1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BTN kỹ năng chung về tư vấn pháp luật: Phân tích những nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật

17 537 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 42,75 KB

Nội dung

Khái niệm tư vấn pháp luật có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Điển hình, Khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã đưa ra định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ”.Từ quy định trên, có thể hiểu đơn giản, hoạt động tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ . Hay nói cách khác, tư vấn pháp luật là một hoạt động dịch vụ nghề nghiệp, theo đó, người có trình độ hiểu biết pháp luật cung cấp ý kiến pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc thực hiện các công việc chuyên môn khác ngoài tố tụng theo yêu cầu của khách hàng.

Trang 1

I Khái quát về hoạt động tư vấn pháp luật 1

2 Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật 1

II Các nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật 2

3 Nguyên tắc giữ gìn bí mật đối với các thông tin của khách hàng 4

5 Nguyên tắc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, chịu trách

nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng 7 III Đánh giá thực trạng các nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật

1 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về các nguyên tắc

2 Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp

3 Kiến nghị một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn

tại trong thực tiễn thực hiện các nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp

luật

9

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh xã hội không ngừng vận động và phát triển, các quan hệ pháp luật cũng nảy sinh và biến đổi cả về số lượng lẫn tính chất, thì việc tư vấn pháp luật ngày càng trở nên phổ biến và giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Tuy nhiên, không vì sự gia tăng về nhu cầu mà hoạt động tư vấn pháp luật có thể diễn ra ồ ạt Để đảm bảo hiệu quả cũng như tính hợp pháp, hợp lý, hoạt động này cần thiết phải tuân theo những nguyên tắc nhất

định, vì vậy, trong tiểu luận của mình, nhóm sinh viên đã lựa chọn chọn Đề bài số 02: “Phân tích những nguyên tắc của hoạt động tư vấn pháp luật” để

tìm hiểu và làm sáng tỏ

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

1 Định nghĩa tư vấn pháp luật

Khái niệm tư vấn pháp luật có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Điển hình, Khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung

năm 2012 đã đưa ra định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ”.

Từ quy định trên, có thể hiểu đơn giản, hoạt động tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp

lý nhằm giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ1 Hay nói cách khác, tư vấn pháp luật là một hoạt động dịch vụ nghề nghiệp, theo đó, người có trình độ hiểu biết pháp luật cung cấp ý kiến pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc thực hiện các công việc chuyên môn khác ngoài

tố tụng theo yêu cầu của khách hàng

2 Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật

1 Học viện Tư pháp, TS Phan Chí Hiếu, Ths Nguyễn Thị Hằng Nga (Chủ biên), Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr10.

Trang 3

(i) Hoạt động tư vấn pháp luật là một loại hình dịch vụ thuộc lĩnh vực pháp luật, có nội dung khá đa dạng, bao gồm: giải đáp pháp luật; cung cấp những thông tin pháp lý cho khách hàng; hướng dẫn soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của khách hàng; hướng dẫn những thủ tục, quy trình cần thiết, cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc; đưa ra lời khuyên về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, hướng dẫn khách hàng ứng xử phù hợp với pháp luật; thực hiện các công việc đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng khi được khách hàng yêu cầu2

(ii) Chủ thể của hoạt động tư vấn pháp luật là: người tư vấn và người được tư vấn (Người tư vấn có thể là: Luật sư, tư vấn viên, cộng tác viên tư vấn pháp luật, )

(iii) Trong hoạt động tư vấn pháp luật, người tư vấn sử dụng pháp luật là công cụ để giải quyết các vấn đề pháp lý mà khách hàng yêu cầu Bản thân người tư vấn hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và quy chế, trách nhiệm nghề nghiệp

(iv) Cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ tư vấn pháp luật là hợp đồng tư vấn pháp luật

II CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể tham gia vào hoạt động mà nguyên tắc đó điều chỉnh Thông thường, mỗi một hoạt động đều có nguyên tắc riêng của nó, nhằm tạo ra nền tảng, trật tự ổn định và ấn định khuôn khổ xử sự tối thiểu cho các chủ thể tham gia Không ngoại lệ, hoạt động tư vấn pháp luật cũng được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

2 Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật.

Trang 4

Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc cá nhân, tổ chức không thực hiện những điều mà pháp luật cấm Đây là một hình thức thực hiện pháp luật, đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản trong hầu hết mọi hoạt động thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Khoản 1 Điều 5 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã ghi

nhận việc “tuân thủ hiến pháp và pháp luật” là một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư Khoản 2 Điều 28 Luật này quy định: “Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ” Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý

2017, “tuân thủ pháp luật” cũng là một nguyên tắc điển hình của hoạt động trợ

giúp pháp lý

Nội dung của nguyên tắc đề cập đến việc mọi hành vi diễn ra trong suốt quá trình thực hiện hoạt động tư vấn phải không được trái với quy định của pháp luật Cụ thể hơn, chủ thể tư vấn có quyền và nghĩa vụ sử dụng các biện pháp, cách thức hợp pháp để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng Khi tư vấn, tuyệt đối không được định hướng cho khách hàng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật Đồng thời, hoạt động tư vấn còn phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật hữu quan quy định Hồ sơ vụ việc tư vấn phải đầy đủ các giấy tờ, tài liệu mà pháp luật yêu cầu Nội dung tư vấn phải phù hợp với quy định pháp luật và đạo đức xã hội Trong một nhà nước pháp quyền thì nguyên tắc này được đặt ra có ý nghĩa góp phần đảm bảo pháp luật giữ vị trí thượng tôn, cũng giúp pháp luật phát huy hiệu quả vai trò của nó trong việc thiết lập và duy trì trật tự xã hội Mặt khác, hoạt động tư vấn pháp luật được tiến hành nhằm mục đích giải đáp, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, hỗ trợ khách hàng về những vấn đề liên quan đến pháp luật Chính vì vậy, khi thực hiện hoạt động này, việc chủ thể tư vấn phải triệt để tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, đồng thời giúp định hướng cho khách hàng nhận thức về các quy định pháp luật hữu quan

Trang 5

một cách đúng đắn, từ đó hạn chế các hành vi sai trái, lệch lạc, vi phạm pháp luật xảy ra

Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tư vấn viên có thể giúp đỡ

khách hàng A thực hiện các quyền hợp pháp để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất (như: tư vấn cho A về loại hình doanh nghiệp phù hợp, hướng dẫn và hỗ trợ A thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề mà A lựa chọn, ), nhưng không được tư vấn cho khách hàng kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm (như: sản xuất và mua bán trái phép vật liệu nổ, ma túy, vũ khí quân dụng, ) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao

2 Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích

Nguyên tắc cơ bản này xuất phát từ cơ sở thực tiễn rằng: tuy mục đích của mỗi khách hàng yêu cầu tư vấn pháp luật là khác nhau, song đều hướng đến bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, và nghĩa vụ của chủ thể tư vấn là phải tìm cách giúp đỡ khách hàng bảo vệ được những quyền lợi này Nếu cùng lúc tiếp nhận yêu cầu của hai khách hàng mà lợi ích của họ đối lập nhau (một bên “được” thì một bên “mất”), hiển nhiên, chủ thể tư vấn không thể đáp ứng được mong muốn của cả hai bên, không thể tận trách với nghĩa vụ của mình trước cả hai khách hàng Do đó, nguyên tắc tránh xung đột về lợi ích được đặt

ra trong hoạt động tư vấn pháp luật

Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm

2012, việc “cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật” là một trong những hành vi

nghiêm cấm luật sư thực hiện Quy tắc 11.2.1 trong Quy tắc đạo đức và ứng

xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam3 cũng nêu rõ: “Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư không nhận vụ việc của khách hàng mới có sự đối lập về quyền lợi với

3 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc).

Trang 6

khách hàng mà luật sư đảm nhận theo hợp đồng dịch vụ pháp lý đang còn hiệu lực thực hiện trong cùng một vụ án hoặc vụ việc khác theo quy định của pháp luật” Bên cạnh đó, điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2008/NĐ-CP

về tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định 77/2008) quy định: “Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc” là hành vi

bị nghiêm cấm

Theo nội dung của nguyên tắc này, chủ thể tư vấn trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tư vấn cho hai bên khách hàng có lợi ích trái ngược nhau Trước khi lựa chọn khách hàng, người tư vấn phải kiểm tra tình trạng mâu thuẫn về lợi ích Việc mâu thuẫn về lợi ích cũng có thể phát sinh ngay sau khi đã bắt tay vào công việc Người tư vấn phải ngừng ngay công việc tư vấn đối với các khách hàng khi phát sinh sự đối kháng về lợi ích giữa các khách hàng này

Ví dụ: Trong một vụ việc ly hôn, A (vợ) và B (chồng) cùng muốn chấm

dứt quan hệ hôn nhân nhưng không thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản chung và quyền nuôi con Luật sư tư vấn chỉ được tham gia tư vấn cho một bên, vợ hoặc chồng, vì lợi ích của hai người trong vụ việc này là đối lập nhau

Những xung đột lợi ích thường xảy ra trong thực tế trong các tình huống sau đây:

(i) Một khách hàng yêu cầu chủ thể tư vấn tiến hành tư vấn chống lại một khách hàng khác của chủ thể này

(ii) Chủ thể tư vấn cùng một lúc làm việc cho cả bên bán và bên mua trong một cuộc mua bán tài sản

(iii) Một khách hàng yêu cầu tư vấn về một tài liệu mà cơ sở tư vấn pháp luật của chủ thể tư vấn đã soạn thảo cho một khách hàng khác

Trang 7

(iv) Chủ thể tư vấn phải cùng một lúc tư vấn cho ngân hàng vay tiền và người vay tiền

(v) Chủ thể tư vấn làm việc cho khách hàng A trong khi nắm được thông tin bí mật do khách hàng B cung cấp và thông tin này liên quan đến công việc

mà khách hàng A giao cho chủ thể tư vấn

Nguyên tắc này được đặt ra nhằm bảo đảm tối đa lợi ích cho khách hàng, buộc chủ thể tư vấn pháp luật phải chuyên tâm vào việc đáp ứng yêu cầu của một bên trong vụ việc và dốc toàn lực để thực hiện tốt nhất nghĩa vụ của mình đối với bên đó; đồng thời giúp chủ thể tư vấn tránh rơi vào tình thế khó xử, tiến thoái lưỡng nan giữa hai bên đối lập về lợi ích trong cùng một vụ việc Nguyên tắc cũng thể hiện sự tương thích với nguyên tắc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng và góp phần đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật

3 Nguyên tắc giữ gìn bí mật đối với các thông tin của khách hàng

Thông tin của khách hàng là những tin tức, thông điệp khách hàng truyền đạt, trao đổi, tiết lộ cho chủ thể tư vấn trong quá trình tiếp xúc, làm việc; hoặc

là những sự thật mà chủ thể tư vấn biết được, thu thập được trong quá trình giải quyết yêu cầu của khách hàng Đó có thể là thông tin cá nhân, bí mật đời

tư, tình hình tài chính, bí mật kinh doanh, của khách hàng Để thực hiện yêu cầu của khách hàng, chủ thể tư vấn buộc phải nắm bắt được thông tin liên quan, tuy nhiên vì tầm quan trọng của chúng đối với khách hàng, và vì bản thân những thông tin như vậy gắn liền với nhân thân của họ, nên chủ thể tư vấn có nghĩa vụ bảo mật, không để lộ thông tin ra bên ngoài

Khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy

định: “Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” Khoản 3 Điều này cũng nêu rõ: “Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong

Trang 8

tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.” Nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại Quy tắc 12 trong Quy tắc đạo

đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam4 Ngoài ra, theo điểm d

khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2008, “tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm

trong hoạt động tư vấn pháp luật

Để xác định rõ phạm vi thông tin của khách hàng phải được bảo mật, chủ thể tư vấn cần thỏa thuận với khách hàng Giới hạn nghĩa vụ bảo mật của chủ thể tư vấn sẽ được thực hiện theo thỏa thuận đó Trường hợp không có thỏa thuận, hoặc không đạt được sự thống nhất thì chủ thể tư vấn có nghĩa vụ bảo mật tất cả các thông tin về khách hàng, bất kể thông tin có được từ nguồn nào Việc bảo mật thông tin của khách hàng không có sự giới hạn về thời gian Chủ thể tư vấn có trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng trong suốt quá trình giải quyết vụ việc và cả sau khi vụ việc đã kết thúc Ngay cả khi khách hàng trước đây của chủ thể tư vấn đã chết hoặc chấm dứt hoạt động thì chủ thể

tư vấn vẫn phải bảo mật thông tin của khách hàng đó Tuy nhiên, đối tượng

“thông tin” được đề cập ở đây là những thông tin mà chủ thể tư vấn nắm được khi giải quyết vụ việc cho khách hàng, còn đối với những thông tin mới mà họ biết được sau khi đã kết thúc vụ việc tư vấn thì nghĩa vụ bảo mật không được đặt ra

Hơn nữa, trong một cơ sở tư vấn pháp luật, không chỉ bản thân chủ thể tiếp nhận, thụ lý giải quyết vụ việc tư vấn phải giữ bí mật thông tin về khách hàng, mà các chủ thể khác trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng phải bảo mật thông tin về khách hàng của cơ sở mình

Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ, điển hình là trường hợp khách hàng đồng ý cho chủ thể tư vấn tiết lộ một số thông tin nhất định

4 “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà

họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”

Trang 9

cho người thứ ba; hoặc trường hợp thông tin của khách hàng có liên quan mật thiết đến một vụ việc đe dọa xâm hại tới an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng,

và theo quy định của pháp luật, chủ thể tư vấn buộc phải cung cấp thông tin đó cho chủ thể quản lý nhà nước có thẩm quyền

Nguyên tắc bảo mật thông tin tạo cho khách hàng sự an tâm và cảm giác

an toàn để tìm đến chủ thể tư vấn pháp luật và cung cấp thông tin cho họ một cách trung thực, từ đó giúp quá trình tư vấn, tìm ra phương hướng giải quyết

vụ việc, đáp ứng yêu cầu của khách hàng được thuận lợi và nhanh chóng hơn Việc chấp hành nguyên tắc này cũng giúp gây dựng uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chủ thể tư vấn nói riêng và cơ sở tư vấn pháp luật nói chung

4 Nguyên tắc trung thực, khách quan

Song song với các quy phạm pháp luật, đạo đức cũng giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật chỉ là đạo đức tối thiểu, đạo đức lại là pháp luật tối đa Do đó, bên cạnh nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc trung thực, khách quan được đặt ra nhằm hướng hoạt động tư vấn pháp luật tới sự phù hợp với đạo đức xã hội Có thể thấy, hoạt động tư vấn hầu như được thực hiện với mục đích kinh tế, do đó hoàn toàn có khả năng chủ thể tư vấn không trung thực để kéo dài thời gian và tìm kiếm thêm lợi nhuận từ phía khách hàng; hoặc cung cấp thông tin sai lệch để nhận được lợi ích từ bên đối lập với bên khách hàng; hoặc tư vấn mang tính chủ quan do không đủ chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn trong một lĩnh vực nhất định nhưng không thừa nhận với khách hàng nhằm tránh thất thoát lợi nhuận;

… Tuy nhiên, khi có nhu cầu tư vấn pháp luật, tức là khách hàng đang ở trong trạng thái vướng mắc, mà chỉ có sự hỗ trợ trung thực, xác đáng, khách quan từ phía chủ thể tư vấn mới tháo gỡ được

Vì vậy, nguyên tắc trung thực, khách quan được ghi nhận trong khoản 3 Điều 5 Luật luật sư5 và Quy tắc 2 trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề

5 “Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan”.

Trang 10

nghiệp của Luật sư Việt Nam6 Thêm vào đó, khoản 2 Điều 3 Luật Trợ giúp

pháp lý 2017 quy định “kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan” là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động trợ giúp pháp lý Điểm b khoản

2 Điều 4 Nghị định 77/2008 cũng nghiêm cấm hành vi “cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc” trong hoạt động tư vấn pháp luật

Nội dung của nguyên tắc đề cập đến việc chủ thể tư vấn pháp luật nói chung và luật sư nói riêng phải chân chính, phải chuyên nghiệp trong cách hành nghề, xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở trung thực, hợp tác, bền vững, đôi bên cùng có lợi và tôn trọng sự thật Họ phải độc lập trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, không dựa trên ý chí chủ quan hay bị chi phối bởi bất cứ một áp lực hoặc lợi ích vật chất và tinh thần nào của bản thân để tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng Với mỗi sự việc phức tạp hay đơn giản thì đều yêu cầu khi hành nghề người tư vấn cần có sự độc lập, trung thực Từ đó mới đưa ra được những biện pháp tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ cho khách hàng về quyền, lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất dựa trên các biện pháp hợp pháp được pháp luật cho phép Sự độc lập hành nghề thể hiện được

sự chuyên nghiệp của người tư vấn, trung thực trong từng lời tư vấn hay cả tính phí với khách hàng; để củng cố uy tín người hành nghề tư vấn pháp luật, tạo niềm tin cho khách hàng từ đó tạo được các mối quan hệ thường xuyên, khách hàng lâu năm Bên cạnh đó, người tư vấn luôn phải tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng những sự việc đã diễn ra trên thực tế, dựa vào những hồ

sơ, tài liệu, thông tin, có thật để đánh giá, tư vấn cho khách hàng của mình Việc chấp hành nguyên tắc này giúp tạo dựng niềm tin cho khách hàng, gây dựng uy tín cho chủ thể tư vấn và bảo đảm tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho khách hàng

Ví dụ: Luật sư A là chuyên gia tư vấn về pháp luật hình sự Việt Nam.

Khách hàng của A là X, đã thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho Y và có

6 “Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất

kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp”.

Ngày đăng: 12/07/2020, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w