Singapore, công ty tài chính Vinafico tại Hồng Kông và mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 1500 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

- Trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ của ngân hàng

Nhận thức về hoạt động kinh doanh, NHNT luôn đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghệ thông tin và coi việc hiện đại hoá công nghệ là một trong những điều kiện cơ bản để hướng tới các chuẩn mực quốc tế của một Ngân hàng hiện đại.

Triển khai hệ thống thanh toán Swift: Với thế mạnh là một Ngân hàng thương mại có quan hệ đại lý với hơn 1.500 Ngân hàng nước ngoài trên thế giới, ngân hang TMCP ngoại thương Việt Nam được biết đến là một Ngân hàng có uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Đây là ngân hàng đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ.

- Các dịch vụ bổ trợ khác

Ngoài các yếu tố nói trên thì nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang không thể không nói đến các nhân tố bổ trợ khác như: hoạt động thanh toán thẻ, hoạt động của các đại lý thu đổi ngoại tệ,…

Đây là các hoạt động trực tiếp liên quan đến kinh doanh ngoại tệ cuả chi nhánh.

b. Các nhân tố khách quan

- Khách hàng

Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động KDNT, cho đến nay ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang vẫn là sự lựa chọn số một cho trong việc mở và quản lý tài khoản ngoại tệ, cho vay ngoại thương và thanh toán quốc tế đối với các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Với uy tín của mình trên thị trường quốc tế, ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang luôn là ưu tiên hàng đầu cho khách quốc tế đến du lịch, cư trú và làm việc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Đối với người cư trú thì ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang là kênh nhận tiền kiều hối tốt nhất vì khách hàng có thể nhận tiền của người thân bằng nhiều kênh chuyển tiền khác nhau một cách nhanh nhất và có thể lựa chọn loại ngoại tệ nhận.

- Tỷ giá hối đoái và lãi suất

Tỉ giá mua bán của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang niêm yết luôn thấp hơn tỉ giá của ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nên các công ty có nguồn thu ngoại tệ(doanh nghiệp xuất khẩu) luôn có xu hướng chuyển ngoại tệ của mình sang tài khoản mở tại ngân hàng khác, làm giảm đáng kể nguồn thu của chi nhánh từ việc mua ngoại tệ của đơn vị.

Trong những năm gần đây tỉ giá có nhiều biến động, tỉ giá ở thị trường chợ đen luôn cao hơn tỉ giá trong ngân hàng nên khách hàng có xu hướng bán ngoại tệ ở thị trường chợ đen hơn(tỉ giá mua vào của chi nhánh niêm yết luôn ổn định ở mức 20.800-20.950VND/1 USD, trong khi tỉ giá ở thị trường chợ

đen luôn vượt mức 21.000VND/1 USD và có lúc gần 22.000).

Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm quản lý việc mua bán ngoại tệ ở thị trường này nhưng cũng không thể kiểm soát hết được.

- Chính sách quản lí ngoại hối của nhà nước:

Theo qui định về quản lý ngoại hối của Nhà nước đối với người cư trú và người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam:

Việc bán ngoại tệ cho ngân: khách hàng được thực hiện tự do

Nhưng việc mua lại ngoại tệ của ngân hàng phải có mục đích sử dụng (du lịch, học tập, chữa bệnh, định cư,… đối với người cư trú, đối với người không cư trú thì nguồn tiền để mua ngoại tệ phải là nguồn thu nhập hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam)

Với các ràng buộc trên nên:

Khách hàng có ngoại tệ có tâm lý ngại bán sợ không mua lại được

Khách hàng có nhu cầu thực sự nhưng chi nhánh không thể đáp ứng được nên phải mua và chuyển tiền ở thị trường chợ đen, gây thất thoát lớn cho ngân hàng.

- Tình hình chính trị kinh tế xã hội:

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng không nằm ngoài ảnh hưởng này. Xuất nhập khẩu giảm sút làm cho nguồn ngoại tệ mua vào và bán ra của cũng giảm đáng kể.

Tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của Việt Kiều ở nước ngoài, lượng kiều hối chuyển về trong dân giảm, nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân cũng như người nước ngoài đến Nha Trang ảnh hưởng đến hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh.

2.2.5 Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh doanh ngoại tệcủa ngân hang TMCP ngoại thương chi nhánh Nha Trang của ngân hang TMCP ngoại thương chi nhánh Nha Trang

Nhìn chung hoạt động KDNT( cụ thể là hoạt động mua bán và phái sinh ngoại tệ) phụ thuộc chặt chẽ và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động khác của ngân hàng như: thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngoài, nhận tiền kiều hối, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thu đổi ngoại tệ tự do,…

Để việc KDNT đạt kết quả tốt thì các hoạt động trên của chi nhánh phải hiệu quả, vì đó chính là đầu vào và đầu ra của các nguồn ngoại tệ.

Một phần của tài liệu phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh nha trang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w